Trả lời: Vì: dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và hải đảo
Trang 1Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
(trang 51 sgk Địa Lí 8): - Qua bảng số liệu 15.1, so sánh số dân, mật độ dân số trung
bình tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực Đông Nam Á sao với châu Á và thế giới?
Trả lời:
- Dân số Đông Nam Á đông, chiếm 14,2% dân số châu Á và 8,6% dân số thế giới
- Mật độ dân số trung bình của khu vực thuộc loại cao so với thế giới (119 người/km2,
gấp hơn hai lần), nhưng tương đương với mật độ của châu Á
- Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực cao hơn so với châu Á và thế giới
(trang 51 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 15.1 và bảng 15.2 hãy cho biết:
- Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Kể tên các nước và thủ đô từng nước
- So sánh diện tích, dân số của nước ta với các nước trung khu vực
- Có những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia Đông Nam Á Điều
này có ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu vực?
Trả lời:
- Đông Nam Á gồm 11 nước:
+ Trên bán đảo Trung Ấn là các nước: Việt Nam (Thủ đô Hà Nội), Lào (Thủ đô Viên
Chăn), Cam-pu-chia (Thủ đô Phnom-pênh), Thái Lan (Thủ đô Băng Cốc), Mi-an-ma
(Thủ đô Y-an-gun), Ma-lai-xi-a (Thủ đô Cua-ca Lăm-pơ)
+ Trên đảo gồm: I-đô-nê-xi-a (Thủ đô Gia-các-ta), Xin-ga-po (Thủ đô Xin-ga-po),
Bru-nây (Thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan), Phi-líp-pin (Thủ đô Ma-ni-la), Đông-ti-mo (Thủ đô
Đi-li), Ma-lai-xi-a (ở cả bán đảo và đảo; Thủ đô Cua-la Lăm-pơ)
- Diện tích của Việt Nam tương đương với Phi-líp-pin và Mai-lai-xi-a song dân số Việt
Nam hơn Ma-lai-xi-a khá nhiều, gấp trên 3 lần và tương đương với dân số của
Phi-líp-pin, nhưng mức tăng dân số của Phi-líp-oin cao hơn Việt Nam
- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia trong khu vực là: tiếng Anh, tiếng Hoa
và tiếng Mã Lai Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ
chung với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng
(trang 51 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 6.1, nhận xét sự phân bố dân cư các nước
Đông Nam Á?
Trả lời:
Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ
(trang 53 sgk Địa Lí 8): - Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản suất
của người dân các nước Đông Nam Á?
Trả lời:
Vì: dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi
trường nhiệt đới gió mùa, cùng nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và
hải đảo…
Bài 1 (trang 53 sgk Địa Lí 8): Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận xét
và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á?
Lời giải:
- Dân cư phân bố không đều
+ Dân cư tập trung đông (trên 100 người/km^2) ở vùng ven biển của Việt Nam,
Mi-an-ma, Thái Lan, Một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin
+ Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn
- Nguyên nhân do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận
lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc,
thành phố
Bài 2 (trang 53 sgk Địa Lí 8): Đọc các thông tin trong bảng 15.2, hãy thống kê các
nước Đông Nam Á theo diện tích từ nhỏ đến lớn, theo dân số từ ít đến nhiều Việt Nam
đứng ở vị trí nào?
Lời giải:
Trang 2Bài 3 (trang 53 sgk Địa Lí 8): Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa
dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp
tác giữa các nước?
Lời giải:
- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao khu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các
quốc gia, các dân tộc
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước
Trang 3Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
(trang 54 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế
của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng
trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90
là 3% năm)?
Trả lời:
- Giai đoạn 1990 – 1996:
+ Các nước có mức tăng đều: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam
+ Các nước có mức tăng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po
- Giai đoạn 1998 -2000:
+ Trong năm 1998, các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nê-xi-a,
Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, thực chất là kinh tế phát triển kém năm trước)
+ Trong năm 2000, các nước đạt nước mức tăng trưởng dưới 6% năm (In-đô-nê-xi-a,
Phi-lip-pi, Thái Lan) và trên 6% năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po)
- So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức
tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn
(trang 55 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng
sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?
Trả lời:
- Cam-pu-chia: tỉ trọng nghành nông nghiệp giảm: 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp
tăng 9,3; tỉ trọng ngành dịch vụ 9,2%
- Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng nghành công nghiệp tăng 8,3%, tỉ
trọng nghành dịch vụ không thay đổi
- Phi-líp-pin: tỉ trọng nghành công nghiệp giảm 9.1%; tỉ trọng ngàng công nghiệp giảm
7,7%; tỉ trọng dịch vụ tăng 16,8%
- Thái Lan: tỉ trọng công nghiệp giảm 12,7%, tỉ tọng nghành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ
trọng nghành dịch vụ tăng 1,4 %
(trang 56 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, em hãy:
- Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp
- Nhận xét sự phân bố của các nghành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy hóa chất,
thực phẩm
Trả lời:
- Nông nghiệp:
+ Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các
quốc gia Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi điều kiện thích hợp
như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào
+ Cây công nghiệp là cao sụ, cà phê, mía… tập trung trên các cao nguyện do yêu cầu
về đất, khí hậu khắt khe hơn
- Cây công nghiệp:
+ Luyện kim: ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nên-xi-a thường tập
trung ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu
+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chue yếu ở các trung tâm công nghiệp
gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế
biến
+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nay, Thái
Lan và Việt Nam
+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia
Bài 1 (trang 57 sgk Địa Lí 8): Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa
nhưng kinh tế phát triển chưa chắc vững chắc?
Lời giải:
Trang 4Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghành
công nghiệp này ngày càng góp nhiều hơn và GDP của từng quốc gia Kinh tế phát triển
chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài môi trường chưa được
chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước
Bài 2 (trang 57 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bẳng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện
sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới Vì sao
khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
(Xử lí số liệu: chuyển số liệu về dạng tương đối (%) So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á
chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3% So với thế giới, cà phê ở Đông Nam á
chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%)
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và châu Á so với
thế giớ năm 2000
- Giải thích: các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó
do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mở, khí hậu nóng ẩm quanh
năm, nguồn nước tươi dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp
cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài tram năm nay)
Bài 3 (trang 57 sgk Địa Lí 8): Quan sát hình 16.1, cho biết khu vực Đông Nam Á có
các nghành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
Trang 5Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
(trang 58 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 17.1, cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào
hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam?
Trả lời:
- Năm nước đầu tiên tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a,
In-đô-nê-xi-a, Xin-go-po, Phi-líp-pin
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia
(trang 59 sgk Địa Lí 8): - Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện
thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?
Trả lời:
- Vị trí gần gnhau, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi
- Truyền thống văn hóa, sản xuất nhiều nét tương đồng
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp
tác với nhau
(trang 60 sgk Địa Lí 8): -Từ đoạn văn trên em hãy cho biết những lợi ích của Việt Nam
trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các ASEAN la gì? Hãy liên hệ với thực tế đất
nước, nêu thêm một vài ví dụ về sự hợp tác này.
Trả lời:
* Lợi ích của Việt Nam:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, xuất khẩu lúa gạo và nhập khẩu nhiều mặt
hàng nguyên liệu sản xuất
- Phát triển hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát
triển
* Liên hệ thực tế:
- Tạo điều kiện phát triển kinh tế đa quốc gia, nhiều tập đoàn có cơ hội phát triển
- Thu hút nguồn vốn đầu tư kinh tế, các quỹ khuyến học, phát triển con người,…
Bài 1 (trang 61 sgk Địa Lí 8): Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã
thay đổi qua thời gian như thế nào?
Lời giải:
- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự
- Cuối thập nhiên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngang càng trở thành
xu hướng chính
- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: "Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định
và phát triển đông đều"
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi
quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cũng khẳng định vị trí của mình
trên trường quốc tế
Bài 2 (trang 61 sgk Địa Lí 8): Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở
thành viên của ASEAN?
Lời giải:
- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ Về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990
đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm
• Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước ASEAN là gạo (32,4%) tổng buôn
bán quốc tế của Việt Nam
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN với bạn hàng chính
là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, ma-lai-xi-a
Trang 6• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc
trừ sâu, hàng nhựa, hàng điện tử
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực Mê
Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng có nhiều khó
khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vụ này phát triển kinh tế - xã hội, xóa
đói giảm nghèo
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế
chính trị, bất đồng ngôn ngữ…
Bài 3 (trang 61 sgk Địa Lí 8): Vẽ biểu đồ cột và nhận xét GDP/người của các nước
ASEAN theo bản số liệu 17.1?
+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều
+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (2074 USD), tiếp theo là Bru-nây
(12300USD), Ma-lai-xi-a (3680USD), Thái Lan (1870USD)
+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000USD là Phi-líp-pin (930USD), In-đô-nê-xi-a
(680USD), Việt Nam (415USD), Lào (317USD), Cam-pu-chia (28USD)
+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/người của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần
GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam…
Trang 7Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
1 Vị trí địa lí
(trang 62 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pi-chia:
- Thuộc khu vực nào, biển nào?
- Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước
Trả lời:
Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam lào ở phía
đông bắc; Thái Lan ở phía Bắc và Tây Bắc Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan
- Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha-nuc-vin),
đường sông và đường bộ
2 Điều kiện tự nhiên
(trang 63 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc
Cam-pu-chia theo các nội dung sau:
- Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước
- Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm
của mùa khô, mùa mưa
- Nhận xét thuận lợi và khó khă của vị trí, khí hậu đới với sự phát triển nông nghiệp
Trả lời:
Cam-pu-chia:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao
nguyên ở vùng biên giới dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Cac-đa-môn ở phía tây, tây
nam; cao nguyên Chơ-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh
Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang
không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông
lạnh như miền bắc Việt Nam, mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau)
- Sông Mê Công, Tông – lê Sáp và biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước Đồng
bằng có đất phù sa màu mở, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 – SGK
trang 56)
- Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm nên có điều
kiện phát triển trồng trọt Có biển Hồ, sông Mê Công, tông – lê Sáp vừa cung cấp nước
vừa cung cấp cá
+ Khó khăn: Mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt
3 Điều kiện xã hội, dân cư
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 18 trang 64: Dựa vào bảng 18.1 nhận xét Lào hoặc
Cam-pu-chia về:
- Số dân, gia tăng, mật độ dân số
- Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ
- Bình quân thu nhập đầu người
- Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư đô thị
- Nhận xét tiền năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trình độ văn
hóa của dân cư)
Trả lời:
Trang 8- Lào có số dân 5,5 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao đạt 2,3%, mật độ dân số thấp
23 người/km2
- Thành phần dân tộc phức tạp, người Lào chiếm 50%, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Lào,
tôn giáo đa số theo đạo Phật, tỉ lệ dân số biết chữ chỉ chiếm 56% dân số
- Bình quân thu nhập đầu người thấp chỉ 317 USD/người/năm
- Các thành phố lớn như: Viêng Chăn, Xa-van-na-khẹt và Luông Pha-băng, tỉ lệ dân đô
thị thấp chỉ 17%
- Lao động trẻ, nguồn lao động bổ sung lớn, tuy nhiên trình độ lao động thấp, lao động
có tay nghề rất ít
4 Kinh tế
(trang 64 sgk Địa Lí 8): - Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để: Nêu tên ngành sản xuất, điều
kiện để sản xuất ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia.
Trả lời:
Cam-pu-chia:
- Cam-pu-chia phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Trong cơ cấu kinh tế
năm 2002, nông nghiệp chiếm 37,1%, công nghiệp chiếm 20,5%, dịch vụ chiếm 42,4%
- Trên cơ sở của tài nguyên sẵn có như Biển Hồ rộng lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ,
có quặng man-gan, quặng sắt, vàng, đá vôi, Cam-pu-chia phát triển một số nghành sản
xuất như trồng lúa gạo, ngô tại các đồng bằng ven sông, trồng cao su tại các cao
nguyên, đánh cá tại biển Hồ, sản xuất xi măng, khai thác một số quặng kim loại màu,
phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cao su
Trang 9Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
(trang 66 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 19.1, đọc tên và nêu vị trí của dãy núi, sơn
nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục?
Trả lời:
- Các dãy núi lớn: Cooc-đi-e, A-pa-lat, An-đet (châu Mĩ), Xcan-đi-na-vi, An-pơ (châu Âu);
At-lát, Đrê-ken-bec (châu Phi), Cap-ca, Hin-đu-cuc, Thiên Sơn, Côn Luân, An-tai,
Xai-an, Hi-ma-la-a, U-ran (Châu Á); Đông Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương)
- Các sơn nguyên lớn: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi (châu Phi), A-ráp, I-ran, Đê-can, Tây Tạng,
Trung Xi-bia (châu Á), Tây Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương), Bre-xin (châu Mĩ)
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng trung tâm (Bắc Mĩ), A-ma-dôn, La Pla-ta (Nam Mĩ),
Đông Âu (châu Âu), Công-gô (châu Phi), đồng bằng Ấn - Hằng, Mê Công, Hoa Bắc, Tây
Xi-bia (châu Á), đồng bằng trung tâm (châu Đại dương)
(trang 68 sgk Địa Lí 8): - Quan sát các hình 19.1, 19.2 và dựa và kiến thức đã học, cho
biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?
Trả lời:
Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí tiếp xúc các mảng kiến tạo (các
mảng kiến tạo chờm lên nhau hoặc các mảng đang tách nhau ra)
(trang 68 sgk Địa Lí 8): - Quan sát các hình 19.3, 19,4, cho biết nội lực còn tạo ra hiện
tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?
Trả lời:
- Các hiện tượng: động đất, tạo ra các đảo núi lửa, các lớp đất đá bị xô lệch
- Ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người:
+ Động đất: phá hủy nhà cửa, đường xá, cầu cống, gây thiệt hại về người…
+ Các đảo núi lửa: khi dung nham phong hóa tạo ra đất ba da màu mỡ thích hợp trồng
cây công nghiệp…
+ Các lớp đất đá bị xô lệch: tạo ra cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch
(trang 68 sgk Địa Lí 8): - Quan sát các ảnh dưới đây, mô tả hình dạng địa hình trong
ảnh và cho biết chúng được hình thành do các tác động nào của ngoại lực?
Trả lời:
- Ảnh bờ biển cao ở Ô-xtray-li-a:
+ Mô tả: hình ảnh khố đa bị bào mòn, đục thủng thành hình vòm cong, một bên gắn núi
đá ven biển, một biên có chân chống ở mép nước, xung quanh là biển
+ Giải thích: cảnh quan trên có được là do gió và nước biển bào mòn, phần mềm bị
bóc đí, phần đá cứng còn lại tạo thành vòm cong
- Ảnh nấm đá bad an ở Ca-li-phooc-nia (Hoa Kì):
+ Mô tả: Khố đá có chân nhỏ và mũ đá lớn lơn trông như cây nấm, hình dạng tương
đối gồ ghề
+ Nguyên nhân: Trước đây có thể là cả một quả núi hoặc khố đá lớn, do thay đổi nhiệt
độ, do gió, mưa nen các lớp đá bên ngoài bị vỡ vụn dần, còn lại khối đá cứng bên trong,
phía dưới do tác động của gió mang theo cát nên sức bào mòn mạnh hơn là cho phần
dưới nhỏ đi, tạo thành chân nấm
- Ảnh cánh đồng lúa gạo ở một châu thổ sông (Thái Lan):
+ Mô tả: cánh đồng lúa bằng phẳng, xanh tốt, phía xa là làng hoang mạc
+ Nguyên nhân: xưa kia là vùng trũng hoặc cũng có thể là vùng biển nông (thuộc vịnh
Thái Lan), phù sa sông đã bồi đắp tạo nên đồng bằng và đã được khai phá để trồng lúa
gạo
- Ảnh thung lũng sông ở vùng núi Áp-ga-ni-xtan
Trang 10+ Mô tả: các ngọn núi lô nhô, sườn dốc, thung lũng dòng sông uốn lượn quanh chân
núi
+ Nguyên nhân: dòng chảy bào mòn và cuốn đi đất đá, làm cho thung lũng ngày càng
mở rộng
(trang 69 sgk Địa Lí 8): -Sử dụng lược đồ 19.1 và kiến thức đã học, hãy tìm them ba ví
dụ cho mỗi dạng địa hình?
Trả lời:
Ví dụ: bờ biển bị sóng đánh vỡ bờ, nước xẻ núi, bào mòn các bề mặt…
Bài 1 (trang 69 sgk Địa Lí 8): Chọn trong sách giáo khoa Địa lí 8 ba cảnh quan tự
nhiên thể hiện các dạng địa hình khác nhau và nêu những yếu tố tự nhiên chính tác
động tại nên các cảnh quan trong ảnh?
Lời giải:
- Hoang mạc Tha (hình 10.3 –SGK), cảnh quan đồng bằng sông hồng (hình 29.4 –
SGK): do tác động của quá trình ngoại lực tạo nên
- Núi Hi-ma-lay-a (hình 10.4 – SGK): do tác động của quá trình nội lực
Bài 2 (trang 69 sgk Địa Lí 8): Nêu một số ví dụ về cảnh quan tự nhiên của Việt Nam
thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoài lực?
Lời giải:
Ví dụ: hang động đá vôi, bãi biểu ven sông, côn cát duyên hải, khe rãnh ở miền núi…
Bài 3 (trang 69 sgk Địa Lí 8): Địa phương em có những dạng địa hình nào? Chịu
những tác động của ngoại lực nào?
Trả lời:
Ở Quảng Ninh có các dạng địa hình:
- Đồng bằng chịu tác động của quá trình bồi tụ
- Bờ biển bị mài mòn do nước biển xô vào đá
- Hang động đá vôi do quá trình Caxto
- Đồi núi chịu tác động của cả quá trình nội lực (vận động tạo núi) và ngoại lực (xói
mòn)
Trang 11Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
(trang 70 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 20.1, cho biết mỗi châu lục có những đới khí
hậu nào?
Trả lời:
Tên châu lục Các đới khí hậu
Châu Á Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo
Châu Âu Hàn đới, ôn đới, cận nhiệt (địa trung hải).
Châu Phi Cận nhiệt (Địa trung hải) nhiệt đới, xích đạo.
Châu Mĩ Hàn đới, ôn đới, cận nhiệt, (địa trung hải).
Châu Đại Dương Ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới.
(trang 70 sgk Địa Lí 8): - Nêu đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
Giải thích vì sao thủ đo Oen-lin-tơn (41 o N,175 o Đ) của Nui Di-lân lại đón năm mới vào
những ngày mùa hạ của nước ta?
Trả lời:
- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:
+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20oC) và trong năm có một thời kì
khô hạn (từ 3 đến 9 tháng) Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ
nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung
vào mùa mưa
+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi
thất thường, lượng nhiệt trung bình năm gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió
tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500mm đến 1000mm
+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc khiệt Mùa đông rất dài, hiếm thấy mặt trời và
thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da Nhiệt độ trung bình luôn dưới -
10oC, thậm chí xuống đến -50oC; mùa hạ thật sự kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên
nhưng cũng ít vượt quá 10oC Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và
chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ)
- Thủ đô Oen-lin-tơn của Nui Di-lân lại đón năm mới vào những ngày nóng ấm vì tháng
12 tia sáng mặt trời tạo thành góc chiếu lớn với chí tuyến Nam địa điểm này nhận được
nhiều nhiệt nên nóng ấm
(trang 71 sgk Địa Lí 8): - Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của bốn biểu đồ, cho biết kiểu
khí hậu, đới khí hậu thể hiện ở từng biểu đồ?
+ Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12, tháng 1) và có tháng mưa
rất nhiều, tháng 8 mưa gần 260mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9
+ Đây là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa và mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ ràng
- Biểu đồ b:
+ Nhiệt độ trong năm ít thay đổi, khá nóng, gần 30oC
+ Mưa quanh năm, mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11
Trang 12+ Đây là biểu đồ khí hậu cân xích đạo.
- Biểu đồ c:
+ Nhiệt độ chênh lệch khá lớn, tới gần 30oC, mùa đông nhiệt độ xuống dưới -10oC vào
tháng 12,1; mùa hạ nhiệt độ chỉ lên tới 16oC vào tháng 7
+ Lượng mưa trải đều quanh năm, mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 10
+ Đây là biểu đồ của khí hậu ôn đới lục địa
- Biểu đồ d:
+ Nhiệt độ thấp là 5oC vào tháng 1, 2; nhiệt độ cao khoảng 25o0 C vào các tháng 6, 7,
8; chênh lệch giữa hai mùa khoảng 15oC
+ Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa nhiều vào những tháng mùa đông
(tháng 10, 11, 12); mưa ít vào những tháng mùa hạ (6, 7, 8)
+ Đây là biểu đồ của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
(trang 71 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 20.3, nêu tên và giải thích sự hình thành các
loại gió chính trên Trái Đất?
Trả lời:
- Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau trên khí áp của các
nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện
tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp
- Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt độ do ánh sáng của mặt trời luôn có góc
chiếu lớn, nhiệt độ luôn luôn cao làm cho vùng này có áp thấp Không khí nóng nở ra,
bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 -
35o của cả hai bán cầu tạo thành khu áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho
vùng Xích đạo Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên gió có tên Tín phong
Đồng thời không khí của khu vực có khí hậu áp cao này chuyển động về các vĩ tuyến
60o của hai bán cầu, nơi có khi áp thấp tạo nên gió tây ôn đới Gió đông cực thổi từ khu
áp cao ở khoảng vĩ độ 90o Bắc và Nam về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60o Bắc và
Nam) Do trái đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về
Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit)
(trang 71 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 20.1 (SGK trang 70), 20.3 và kiến thức đã học,
giải thích sự xuất hiện của sa mạc Xa-ha-ra?
Trả lời:
- Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí
tuyến, thời tiết rất ổn, không có mưa
- Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, mọt lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa
Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây mưa
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200 m nên ảnh hưởng của biển khó ăn
sâu vào đất liền
- Có dòng biển lạnh Ca-ra-ri chảy ven bờ tây bắc châu Phi
(trang 73 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 20.4, mô tả các cảnh quan tỏng ảnh Các cảnh
quan đó thuộc những đới khí hậu nào?
Trả lời:
- Ảnh a: Đàn chó đang kéo xe trượt tuyết: cảnh ở hàn đới
- Ảnh b: Rừng lá kim: cảnh ở đới ôn hòa
- Ảnh c: Cây bao báp ở vùng rừng thứa, xa van: cảnh ở nhiệt đới
- Ảnh d: Rừng rậm nhiều tầng cây: cảnh ở nhiệt đới
- Ảnh đ: Đàn ngựa vằn trên đồng cỏ; cảnh ở nhiệt đới
(trang 73 sgk Địa Lí 8): - Hãy vẽ lại sơ đồ 20.5 vào vở, điền vào các ô trống tên của
các thành phần tự nhiên và đánh mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa chúng sao cho phù
hợp và đầy đủ>
Trả lời:
Trang 13Trả lời:
Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn
nhau Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cảnh quan
Bài 1 (trang 73 sgk Địa Lí 8): Quan sát 20.1, ghi vào vở:
- Tên các châu lục, các đại dương theo thứ tự: I,II, …,X
- Tên các đảo lớn theo thứ tự: 1, 2 … 11
- Tên các sông, hồ lớn theo thứ tự: a, b, …v
Lời giải:
- Tên các châu lục, đại dương trên lược đồ được dùng các kí hiệu như sau:
- Tên các đảo lớn:
6 Ma-đa-ga-xca
- Tên các sông, hồ lớn theo các kí hiệu sau:
Vôn-ga: k
Bài 2 (trang 73 sgk Địa Lí 8): Quan sát hình 20.1 và kiến thức đã học, điền vào theo
bảng mẫu, một số đặc điểm tiêu biểu khí hậu, cảnh quan tự nhiên của châu Á?
Trang 14Lời giải:
Trang 15Bài 21: Con người và môi trường địa lí
(trang 75 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 21.1 và kiến thức đã học, cho biết: Hoạt động
nông nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào?
Trả lời:
- Hoạt động sản xuẩ nông nghiệp diễn ra rất đa dạng Con người đã khai thác các kiểu,
loại khí hậu, các dạng địa hình khác nhau để trồng cây lương thức (lúa mì, lúa gạo), cây
công nghiệp (bông), cây ăn quả (chuối) và phát triển chăn nuôi (nuôi cừu) Các hoạt
động diễn ra trên nhiều vùng lãnh thổ của bề mặt đất Sự phân bố của chúng bị chi phối
trước hết ở các điểu kiện về nhiệt độ, độ ẩm, liên quan trực tiếp tới điều kiện khí hậu
Ví dụ: lúa gạo chỉ được trồng ở đới nóng và ở nơi có nguồn lao động dồi dào; lúa mì
phát triển ở ôn đới ôn hòa, lượng mưa vừa phải…
- Cùng với lịch sử khai thác thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, con người đã ngày càng
mở rộng diện tích cảnh quan nhân tạo, làm biển đổi cảnh quan ban đầu, thường là rừng
hoặc đồng cỏ
(trang 75 sgk Địa Lí 8): -Quan sát hình 21 2, 21.3, nhận xét và nêu những tác động
của một số hoạt động công nghiệp đối với môi trường tự nhiên?
Trả lời:
- Hình 21 2 cho thấy ngành công nghiệp khai thác mỏ, nhất là khai thác lộ thiên thường
làm thay đổi diện mạo của cả khu vực
- Hình 21.3 là quang cảnh khu công nghiệp luyện kim nhả khói lên trời làm ô nhiễm
không khí
Qua đó có thể thấy, hoạt động công nghiệp có tác động mạnh đến môi trường tự nhiên,
làm cho nhiều vùng thay đổi diện mạo, làm cho không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng
(trang 75 sgk Địa Lí 8): -Dựa vào hình 21 4, hãy cho biết các nơi xuất khẩu và các nơi
nhập khẩu dầu chính Nhận xét về tác động của của các hoạt động này tới môi trường
tự nhiên?
Trả lời:
- Các nơi xuất khẩu và các nơi nhập khẩu dầu chính:
+ Các nơi xuất khẩu dầu chính: Tây Nam Á, Bắc Phí, Trung Phi, Trung Mĩ, LB Nga,
Đông Nam Á
+ Các nơi nhập khẩu dầu chính: Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Âu, Nhật Bản
- Hoạt động khai thác chế biến, vận chuyển dầu khí có tác động mạnh mẽ tới môi
trường tự nhiên: làm ô nhiễm môi trường không khí, biển và đại dương…, gây tác động
xấu, nguy hại cho con người
Bài 1 (trang 76 sgk Địa Lí 8): Lựa chọn trong SGK Địa lí 8 hai ảnh về hoạt động nông
nghiệp, hai ảnh cề công nghiệp hoặc về cảnh của châu Á, chi biết thể hiện cảnh quan
gì? Các hoạt động này có thể diễn ra ở khu vực nào trên thế giới?
Lời giải:
- Hình 8.3 (SGK trang 26): cảnh những người nông dân đang thu hoạch lúa trên đồng
ruộng ở In-đô-nê-xi-a Hoạt động này diễn ra phổ biến ở các vùng trồng lúa nước (Đông
Nam Á…)
- Hình 11.4 (SGK trang 39): cảnh thu hái chè trên vùng đồi núi ở Xri-lan-ca Hoạt động
này diễn ra chủ yếu ở các nước có trồng chè (Ấn Độ, Trung Quốc,Việt Nam…)
- Hình 9.2 (SGK trang 30): khai thác dầu ở I-ran Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở khu
vực có nhiều dầu mỏ (Tây Nam Á, Đông Nam Á, Bắc Mĩ, LB Nga)
- Hình 21.3 (SGK trang 75): khu công nghiệp luyện kim ở Đức hoạt động này diễn ra
chủ yếu ở các nước có ngành luyện kim phát triển: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Lì,
Bra-xin…
Trang 16Bài 2 trang 76 Địa Lí 8: Thu thập tranh ảnh, thông tin về hoạt động sản xuất diễn ra
trên thế giới Quan sát các ảnh và nhận xét cảnh quan tự nhiên của nơi đang có
hoạt động đó
Trả lời:
Ảnh 1: Hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh - Việt Nam (Nguồn Internet)
Cảnh quan tự nhiên bị phá huỷ, địa hình bị biến đổi, không có động thực vật phát
triển, môi trường bị ô nhiễm
Ảnh 2: Rừng ngập mặn ở hạ lưu sông Mit-xi-xi-pi (nguồn Internet)
Rừng ngập mặn phát triển tự nhiên, có các loài động, thực vật ưa mặn phát triển,
ngoài ra là nơi cư trú cho các loài động vật ăn thịt khác
Trang 17Ảnh 3: Cảng New York – Hoa Kỳ (nguồn Internet).
Cảnh quan tự nhiên bị thay thế bằng cảnh quan nhân tạo, các thành phố lớn diễn ra
hoạt động công nghiệp và dịch vụ vô cùng nhộn nhịp
Trang 18Bài 22: Việt Nam - đất nước, con người.
(trang 78 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 17 1, hãy cho biết:
- Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
Trả lời:
- Việt Nam gắn liền với châu Á và trong khu vực Đông Nam Á
- Việt Nam có biển Đông, một bộ phận của Thái Bình Dương
- Trên đất liền, Việt Nam có biên giới chung với trung quốc, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan,
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, I-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin
(trang 78 sgk Địa Lí 8): - Qua bài học về Đông Nam Á (bài 14, 15, 16, 17) em hãy tìm
ví dụ cho nhận xét trên?
Trả lời:
- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy
Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa,
lịch sử của khu vực Đông Nam Á
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khai thác có địa hình khá đa
dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng…); khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa ẩm, cảnh
quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước chiến tranh
thế giới thứ hai bị thực dân pháp xâm chiếm Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết
các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật Xâm chiếm Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các
nước đã giành độc lập
+ Văn hoa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trông
lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính…
(trang 78 sgk Địa Lí 8): - Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?
Trả lời:
Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm 1995
(trang 79 sgk Địa Lí 8): - Nêu nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng
22.1?
Trả lời:
Từ năm 1990 đến năm 2000, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự
chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công
nghiệp tăng 13, 94%; tỉ trọng nganhf dịch vụ tăng 0,5%
(trang 80 sgk Địa Lí 8): - Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội
nước ta trong thời gian qua Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào?
Trả lời:
- Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt
những thành tựu to lớn, toàn diện
+ Nước ta đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài Nền kinh tế
phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm Đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt
+ Từ chỗ thiếu ăn, phải phập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì) Mỗi năm xuất khẩu
từ 3 đến 4 triệu tấn gạo
+ Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường
Nhiều khu công nhiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao… được xây
dựng và đi vào sản xuất
+ Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản
xuất trên cả nước
Trang 19- Liên hệ thực tế địa phương: về đới sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao
thông, điện, cấp nước sạch…), các ngành nghề sản xuất…
(trang 80 sgk Địa Lí 8): - Để học tốt môn địa lí Việt Nam, em cần làm gì?
Trả lời:
- Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập trong SGK
- Làm giàu them vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế,
sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch…
- Khai thác tốt các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu… trong SGK
Bài 1 (trang 80 sgk Địa Lí 8): Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001- 2010
của nước ta là gì?
Lời giải:
Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn
hoa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại
Bài 2 (trang 80 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản
phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét?
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000
- Nhận xét:
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước cuả
Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 14,44%; tỉ
trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của
Việt Nam vẫn còn cao
Bài 3 trang 80 Địa Lí 8: Em hãy sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao, bài hát gợi đất
nước ta và cùng với các bạn tổ chức sinh hoạt văn hóa theo chủ đề trên
Trang 20Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Trang 21Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
(trang 81 sgk Địa Lí 8): - Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây
của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng (xem bảng 23.2)?
Trả lời:
Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23 o 23B 105 o 20Đ
Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiểu, tỉnh Cà Mau 8 o 34B 104 o 40Đ
Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22 o 22B 102 o 9Đ
Đông Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 12 o 40B 109 o 24Đ
(trang 84 sgk Địa Lí 8): - Qua bảng 23.2, em hãy tính:
- Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong dới khí hậu
nào?
- Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?
- Lãnh thổ Việt Nam năm trong múi giờ thứ mấy GMT
Trả lời:
- Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nhiệt
đới
- Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ
- Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT
(trang 84 sgk Địa Lí 8): - Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lý có ảnh hưởng gì tới
môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.?
Trả lời:
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt
đới ẩm gió mùa, tính chất ven biển, tính đa dạng phức tạp
(trang 85 sgk Địa Lí 8): - Hình dạng kéo lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên
và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?
Trả lời:
- Hình dạng dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo
nhiều hướng và dài trên 3260km đã gớp phần làm thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng,
phong phú và sinh động Cảnh quan tự thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ ràng giữa
các vùng, các miền tự nhiên Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường
tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta
- Đối với giao thông vận tải, hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại
hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không… Mặt khác giao thông vận tải
nước ta cũng không gặp ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ
kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai, địch
họa Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây
ách tắc giao thông
(trang 85 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 23.2 và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho
biết:
- Tên đảo lớn nhất ở nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?
- Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di
sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
- Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
Trang 22Trả lời:
- Đảo lớn nhất của nước ta là đảo phú quốc, diện tích: 568 km2, thuộc tỉnh Kiên Giang
- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994
- Quần đảo xa nhất của nước ta là quần đảo Trường SA (thuộc tỉnh Khánh Hòa)
Bài 1 (trang 86 sgk Địa Lí 8): Căn cứ vào hình 24.1 tính khoảng cách (kilomet) từ Hà
Nội tới thủ đô các nước Phi-líp –pin, Bru-nây, Xin-ga-pho, Thái Lan?
Lời giải:
- Xác định trên bản đồ thủ đô các nước Đông Nam Á (hình 24.1)
- Đo, tính khoảng cách từ Hà Nội tới thủ đô các nước Chú ý, tỉ lệ bản đồ (1cm trên bản
đồ tỉ lệ 1:30.000.000 bằng 30km ngoài thực địa)
Bài 2 (trang 86 sgk Địa Lí 8): Từ kinh tuyến phía Tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông
(117oĐ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng
hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút)?
Lời giải:
Từ kinh tuyến phía tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông (117oĐ), nước ta mở rộng 15 độ
kinh tuyến chênh nhau 60 phút đồng hồ
Bài 3 (trang 86 sgk Địa Lí 8): Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam của những
thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc nước ta hiện
nay?
Lời giải:
- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện
- Hội nhập vào giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế
hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chông thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng
biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển
vùng trời Tổ Quốc, )
Trang 23Bài 24: Vùng biển Việt Nam.
(trang 88 sgk Địa Lí 8): - Em hãy tìm hiểu trên hình 24.1:
- Vị trí các eo biển và các vịnh nên trên?
- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng
biển của những quốc gia nào?
Trả lời:
- Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ta, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc,
Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển, vịnh thái Lan, Vịnh Bắc Bộ
- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp
vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po,
In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin
(trang 89 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 24.2, em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng
mặt thay đổi như thế nào?
Trả lời:
- Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng
7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7)
- Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ phía bắc vào phía nam
- Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam nhiệt độ
nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ta ngoài khơi
(trang 89 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các
dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như
thế nào?
Trả lời:
Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa
đông chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam
(trang 90 sgk Địa Lí 8): - Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta
Chúng là cơ sở cho những nền kinh tế nào?
Trả lời:
- Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công
nghiệp khai thác khoáng
- Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sở cho ngành khai thác hải sản
- Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển
- Bờ biển: các bãi biển đẹp, vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây
dựng hải cảng
(trang 90 sgk Địa Lí 8): - Em cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?
Trả lời:
Thiên tai thường gặp ở nước ta là bão, lụt, sạt lở bờ biền
(trang 90 sgk Địa Lí 8): - Muốn khái thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt
Nam, chúng ta cần làm gì?
Trả lời:
Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ tốt hơn
Bài 1 (trang 91 sgk Địa Lí 8): Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa,
em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển?
Lời giải:
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ
nhiệt trong năm nhỏ
- Chế độ gió: trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng
4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam
- Chế độ mưa: lương mưa trên biểu đạt 1100 – 1300 mm/năm
Trang 24Bài 2 (trang 91 sgk Địa Lí 8): Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với
kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
Lời giải:
- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô…), khoáng sản
(dầu khí, khoáng sản kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh…thuận lợi để
phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển đảo, giao thông vận
tải biển…
- Khó khăn: Thiên tai vùng biển thường dữ dội và khó lường trước như bão, lụt, sạt lở
đường biển,… gây thiệt hại kinh tế lớn cho người dân biển; khó có thể khai thác các tài
nguyên khoáng sản
Bài 2 (trang 91 sgk Địa Lí 8): Sưu tầm tranh ảnh về hải sản và cảnh đẹp của biển Việt
Nam
Lời giải:
Trang 25Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
(trang 93 sgk Địa Lí 8): - Dựa trên hình 25.1, em hãy cho biết vào giai đoạn Tiền
- Các mảng hình thành giai đoạn cổ sinh: Đông Bắc, Trường Sa Bắc, Đông Nam Bộ
- Các mảng hình thành vào giai đoạn trung sinh: Sông Đà
(trang 93 sgk Địa Lí 8): - Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật nước
ta vào giai đoạn này như thế nào?
Trả lời:
Các mỏ than lớn ở nước ta tuổi Trung sinh Chúng cho biết khi hậu đó rất nóng ẩm,
rừng cây phát triển mạnh mẽ Các loài thực vật hóa than cho biết thực vật thống trị lúc
đó là các họ xương xỉ và cây hạt trần
(trang 94 sgk Địa Lí 8): - Em hãy cho biết một số trấn động đất khá mạnh xảy xa
những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ điều gì?
Trả lời:
Chứng tỏ sự hoạt động của Tân kiến tạo còn tiếp tực diễn ra ở nước ta
Bài 1 (trang 95 sgk Địa Lí 8): Trình bày sự phát triển của tự nhiên nước ta?
Lời giải:
Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam có thể chia là ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày này ít nhất khoảng 570 triệu năm Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta
còn là biển
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kun Tom, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã,
Pu-Hoạt
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản Bầu khí quyển rất ít oxi
- Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, ổn định, mở rộng lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki-mê-ri) làm thay
đổi hẳn hình thể nước ta so với trước Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt
trần
+ Xuất hiện các khối núi đá vô và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở
một số nơi
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện đại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
Trang 26+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo
các bề mặt dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ
+ Sinh vật biển phát triển phong phú và hoàn thiên, xuất hiện loài người trên Trái Đất
Bài 2 (trang 95 sgk Địa Lí 8): Nêu ý nghĩa của đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển
lãnh thổ nước ta hiện nay?
Lời giải:
- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại
- Xuất hiên các cao nguyên ba dan, núi lửa
- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ
- Mở rộng biển Đông
- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, boxit, than bùn…
Bài 3 trang 95 Địa Lí 8: Sưu tầm các mẫu đá và hóa thạch có ở địa phương em
Lời giải:
Trang 27Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
(trang 96 sgk Địa Lí 8): - Em hãy tìm trên hình 26.1 một số khoáng sản lớn nêu trên?
Trả lời:
Dựa vào chú giải để tìm sự phân bố một số khoáng sản lớn (than, dầu khí, apatit, đá
vôi, sắt, crom, đông, thiếc, bô xit)
(trang 98 sgk Địa Lí 8): - Em hãy tìm trên hình 26.1 các mỏ chính ở nước ta được nêu
trong bảng 26.1?
Trả lời:
Dựa vào chú giải để tìm sự phân bố các mỏ chính ở nước ta được nên trong bảng
26.1
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 26 trang 98: Em hãy cho biết một số nguyên nhân dẫn
tới hậu quả đó và cho một số dẫn chứng
Trả lời:
- Khai thác bữa bãi, không có quy hoạch, tình trạng khai thác khoáng sản trộm còn
diễn ra nhiều
- Nhiều mỏ lẻ tẻ khó kiểm soát, không đi đôi với bảo vệ môi trường
- Kĩ thuật khai thác còn lạc hậu
Bài 1 (trang 86 sgk Địa Lí 8): Chứng minh rằng ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng
sản phong phú, đã dạng?
Lời giải:
Trang 28- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần
60 loại khoáng sản khác nhau trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng
thiếc, bô xit (quặng nhôm)
Bài 2 (trang 98 sgk Địa Lí 8): Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một
số tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
Lời giải:
- Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải
- Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố là cho khai thác
gặp khó khăn và đầu tư lãng phí
Bài 27: Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam
(trang 100 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam trong sách giáo khoa
hoặc trong Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:
- Xác định ví trí mà tỉnh thành phố mà em đang sống
- Xác định vị trí tọa độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ
phần đất liền nước ta
- Lập bảng thống kê theo mẫu sau Cho biết có bao nhiêu tỉnh ven biển?
Trả lời:
- Dựa vào bản đồ hành chính để tìm vị trí hoặc thành phố nơi em đang sống
- Xác định vị trí, tọa độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ
phần đất liền nước ta:
Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23 o 23B 105 o 20Đ
Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiểu, tỉnh Cà Mau 8 o 34B 104 o 40Đ
Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22 o 22B 102 o 9Đ
Trang 29- Lập bảng thống kê theo mẫu sau:
Trang 30(trang 100 sgk Địa Lí 8): - Đọc lược đồ khoáng sản Việt Nam trong sách giáo khoa
hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, vẽ lại kí hiệu và ghi vào vở học nơi phâ bố của mười loại
khoáng sản chính theo mẫu?
Trả lời:
Trang 31Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam.
(trang 101 sgk Địa Lí 8): - Hãy tìm trên hình 28.1 đỉnh Phan-xi-păng và đỉnh Ngọc Linh
(2598m)?
Trả lời:
Trang 32Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên hình 28.1 để tìm đỉnh Phan-xi-păng trên dãy hoàng
Liên Sơn, đỉnh NGọc Linh trên dãy Trường Sơn Nam
(trang 101 sgk Địa Lí 8): - Em hãy tìm trên hình 28.1 một số nhánh núi, khối núi lớn
ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta?
Trả lời:
Một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng
ven biển nước ta: Hoàng Sơn, Bạch Mã, một số nhánh núi từ dãy Trường Sơn Nam
đâm ra biển, nơi có đèo Mù Công, dèo Cả…
(trang 102 sgk Địa Lí 8): - Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên
bad an, các đồng bằng trẻ, phạm vị thềm lục địa Nhận xét về sự phân bố và hướng
nghiêng của chúng?
Trả lời:
- Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn
- Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk , Play Ku, Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh
- Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đông bằng
Duyên hải miền Trung
- Phạm vi thềm lục đia: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹo ở miền Trung
- Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hương chủ yến ở phía tây bác – đông nam và
vòng cung Núi, cao nguyên phân bố chủ yến ở phía tây lãnh thổ, đồng bằng phân bố
chủ yếu ở phía đông
(trang 102 sgk Địa Lí 8): - Em hãy cho biết tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta?
Trả lời:
Một số hang động nổi tiếng ở nước ta: Phong Nha (Quảng Bình), Tam Thanh (Lạng
Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)…
(trang 102 sgk Địa Lí 8): - Em hãy cho biết khi rừng bị chặt phá thì mưa lũ gây ra hiện
tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
- Đồi núi là bộ phận quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
+ Đồi núi chếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp Địa hình thấp
dưới 1000m chiếm 85% diện tích Núi cao trên 2000m chỉ chiềm 1% diện tích cả nước
+ Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều
khu vực, điển hình là dải đồng bằng Duyên hải miền trung nước ta
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên vào tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
+ Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng
cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…Địa hình
thấp dần từ nội địa tới biển, trùng với hướng tây bắc – đông nam
+ Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài
ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác đọng mạnh mẽ của con
người
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ
+ Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn Đặc biệt là hiện tượng nước hòa tan đá
vôi tạo nên địa hình các tơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn
+ Các dạng địa hình nhận tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc thủ