1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trích đoạn 90 đề thi thử môn ngữ văn

13 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Bởi vậy, con người ta không thể lúc nào cũng oán thán cuộc đời tại sao nhiều bất công mà phải biết chấp nhận những “méo mó”, bất toàn đó như một điều tất yếu của cuộc sống.. Cụ thể vị tr

Trang 1

Gửi các em và quý thầy cô trích đoạn TUYỂN TẬP 90 ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT môn Ngữ Văn

Phát hành: 26/10/2014 Nhà sách giáo dục LOVEBOOK

101 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

0466860849 - Web: lovebook.vn

Trang 2

ĐỀ SỐ 18 Câu 1: (2 điểm)

Buổi chiều rất êm ả Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây

[…] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn

Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh

Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề

(Nắng trong vườn, Thạch Lam)

Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:

1 Xác định ngôi kể và giá trị ngôi kể đó đối với việc thể hiện tư tưởng của nhà văn? (0,5 điểm)

2 Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)

3 Viết đoạn văn ngắn khoảng 100 từ trình bày cảm nhận của anh (chị) về chất thơ trong đoạn trích trên Nêu rõ phương thức xây dựng đoạn văn (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

(Trích tự sự - Nguyễn Quang Hưng)

Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa được gợi ra từ hai câu thơ trên

Câu 3: (5 điểm)

Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật

Hồ Chí Minh: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

Hãy phân tích tác phẩm để làm rõ nhận định trên

Trang 3

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1: (2 điểm)

Học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

1 Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi, kể về những gì người kể nghe, thấy, cảm nhận được

Giá trị của ngôi kể: Thể hiện cái nhìn chủ quan của nhân vật trữ tình khi cảm nhận những vẻ đẹp của cảnh làng quê Thông qua sự tinh tế của nhân vật trữ tình, vẻ đẹp của cảnh vật và con người được miêu

tả một cách rõ nét và sinh động

2 Phép liên kết chính của đoạn trích là phép liên tưởng Nhà văn Thạch Lam sử dụng những từ ngữ thuộc trường liên tưởng về thiên nhiên để xây dựng đoạn văn Các từ ngữ được in đậm như sau:

Buổi chiều rất êm ả Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây

[…] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn

Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một

vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh

Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề

Giá trị của phép liên kết: Liên kết chủ đề của đoạn trích là miêu tả cảnh vật ở thôn quê vào buổi chiều và buổi tối, thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà văn trước sự thay đổi của cảnh vật

3 Phân tích chất thơ trong đoạn trích: Đoạn trích trích trong truyện ngắn Nắng trong vườn thể hiện

những cảm xúc tinh tế của nhà văn Thạch Lam khi miêu tả cảnh vật thay đổi vào buổi chiều và buổi tối

- Về nội dung: Chất thơ toát lên trong đoạn trích thể hiện ở vẻ đẹp của cảnh vật trong những khía cạnh tinh tế nhất Đó có thể là những ánh sáng còn sót lại của một ngày và cảnh những cánh chim tìm đi ăn

về: Buổi chiều rất êm ả Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây Đó có thể là những cảm nhận tinh tế của nhà văn về sự lấn chiếm của đêm tối vào cảnh vật khi đêm xuống: Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia

lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh

- Về nghệ thuật: Chất thơ của đoạn trích toát lên từ cách sử dụng những hình ảnh sinh động về cảnh vật thiên nhiên

(học sinh trình bày thành các đoạn văn đối với ý hỏi này)

(đối với ý hỏi này học sinh có thể trình bày những cảm nhận riêng của mình, không nhất thiết theo đáp án nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản đề cập ở trên)

Câu 2: (3 điểm)

Mở bài

Trang 4

Nhạc sĩ vĩ đại của thế kỉ XX, Trịnh Công Sơn đã có lần tâm sự: Vào những lúc thất vọng đến cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau Thật vậy, sống trên đời, con người cũng phải học cách tha thứ,

chấp nhận những mất mát, tổn thương mà cuộc đời đem lại Chẳng thế mà Nguyễn Quang Hưng đã từng viết:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Thân bài

1 Giải thích, nêu ý nghĩa câu nói:

- “Méo mó” là trạng thái biến dạng, không tròn đầy, hoàn hảo Cuộc đời méo mó hay chính là cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều thử thách, gian nan Cuộc đời méo mó cũng là cuộc đời không hoàn hảo, với những điều nằm ngoài mong muốn của con người

- “Tròn tự trong tâm”: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào

- Câu thơ đặt ra hai vế đối lâp: một bên là cuộc đời ngang trái, một bên là tâm hồn đẹp đẽ, để từ đó,

đi đến một triết lý Cuộc đời vốn có nhiều biến cố, có nhiều điều xảy đến mà con người không mong muốn, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, hãy biết chấp nhận và bao dung với cuộc đời Đó là một bài học

ý nghĩa về thái độ của con người trước cuộc sống

2 Phân tích, lí giải:

- Vì sao con người cần phải sống “tròn tự trong tâm”?

+ Bản chất cuộc đời không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có

vô vàn những điều “méo mó” Cuộc đời mỗi con người không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, cũng

có những khi con người rơi vào những mất mát, đau đớn, tổn thương Đó là quy luật mà sống ở đời ai cũng phải chấp nhận Bởi vậy, con người ta không thể lúc nào cũng oán thán cuộc đời tại sao nhiều bất công mà phải biết chấp nhận những “méo mó”, bất toàn đó như một điều tất yếu của cuộc sống

+ Con người sống phải biết hòa hợp với điều kiện, với hoàn cảnh Mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh khác nhau lại yêu cầu con người có những hành động, thái độ khác nhau

+ Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội Biết chấp nhận và khoan dung trước những “méo mó”, bất toàn của người khác và của chính cuộc đời, con người mới có thể sống vui vẻ, thanh thản

+ Khi trong trái tim mỗi con người có tròn đầy yêu thương, lòng khoan dung,… thì con người sẽ cảm thấy lạc quan, vui vẻ Cuộc đời con người sẽ không chỉ có oán thán và thật vọng

- Để “tròn tự trong tâm”, trước tiên, mỗi con người phải có đôi mắt rộng mở, tấm lòng khoan dung trước mọi cái bất toàn của cuộc sống Chấp nhận sự méo mó của cuộc đời, con người cần có thái độ sống phù hợp, có những hành động đúng đắn để có thể sống tốt trong cái méo mó của cuộc sống

(Ở mỗi luận điểm lớn cần nêu các dẫn chứng thực tế, thuyết phục)

- Phê phán

Giữa dòng đời tất bật, chẳng khó khăn gì khi nghe những lời than vãn, trách móc của ai đó Đáng buồn hơn, than vãn còn trở thành một căn bệnh Người ta than vãn vì kết quả công việc kém, người ta than vãn vì khối lượng công việc nhiều, người ta than vãn vì những mối quan hệ không mong muốn… thậm chí, người ta còn than vãn chỉ vì trời hôm nay bỗng nhiên đổ mưa, vì chiếc áo mới mua bỗng nhiên bị phai màu Qủa thực, cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ xảy đến mà con người không hề mong muốn Nhưng than vãn vì sự “méo mó” của người khác và cuộc đời cũng không phải là cách để con người giải quyết mọi việc, thậm chí, còn làm cuộc đời thêm mệt mỏi, buồn chán

3 Bình luận, liên hệ bản thân:

- Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời

Trang 5

- Liên hệ bản thân: người viết tự nhìn nhận lại chính bản thân mình về thái độ trước cuộc đời, từ đó, định hướng một lối sống đúng đắn

Kết bài:

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui Chọn những bông hoa, chọn những nụ cười (Trịnh Công Sơn)

Thật vậy, sống như thế nào vốn do mỗi người tự lựa chọn, tự quyết định Vậy tại sao, chúng ta không lựa chọn lấy niềm vui?

Câu 3: (5 điểm)

Mở bài

- Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến là một vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà Người còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỉ XX Người để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm lớn ở nhiều thể loại: truyện, kí, thơ, văn chính luận…

- Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, có lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn

ngữ hùng hồn

Thân bài

1 Khái quát:

- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là bản khai sinh nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa, là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng tự do, hòa bình và tự chủ Ngày 2 –

9 – 1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn này trước hàng vạn đồng bào Thủ đô tại quảng trường Ba Đình, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc

- Tác phẩm không chỉ có giá trị lịch sử, mang tầm vóc lớn lao thể hiện tinh thần dân tộc mà còn có giá trị văn học, là áng văn chính luận xuất sắc, kết tinh trí tuệ và tài hoa của Hồ Chủ tịch, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

2 Nội dung:

a Trước hết, Người nêu lên cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn:

- Người trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mĩ, đó là những lí lẽ không ai có thể chối cãi được:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776): “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền mưu cầu hạnh phúc”

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791): “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

- Việc trích dẫn trên mang lại một cách lập luận có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo Đó chính là thành công của nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lời lẽ của kẻ thù để đánh bại chúng Hai từ

“thế mà” đã chỉ rõ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam chính là chúng đã giẫm đạp lên những lời bất hủ của cha ông chúng, làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo và chính nghĩa mà cha ông chúng đã dựng nên

- Từ việc trích dẫn Bác đã đi đến một lập luận sáng tạo: suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Như vậy từ quyền lời của con người Bác đã nâng lên thành quyền lợi của dân tộc Nghĩa là bản Tuyên ngôn của Việt Nam còn cao hơn cả hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ

b Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn:

- Hồ Chí Minh đã nêu lên lí lẽ và lập luận hết sức thuyết phục về mặt pháp lý và thực tế nhằm bác

bỏ luận điệu của bọn đế quốc thực dân Để vạch trần luận điệu về công lao “khai hóa” của Pháp đối với Đông Dương, Bác đã nêu rõ “những hành động trái với nhân đạo và chính nghĩa” của chúng trong 80 năm thống trị nước ta về hai phương diện: chính trị và kinh tế

+ Về chính trị: chúng lập ba chế độ khác nhau, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân, chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược

Trang 6

+ Về kinh tế: chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế

vô lý, chúng bóc lột công nhân ta tàn nhẫn…

- Cái tài của Hồ Chủ tịch là nghệ thuật lập luận: câu văn lặp cấu trúc, phép điệp liên tục “chúng tuyệt đối… chúng thi hành… chúng lập ra… chúng tắm các cuộc khởi nghĩa… chúng dùng thuốc phiện… chúng cướp không… tạo nên một liên hoàn lời, tố cáo mạnh mẽ, đanh thép khiến chúng không thể chối cãi

và trở tay không kịp Mặt khác, Bác cũng khơi dậy tình đoàn kết hữu ái giai cấp

- Luận điệu “bảo hộ” của Pháp: Bác đã tố cáo tội ác của chúng trong 5 năm, bán nước ta hai lần cho Nhật Như vậy chúng đã phản bội đồng minh, không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống Nhật, thậm chí thẳng tay giết tù chính trị Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ

c Người nêu cao niềm tự hào dân tộc:

- Ta luôn đứng trên lập trường chính nghĩa Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính cách đê hèn, tàn bạo thì nhân dân ta vẫn giữ thái độ khaon hồng và nhân đạo

- Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng minh, hai lần bán rẻ Đông Dương cho Nhật thì dân tộc Việt Nam đại diện Đồng minh đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng giành lại được chủ quyền

d Hồ Chí Minh phủ định chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc:

- Phủ định dứt khoát, triệt để: “Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”

- Bác đưa ra lời tuyên bố độc lập trước thế giới thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng về quyền dân tộc đồng thời thể hiện khát vọng tự do của toàn dân tộc Điều đó được khẳng định qua giọng văn hùng hồn, mãnh liệt

3 Nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục

- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng điệu linh hoạt

Kết bài

- Khẳng định lại Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận xuất sắc với lập luận chặt chẽ, lí lẽ

sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

- Tuyên ngôn Độc lập chính là một bản anh hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, nó được viết bằng máu

của hàng triệu người Việt Nam yêu nước đã hi sinh trong cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên cường ấy Bản Tuyên ngôn có giá trị nhiều mặt: chấm dứt chế độ phong kiến, đánh đổ xiềng xích thực dân, xây dựng một nước Việt Nam mới, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

- Khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

Trang 7

ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2 điểm)

Những đối thủ của ông đã chết từ lâu

Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa

Ông ngồi giữa thời gian vây bủa

Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình

Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh

Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy

Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy

Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù

Trong góc vườn mùa thu

Cây lá cũng như ông lặng lẽ

Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ

Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây

Ông ra đi

9/1994

(Vị tướng già, Anh Ngọc)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Bài thơ lấy hình tượng nguyên mẫu từ ai? Thông qua đoạn thơ này, nhà thơ gửi gắm những tư tưởng, tình cảm gì đối với hình tượng nguyên mẫu đó? (0,5 điểm)

2 Đoạn thơ trên sử dụng nhiều từ láy Đó là những từ láy nào, nêu hiệu quả của những

từ láy đó đối với việc xây dựng hình tượng vị tướng? (0,5 điểm)

3 Cảm nhận của anh (chị) về câu thơ Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

Bài thơ sau gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về nơi dựa của cuộc sống:

NƠI DỰA

“Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào

Đứa bé lẫm chẫm muốn chạy lên, hai bàn chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có

Ai biết đây, đứa bé còn chưa vững lại chính là nơi đựa cho người đàn bà kia sống

*

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy

Ai biết đây, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng)

Câu 3: (5 điểm)

Bàn về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm

xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực” Hãy phân tích tác phẩm để làm rõ nhận xét trên

Trang 8

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1: (2 điểm)

Học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

1 Bài thơ Vị tướng già viết vào năm 1994 lấy nguyên mẫu từ hình tượng đại tướng Võ Nguyên

Giáp

Đoạn thơ là phần đầu của bài thơ, diễn tả những cảm xúc chân thật của nhà thơ về vị tướng cả đời

lo lắng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam Bài thơ không hướng người đọc đến những chiến công oanh liệt ngoài mặt trận mà hướng điểm nhìn của mình vào những điều hết sức bình thường trong đời sống của vị tướng già Đời sống bình dị của vị tướng khi trở về với lối sống thường ngày đã tạo cảm hứng để tác giả bộc lộ lòng ngưỡng vọng tư cách cao đẹp của một vị tướng thực sự Đó là

vị tướng không chỉ hùng dũng, mãnh liệt trong chiến đấu mà còn là một con người rất đỗi bình thường trong cuộc sống hằng ngày Diễn tả những cảm xúc của mình, nhà thơ bộc lộ niềm ngưỡng vọng đáng quý đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp như tình cảm của một người con dành cho vị cha già của dân tộc

(học sinh trình bày thành hai đoạn văn để tách biệt hai ý của đề bài)

2 Đoạn thơ là sự ghi nhận thành công trong việc sử dụng từ láy Trong đoạn thơ, năm từ láy được

sử dụng là: chầm chậm, nhăn nheo, run rẩy, lặng lẽ, ngơ ngác (lưu ý “khủng khiếp” không phải là từ láy)

Cụ thể vị trí của chúng trong đoạn thơ như sau (học sinh có thể trích ra để tiện cho việc phân tích):

Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình

Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh

Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy

Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy

Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù

Trong góc vườn mùa thu

Cây lá cũng như ông lặng lẽ

Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ

Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây

Những từ láy có giá trị nghệ thuật rất đặc sắc, không chỉ khiến chất thơ thấm đẫm vào từng câu chữ,

âm điệu trở nên nhẹ nhàng, da diết, phù hợp với nội dung biểu đạt của bài thơ mà hơn cả là sức gợi rất lớn

từ những từ láy đó trong việc miêu tả hình tượng vị tướng Tất cả các từ láy đều tập trung miêu tả vẻ đẹp

bình dị của vị tướng khi trở về với cuộc sống đời thường Chầm chậm không nhằm để chỉ dáng đi của vị

tướng, trong đoạn thơ, từ láy này diễn tả bước đi của thời gian đang chuyển mình một cách chậm rãi Bước

đi thời gian nghiệt ngã vẫn cứ thầm lặng trôi đi, đem đến tuổi già và những khó khăn, nặng nhọc cho con

người Những từ láy nhăn nheo, run rẩy và lặng lẽ mang cùng một sắc thái để miêu tả những dấu vết rõ rệt

của tuổi già đang in đậm trên con người vị tướng Trong chiến tranh có thể ông là một con người hùng dũng, mãnh liệt, sẵn sàng đem đến cho kẻ thù những gì mà chúng khiếp sợ nhất, nhưng trong cuộc sống đời thường, tuổi già đang ngày ngày trải qua như tuần hoàn của vũ trụ, vị tướng cũng là một con người bình

dị như biết bao người Việt Nam khác Từ láy ngơ ngác ở cuối đoạn mang một sắc thái khác Đó là vẻ đẹp

của một con người lạc quan, luôn biết hướng về tương lai, hướng về sự sống một cách hồn nhiên, tươi trẻ

(học sinh trình bày thành hai đoạn văn để tách biệt hai ý của đề bài)

3 Câu thơ Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ đem lại cho người đọc nhiều xúc động nhất Bước

vào tuổi tám mươi, có mấy ai giữ được tinh thần thanh xuân? Vị tướng cho chúng ta thêm ngưỡng mộ bởi ông không chỉ là một chiến sĩ anh dũng trên mặt trận, ông không chỉ là một ông già bình thường như không muốn xoay vần sự tuần hoàn của tạo hóa, của đời người, ông còn là một con người vĩ đại bởi tấm lòng đáng quý, lạc quan trong cuộc sống nhiều bộn bề và phức tạp Đại tướng là một tấm gương đáng để các thế hệ nhân dân Việt Nam tự hào, biết ơn và noi theo Đó là một nhân cách đáng quý của một con người đáng trọng Đoạn thơ tuy ngắn nhưng đã bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ, cao quý cho thế hệ trẻ Việt Nam thông qua việc nhìn nhận và noi theo một tấm gương sáng của thế hệ đi trước

Trang 9

(học sinh trình bày thành 1 đoạn văn)

(đối với ý hỏi này học sinh có thể trình bày những cảm nhận riêng của mình, không nhất thiết theo đáp án nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản đề cập ở trên)

Câu 2: (3 điểm)

Mở bài

Trong cuốn nhật kí cảm động của mình, Đặng Thùy Trâm đã có lần viết: “Đời phải đi qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” Cuộc đời mỗi con người phải có những thăng trầm, những

“điểm rơi” để mỗi con người trở nên dày dặn hơn, trưởng thành hơn Nhưng làm thế nào để vượt qua những

“điểm rơi” trong cuộc sống ấy? Để đối mặt, vượt qua và chiến thắng hoàn cảnh, mỗi người trong chúng ta đều phải trang bị cho mình sức mạnh và bản lĩnh Sức mạnh ấy, bản lĩnh ấy có thể nảy sinh từ trong ý chí mỗi chúng ta nhưng cũng thể xuất phát từ những nơi dựa Thấm thía về vai trò của những điểm tựa trong cuộc sống, Nguyễn Đình Thi đã có một bài thơ thật sâu sắc

Thân bài

1 Giải thích ý nghĩa bài thơ

- Người đàn bà và anh lính được nhắc đến trong hai đoạn thơ đều đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống Đối với những con người ấy, có một “nơi dựa” là điều vô cùng cần thiết, làm nên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi rào cản

- Trong đoạn thơ thứ nhất, đứa bé (có thể hiểu là đứa con của người đàn bà) có một ý nghĩa đặc biệt

Đó là một phần máu thịt, là rất nhiều công sức chăm non, dạy dỗ, là rất nhiều tình yêu thương của người đàn bà Đối với chị, đứa bé không chỉ mang lại niềm vui hằng ngày, mà còn là lời hứa của tương lai, là niềm tin và hy vọng vào cuộc sống Đứa bé “lẫm chẫm” tưởng như phải nương tựa vào mẹ, thực chất lại là điểm tựa, là động lực giúp mẹ vượt qua được nhiều khó khăn, phiền muộn trong cuộc sống

- Trong đoạn thơ thứ hai, “bà cụ lưng còng” (có thể hiểu là người mẹ của anh lính) là suối nguồn yêu thương và che chở, tin cậy và bình yên Cuộc đời của “bà cụ lưng còng” ấy đã phải hy sinh rất nhiều

để có được người lính ngày hôm nay và để trọn đạo làm người, anh lính phải yêu thương, phụng dưỡng bà

Bà cụ già “tựa lưng trên cánh tay anh” nhưng thực chất lại mang cho anh một điểm tựa vững chắc để vững bước trên con đường nhiều thử thách phía trước

- Hai cặp hình ảnh: người đàn bà – đứa bé, người chiến sĩ – bà cụ già mang theo một thông điệp sâu sắc về những điểm tựa trong cuộc đời: con người ta để có sức mạnh vượt qua được những khó khăn, thử thách cần có những điểm tựa, điểm tựa đó có thể là quá khứ - nơi mang lại cho con người sự vững chắc, bình thản trước mọi biến động của cuộc đời, điểm tựa đó là thể là tương lai – nơi gieo vào con người hạt giống của niềm tin và hy vọng, điểm tựa đó có thể là tình yêu và trách nhiệm – thứ mang đến cho con người

ý chí, nghị lực

2 Phân tích, lí giải

- Điểm tựa là nơi mà con người có thể dựa vào, nơi mang lại cho con người sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống Đó là sự hỗ trơ của cộng đồng, tập thể hoặc các cá nhân khác Đó cũng có thể

là sự nỗ lực, là ý chí của chính mỗi người Điểm tựa có thể đem đến những hỗ trợ về vật chất, giúp con người thực hiện những mục tiêu trong đời Điểm tựa cũng có thể đem đến những động lực tinh thần, giúp con người đối mặt, vượt qua mọi khó khăn, thử thách Điểm tựa về vật chất quan trọng nhưng đôi khi, nếu thiếu đi sức mạnh về tinh thần thì sức mạnh vật chất cũng trở nên vô dụng

- Vai trò của những điểm tựa:

+ Khi quá khứ trở thành điểm tựa cũng lúc con người có một nền tảng vững chắc để tự tin bước đi trong đời, con người sẽ bình tĩnh hơn trước những thách thức, những biến động Rộng hơn, quá khứ, cội nguồn hình thành cho con người gốc rễ văn hóa – một yếu tố quan trọng làm nên tư cách người Quá khứ, cội nguồn là một lực lượng tinh thần quan trọng giúp con người ý thức đầy đủ về mình để có thể trả lời câu hỏi: “Mình là ai?”; “Mình đến từ đâu?”; “Mình nên làm gì trong cuộc sống?”, từ đó mà con người không

bị lạc lối, có những định hướng đúng đắn trên đường đời

Trang 10

+ Khi điểm tựa là niềm tin vào tương lai, đó sẽ là cơ sở quan trọng để mỗi người xác định được mục đích sống, là động lực nâng đỡ con người vượt lên những khó khăn, thử thách trong hiện tại Niềm tin vào tương lai là nhiên liệu không thể thiếu để ngọn lửa nhiệt huyết luôn cháy sáng

+ Khi điểm tựa gắn với tình yêu và trách nhiệm, con người sẽ được tiếp thêm sức mạnh bởi không chỉ sống cho mình mà còn san sẻ sự sống cho người khác, không chỉ sống trọn vẹn cuộc đời mình mà còn tạo nên sự kết nối với những cuộc đời khác, để cuộc đời trở nên lớn lao, đẹp đẽ Bên cạnh đó, tình yêu và trách nhiệm giúp con người xác định cách sống, phương châm sống đúng đắn, ý nghĩa

- Ta có thể dễ dàng nhận ra trong cuộc sống những nơi dựa có vai trò quan trọng như thế nào Nơi dựa khiến cho con người gần nhau hơn và cần đến nhau hơn Nếu không có những điểm tựa, những nơi dựa, con người có thể dễ dàng trở nên mềm yếu và bị đánh gục trước những khó khăn, thử thách Trong cuộc sống, không ai bước đi một mình mà chúng ta luôn cần đến những người đồng hành, những yếu tố khiến ta cảm thấy yên tâm và tin tưởng, mạnh mẽ và lạc quan hơn

- Dẫn chứng: Ít ai biết rằng, làm nên thành công của cà phê Trung Nguyên ngày hôm nay bắt đầu

từ một động lực, một chỗ dựa rất bình dị: đó là tình thương đối với gia đình, nỗi xót xa trước hoàn cảnh của

bà con vùng cao nguyên của ông chủ Đặng Lê Nguyên Vũ Chính những tình cảm ấy đã hối thúc chàng trai trẻ dấn thân vào con đường chưa ai dám đi, đương đầu với bao nhiêu khó khăn thử thách Chỗ dựa đã trở thành sức mạnh giúp cho Đặng Lê Nguyên Vũ, cũng như rất nhiều những người khác bước tiếp trên đường đời, gặt hái nhiều thành công

- Phê phán:

Điểm tựa là cần thiết để giúp cho cuộc sống của con người dễ dàng hơn, ý nghĩa hơn, tuy nhiên sẽ

là sai lầm nếu điểm tựa bị lạm dụng và tạo nên ở con người tính ỷ lại, dựa dẫm Điểm tựa làm nên sức mạnh chứ không phải là sức mạnh Trong cuộc sống ngày hôm nay, có không ít người đã nhầm lẫn mà nghĩ rằng,

để vượt qua khó khăn chỉ cần có những “điểm tựa” vững chắc từ gia đình, chỉ có sự hậu thuẫn tích cực của những người xung quanh mà không cần cố gắng nỗ lực Điểm tựa chỉ phát huy được tác dụng của nó khi gắn liền với tinh thần tự lập, ý chí tự giác

3 Bình luận – liên hệ bản thân

- Quá khứ, tương lai, tình yêu và trách nhiệm đều có thể trở thành những điểm tựa vững chắc để con người vững bước, vượt qua những khó khăn trong cuộc đời Để có được những điểm tựa cho chính mình, chúng ta vần phải trân trọng quá khứ, sống trọn vẹn ở hiện tại và tin tưởng ở tương lai

- Mỗi người cần biết tạo nên sức mạnh từ những điểm tựa mà người khác mang đến cho mình, song cũng cần biết hy sinh để trở thành những điểm tựa cho người khác Có như vậy, cuộc sống mới trở nên bền vững, con người mới thực sự vượt qua được những thử thách trong đời

- Liên hệ bản thân: cá nhân người viết đã có những điểm dựa nào, những điểm dựa ấy đã giúo người viết vượt qua trong cuộc sống như thế nào

Kết bài

Bằng những câu chữ nhẹ nhàng, Nguyễn Đình Thi đã gửi tới người đọc một bức thông điệp đầy sâu sắc Trong cuộc đời mỗi chúng ta, để có được sự vững chắc, luôn cần đến nhữg điểm tựa Trân trọng quá khứ, ý thức về hiện tại, tin tưởng vào tương lai, đó là chiếc chìa khóa giúp cho cuộc đời mỗi

chúng ta trở nên vững bền và ý nghĩa

Câu 3: (5 điểm)

Mở bài

- Giới thiệu tác giả - tác phẩm

- Đưa khẳng định trên vào bài viết

Thân bài

Ý 1: Văn chính luận là gì?

- Khái niệm

Nói đến văn chính luận là chúng ta nói đến một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như ở bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn Đây là thể văn có tổ chức chặt chẽ,

Ngày đăng: 27/06/2016, 14:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w