Mặt khác, thương mại điện tử bùng nổ cũng là một trong những điểm góp phần vào việc thúc đẩy hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.. Việc tiếp cận thương mại điện tử hay các trào lưu
Trang 11 Giới thiệu
Bài viết này phân tích, đánh giá thực trạng phương thức thanh toán bằng thẻ
và tiền điện tử tại Việt Nam và xu hướng trên thế giới, từ đó đưa ra 3 khuyến nghị
đối với Việt Nam thời gian tới
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng trên toàn thế giới và Việt Nam
sớm muộn gì cũng sẽ phải tham gia Chính phủ đã đã có những chính sách mở
rộng khuyến khích đối với các nhà đầu tư tài chính Đây cũng chính là tiền đề để
các mô hình thanh toán không tiền mặt trên thế giới gia nhập thị trường Việt Nam
Mặt khác, thương mại điện tử bùng nổ cũng là một trong những điểm góp
phần vào việc thúc đẩy hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Hạn chế trong
thanh toán thương mại điện tử phần lớn lại không phụ thuộc nhiều vào hạ tầng
hay nền tảng công nghệ Việc tiếp cận thương mại điện tử hay các trào lưu công
nghệ cùng với sự phổ cập Internet, bùng nổ của di động thì việc thanh toán không
dùng tiền mặt sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai Điều này không chỉ giúp
giảm chi phí, tăng năng suất lao động, cũng như sự minh bạch cho các hoạt động
kinh doanh mà còn tạo nên nhu cầu không thể thiếu đối với người dân, và chắc
chắn xu hướng chuyển sang sử dụng thẻ thanh toán sẽ có những bước đột phá tại
Việt Nam thời gian tới
Thanh toán bằng thẻ và tiền điện tử hiện đã trở thành xu hướng và được đông
đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt thông
thường Sử dụng tiền điện tử giúp linh hoạt trong giao dịch, an toàn trong chi trả,
và đặc biệt là không phải đem theo số tiền quá lớn bên người Xu hướng thanh
toán bằng thẻ và tiền điện tử đã trở thành một phương thức thanh toán không thể
thiếu trên thế giới và Việt Nam cũng sẽ tham gia vào xu hướng chung này Tại
Việt Nam, mặc dù biết đến sự hiện diện của thẻ, khi cần vẫn sử dụng thẻ để giao
dịch, nhưng người dân chưa có thói quen sử dụng thẻ và chưa biết hết các tiện ích
của thẻ, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn phổ biến, chiếm hơn 90%
các giao dịch, đây là một trong những trở ngại đối với xu hướng chuyển sang
thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam hiện nay
2 Thực trạng sử dụng thẻ thanh toán thẻ và tiền điện tử tại Việt Nam
Trang 2Theo Bộ Công Thương (2015), Việt Nam với dân số lên đến hơn 90 triệu
dân, trong đó 49% sử dụng Internet và 34% sử dụng di động để truy cập Internet,
thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được đánh giá là đầy tiềm năng
phát triển Đến năm 2015, hầu hết các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân
phối hiện đại trong cả nước cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền
mặt khi mua hàng Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ đã được cải thiện,
số lượng ATM và POS (Point of Sale- là các máy chấp nhận thanh toán thẻ) có
tốc độ tăng trưởng nhanh Năm 2015, giá trị mua hàng trực tuyến ước tính đạt
khoảng 160 USD/ người và doanh số TMĐT B2C đạt 4,07 tỷ USD Tổng doanh
thu bán hàng qua các hình thức TMĐT tại Việt Nam năm 2015 đạt 4,07 tỷ USD,
mới chỉ chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước Như vậy, tiềm năng phát triển của ngành này còn rất lớn, đặc biệt trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Tính đến
tháng 7/2016, Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết 16 Hiệp định
Thương mại tự do Số lượng đối tác kinh tế, thương mại của Việt Nam thông qua
FTA sẽ lên đến gần 60 đối tác Việt Nam có quan hệ với tất cả 5 khu vực thị trường
lớn nhất thế giới là: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu (cả Đông Âu và Tây Âu),
Châu Mỹ (cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ) và Châu Á Thái Bình Dương Việt Nam có quan
hệ FTA với 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và
Pháp) Việc ký kết các FTA nói chung sẽ giúp TMĐT của Việt Nam phát triển rất
mạnh mẽ trong thời gian sắp tới Các FTA của Việt Nam đàm phán với nước ngoài
đều có đề cập ít nhiều tới lĩnh vực phát triển thương mại điện tử (TMĐT), chẳng
hạn theo Hiệp đinh TPP, 12 chính phủ trong TPP khẳng định sẽ nỗ lực hết sức để
đưa ra những giải pháp bảo vệ người tiêu dùng khi họ tham gia vào TMĐT, khỏi
những nguy cơ như đánh cắp thông tin, lừa đảo qua mạng và yêu cầu các chính
phủ cần phải minh bạch và cương quyết trong những biện pháp bảo vệ thông tin
cá nhân của người dùng Theo đó các chính phủ trong TPP nhất trí sẽ không tạo
ra những rào cản đối với việc thanh toán điện tử và sẽ đơn giản hóa thủ tục cho
những cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào lĩnh vực này
Khi mà đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về một
cuộc sống hiện đại, thoải mái cũng ngày một tăng Ngoài việc chi tiêu thu nhập
cho những nhu cầu thiết yếu, người dân còn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn
như giải trí, mua sắm, du lịch, Tuy nhiên, việc mang theo nhiều tiền mặt để chi
tiêu thỏa mãn nhu cầu lại trở thành một chướng ngại đối với nhiều người, bởi tâm
Trang 3lý lo sợ không an toàn, và sự ra đời của thẻ ATM giúp cho con người có thể rút
tiền ra hoặc sử dụng thẻ để thanh toán ở mọi khắp mọi nơi mà không cần phải
mang theo tiền mặt nhiều bên mình Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thẻ, hiện
đã có hơn 80 triệu thẻ được phát hành Tuy nhiên, trong số 80 triệu thẻ này chỉ
khoảng dưới 10% là thẻ mang thương hiệu quốc tế và có chức năng sử dụng đa
dạng Để thúc đẩy phát triển hơn nữa thanh toán không tiền mặt, cần có thêm giải
pháp và nỗ lực từ nhiều phía
Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích, và trở thành phương
thức thanh toán chính yếu trong xã hội, sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền
kinh tế phát triển bền vững Đồng thời tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu
và giao dịch của chính phủ, cũng như các đơn vị kinh doanh và cá nhân Thanh
toán không dùng tiền mặt được đánh giá là cách sử dụng tiền thông minh, vì vừa
tránh được những rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền mặt lại, vừa giúp dòng
chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn
Giai đoạn 2011-2015, theo ước tính, việc sử dụng thẻ điện tử ở Việt Nam
ngày càng tăng đã giúp việc tiêu thụ hàng hóa tăng 0,22% và đóng góp của lưu
hành thẻ vào GDP Việt Nam đã đạt hơn 800 triệu USD Vào cuối năm 2015, giá
trị giao dịch ATM đã đạt mức 1.564 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm trở lại
đây Quý I/2016 là quý đầu tiên hệ thống ngân hàng chứng kiến tổng số thẻ các
loại bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước vượt trên 100 triệu thẻ Với
việc tất cả các chỉ số về thanh toán thẻ như tổng giá trị giao dịch qua các máy
ATM, các tài khoản thanh toán cá nhân hay qua các thiết bị chấp nhận thẻ (POS)
đều tăng, có thể nói xu hướng sử dụng thẻ trong thanh toán của người Việt đang
ngày càng phổ biến Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á về tổng giá trị giao dịch
thẻ/GDP Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước về việc sử dụng thẻ của hệ thống
ngân hàng, trong quý I/2016, tổng giá trị giao dịch bằng thẻ đạt khoảng 70,07
nghìn tỷ đồng, tương đương 3,09 tỷ USD Đặc biệt, so với tổng giá trị giao dịch
năm trước, con số này đã tăng đến 60% Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường
Moody’s thực hiện cùng công ty dịch vụ tài chính Mỹ Visa đã nhận định rằng giá
trị thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam trong quý này tương đương 0,14% tổng sản
phẩm quốc dân Trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ này chỉ xếp sau Thái Lan
Cùng với đó, số lượng thẻ các loại bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả
trước trong nước đã đạt mức 101,94 triệu vào cuối tháng 3 Đây là lần đầu tiên
tổng số thẻ lưu hành trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt mức trên 100 triệu,
Trang 4nhiều hơn cả tổng dân số Như vậy, trung bình một người dân Việt Nam đang sử
dụng nhiều hơn 1 thẻ trong các loại trên
Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng lần đầu tiên vào năm
1996, đến tháng 6/2016, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 106 triệu thẻ (tăng
gấp 3,4 lần so với cuối năm 2010) với 48 ngân hàng phát hành Trong đó, thẻ ghi
nợ chiếm 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53%, thẻ trả trước là 5,81% Về mạng
lưới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ ngân hàng được cải thiện chất
lượng, tập trung đầu tư phát triển, số lượng các máy chấp nhận thẻ (POS) có tốc
độ tăng trưởng nhanh; đến cuối tháng 6/2016, trên toàn quốc có trên 17.300 ATM
và hơn 239.000 POS được lắp đặt Cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ và đầu tư
cơ sở hạ tầng thanh toán, hiện nay, các ngân hàng đã cung cấp khá tốt các tiện ích
cơ bản trên ngân hàng điện tử như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn dịch vụ điện,
nước, internet, điện thoại, truyền hình cáp, mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến,
đóng phí bảo hiểm…
Ngân hàng điện tử đã được quan tâm xây dựng như một kênh giao dịch tài
chính - ngân hàng dành cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp,
giúp khách hàng làm chủ nguồn tài chính mọi lúc, mọi nơi Phát triển các dịch vụ
của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh
tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế Lợi ích đem lại của ngân hàng
điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích,
tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật
Kết quả điều tra, khảo sát tình hình ứng dụng thương mại điện tử năm 2015
của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương cho thấy,
trong các hình thức thanh toán chủ yếu người mua hàng trực tuyến thực hiện có
48% người mua (tham gia khảo sát) sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân
hàng, 20% người tham gia khảo sát cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán;
đối với doanh nghiệp, có 97% doanh nghiệp được khảo sát chấp nhận cho khách
hàng thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 16% doanh
nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán