1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chương II – Bài 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (19451991). LIÊN BANG NGA (19912000)

10 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 216,22 KB

Nội dung

. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó là công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945: giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân nhân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu. Trình bày được nguyên nhân tan rã của chế độ XHCH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Biết được tình hình Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000. Hình thành một số khái niệm lịch sử: “Đông Âu”; “nhà nước dân chủ nhân dân”, “hệ thống xã hội chủ nghĩa”, “cải tổ”, “cơ chế quan liêu, bao cấp”… 2. Thái độ Học tập tinh thần vượt khó, lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. HS cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu giữa Việt Nam với Liên Xô (nay là nước Nga) và các nước Đông Âu. Giáo dục HS về niềm tin công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam ngày nay. 3. Kỹ năng: Rèn luyện các thao tác tư duy như: Trình bày, kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực tìm hiểu xã hội; năng lực tin học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học: + Thực hiện dạy học theo dự án. + Phương pháp: thuyết trình, phát vấn, hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, lập bảng biểu, kĩ thuật khăn trải bàn… + Có thể tích hợp: Âm nhạc, môn Văn học… Phương tiện: + Máy chiếu, máy vi tính. + SGK, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng kiến thức… + Lược đồ Liên Xô và lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau CTTGII. + Tranh ảnh, phim tư liệu về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70. 2. Chuẩn bị của học sinh Đọc bài trước ở nhà và tìm hiểu trước câu hỏi SGK. Tìm hiểu tranh ảnh, phim tư liệu, nguồn kiến thức trên Internet; tài liệu tham khảo khác liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Tiết 1 A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Với việc HS quan sát một số hình ảnh về Liên Xô, các em có thể nhớ lại đất nước mà bài học mới đề cập tới. Tuy nhiên, các em chưa biết đầy đủ và chi tiết tại sao đất nước và vùng đất đó ảnh hưởng tới thế giới ra sao sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao tìm hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh (không có chú thích khi trình chiếu) và thảo luận một số vấn đề dưới đây: 1) Ba bức ảnh trên đề cập tới đất nước nào? Nêu những hiểu biết của em về con người và đất nước đó. 2) Vị thế của đất nước đó trong cục diện thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai? Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau. GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Liên Xô Hoạt động 1: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (19451950). Mục tiêu: HS trình bày hậu quả chiến tranh; diễn biến, kết quả và ý nghĩa công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát bảng thống kê, hình ảnh, đọc thông tin SGK (trang 3, 4) và cho biết: Nước Tổng số người chết Tỉ lệ % so với dân số năm 1939 Liên Xô Trung Hoa Đức Ba Lan Nhật Bản Nam Tư Pháp Italia Anh Mĩ 27.000.000 13500.000 5.600.000 5.000.000 2.200.000 1.500.000 630.000 480.000 382.000 300.000 16,2% 2,2% 7% 14% 3% 10% 1,5% 1,2% 1% 0,3% 1) Những tổn thất Liên Xô phải gánh chịu sau chiến tranh thế giới thứ hai? Từ tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Liên Xô sau chiến tranh là gì? 2) Biện pháp được Đảng, nhà nước và nhân dân Liên Xô đề ra để thực hiện nhiệm vụ trên? 3) Kết quả công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó? Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu của GV. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. GV chốt kiến thức. Gợi ý sản phẩm: 1) Tổn thất Liên Xô phải gánh chịu sau chiến tranh thế giới thứ hai: Khoảng 27 triệu người chết; 1.710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp… bị tàn phá. Đó là những tổn thất nặng nề hơn bất kì nước nào trong cuộc chiến. Sau chiến tranh, Liên Xô bị Mĩ và các nước Tây Âu bao vây, cô lập. Nhiệm vụ đặt ra sau chiến tranh: Tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. 2) Biện pháp: Đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ tư (19461950). Tinh thần tự lực tự cường. 3) Kết quả: + Hoàn thành kế hoạch trước 5 năm lần thứ tư trước 9 tháng. + Công nghiệp: Tới năm 1950, tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%). + Nông nghiệp: Một số ngành vượt mức trước chiến tranh. + Khoa học – kĩ thuật: Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ; chứng tỏ sự phát triển vượt bậc về khoa học – kĩ thuật. Ý nghĩa: Khắc phục những tổn thất cuộc CTTG II gây ra, tạo niềm tin, nền tảng vững chắc để Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng CXNXH bị gián đoạn bởi cuộc CTTGII. Hoạt động 2: Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). Mục tiêu: HS trình bày được kết quả, ý nghĩa những những thành tựu công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). HS có thể trình bày về tiểu sử I.Gagarin và tường thuật lại chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu ở nhà thời gian diễn ra các kế hoạch 5 năm lần thứ 5, 6, 7 và phương hướng chính của các kế hoạch đó. Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó tổ chức hoạt động nhóm với các yêu cầu cụ thể như sau: 1) Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung trong SGK và tài liệu tham khảo để hoàn thành bảng kiến thức những thành tựu công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội , chính sách đối ngoại của Liên Xô (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). 2) Nhóm 2: Thực hiện nhiệm vụ GV giao từ trước, trình bày tiểu sử của I.Gagarin, đóng vai và tường thuật lại chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của con người. 3) Nhóm 3: Nguyên nhân thành công trong công cuộc xây dựng CSVCKT CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XIX? 4) Nhóm 4: Ý nghĩa công cuộc xây dựng CSVCKT CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XIX? Trong quá trình HS làm việc GV cần chú ý đến các HS để có thể gợi ý, trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. Học sinh trình bày xong, GV gọi các em nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV cung cấp thêm hình ảnh và chốt kiến thức. Gợi ý sản phẩm: 1) Thành tựu công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và chính sách đối ngoại của Liên Xô (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Lĩnh vực Thành tựu Công nghiệp Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Khoa học – kĩ thuật Năm 1957, là quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961, phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất. Đối ngoại Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữ nghị với tất cả các nước. Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới. HS xem một số hình ảnh liên quan. 2) Nhật ký chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của con người (nguồn Internet. http:baotintuc.vnhosonhatkychuyenbaydautienvaovutrucuaconnguoi). HS 1 (người dẫn): Sau đây, tôi xin mời thầy cô cùng các bạn xem đoạn video “Gagarin thực hiện chuyến bay lên vũ trụ đầu tiên của loài người” (nguồn: youtube.com). Yuri Gagarin sinh ngày 931934, tại một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô thành phố Gzhatsk (nay được đổi thành Gagarin), cách Mátxcơva khoảng 180 km, trong một gia đình có bố là thợ mộc. Yuri Gagarin có những đức tính khiến người ta phải kinh ngạc, đó là sự cao thượng, lòng say mê, nhiệt huyết, sự can đảm, tính tự chủ, sự giản dị, thường xuyên tự tu dưỡng bản thân, đặc biệt là rèn luyện thể lực. Yuri Gagarin được phong Anh hùng Liên Xô năm 1961 và cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam, Tiệp Khắc, Bungari. Ông là đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô khóa VI, VII; Viện sĩ Viện hàn lâm quốc tế về bay trong vũ trụ và nghiên cứu khoảng không vũ trụ. Yuri Gagarin hy sinh ngày 2731968 trong một chuyến bay thử nghiệm. Nhưng trong trái tim của hàng triệu người dân Nga, Gagarin mãi mãi là người thanh niên trẻ trung, đầy sức sống, đã mang lại niềm tự hào cho đất nước. Ngày 1241961, nhà du hành vũ trụ người Nga Yuri Alekseyevich Gagarin bay vào vũ trụ trên con tàu Vostok I (Phương Đông I), đánh dấu sự mở đầu của kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Đây là lần đầu tiên giấc mơ chinh phục không gian của loài người trở thành hiện thực. HS 2 (chỉ huy bay): Năm 1959, Yuri Gararin chính thức được chấp nhận tham gia khóa đào tạo để trở thành nhà du hành vũ trụ. Sau nhiều tháng tập luyện tại trung tâm huấn luyện Zvezdny Gorodok, Gagarin tuyên bố đã sẵn sàng cho chuyến bay lịch sử. Sáng 1241961, Thiếu tá Yuri Alekseyevich Gagarin kiểm tra kỹ lại bộ đồ du hành, gồm hai mảnh áo phao, các dây chằng... và mũ bảo hiểm. Gagarin lên khoang tên lửa Vostok I, xem xét lại toàn bộ các nút điều khiển. Sau đó, anh ngồi vào khoang lái và thư giãn chờ lệnh. Con tàu vũ trụ Vostok I có trọng lượng 4,73 tấn trong tổng trọng lượng với tên lửa đẩy là 6,17 tấn; bay với vận tốc 28.000 kmh, trên một quỹ đạo hình bầu dục với điểm gần nhất Trái đất là 181 km và điểm xa nhất là 327 km. Đúng 9 giờ 07 (giờ Mátxcơva), một tiếng nổ kinh khủng, năm tên lửa đồng thời phát hỏa, “Vostok I” lao vút lên khoảng không, mang theo Yuri Gagarin. Lần đầu tiên một con người được thử sức với với một gia tốc lớn khủng khiếp: Tên lửa tăng tốc đều đặn tới 8 kms, khi tới độ cao trên 300 km. Sau 108 phút bay (trong đó có 90 phút bay trên quỹ đạo Trái đất), đúng 10 giờ 55, tàu vũ trụ Vostok I đã hạ cánh an toàn xuống một cánh đồng bên bờ sông Volga ở vùng Xaratốp, cách Mátxcơva gần 600 km về phía đông nam. Sau này, Gagarin đã kể lại về chuyến bay lịch sử trong cuốn hồi kí “Đường vào vũ trụ” như sau: HS 3 ( I.Gagarin): “Đồng chí chỉ huy chuyến bay ra lệnh khởi hành. Tôi nhìn đồng hồ: 9 giờ 07, giờ Mátxcơva. Tên lửa rú ầm vang, mang theo tầu vũ trụ, rung lên, rồi từ từ rời bệ phóng. Sự mất trọng lượng tăng nhanh. Một sức mạnh vô hình ngày càng tàn nhẫn ép chặt tôi xuống ghế tựa. Tay chân nặng như chì, không thể nào cử động được. Nhưng tôi đã biết tình trạng này không kéo dài, chỉ 10 phút, khi con tàu đi vào quỹ đạo là hết. HS 2 (chỉ huy bay): “Mặt đất” thông báo: “Đã xuất phát được 70 giây”. HS 3 (I.Gagarin): “Rõ, cảm giác tốt. Tiếp tục bay. Sự mất trọng lượng tăng nhanh. Mọi việc đều tốt”. Trả lời vậy nhưng tôi nghĩ: “Chẳng lẽ mới có 70 giây ư? Giây có cảm tưởng như phút”. “Mặt đất” lại hỏi: “Cảm giác thế nào?”. Tôi trả lời: “Tốt”. Lúc này tàu đã bay qua con sông Siberia rộng lớn. “Ôi, đẹp làm sao” Tôi thốt lên. Nhưng tôi lại nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải thông báo mọi diễn biến của cuộc hành trình về Trái đất. Sự mất trọng lượng ngày một tăng. Tôi không còn ngồi trên ghế được nữa mà treo lơ lửng giữa trần và nền của cabin. Tất cả bỗng nhiên nhẹ hẳn lên. Tay, chân và mọi bộ phận cơ thể không còn của tôi nữa. Tất cả đồ đạc cũng bay, cả bút chì, tạp chí… Suốt thời gian đó, tôi vẫn làm việc, theo dõi các trang thiết bị của con tàu, ghi chép mọi nhận xét vào cuốn sổ. Có lúc tôi quên mình đang ở đâu, đặt bút chì xuống cạnh người và lập tức nó bay khỏi tôi. HS 2 (chỉ huy bay): “Mặt đất” muốn biết Gagarin nhìn thấy gì phía dưới. HS 3 (I.Gagarin): Tôi nhìn thấy núi, các sông lớn, rừng, bờ biển. “Vostok I” đang bay trên lãnh thổ tổ quốc và tôi cảm thấy một tình yêu cháy bỏng với đất nước. Tôi nhìn thấy những đám mây và những dải mây nhẹ nhàng trôi trên Trái đất thân yêu xa xôi. Trên bầu trời đen có những ngôi sao sáng rực. Mặt trời cũng đỏ rực khác thường, so với nhìn từ Trái đất thì rực rỡ hơn nhiều lần. Khi tôi nhìn xuống chân trời, tôi thấy sự chuyển tiếp từ bề mặt Trái đất đang sáng chuyển sang hoàn toàn tối đen. Bước chuyển giao thật đẹp. Trong cabin đang vang lên bản nhạc thân yêu. Ở trên vũ trụ, tôi không đơn độc. Đài phát thanh đã nối liền Mặt đất với tôi. Suốt thời gian theo dõi sự vận hành của máy móc, tôi thấy “Vostok I” đi theo một quỹ đạo đã xác định, sắp bay qua phần mặt đất chưa được mặt trời chiếu sáng. Bóng tối đến rất nhanh. Tất cả theo kế hoạch. “Vostok I” bay với vận tốc 28.000 kmh. Giai đoạn cuối của chuyến bay trở về Trái đất sắp bắt đầu, có thể sẽ là giai đoạn khó khăn hơn so với khi bay lên và vòng quanh quỹ đạo. Tôi đã sẵn sàng. Sự mất trọng lượng mới có thể còn vất vả hơn và có sự đốt cháy bề mặt con tàu khi đi vào tầng lớp khí quyển. 10 giờ 25, hệ thống giảm tốc tự động bắt đầu làm việc. Tất cả máy móc làm việc bình thường. “Vostok I” giảm tốc độ. Bắt đầu giai đoạn cuối của chuyến bay. Con tàu đi vào tầng khí quyển. Bề mặt con tàu bị đốt cháy, tôi nhìn thấy những đám lửa đỏ rực xung quanh con tàu. Nhưng trong cabin vẫn là 20 độ dương. Sự không trọng lượng biến mất, tình trạng quá tải tăng nhanh. Sau đó mọi việc trở lại bình thường. Độ cao giảm dần: Tôi chuẩn bị hạ cánh. 10.000 mét, 9.000 mét… Tôi đã nhìn thấy sông Volga và đôi bờ của nó. Tất cả đã trở nên quen thuộc HS 1 (người dẫn): 10 giờ 55, “Vostok I” đã hạ cánh an toàn”. Khi hạ cánh ở một nông trang, Gagarin gặp một bà già, anh nói: HS 3 (I.Gagarin): Bác đừng hoảng sợ. Con là một người Xô Viết. HS 1 (người dẫn): Câu nói của Gagarin thể hiện niềm tự hào về đất nước Xô viết, song anh đã trở thành anh hùng không chỉ ở Liên Xô mà trên toàn thế giới. 3) Nguyên nhân thành công: Sự lãnh đạo tài tình, đường lối chính sách đúng đắn của ĐCS Liên Xô. Tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, sáng tạo của nhân dân Liên Xô Liên xô có nhiều tiềm năng để phát triển: Nguồn lao động dồi dào, đất đai rộng lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú... Đầu tư và ứng dụng hiệu quả các thành tựu của KHKT... 4) Ý nghĩa: Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội xây dựng; nâng cao đời sống của của nhân dân. Làm đảo lộn “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ. Chính những thành tựu đó là điều kiện để Liên Xô trở thành nước đứng đầu hệ thống chủ nghĩa xã hội và là thành trì vững chắc của cách mạng thế giới, củng cố hoà bình, tăng thêm sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Những thành tựu mà Liên Xô đạt được là vô cùng to lớn và không thể phủ định được. Tiết 2 Hoạt động 3: Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Mục tiêu: HS trình bày được những nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. Tác động của sự sụp đổ đó đối với tình hình thế giới. Bài học kinh nghiệm cho các nước ngày nay kiên định con đường CNXH rút ra từ sự sụp đổ đó. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin SGK, tài liệu tham khảo và cho biết: 1) Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân chủ yếu (trực tiếp) và nguyên nhân gián tiếp đưa tới sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. 2) Tác động của sự sụp đổ này đối với tình hình thế giới? 3) Bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự sụp đổ này? Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu của GV. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. GV chốt kiến thức. Gợi ý sản phẩm: 1) Nguyên nhân: Nguyên nhân sâu xa: Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng. GV phân tích: Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động. Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung là chậm đổi mới mô hình của chủ nghĩa xã hội, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới. Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải là những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ nên gây ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế xã hội rồi đi tới khủng hoảng. Nguyên nhân trực tiếp: + Không bắt kịp bước phát triển của CMKH KT tiên tiến. + Khi tiến hành cải tổ thì sai lầm. GV phân tích: Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đuờng lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác Lênin, mà nguy hiểm hơn lại ở một bộ phận lớn những người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1986 đã kết thúc trong sự đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1991. Đường lối cải tổ ở Liên Xô thực chất là đường lối trượt dài từ cơ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác Lênin. Những tuyên bố ban đầu: cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn, chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó, chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra, v.v. rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông nhằm ngụy trang cho ý đồ phản bội. Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chủ trương đưa ra lúc đầu là tăng tốc về kinh tế để chấm dứt sự trì trệ. Đẩy mạnh nhịp độ phát triển không có gì sai mà là tất yếu, bức bách, vấn đề là tăng tốc bằng cách nào thì không có câu trả lời đúng đắn. Đổi mới công nghệ bằng cách nào cũng bế tắc. Người ta liền quy cho cơ chế quản lý kinh tế nhưng rồi cũng trầy trật; người ta đã chuyển nhanh sang cải tổ chính trị coi đây là cái chìa khóa cho mọi vấn đề. Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ 19 (năm 1988) chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ hệ thống chính trị trên cơ sở cái gọi là tư duy chính trị mới. Thực chất, đó là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, là sự đầu hàng, là từ bỏ lập trường giai cấp, là sự phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cuộc cải tổ chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội, trước hết là vào tổ chức Đảng. Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng hàng loạt những người không tán thành đường lối sai lầm của cải tổ, kiên Mác Lênin chiếm các vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Nguyên nhân gián tiếp: Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. GV phân tích: Cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” với “công nghệ biểu tình” có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. 2) Tác động: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội như V.I. Lênin đã nói: Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không? 3) Bài học kinh nghiệm: Một là, cần tăng cường công tác chính trịtư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với phòng, chống diễn biến hòa bình” và cách mạng màu”, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và mang tính cấp thiết trong bảo vệ Tổ quốc. Hai là, thường xuyên chăm lo xây dựng đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh, đoàn kết thống nhất cao, xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là lựa chọn và bố trí những cán bộ chủ chốt, bảo đảm thực sự vững vàng và tin cậy về chính trị. Ba là, đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, có đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động thực tiễn hợp lòng dân, có đội ngũ cán bộ đảng viên được nhân dân tin yêu và tín nhiệm, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân. Bốn là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của đảng cầm quyền và sự quản lý điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế. Hoạt động 4: Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000. Mục tiêu: HS trình bày tình hình Liên Bang Nga sau khi Liên Xô tan rã và tình hình nước Nga dưới thời Tổng thống V.Putin. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin SGK, tài liệu tham khảo và cho biết: 1) Tình hình Liên Bang Nga dưới 2 thời tổng thống. 2) Tìm hiểu về Tổng thống V.Putin. Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu của GV. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. GV chốt kiến thức. Gợi ý sản phẩm: 1) Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”. Dưới thời Tổng thống Enxin, tình hình Liên Bang Nga chìm đắm trong khó khăn: kinh tế tăng trưởng âm; tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc…. Về đối ngoại, chính sách thân phương Tây không đạt được kết quả như mong muốn; về sau, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Từ năm 2000, V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan… 2) HS có thể tìm hiểu V.Putin trên mạng Internet. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. HS rút ra được ý nghĩa những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70. Từ đó, GV đánh giá mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch dạy học. Phương thức: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện: 1) Khái quát các thời kì xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) bằng sơ đồ. 2) Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trong thời gian 2 phút ghi lại những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây .dựng CNXH từ 1945 nửa đầu những năm 70. 3) Phân tích nguyên nhân ta rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. GV tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi để trả lời câu hỏi: HS có kết quả tốt GV có thể cho điểm cá nhân, nhóm. Gợi ý sản phẩm: 1) GV khái quát các thời kì xây dựng CNXH ở Liên Xô (1945 – 1991) bằng sơ đồ: D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (02 phút) Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Truyền thống và triển vọng tốt đẹp quan hệ 2 nước Việt Nam – Liên Bang Nga. Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm nội dung các sự kiện lịch sử liên quan tới bài học, các tác phẩm văn học, âm nhạc Nga ảnh hưởng sâu đậm tới tình cảm nhân dân hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga. Phương thức: GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS (có học lực khá, giỏi) về nhà tìm hiểu: 1) Tìm hiểu truyền thống và triển vọng quan hệ tốt đẹp 2 nước Việt Nam – Liên Bang Nga. 2) Sưu tầm các tranh ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và cho biết nội dung các bức ảnh đó. Tìm hiểu và giới thiệu những tác phẩm văn học, bài hát Nga được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu mến. HS có thể làm tập san (hay trình chiếu powerpoint). HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: Trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử… GV đánh giá sản phẩm của HS: Nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

Chương II – Bài LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991) LIÊN BANG NGA (1991-2000) I MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức - Những thành tựu to lớn nhân dân Liên Xô công hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế sau cơng xây dựng sở vật chất- kĩ thuật từ năm 1950 đến nửa đầu năm 70 kỷ XX - Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử nhân dân nước Đông Âu sau năm 1945: giành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân nhân tiến hành công xây dựng chủ nghĩa xã hội - Quan hệ hợp tác nước XHCN châu Âu - Trình bày nguyên nhân tan rã chế độ XHCH Liên Xô nước Đông Âu - Biết tình hình Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 - Hình thành số khái niệm lịch sử: “Đông Âu”; “nhà nước dân chủ nhân dân”, “hệ thống xã hội chủ nghĩa”, “cải tổ”, “cơ chế quan liêu, bao cấp”… Thái độ - Học tập tinh thần vượt khó, lao động cần cù, sáng tạo nhân dân Liên Xô nước Đông Âu công khôi phục kinh tế xây dựng sở vật chất CNXH - HS cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu Việt Nam với Liên Xô (nay nước Nga) nước Đông Âu Giáo dục HS niềm tin công xây dựng CNXH Việt Nam ngày Kỹ năng: Rèn luyện thao tác tư như: Trình bày, kĩ giải thích, phân tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh lịch sử Định hướng phát triển lực: Phát triển lực tự chủ tự học; giao tiếp hợp tác; lực giải vấn đề sáng tạo; lực ngôn ngữ; lực tìm hiểu xã hội; lực tin học II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị giáo viên - Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học: + Thực dạy học theo dự án + Phương pháp: thuyết trình, phát vấn, hoạt động cá nhân, cặp đơi, nhóm, lớp, lập bảng biểu, kĩ thuật khăn trải bàn… + Có thể tích hợp: Âm nhạc, mơn Văn học… - Phương tiện: + Máy chiếu, máy vi tính + SGK, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng kiến thức… + Lược đồ Liên Xô lược đồ nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau CTTGII + Tranh ảnh, phim tư liệu công xây dựng CNXH Liên Xô nước Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu năm 70 Chuẩn bị học sinh - Đọc trước nhà tìm hiểu trước câu hỏi SGK - Tìm hiểu tranh ảnh, phim tư liệu, nguồn kiến thức Internet; tài liệu tham khảo khác liên quan đến học III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Tiết A HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/ KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Với việc HS quan sát số hình ảnh Liên Xơ, em nhớ lại đất nước mà học đề cập tới Tuy nhiên, em chưa biết đầy đủ chi tiết đất nước vùng đất ảnh hưởng tới giới sau chiến tranh giới thứ hai kết thúc Từ kích thích tò mò, lòng khát khao tìm hiểu điều chưa biết giải đáp học * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát ảnh (khơng có thích trình chiếu) thảo luận số vấn đề đây: Hình 1: Lược đồ Liên Xơ năm 1940 Hình 2: Hồng quân cắm cờ chiến thắng tồn nhà Quốc hội Đức Hình 3: Nhà du hành vũ trụ I Gagarin 1) Ba ảnh đề cập tới đất nước nào? Nêu hiểu biết em người đất nước 2) Vị đất nước cục diện giới sau chiến tranh giới thứ hai? - Tùy theo tình hình lớp học, GV tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân cặp đôi * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS trình bày sản phẩm với mức độ khác GV lựa chọn 01 sản phẩm HS để làm tình kết nối vào B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I Liên Xô Hoạt động 1: Công khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) * Mục tiêu: HS trình bày hậu chiến tranh; diễn biến, kết ý nghĩa công khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh Liên Xô * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát bảng thống kê, hình ảnh, đọc thơng tin SGK (trang 3, 4) cho biết: Nước Liên Xô Trung Hoa Đức Ba Lan Nhật Bản Nam Tư Pháp Italia Anh Mĩ Tổng số người chết Tỉ lệ % so với dân số năm 1939 27.000.000 13500.000 5.600.000 5.000.000 2.200.000 1.500.000 630.000 480.000 382.000 300.000 16,2% 2,2% 7% 14% 3% 10% 1,5% 1,2% 1% 0,3% Hình 4: Bảng thống kê số người chết 10 nước tham chiến chủ yếu Chiến tranh giới thứ hai (nguồn Internet http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/phongtrao-cong-san-cong-nhan-quoc-te) Hình 5: Quả bom nguyên tử Liên Xô (nguồn Internet) 1) Những tổn thất Liên Xô phải gánh chịu sau chiến tranh giới thứ hai? Từ tình hình đó, nhiệm vụ đặt cho Liên Xơ sau chiến tranh gì? 2) Biện pháp Đảng, nhà nước nhân dân Liên Xô đề để thực nhiệm vụ trên? 3) Kết công khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh Cho biết ý nghĩa thành tựu đó? - Trong hoạt động GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau trao đổi đàm thoại cặp đơi để tìm hiểu - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực theo yêu cầu GV - Trong trình HS làm việc, GV ý đến các HS để gợi ý trợ giúp HS em gặp khó khăn - GV chốt kiến thức * Gợi ý sản phẩm: 1) Tổn thất Liên Xô phải gánh chịu sau chiến tranh giới thứ hai: - Khoảng 27 triệu người chết; 1.710 thành phố, 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp… bị tàn phá - Đó tổn thất nặng nề nước chiến - Sau chiến tranh, Liên Xô bị Mĩ nước Tây Âu bao vây, cô lập - Nhiệm vụ đặt sau chiến tranh: Tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh 2) Biện pháp: - Đề kế hoạch năm lần thứ tư (1946-1950) - Tinh thần tự lực tự cường 3) - Kết quả: + Hoàn thành kế hoạch trước năm lần thứ tư trước tháng + Công nghiệp: Tới năm 1950, tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%) + Nông nghiệp: Một số ngành vượt mức trước chiến tranh + Khoa học – kĩ thuật: Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ độc quyền hạt nhân Mĩ; chứng tỏ phát triển vượt bậc khoa học – kĩ thuật - Ý nghĩa: Khắc phục tổn thất CTTG II gây ra, tạo niềm tin, tảng vững để Liên Xô tiếp tục công xây dựng CXNXH bị gián đoạn CTTGII Hoạt động 2: Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu năm 70 kỉ XX) * Mục tiêu: - HS trình bày kết quả, ý nghĩa những thành tựu công xây dựng sở vật chất – kĩ thuật chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu năm 70 kỉ XX) - HS trình bày tiểu sử I.Gagarin tường thuật lại chuyến bay người vào vũ trụ * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu nhà thời gian diễn kế hoạch năm lần thứ 5, 6, phương hướng kế hoạch - Trong hoạt động GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau tổ chức hoạt động nhóm với yêu cầu cụ thể sau: 1) Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung SGK tài liệu tham khảo để hoàn thành bảng kiến thức thành tựu công xây dựng sở vật chất – kĩ thuật chủ nghĩa xã hội , sách đối ngoại Liên Xơ (từ năm 1950 đến đầu năm 70 kỉ XX) 2) Nhóm 2: Thực nhiệm vụ GV giao từ trước, trình bày tiểu sử I.Gagarin, đóng vai tường thuật lại chuyến bay vào vũ trụ người 3) Nhóm 3: Ngun nhân thành cơng công xây dựng CSVC-KT CNXH Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu năm 70 kỷ XIX? 4) Nhóm 4: Ý nghĩa cơng xây dựng CSVC-KT CNXH Liên Xô từ 1950 đến đến nửa đầu năm 70 kỷ XIX? - Trong trình HS làm việc GV cần ý đến HS để gợi ý, trợ giúp HS em gặp khó khăn - Học sinh trình bày xong, GV gọi em nhóm khác nhận xét, bổ sung GV cung cấp thêm hình ảnh chốt kiến thức * Gợi ý sản phẩm: 1) Thành tựu công xây dựng sở vật chất – kĩ thuật chủ nghĩa xã hội sách đối ngoại Liên Xô (từ năm 1950 đến đầu năm 70 kỉ XX) Lĩnh vực Công nghiệp Thành tựu - Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% sản lượng cơng nghiệp tồn giới Khoa học – kĩ - Năm 1957, quốc gia phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo thuật lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ lồi người - Năm 1961, phóng tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin lần bay vòng quanh trái đất Đối ngoại - Chủ trương trì hòa bình giới, thực sách chung sống hòa bình, quan hệ hữ nghị với tất nước - Tích cực ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự dân tộc bị áp - Liên Xô trở thành chỗ dựa vững hòa bình cách mạng giới - HS xem số hình ảnh liên quan 2) Nhật ký chuyến bay vào vũ trụ người (nguồn Internet http://baotintuc.vn/ho-so/nhat-ky-chuyen-bay-dau-tien-vao-vu-tru-cua-con-nguoi) - HS (người dẫn): Sau đây, xin mời thầy cô bạn xem đoạn video “Gagarin thực chuyến bay lên vũ trụ loài người” (nguồn: youtube.com) Yuri Gagarin sinh ngày 9/3/1934, làng nhỏ ngoại ô thành phố Gzhatsk (nay đổi thành Gagarin), cách Mátxcơva khoảng 180 km, gia đình có bố thợ mộc Yuri Gagarin có đức tính khiến người ta phải kinh ngạc, cao thượng, lòng say mê, nhiệt huyết, can đảm, tính tự chủ, giản dị, thường xuyên tự tu dưỡng thân, đặc biệt rèn luyện thể lực Yuri Gagarin phong Anh hùng Liên Xô năm 1961 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam, Tiệp Khắc, Bungari Ơng đại biểu Xơ viết tối cao Liên Xơ khóa VI, VII; Viện sĩ Viện hàn lâm quốc tế bay vũ trụ nghiên cứu khoảng không vũ trụ Yuri Gagarin hy sinh ngày 27/3/1968 chuyến bay thử nghiệm Nhưng trái tim hàng triệu người dân Nga, Gagarin mãi người niên trẻ trung, đầy sức sống, mang lại niềm tự hào cho đất nước Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ người Nga Yuri Alekseyevich Gagarin bay vào vũ trụ tàu Vostok I (Phương Đông I), đánh dấu mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ loài người Đây lần giấc mơ chinh phục khơng gian lồi người trở thành thực - HS (chỉ huy bay): Năm 1959, Yuri Gararin thức chấp nhận tham gia khóa đào tạo để trở thành nhà du hành vũ trụ Sau nhiều tháng tập luyện trung tâm huấn luyện Zvezdny Gorodok, Gagarin tuyên bố sẵn sàng cho chuyến bay lịch sử Sáng 12/4/1961, Thiếu tá Yuri Alekseyevich Gagarin kiểm tra kỹ lại đồ du hành, gồm hai mảnh áo phao, dây chằng mũ bảo hiểm Gagarin lên khoang tên lửa Vostok I, xem xét lại toàn nút điều khiển Sau đó, anh ngồi vào khoang lái thư giãn chờ lệnh Con tàu vũ trụ Vostok I có trọng lượng 4,73 tổng trọng lượng với tên lửa đẩy 6,17 tấn; bay với vận tốc 28.000 km/h, quỹ đạo hình bầu dục với điểm gần Trái đất 181 km điểm xa 327 km Đúng 07 (giờ Mátxcơva), tiếng nổ kinh khủng, năm tên lửa đồng thời phát hỏa, “Vostok I” lao vút lên khoảng không, mang theo Yuri Gagarin Lần người thử sức với với gia tốc lớn khủng khiếp: Tên lửa tăng tốc đặn tới km/s, tới độ cao 300 km Sau 108 phút bay (trong có 90 phút bay quỹ đạo Trái đất), 10 55, tàu vũ trụ Vostok I hạ cánh an tồn xuống cánh đồng bên bờ sơng Volga vùng Xaratốp, cách Mátxcơva gần 600 km phía đơng nam Sau này, Gagarin kể lại chuyến bay lịch sử hồi kí “Đường vào vũ trụ” sau: - HS ( I.Gagarin): “Đồng chí huy chuyến bay lệnh khởi hành Tơi nhìn đồng hồ: 07, Mátxcơva Tên lửa rú ầm vang, mang theo tầu vũ trụ, rung lên, từ từ rời bệ phóng Sự trọng lượng tăng nhanh Một sức mạnh vơ hình ngày tàn nhẫn ép chặt xuống ghế tựa Tay chân nặng chì, khơng thể cử động Nhưng tơi biết tình trạng khơng kéo dài, 10 phút, tàu vào quỹ đạo hết - HS (chỉ huy bay): “Mặt đất” thông báo: “Đã xuất phát 70 giây” - HS (I.Gagarin): “Rõ, cảm giác tốt Tiếp tục bay Sự trọng lượng tăng nhanh Mọi việc tốt” Trả lời tơi nghĩ: “Chẳng lẽ có 70 giây ư? Giây có cảm tưởng phút!” “Mặt đất” lại hỏi: “Cảm giác nào?” Tôi trả lời: “Tốt” Lúc tàu bay qua sông Siberia rộng lớn “Ơi, đẹp làm sao!” Tơi lên Nhưng tơi lại nghĩ tới nhiệm vụ phải thông báo diễn biến hành trình Trái đất Sự trọng lượng ngày tăng Tơi khơng ngồi ghế mà treo lơ lửng trần cabin Tất nhiên nhẹ hẳn lên Tay, chân phận thể khơng Tất đồ đạc bay, bút chì, tạp chí… Suốt thời gian đó, tơi làm việc, theo dõi trang thiết bị tàu, ghi chép nhận xét vào sổ Có lúc tơi qn đâu, đặt bút chì xuống cạnh người bay khỏi tơi - HS (chỉ huy bay): “Mặt đất” muốn biết Gagarin nhìn thấy phía - HS (I.Gagarin): Tơi nhìn thấy núi, sơng lớn, rừng, bờ biển “Vostok I” bay lãnh thổ tổ quốc tơi cảm thấy tình u cháy bỏng với đất nước Tơi nhìn thấy đám mây dải mây nhẹ nhàng trôi Trái đất thân yêu xa xơi Trên bầu trời đen có ngơi sáng rực Mặt trời đỏ rực khác thường, so với nhìn từ Trái đất rực rỡ nhiều lần Khi tơi nhìn xuống chân trời, tơi thấy chuyển tiếp từ bề mặt Trái đất sáng chuyển sang hoàn toàn tối đen Bước chuyển giao thật đẹp Trong cabin vang lên nhạc thân yêu Ở vũ trụ, không đơn độc Đài phát nối liền Mặt đất với Suốt thời gian theo dõi vận hành máy móc, tơi thấy “Vostok I” theo quỹ đạo xác định, bay qua phần mặt đất chưa mặt trời chiếu sáng Bóng tối đến nhanh Tất theo kế hoạch “Vostok I” bay với vận tốc 28.000 km/h Giai đoạn cuối chuyến bay trở Trái đất bắt đầu, giai đoạn khó khăn so với bay lên vòng quanh quỹ đạo Tôi sẵn sàng Sự trọng lượng vất vả có đốt cháy bề mặt tàu vào tầng lớp khí 10 25, hệ thống giảm tốc tự động bắt đầu làm việc Tất máy móc làm việc bình thường “Vostok I” giảm tốc độ Bắt đầu giai đoạn cuối chuyến bay Con tàu vào tầng khí Bề mặt tàu bị đốt cháy, tơi nhìn thấy đám lửa đỏ rực xung quanh tàu Nhưng cabin 20 độ dương Sự khơng trọng lượng biến mất, tình trạng q tải tăng nhanh Sau việc trở lại bình thường Độ cao giảm dần: Tôi chuẩn bị hạ cánh 10.000 mét, 9.000 mét… Tơi nhìn thấy sơng Volga đơi bờ Tất trở nên quen thuộc - HS (người dẫn): 10 55, “Vostok I” hạ cánh an toàn” Khi hạ cánh nơng trang, Gagarin gặp bà già, anh nói: - HS (I.Gagarin): "Bác đừng hoảng sợ Con người Xô Viết!" - HS (người dẫn): Câu nói Gagarin thể niềm tự hào đất nước Xô viết, song anh trở thành anh hùng - khơng Liên Xơ mà tồn giới 3) Nguyên nhân thành công: - Sự lãnh đạo tài tình, đường lối sách đắn ĐCS Liên Xơ - Tinh thần đồn kết, tự lực tự cường, sáng tạo nhân dân Liên Xô - Liên xơ có nhiều tiềm để phát triển: Nguồn lao động dồi dào, đất đai rộng lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú - Đầu tư ứng dụng hiệu thành tựu KHKT 4) Ý nghĩa: - Thể tính ưu việt chủ nghĩa xã hội xây dựng; nâng cao đời sống của nhân dân - Làm đảo lộn “Chiến lược toàn cầu” Mĩ nước đồng minh Mĩ - Chính thành tựu điều kiện để Liên Xô trở thành nước đứng đầu hệ thống chủ nghĩa xã hội thành trì vững cách mạng giới, củng cố hồ bình, tăng thêm sức mạnh lực lượng cách mạng giới Những thành tựu mà Liên Xô đạt vô to lớn phủ định Tiết Hoạt động 3: Nguyên nhân tan rã chế độ XHCN Liên Xô nước Đông Âu * Mục tiêu: HS trình bày nguyên nhân đưa tới sụp đổ CNXH Liên Xô Đông Âu Tác động sụp đổ tình hình giới Bài học kinh nghiệm cho nước ngày kiên định đường CNXH rút từ sụp đổ * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin SGK, tài liệu tham khảo cho biết: 1) Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân chủ yếu (trực tiếp) nguyên nhân gián tiếp đưa tới sụp đổ CNXH Liên Xô Đông Âu 2) Tác động sụp đổ tình hình giới? 3) Bài học kinh nghiệm rút từ sụp đổ này? - Trong hoạt động GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau trao đổi đàm thoại cặp đơi để tìm hiểu - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực theo yêu cầu GV - Trong trình HS làm việc, GV ý đến các HS để gợi ý trợ giúp HS em gặp khó khăn - GV chốt kiến thức * Gợi ý sản phẩm: 1) Nguyên nhân: - Nguyên nhân sâu xa: Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, ý chí, với chế tập trung quan liêu bao cấp Thêm vào đó, thiếu dân chủ cơng GV phân tích: Sau V.I.Lênin qua đời, Liên Xơ, Chính sách kinh tế khơng tiếp tục thực mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung phát huy tác dụng mạnh mẽ, song biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Sau Chiến tranh giới thứ hai, Liên Xơ tiếp tục trì mơ hình Trong mơ hình tuyệt đối hóa chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ hay gần từ bỏ cách chủ quan ý chí kinh tế hàng hóa, chế thị trường, thực chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo người lao động Do chậm đổi chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung chậm đổi mơ hình chủ nghĩa xã hội, nên hậu Liên Xô rút ngắn dần khoảng cách trình độ phát triển kinh tế so với nước tư phát triển "thì từ năm 70 kỷ XX tình hình diễn theo chiều hướng ngược lại Sự thua rõ rệt Liên Xô thể lĩnh vực công nghệ suất lao động Mà lại yếu tố, Lênin nói, xét đến cùng, định thắng lợi hoàn toàn chế độ Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài nói cản trở đổi đắn nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng Đó khơng phải sai lầm khuyết tật chất chế độ xã hội chủ nghĩa, mà quan niệm giáo điều chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh năm 1991 Đảng ta rõ: "do trì q lâu khuyết tật mơ hình cũ chủ nghĩa xã hội, chậm trễ cách mạng khoa học cơng nghệ" nên gây tình trạng trì trệ kéo dài kinh tế - xã hội tới khủng hoảng - Nguyên nhân trực tiếp: + Không bắt kịp bước phát triển CMKH- KT tiên tiến + Khi tiến hành cải tổ sai lầm GV phân tích: Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô mắc sai lầm nghiêm trọng đường lối trị, tư tưởng tổ chức Đó đuờng lối hữu khuynh, hội xét lại, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa Mác - Lênin, mà nguy hiểm lại phận lớn người lãnh đạo cao máy lãnh đạo Đảng Nhà nước Cuộc cải tổ Liên Xô năm 1986 kết thúc đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1991 Đường lối cải tổ Liên Xô thực chất đường lối trượt dài từ hội hữu khuynh đến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin Những tuyên bố ban đầu: "cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn", "chúng ta tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp khơng ngồi nó", "chúng ta tìm khn khổ chủ nghĩa xã hội khơng phải ngồi giới hạn câu trả lời cho vấn đề sống đặt ra", v.v rốt tuyên bố suông nhằm ngụy trang cho ý đồ phản bội Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần bước, bước, chí ngày cơng khai tun bố từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Chủ trương đưa lúc đầu "tăng tốc" kinh tế để chấm dứt trì trệ Đẩy mạnh nhịp độ phát triển khơng có sai mà tất yếu, bách, vấn đề tăng tốc cách khơng có câu trả lời đắn Đổi công nghệ cách bế tắc Người ta liền quy cho chế quản lý kinh tế trầy trật; người ta chuyển nhanh sang cải tổ trị coi "cái chìa khóa" cho vấn đề Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ 19 (năm 1988) chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ hệ thống trị sở gọi "tư trị mới" Thực chất, thỏa hiệp vơ ngun tắc, đầu hàng, từ bỏ lập trường giai cấp, phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội nghiệp xã hội chủ nghĩa Cuộc cải tổ trị đánh thẳng vào hệ thống trị chủ nghĩa xã hội, trước hết vào tổ chức Đảng Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi Ủy ban Trung ương Đảng hàng loạt người không tán thành đường lối sai lầm cải tổ, kiên Mác - Lênin chiếm vị trí chủ chốt máy Đảng Nhà nước - Nguyên nhân gián tiếp: Sự chống phá lực thù địch ngồi nước GV phân tích: Cuộc cơng hòa bình mà họ thường gọi “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” với “công nghệ biểu tình” có tác động khơng nhỏ làm cho tình hình thêm rối loạn 2) Tác động: Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô nước Đông Âu năm 1989 - 1991 gây nên hậu nặng nề Đó tổn thất lớn phong trào cộng sản - công nhân quốc tế Hệ thống xã hội chủ nghĩa giới khơng tồn Trật tự giới hai cực kết thúc Nhưng sụp đổ tạm thời mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn bước lùi tạm thời chủ nghĩa xã hội - V.I Lênin nói: Nếu người ta nhận xét thực chất vấn đề, có người ta thấy lịch sử có phương thức sản xuất lại đứng vững được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm tái phạm không? 3) Bài học kinh nghiệm: Một là, cần tăng cường công tác trị-tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm lĩnh trị cán bộ, đảng viên nhân dân phòng, chống "diễn biến hòa bình” "cách mạng màu”, coi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mang tính cấp thiết bảo vệ Tổ quốc Hai là, thường xuyên chăm lo xây dựng đảng cầm quyền máy quyền vững mạnh, đoàn kết thống cao, xây dựng thực tốt chiến lược công tác cán bộ, lựa chọn bố trí cán chủ chốt, bảo đảm thực vững vàng tin cậy trị Ba là, đảng cầm quyền máy quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, có đường lối, chủ trương, sách hoạt động thực tiễn hợp lòng dân, có đội ngũ cán đảng viên nhân dân tin yêu tín nhiệm, nắm quần chúng động viên sức mạnh nhân dân Bốn là, xây dựng kinh tế ổn định phát triển vững chắc, giữ độc lập tự chủ hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững lãnh đạo đảng cầm quyền quản lý điều hành Nhà nước kinh tế Hoạt động 4: Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 * Mục tiêu: HS trình bày tình hình Liên Bang Nga sau Liên Xơ tan rã tình hình nước Nga thời Tổng thống V.Putin * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin SGK, tài liệu tham khảo cho biết: 1) Tình hình Liên Bang Nga thời tổng thống 2) Tìm hiểu Tổng thống V.Putin - Trong hoạt động GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau trao đổi đàm thoại cặp đơi để tìm hiểu - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực theo yêu cầu GV - Trong trình HS làm việc, GV ý đến các HS để gợi ý trợ giúp HS em gặp khó khăn - GV chốt kiến thức * Gợi ý sản phẩm: 1) - Liên bang Nga “quốc gia kế tục Liên Xô” - Dưới thời Tổng thống Enxin, tình hình Liên Bang Nga chìm đắm khó khăn: kinh tế tăng trưởng âm; tranh chấp đảng phái xung đột sắc tộc… - Về đối ngoại, sách thân phương Tây khơng đạt kết mong muốn; sau, nước Nga khôi phục phát triển mối quan hệ với nước châu Á - Từ năm 2000, V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan… 2) HS tìm hiểu V.Putin mạng Internet C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mà HS lĩnh hội hoạt động hình thành kiến thức HS rút ý nghĩa thành tựu xây dựng CNXH Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu năm 70 Từ đó, GV đánh giá mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch dạy học * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ hướng dẫn HS thực hiện: 1) Khái quát thời kì xây dựng CNXH Liên Xô nước Đông Âu (1945 – 1991) sơ đồ 2) Gọi HS lên bảng, yêu cầu thời gian phút ghi lại thành tựu Liên Xô công xây dựng CNXH từ 1945 - nửa đầu năm 70 3) Phân tích nguyên nhân ta rã chế độ XHCN Liên Xô Đông Âu - GV tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS làm việc cá nhân sau trao đổi để trả lời câu hỏi: - HS có kết tốt GV cho điểm cá nhân, nhóm * Gợi ý sản phẩm: 1) GV khái quát thời kì xây dựng CNXH Liên Xô (1945 – 1991) sơ đồ: Đạt nhiều thành tựu xây dựng CSVC-KT CNXH Cơng khơi phục kinh tế Trì trệ, khủng hoảng, sụp đổ 1945 1950 Giữa năm 70 1991 D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (02 phút) * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mà HS lĩnh hội để giải vấn đề học tập thực tiễn như: Truyền thống triển vọng tốt đẹp quan hệ nước Việt Nam – Liên Bang Nga - Nhằm giúp HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm nội dung kiện lịch sử liên quan tới học, tác phẩm văn học, âm nhạc Nga ảnh hưởng sâu đậm tới tình cảm nhân dân hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS (có học lực khá, giỏi) nhà tìm hiểu: 1) Tìm hiểu truyền thống triển vọng quan hệ tốt đẹp nước Việt Nam – Liên Bang Nga 2) Sưu tầm tranh ảnh công xây dựng CNXH Liên Xô từ sau chiến tranh giới thứ hai cho biết nội dung ảnh Tìm hiểu giới thiệu tác phẩm văn học, hát Nga nhiều hệ người Việt Nam yêu mến - HS làm tập san (hay trình chiếu powerpoint) - HS chia sẻ với bạn bè việc: Trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử… - GV đánh giá sản phẩm HS: Nhận xét, tuyên dương, khen gợi… 10 ... quản lý điều hành Nhà nước kinh tế Hoạt động 4: Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 20 00 * Mục tiêu: HS trình bày tình hình Liên Bang Nga sau Liên Xơ tan rã tình hình nước Nga thời Tổng thống V.Putin... thành tựu mà Liên Xô đạt vô to lớn phủ định Tiết Hoạt động 3: Nguyên nhân tan rã chế độ XHCN Liên Xô nước Đơng Âu * Mục tiêu: HS trình bày nguyên nhân đưa tới sụp đổ CNXH Liên Xô Đông Âu Tác động... năm 1939 27 .000.000 13500.000 5.600.000 5.000.000 2. 200.000 1.500.000 630.000 480.000 3 82. 000 300.000 16 ,2% 2, 2% 7% 14% 3% 10% 1,5% 1 ,2% 1% 0,3% Hình 4: Bảng thống kê số người chết 10 nước tham

Ngày đăng: 04/08/2019, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w