Như Xuân, lịch sử đảng bộ như xuân, hình ảnh về như xuân, bài thi 70 năm lịch sử đảng bộ huyện như xuân, lịch sử đảng bộ như xuân, như xuân, như xuân như xuân, đảng bộ như xuân bài thi 70 nămNhư Xuân, lịch sử đảng bộ như xuân, hình ảnh về như xuân, bài thi 70 năm lịch sử đảng bộ huyện như xuân, lịch sử đảng bộ như xuân, như xuân, như xuân như xuân, đảng bộ như xuân bài thi 70 năm
Trang 1BÀI DỰ THI Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử 70 năm Ngày thành lập
Đảng bộ huyện Như Xuân”
-I PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đảng bộ huyện Như Xuân thành lập ngày, tháng, năm nào?
a Ngày 15 tháng 8 năm 1947
b Ngày 26 tháng 8 năm 1948
c Ngày 25 tháng 8 năm 1949
Câu 2: Ủy ban lâm thời huyện Như Xuân được thành lập năm nào?
a Năm 1945
b Năm 1946
c Năm 1949
Câu 3: Ai là đảng viên đầu tiên của huyện Như Xuân?
a Đồng chí Mai Xuân Đình
b Đồng chí Đỗ Kế Sức
c Cả 2 người trên
Câu 4: Tháng 6 năm 1948, Ban cán sự miền Tây đã cử ai phụ trách nhiệm vụ xây dựng và phát động phong trào ở Như Xuân?
a Đồng chí Nguyễn Xuân Liêm
b Đồng chí Nguyễn Trọng Thản
c Đồng chí Mai Xuân Đình
Câu 5: Đảng bộ huyện Như Xuân được thành lập ở địa danh nào trước đây?
a Làng Trung Thành, xã Yên Lễ
b Xóm Thấng, xã Yên Lễ
c Thôn Đồng Ớt, xã Hóa Quỳ
Câu 6: Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ huyện Như Xuân được tổ chức vào ngày , tháng, năm nào?
a Ngày 12 tháng 2 năm 1950
b Ngày 15 tháng 3 năm 1950
c Ngày 16 tháng 4 năm 1950
Câu 7: Ai là Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Như Xuân?
Trang 2b Đồng chí Nguyễn Văn Liêm
c Đồng chí Nguyễn Đình Liêm
Câu 8: Bức hoa văn thổ cẩm của người Thổ Như Xuân năm 1948 tặng Bác Hồ
là của tổ chức nào trong huyện?
a Hội Nông dân xã Yên Cát
b Hội Phụ nữ xã Yên Cát
c Hội Người cao tuổi xã Yên Cát
Câu 9: Đình Thi, ở thôn Trung Thành, xã Yên Lễ thờ danh tướng nào?
a Lê Phúc Thạch
b Lê Phúc Thanh
c Lê Phúc Thành
Câu 10: Nữ dân quân đầu tiên của huyện Như Xuân bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh năm 1965 là ai?
a Lê Thị Viện
b Lê Thị Viên
c Lê Thị Hiền
Câu 11: Huyện Như Xuân được chia tách thành 2 huyện Như Xuân và Như Thanh vào năm nào?
a Năm 1995
b Năm 1996
c Năm 1997
Câu 12: Những xã nào sau đây được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân?
a Xã Yên Cát, xã Yên Lễ, xã Hóa Quỳ
b Xã Thượng Ninh, xã Yên Lễ, xã Xuân Quỳ
c Xã Yên Lễ, xã Hóa Quỳ, xã Thượng Ninh
Câu 13: Những người sau đây, ai là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ của huyện Như Xuân?
a Lang Sỹ Thùy, Lục Vĩnh Tưởng
b Lang Sỹ Thủy, Lục Vĩnh Tưởng
c Lục Vĩnh Tưởng, Lục Vĩnh Linh
Câu 14: Kể từ khi chia tách đến nay huyện Như Xuân có bao nhiêu Mẹ Việt Nam Anh hùng?
a 35 Mẹ
Trang 3b 37 Mẹ.
c 39 Mẹ
Câu 15: Đến nay, Đảng bộ huyện Như Xuân đã trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội?
a 20 kỳ đại hội
b 21 kỳ đại hội
c 22 kỳ đại hội
Câu 16: Hiện nay, Đảng bộ huyện Như Xuân có bao nhiêu tổ chức cơ sở đảng?
a 42 tổ chức cơ sở đảng
b 43 tổ chức cơ sở đảng
c 44 tổ chức cơ sở đảng
Câu 17: Đến nay, huyện Như Xuân có bao nhiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới?
a 2 xã
b 3 xã
c 4 xã
Câu 18: Năm 2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện Như Xuân đạt bao nhiêu phần trăm (%)?
a Đạt 16,3%
b Đạt 17,02 %
c Đạt 18,3%
Câu 19: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Như Xuân lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 đặt ra các chương trình trọng tâm gì?
a Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
b Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
c Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh; Chương trình xóa nghèo nhanh và bền vững; Chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Câu 20: Năm 2019, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Như Xuân đề ra mục tiêu thu nhập bình quân đầu người là bao nhiêu?
a 26 triệu đồng/người/năm trở lên
b 28 triệu đồng/người/năm trở lên
c 30 triệu đồng/người/năm trở lên
Trang 4II PHẦN TỰ LUẬN
* Câu hỏi: Ông (bà), anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những thành
tựu mà Đảng bộ huyện Như Xuân đạt được trong suốt quá trình 70 xây dựng, trưởng thành và phát triển Từ thực tế công việc của mình, ông (bà), anh (chị) sẽ làm gì để đóng góp cùng với sự phát triển của quê hương, đất nước./
Như Xuân là một huyện miền núi cao nằm ở phía tây nam của tỉnh Thanh Hóa, là một phần máu thịt của đất nước, lịch sử đất và người Như Xuân luôn gắn với lịch sử của dân tộc Việt Nam, nơi đây không chỉ có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc mà còn có tiềm năng lớn về phát triển kinh
tế, văn hóa ở khu vực miền tây nam xứ Thanh
Sự phát triển của Thị trấn Yên Cát
Vào thế kỷ XV, nhân dân Như Xuân tập hợp dưới ngọn cờ của thủ lĩnh Nguyễn Chích, tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do anh hùng dân tộc Lê Lợi Lãnh đạo Miền núi Như Xuân hiểm trở, là khu vực nối liền căn cứ Chí Linh với Miền Tây Thanh - Nghệ Qua đây là con đường ngắn nhất được chứng kiến cuộc tiến quân chiến lược vào căn cứ phía Nam của nghĩa quân Lam Sơn năm 1424 Như Xuân vừa
là hậu phương tại chỗ trực tiếp che giấu nghĩa quân trong những năm chiến đấu gay
Trang 5go ác liệt, Như Xuân còn góp phần cùng với nghĩa quân tiến công, đánh đuổi giặc Minh giành lại giang sơn gấm vóc
Vào cuối thế kỷ XVIII, Nhân dân Như Xuân đồng tâm nhất trí với người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, tiến đánh quân Thanh với tinh thần độc lập Đến cuối thế
kỷ XIX, khi phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân lan rộng, những người cầm đầu phe phủ chiến trong triều đình Huế đã dựa vào miền núi và chọn Thanh Hóa làm căn cứ chống pháp Lúc này Như Xuân trở thành miền sơn trại của nhiều đội quân tuấn nghĩa
Sau khi phong trào chống pháp lan rộng khắp, đồng bào dân tộc Thái phía tây gồm: 4 thanh, Yên Cát đã nổi dậy tham gia tích cực nghĩa quân Cầm Bá Thước Khu vực Tổng Như Lăng, Quân Nhân là địa bàn hoạt động quan trọng của nghĩa quân Được sự ủng hộ hết lòng của nhân dân, nghĩa quân đã vượt qua thời kỳ khó khăn ác liệt, luôn đứng vững trong suốt 10 năm ( 1885 - 1895) và chiến đấu rất dũng cảm Sau khi cơ bản dập tắt phong trào yêu nước chống pháp do các sỹ phu Cần Vương lãnh đạo, thực dân Pháp tiến hành tổ chức lại bộ máy cai trị Tháng 8 năm
1893, theo đề nghị của Lãnh đạo địa phương và Tổng đốc Thanh Hóa, Toàn quyền Đông Dương đã chuẩn y thành lập Châu Như Xuân Là châu thứ 4 ở miền Thượng
du Thanh Hóa Châu Như Xuân khi mới thành lập gồm có 4 tổng: Tổng Như Lăng, Tổng Xuân Du, Tổng Lãng Lăng, Tổng Hạ Thưởng và 35 xã Phạm vi gồm các phần đất của huyện Nông Cống, Châu Thường Xuân và Quỳ Châu (Nghệ an) gộp lại Dưới ách thống trị thực dân, nhân dân Như Xuân đã không chịu khuất phục, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí, liên tiếp nỗi dậy đấu tranh Khi giai cấp công nhân Như Xuân hình thành đã nhanh chóng vượt lên, đi đầu trong các cuộc đấu tranh cách mạng Nhân dân các dân tộc Như Xuân sẵn sàng tự nguyện chiến đấu hy sinh, kế tục truyền thống của cha ông và lập nên những chiến công chói lọi cùng nhân dân các dân tộc đánh bại thực dân pháp xâm lược và bọn lang đạo phản động giành độc lập dân tộc, giải phóng quê hương thoát khỏi ách nô lệ lầm than
Đến thời kỳ cách mạng Việt Nam, có Đảng Cộng sản lãnh đạo cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Như Xuân đã dần dần giác ngộ ý thức dân tộc, ý thức giai cấp Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là xô Viết nghệ Tỉnh, có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước và cách mạng ở miền núi Thanh Hóa Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam, từ đây nhân dân cả nước nói chung và nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã có một Đảng tiền phong và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa
Trang 6đường chỉ lối Cùng chung với sự trưởng thành và lớn mạnh của Đảng Cộng sản trong cả nước, tháng 7 năm 1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập; kể từ đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, phong trào cách mạng của huyện ngày càng được củng cố vững chắc và giành được nhiều thắng lợi Nhiều cơ sở cách mạng trong quần chúng được thành lập và đi vào hoạt động Sự lớn mạnh không ngừng của phong trào cách mạng ở Như Xuân đã đặt ra đòi hỏi khách quan là phải tăng
cường sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng Trước yêu cầu đó, ngày 25/8/1949, một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra trên địa bàn huyện: Đồng chí Lê
Đình Sằn - Thường vụ Tỉnh uỷ - Bí thư Đảng uỷ Ban miền Tây đã trực tiếp chỉ đạo Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Như Xuân tại doanh trại của An toàn khu Đồng Ớt,
xã Yên Cát (nay là xã Hoá Quỳ) với 40 đảng viên Đảng Cộng sản, sinh hoạt ở 5 chi
bộ Từ đây nhân dân các dân tộc huyện Như Xuân đã có Đảng bộ trực tiếp lãnh đạo
sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
Tự hào với trang sử vẻ vang, đặc biệt là tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sự hy sinh đóng góp của nhân dân huyện nhà có ý nghĩa to lớn
về nhiều mặt, tô thắm thêm truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gần 10 nghìn con em trong huyện đã lên đường chống giặc ngoại xâm, trong đó 1.546 người con ưu tú đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, 1.463 gia đình liệt sĩ, trong đó 84 gia đình có từ
02 liệt sĩ trở lên, 946 anh em là thương binh, bệnh binh đã anh dũng chiến đấu, nhiều người đã để lại nơi chiến trường một phần cơ thể, đặc biệt hàng trăm người chiến đấu ở các chiến trường đã bị nhiễm chất độc da cam, hậu quả đến nay còn rất nặng nề; cùng với hàng ngàn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến tham gia phục
vụ chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến đã góp phần xứng đáng cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, trải qua 22 kỳ đại hội, Đảng
bộ huyện Như Xuân luôn xác định: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, lấy đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân làm mục tiêu và động lực phát triển Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều nghị quyết, giải pháp phù hợp để khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy nội lực, tranh thủ
sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh, tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh, giữ gìn an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh
Sau 70 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Đảng bộ huyện Như Xuân đã có 4.287 đảng viên, sinh hoạt ở 289 chi bộ của 43 đảng bộ, chi bộ trực thuộc huyện
Trang 7Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị luôn được coi trọng, quốc phòng an ninh không ngừng được tăng cường, công tác xóa đói giảm nghèo được Đảng bộ huyện quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả đáng khích lệ Trong nữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết, tình hình kinh tế- xã hội của huyện có bước chuyển tích cực Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 4.633,8 tỷ đồng, tăng 1.250 tỷ đồng so với năm 2015 Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 17,02%, vượt 0,02% mục tiêu Nghị quyết, trong đó: nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng bình quân hàng năm 9,31%, vượt 0,31% mục tiêu Nghị quyết; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 22,73%, vượt 0,83%; dịch vụ - thương mại tăng 19,21%, đạt 98% Đến nay, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 27,7% trong cơ cấu kinh tế, giảm 7,83% so với năm 2015; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 36,2%, tăng 2,38%; dịch vụ chiếm 36,1%, tăng 5,45% Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 24 triệu đồng, tăng 6,8 triệu đồng so với năm 2015, đạt 80% mục tiêu Nghị quyết Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên; chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2017
đã có 4 xã, 36 thôn đạt chuẩn nông thôn mới vượt mục tiêu nghị quyết đại hội đảng
bộ huyện khóa XXII đã đề ra 2 xã
Hình ảnh sự thay đổi của huyện Như Xuân
Các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và các tổ chức kinh tế được khai thác có hiệu quả nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội
và phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội Nhiều công trình trọng điểm về điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc, nhà văn hóa thôn được đầu
tư xây dựng nâng cấp Các cụm Công nghiệp, trung tâm dịch vụ - thương mại được quy hoạch đảm bảo hợp lý, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, mỗi năm tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động
Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; bản sắc văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc được gìn giữ và phát huy Chất lượng giáo dục từng bước
Trang 8được nâng lên Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đẩy mạnh,
hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo, đời sống nhân dân
không ngừng được nâng lên Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” và các chế độ chính sách đối với người có công được thực hiện đầy đủ, kịp
thời, đúng đối tượng
Công tác quốc phòng - an ninh được Đảng bộ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm thường xuyên được đẩy mạnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển lâm nghiệp ở Như Xuân
Trang 9Mô hình phát triển nông nghiệp
Do vậy trong 28 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ
2015-2020 đề ra, có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch (xây dựng nông thôn mới; giao thông; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới
Trang 105 tuổi suy dinh dưỡng; nhà ở; tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự); dự kiến đến cuối nhiệm kỳ có 20 chỉ tiêu đạt và vượt, 01 chỉ tiêu khó hoàn thành (tỷ lệ đô thị hóa); trong đó nổi bật là: (1) Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt khá; (2) tái
cơ cấu ngành nông nghiệp đạt kết quả tích cực, chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt; (3) kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; (4) du lịch được chú trọng phát triển, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện; (5) chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên; (6) công tác giảm nghèo đạt kết quá khá toàn diện, đã thoát khỏi huyện nghèo; (7) quốc phòng - an ninh tiếp tục được giữ vững; (8) công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường
Mô hình phát triển cây ăn quả
Với những thành tích đạt được trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước Đảng bộ huyện Như Xuân đã vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng, huân huy chương cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng như Huân chương Lao động hạng nhất Đặc biệt ngày 07/3/2018 huyện Như Xuân được Thủ tướng chính phủ quyết định thoát khỏi 61 huyện nghèo cả nước theo chương trình 30a Đây là niềm tự hào, cổ vũ động viên rất lớn để Đảng bộ huyện Như Xuân vững bước tiếp tục phấn đấu đi lên trong giai đoạn mới
Trang 11Sự phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Như Xuân
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân huyện Như Xuân tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường và không ngừng đổi mới, quê hương Như Xuân tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết XXII đã đề ra./
Trải qua 70 năm trải qua biết bao thăng trầm, hưng thịnh Nhưng con dân Như Xuân, đặc biệt là xã đội trưởng, có bao giờ khuất phục, công cuộc dựng nước và giữ nước chẳng bao giờ thiếu bóng dáng của những người xã đội trưởng tham gia các phong trào xây dựng quê hương
Nếu hỏi dũng khí nào, động lực nào đã thúc đẩy thế hệ xã đội trưởng ra sức vì đất nước đến vậy thì câu trả lời duy nhất và hợp lý nhất đó là lòng yêu nước sâu sắc, vốn đã ăn sâu vào máu thịt, trở thành một truyền thống quý báu của nhân dân Như Xuân ta Có thể nói, chính lòng yêu nước là tiền đề cho những phẩm chất quý giá khác ra đời đó là lòng tự tôn dân tộc, tinh thần hy sinh, kiên cường bất khuất, lòng căm thù quân giặc đến tột cùng, và nhiều phẩm chất khác Vì tấm lòng cao đẹp, một lòng vì Tổ quốc ấy mà biết bao người chồng, người cha, người anh, người con nối gót nhau bước ra tiền tuyến, xông pha trận mạc Có ai biết đâu những năm đầu kháng chiến, quân đội ta gian khổ đến chừng nào