Trường THPT Ngô Gia Tự Giáo án Tin học 12 Tuần : 2 Ngày soạn 26/081/08 CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN(TT) A- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: • Học sinh biết khái niệm CSDL, hệ QTCSDL và hệ CSDL; • Học sinh biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống; • Học sinh biết các mức thể hiện của CSDL. 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: Học sinh tích cực chủ động, nghiêm túc, chính xác trong nghiên cứu khoa học. B- Phương pháp: Thuyết trình giới thiệu và sử dụng giáo cụ trực quan kết hợp với vấn đáp HS C- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1-Chuẩn bị của giáo viên - Bảng viết, sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập. 2-Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa. D- Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp : II- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở làm bài tập ở nhà của 3 học sinh. Ba HS ghi kết quả làm bài tập tiết 1 lên bảng cùng một lần. III- Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hđ1. Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Gv: Cho hs thấy hiện nay hầu hết hoạt động của một tổ chức nào đó đều gắn liền với một hệ thống hồ sơ lưu trữ. Ví dụ: một tổ chức thuộc phạm vi một lớp học ta có hồ sơ lớp ở H2 SGK. Gv: Như vậy, qua thông tin có trong hồ sơ lớp: Tổ trưởng quan tâm thông tin gì? Bí thư chi đoàn muốn biết điều gì? … Hs: phát biểu ý kiến. Gv: Tổng hợp và phân tích cho hs thấy được sự đa dạng về các yêu cầu khai thác thông tin từ một hồ sơ . và nếu hồ sơ đó được mở rộng cho hs toàn trường hay cả nước thì lượng thông tin là rất lớn. Từ đó, các yêu cầu khai thác thông tin sẽ gặp nhiều khó khăn. Gv: Để đáp ứng được các yêu cầu khai thác thông tin từ hồ sơ có lượng thông tin lớn, thì phải tổ chức thông tin thành một hệ thống với sự trợ giúp của MTĐT. do đó, CSDL và hệ QTCSDL được hình thành. Gv: CSDL gồm có 3 yếu tố chính… Yêu cầu hs cho biết sự khác nhau của CSDL và hồ sơ của trường? Hs: trả lời. Gv: Tổng hợp và cho thấy sự khác biệt cơ bản nhất, đó là: CSDL được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài. Gv: Để có thể tạo lập, lưu trữ và khai thác được CSDL thì cần phải có hệ thống gì cho phép con người thực hiện một cách dễ dàng? Gv: Khi nói đến hệ CSDL là bao gồm CSDL và hệ QTCSDL. Gv: Do hệ QTCSDL có giao diện và môi trường làm việc không thân thiện với người sử dụng, nên để khắc phục những khó khăn trên người ta thường phải thiết kế và xây dựng những chương trình 3. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU a. Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. CSDL bao gồm 3 yếu tố: + tập hợp các dữ liệu liên quan nhau về hoạt động một tổ chức; + được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài; + được nhiều người khai thác. Hệ QTCSDL: cung cấp môi trường tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL. Hệ CSDL = CSDL + Hệ QTCSDL Để khai thác CSDL một cách thuận Giáo viên: Trần Chí Thu 1 TI TẾ 2 Trường THPT Ngô Gia Tự Giáo án Tin học 12 ứng dụng khác thông qua hệ QTCSDL. Gv: Sử dụng bảng con chứa Hình 3 SGK mô tả quá trình tiếp cận đến CSDL. Gv: Giới thiệu sơ lược về quá trình tiếp cận của người sử dụng đến CSDL thông qua hình 3. Gv: sử dụng 1 bảng con khác chứa nội dung của ví dụ sau: Ví dụ 1: Bộ giáo dục có CSDL điểm thi ĐH và được quản lí bởi một hệ QTCSDL. Để giúp mọi người khai thác thông tin điểm thi thuân tiện và rộng rãi trên Internet, thì người ta thiết kế các trang Web dựa trên hệ QTCSDL đó. Gv: Yêu cầu hs cho biết phần mềm ứng dụng khai thác CSDL ở ví dụ 1 là gì? Hs: trả lời Gv:Tổng hợp và giải thích sơ lược lại thông qua ví dụ 1. tiện hơn thì người ta còn dùng các phần mềm ứng dụng được thiết kế dựa trên hệ QTCSDL. Ví dụ 1: Các thành phần của hệ CSDL khi người dùng khai thác CSDL điểm thi ĐH. Hoạt động 2: Các mức thể hiện của CSDL Gv: Tùy theo sự quan tâm của mỗi đối tượng và trình độ chuyên môn mà CSDL được nhìn nhận và nắm bắt theo các mức độ khác nhau. Gv: Đây là mức hiểu CSDL cao nhất, hiểu và nắm bắt được tất cả các yếu tố mà CSDL được tạo lập. Ví dụ: mỗi thông tin của học sinh được lưu trữ bao nhiêu byte, kiểu lưu trữ mỗi thông tin như thế nào … Gv: Yêu cầu hs cho biết nhóm đối tượng nào cần phải quan tâm, nhìn nhận và nắm bắt CSDL ở mức này? Hs: trả lời. Gv: tổng hợp. Gv: Đây là mức nhìn nhận và nắm bắt CSDL gồm có các bảng lưu trữ các đối tượng nào, mỗi bảng lưu trữ các thông tin gì về đối tượng đó … Gv: Yêu cầu hs cho biết nhóm đối tượng nào cần phải quan tâm, nhìn nhận và nắm bắt CSDL ở mức này? Hs: trả lời. Gv: tổng hợp. Gv: Đây là mức chỉ quan tâm đếm một phần CSDL khi trực tiếp khai thác thông qua các biểu mẫu của hệ QTCSDL hay các chương trình ứng dụng khai thác CSDL . Gv: Yêu cầu hs cho biết nhóm đối tượng nào cần phải quan tâm, nhìn nhận và nắm bắt CSDL ở mức này? Hs: trả lời. Gv: tổng hợp. Gv: Như vậy, tùy vào mức hiểu mà ta cũng có thể mô tả CSDL khác nhau. b. Các mức thể hiện của CSDL. * Mức vật lí: là mức hiểu cao nhất về CSDL được tạo lập và lưu trữ trong máy tính. - Nhóm đối tượng là chuyên gia tin học nhìn nhận và quan tâm đến CSDL theo mức này. * Mức khái niệm: là mức hiểu CSDL dưới dạng bảng; - Nhóm đối tượng là các quản trị hệ CSDL nhìn nhận và quan tâm CSDL theo mức này. * Mức khung nhìn: là mức hiểu một phần CSDL tương ứng với công việc cụ thể. - Nhóm đối tượng là người sử dụng chỉ cần quan tâm đến 1 phần CSDL để phục vụ cho đặt thù công việc của họ. IV- Củng cố bài :(2 phút) Các chương trình ứng dụng được xây dựng và tạo thành dựa trên hệ QTCSDL đã giúp người sử dụng khai thác CSDL hiệu quả, phù hợp với thực tế hơn rất nhiều. Trong chương trình học, chúng ta sẽ biết cơ bản về CSDL ở mức khái niệm. V- Dặn dò : Trả lời các câu hỏi 1,2 SGK trang 16. VI. Rút kinh nghiệm: Giáo viên: Trần Chí Thu 2 c s d l . Trường THPT Ngô Gia Tự Giáo án Tin học 12 Tuần : 2 Ngày soạn 26 /081/08 CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI. của 3 học sinh. Ba HS ghi kết quả làm bài tập tiết 1 lên bảng cùng một lần. III- Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và