Tín dụng tiêu dùng
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải NHTM Ngân Hàng Thương Mại NHNN Ngân Hàng Nhà Nước TDTD Tín Dụng Tiêu Dùng ACB Ngân Hàng TMCP Á Châu DSCV Doanh Số Cho Vay DSTN Doanh Số Thu Nợ CVTD Cho vay tiêu dùng KH Khách hàng PGD Phòng giao dịch DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Ví dụ về 3 phương pháp tính lãi 17 Sơ đồ 1.1 TDTD gián tiếp 17 Sơ đồ 1.2 TDTD trực tiếp 20 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức 34 Bảng 2.1 Tổng kết quy mô hoạt động 35 Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trước thuế 36 Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động và cho vay 37 Biểu đồ 2.2 Nguồn vốn huy động và cho vay 38 Bảng 2.3 Theo dõi giải ngân khách hàng 42 Bảng 2.4 Tỷ trọng dư nợ sản phẩm CVTD 44 Bảng 2.5 Dư nợ TDTD 46 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng dư nợ TDTD 47 Bảng 2.6 Dư nợ TDTD theo thời hạn vay 48 Bảng 2.7 Doanh số cho vay 48 Bảng 2.8 Doanh số thu nợ 49 Bảng 3.1Tổng hợp thông tin xếp hạng khách hàng 67 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta không ngừng tăng: năm 2004 đạt 8,4%, năm 2005 đạt 8.4%, năm 2006 là 8,17%.Với tốc độ tăng trưởng trên, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng cải thiện hơn, đời sống người dân ngày một tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng, các ngành nghề kinh doanh ngày một hiệu quả. Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt của nền kinh tế Việt Nam, ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, cánh cửa hội nhập đã rộng mở.Đó là cơ hội cũng như là thách thức không nhỏ đối với nước ta.Với ngành ngân hàng thì việc hội nhập tạo ra nhiều thách thức, khi có sự mở cửa cho phép các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài vào hoạt động. Trong khi đó, đối với các ngân hàng nước ngoài, hoạt động cho vay tiêu dùng đã rất phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của họ từ lâu thì đối với ngân hàng Việt Nam tín dụng tiêu dùng hiện nay đang trong quá trình phát triển. Ở nước ta gần đây hoạt động TDTD mới được chú ý khi các ngân hàng thưong mại nhận thấy các ưu thế của loại hình cho vay này. Mặc dù vậy, tín dụng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ về doanh số cũng như dư nợ và thực sự chưa phát huy được vai trò vốn có của nó. Với vai trò là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội nói riêng phải làm gì để mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng để tạo ra lợi nhuận cho mình và cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, việc phát triển TDTD là tất yếu đối với Ngân Hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội hiện nay và trong thời gian tới. Qua quá PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG trình thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội, đặc biệt là hoạt động tín dụng tiêu dùng tôi đã lựa chọn đề tài : “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2/ Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng tiêu dùng(TDTD). Đánh giá vai trò của tín dụng tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng của ACB chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chuyên đề nhằm đề xuất những giải pháp chủ yếu để mở rộng va nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ACB chi nhánh Hà Nội. 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề dựa cơ sở lý luận đã có của NHTM để so sánh với thực tế đang hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Từ đó có một số giải pháp và ý kiến nhằm góp một phần nhỏ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng. 4/ Phương pháp nghiên cứu. Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra - thống kê - phân tích - tổng hợp trên cơ sở đó kết hợp với việc đưa ra các số liệu thực tế để lý giải cho các vấn đề. 5/ Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về TDTD và mở rộng TDTD tại Ngân Hàng Thương Mại. Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội. PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và đối tượng của tín dụng tiêu dùng 1.1.1.1 Khái niệm cơ bản về tín dụng tiêu dùng Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại cả ở ba khâu: dự trữ - sản xuất - lưu thông. Do đó, hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu vốn thường xảy ra ở các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn, sử dụng hợp lý hơn trong nền kinh tế. Ngân hàng với tư cách là tổ chức trung gian tài chính, nơi tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để cung ứng cho các khách hàng có nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Nói về Tín dụng ngân hàng có rất nhiều khái niệm. Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ Latin là credo, nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong quan hệ tài chính thì Tín dụng được hiểu theo các nghĩa sau: Hoạt động tín dụng là việc NHTM sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trả, thông qua các nghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan khác. Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó, một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả theo điều kiện đã thỏa thuận. Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Từ những khái niệm trên ta thấy, tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Có nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng tiêu dùng: “Tín dụng tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân người tiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc người đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai”. Một quan điểm khác: “Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêu dùng nhằm tài trợ cho chính sự tiêu dùng” .Tuy nhiên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm như sau: “Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thoả thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định”. Tín dụng tiêu dùng nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp các cá nhân và hộ gia đình trang trải nhu cầu về tiêu dùng của mình như : nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ … Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, cưới hỏi và du lịch … cũng có thể được tài trợ bởi dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Với dịch vụ này, khách hàng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và điều quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khách PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG hàng có các khoản chi tiêu mang tính cấp bách. 1.1.1.2 Đặc điểm tín dụng tiêu dùng Về quy mô và số lượng Quy mô của mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay. Do đối tượng của tín dụng tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nên số các khoản vay tiêu dùng lớn. Khi khách hàng định mua bất cứ vật dụng gì, họ đều đã có một khoản tích luỹ từ trước bởi vì ngân hàng không bao giờ cho họ vay 100% nhu cầu vốn . Vì thế, nhu cầu vốn của người tiêu dùng thưòng không quá lớn đối với ngân hàng ngay cả khi vay để mua nhà, xây nhà … Lãi suất của các khoản tín dụng Các khoản vay kinh doanh hiện nay, lãi suất có thể thay đổi theo điều kiện thị trường. Tuy nhiên, các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất “cứng nhắc” hay lãi suất cố định, đặc biệt là trong TDTD trả góp. Trong suốt thời hạn vay lãi suất vẫn được duy trì ngay cả khi quan hệ tín dung được xác lập. Nếu lãi suất có thay đổi thì nó cũng được quy định trong hợp đồng tín dụng khi ký kết. Chi phí cho một khoản TDTD: Ngân hàng sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc thẩm định do tâm lý người đi vay là không muốn công khai tình hình tài chính của mình bởi họ vay trong thời gian không dài. Ngoài ra, ngân hàng còn phải chịu các chi phí khác như: chi phí quản lý khoản vay, theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Do vậy, chi phí cho một khoản TDTD là khá lớn. Lợi nhuận thu được từ TDTD: Tín dụng tiêu dùng là khoản mục tín dụng có chi phí lớn và độ rủi ro cao nên nó được định giá cao. Khi vay, khách hàng thường không quá quan tâm đến lãi suất mà họ quan tâm đến lợi ích mà họ được hưởng trước hết, sau đó đến PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG tổng số tiền mà họ phải trả. Chính vì triển vọng về lợi nhuận do hoạt động TDTD mang lại nên ngân hàng đều hướng sự quan tâm vào hoạt động này cho dù phải đối mặt với khá nhiều thách thức. 1.1.1.3 Đối tượng của hoạt động tín dụng tiêu dùng Phân theo mức thu nhập: Những người có thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng của họ thường rất ít do thu nhập không đủ thoả mãn những nhu cầu đa dạng của họ. Những người có thu nhập trung bình: Khoản tích luỹ của nhóm này tuy ít nhưng thu nhập trong tương lai của họ ổn định nên có thể chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Những người có thu nhập cao: Mặc dù, nhu cầu vay chỉ chiếm tỷ trọng tổng số tài sản họ sở hữu, song lại là khoản tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác. Do đó, ngân hàng rất quan tâm đến nhóm khách hàng này. Phân theo tình trạng công tác hay lao động: Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân còn phụ thuộc vào tính chất công việc, nghề nghiệp hoặc nơi công tác. Có các nhóm khách hàng sau: Những người làm công ăn lương, Những người công việc kinh doanh riêng, Những người hành nghề chuyên nghiệp (tư vấn, bác sĩ, ca sĩ) Những người lao động tự do. Trên thực tế, những người thuộc 3 nhóm đầu có thu nhập cao và ổn định hơn so với những người ở nhóm cuối nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng phát sinh chủ yếu từ 3 nhóm trên. PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG 1.1.2 Vai trò của TDTD đối với sự phát triển kinh tế xã hội 1.1.2.1 Đối với người tiêu dùng Với TDTD, khách hàng có thể được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền hay họ sẽ hưởng thụ phần thu nhập sẽ nhận được trong tương lai. Việc thoả mãn trước nhu cầu sẽ thúc đẩy người tiêu dùng phấn đấu để chi trả cho nhu cầu càng sớm càng tốt. Bởi tâm lý người tiêu dùng nói chung là không ai muốn nắm giữ tài sản mà không phải của mình. Điều này gián tiếp đưa đến việc tăng thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng. Hiện nay rất nhiều cá nhân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ TDTD vì nó sẽ giúp đỡ họ trong việc mua sắm những hàng hoá thiết yếu có giá trị cao nhằm thoả mãn nhu cầu và nâng cao cuộc sống . 1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Để có thể tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác sản xuất cùng loại hàng hoá trên thị trường, nhà sản xuất sẽ bán trả góp, thậm chí bán chịu. Tuy nhiên để có tiền quay vòng, các cửa hàng này sẽ tìm đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng mua lại các phiếu nợ của khách hàng, khi đến hạn khách hàng sẽ mang trả ngân hàng. Việc cấp tín dụng của ngân hàng sẽ tạo ra thu nhập của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh giữa các hãng, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. 1.1.2.3 Đối với Ngân hàng Thương mại PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 9 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA: NGÂN HÀNG Các NHTM cấp tín dụng cho mọi cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Đối với cá nhân, hộ gia đình ngân hàng thực hiện loại hình cho vay chủ yếu như: mua ô tô, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở… Mặc dù ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi cung cấp tín dụng cho các đối tượng này nhưng ngân hàng vẫn tập trung khai thác vì hoạt động này tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng có thể hạn chế và loại bỏ được ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và tránh được sự cạnh tranh gay gắt từ ngân hàng nước ngoài. Thông qua đó, ngân hàng cũng mở rộng được hoạt động, tận dụng được nguồn huy động một cách hiệu quả. Hiện nay, các ngân hàng không chỉ cấp tín dung trực tiếp đối với người tiêu dùng mà còn tài trợ trực tiếp qua các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng bán trả góp nhằm thu hút khách hàng. 1.1.2.4 Đối với nền kinh tế Khi TDTD được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó nó còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xoá đói, giảm nghèo, tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. 1.1.3 Các hình thức tín dụng tiêu dùng tại NHTM 1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay. a. TDTD cư trú. Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Khoản tín dụng có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản hình thành từ vốn vay thường là tài sản đảm bảo. b. TDTD phi cư trú. PHẠM THUÝ QUỲNH NHA-CĐ22 10