TRƯỜNG PTDL ĐÔNG ĐÔ KÌ THIGIAI ĐOẠN II NĂM HỌC 2006-2007 ĐỀ THI MÔN NGỮVĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài:150 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Xác định đúng tác giả cho các văn bản bằng cách nối hai cột A và B : A B 1.Lão Hạc a.Nguyên Hồng 2.Nhớ rừng b.Phan Bội Châu 3.Muốn làm thằng cuội c.Thế Lữ 4.Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác d.Tản Đà 5.Trong lòng mẹ e.Nam Cao Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấnđề dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh lệch về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”… Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê, cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là một điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? a. Ôn dịch thuốc lá. b. Bài toán dân số. c. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000. d. Hai cây phong. 2. Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào? a. Liệt kê. b. Nêu định nghĩa. c. Nêu ví dụ. d. Dùng số liệu. 3. Tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong đoạn văn trên là gì? - Dấu ngoặc kép:……………………………………………………………………………………… - Dấu hai chấm :……………………………………………………………………………………… 4. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn: a.1 b.2 c.3 d.4 Câu 3: Nối tên dấu câu ở cột A với từ ngữ nói về công dụng của dấu câu ở cột B: A B 1. Dấu ngoặc đơn a) Dùng để đánh dấu (báo trước ) phần giải thích, thuyết minh; lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. 2. Dấu ngoặc kép b) Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). 3. Dấu hai chấm c) Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo… được dẫn Câu 4: 1.Câu nghi vấn là gì? a. Là câu dùng để kể hoặc tả một sự việc nào đó. b. Là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị đối với người khác. c. Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói. d. Là câu có từ nghi vấn hoặc có từ hay; có chức năng chính là dùng để hỏi. 2. Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng phụ nào? a. Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. b. Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… c. Dùng để biểu thị chủ thể của hoạt động. d. Dùng để biểu thị sự tiếp nhận hoạt động. Câu 5: Đọc đoạn văn sau Phạm Văn Đồng (1906-2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ngữ văn 7 tập 2) Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn trên là từ ngữ nào? a. Phạm Văn Đồng b.Nhà cách mạng nổi tiếng c.Nhà văn hoá lớn d. Thủ tướng Chính phủ Câu6 : Hai câu nghi vấn sau đây của nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn có chức năng gì? Tiền tao có phải vỏ hến đâu mà tao quẳng cho mày bây giờ? Dễ tao hám lãi của mày lắm đấy? a. Dùng để hỏi. b. Dùng để cầu khiến. c. Dùng để biểu thị tình cảm, cảm xúc. d. Dùng để khẳng định. Câu 7: Cuộc chia tay giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi diễn ra đã lâu. Trần Tuấn Khải tái hiện lại cuộc chia tay ấy (trong bài Hai chữ nước nhà) nhằm mục đích gì? A. Thể hiện nỗi niềm hoài cổ. B. Qua câu chuyện của người xưa, tác giả thể hiện tâm trạng phẫn uất, đau thương trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan hiện tại. C. Tái hiện lại lịch sử. D. Thể hiện tấm lòng biết ơn đối với người xưa. Câu 8 : Câu “Thế rồi cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.” thuộc kiểu câu gì? a. Câu đơn. b.Câu đặc biệt. c. Câu rút gọn. d. Câu ghép. Câu 9 :Nhận định nào sau đây đúng với bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên ? a. Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. b. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảm đáng thương của “ông đồ”. c. Bài thơ toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ . d. Cả a,b và c . II. PHẦN TỰ LUẬN : Câu1 : Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” : a. Được viết theo thể thơ nào? b. Được sáng tác trong khoảng thời gian nào? c. Điểm gặp gỡ nhau về nội dung tư tưởng của hai bài thơ này là gì? d. Qua hai bài thơ em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế XX (Viết đoạn văn từ 9 => 12 câu có sử dụng câu ghép). Câu 2 : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Ghi chú : Thí sinh tự lực làm bài.Giám thị không giải thích gì thêm. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm Quy chế thi. TRƯỜNG PTDL ĐÔNG ĐÔ KÌ THIGIAI ĐOẠN II NĂM HỌC 2006-2007 ĐỀ THI MÔN NGỮVĂN LỚP 7 (Thời gian làm bài:150 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1 : Xác định đúng tác giả cho các văn bản bằng cách nối hai cột A và B : A B 1.Bài ca Côn Sơn. a.Xuân Quỳnh 2.Mùa xuân của tôi. b.Lí Bạch 3.Tiếng gà trưa. c.Nguyễn Trãi 4.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. d.Thạch Lam 5.Một thứ quà của lúa non : Cốm. e.Vũ Bằng Câu 2 : 1. Thể thơ của bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng(chữ Hán) cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây: a.Bài ca Côn Sơn c.Qua Đèo Ngang b.Sau phút chia ly d.Sông núi nước Nam 2. Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu? a.Thủ đô Hà Nội c.Việt Bắc b.Tây Bắc d.Nghệ An Câu 3 : 1.Thành ngữ là gì? a. Một cụm từ có vần có điệu. b.Một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. c.Một tổ hợp từ có danh từ hoặc động từ, tính từ làm trung tâm. d.Một kết cấu chủ - vị và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 2.Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ? a.Vắt cổ chày ra nước c.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống b.Chó ăn đá, gà ăn sỏi d.Lanh chanh như hành không muối 3 Đặt câu với ba thành ngữ còn lại: a)………………………………………………………………………………………………… . b)………………………………………………………………………………………………… . c)………………………………………………………………………………………………… . Câu 4 :Bài thơ Tiếng gà trưa : 1.Được viết chủ yếu theo thể thơ gì? a.Lục bát c.Bốn chữ b.Song thất lục bát d.Năm chữ 2.Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ là: a.Tiếng gà trưa c.Người bà b.Quả trứng hồng d.Người chiến sĩ 3.Dòng nào sau đây giải thích đúng cho từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu”? a.Tiết kiệm, dè sẻn c.Quan tâm, chăm sóc b.Giữ gìn, nâng niu d.Âu yếm, vỗ về Câu 5 : Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau? Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. (Chinh phụ ngâm khúc ) a.Điệp ngữ cách quãng c.Điệp ngữ chuyển tiếp b.Điệp ngữ tiếp nối d.Hai kiểu a và b Câu 6 :Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa : màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Trích Một thứ quà của lúa non : Cốm. ) 1.Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? a.Miêu tả c.Biểu cảm b.Tự sự d.Nghị luận 2.Nội dung của đoạn văn trên là gì? a.Miêu tả cách thức làm cốm. b.Bàn về cách thức thưởng thức cốm. c.Ca ngợi giá trị của cốm. d.Kể về nguồn gốc của cốm. Câu 7 :Em hiểu thế nào là tục ngữ? a.Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. b.Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. c.Là một thể loại văn học dân gian. d.Cả 3 ý trên. Câu 8: Để thuyết phục được người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì? a.Luận điểm phải rõ ràng. b.Lí lẽ phải thuyết phục. c.Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động. d. Cả 3 yêu cầu trên. Câu 9 : Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu : Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông… a.Dùng từ đồng âm c.Dùng lối nói lái. b.Dùng cặp từ trái nghĩa d.Dùng các từ cùng trường nghĩa II. PHẦN TỰ LUẬN : Câu 1 : Văn bản Mùa xuân của tôi : a, Được sáng tác theo thể loại gì ? Của tác giả nào ? b,Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này ? c,Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả. (Từ 7 => 9 câu) Câu 2 : Phân tích câu tục ngữ sau : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Từ câu tục ngữ này, em rút ra được bài học gì? Ghi chú : Thí sinh tự lực làm bài.Giám thị không giải thích gì thêm. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm Quy chế thi. . KÌ THI GIAI ĐOẠN II NĂM HỌC 2006-2007 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài:150 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Xác định đúng tác giả cho các văn. tịch Hồ Chí Minh. (Ngữ văn 7 tập 2) Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn trên là từ ngữ nào? a. Phạm Văn Đồng b.Nhà cách mạng nổi tiếng c.Nhà văn hoá lớn d. Thủ