- Biết các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.. * Tích hợp môn Giáo dục công dân: - Vận dụng kiến thức bài 6 môn Giáo dục công dân 6: Học sinh biết yêu thiên nhiên, sống hợp với th
Trang 1PHIẾU DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
I TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
Tích hợp môn Giáo dục công dân, Địa lí, Toán, Mỹ thuật vào môn Sinh học 6 Bài 49 – Tiết 59: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
II MỤC TIÊU DẠY HỌC.
1 Kiến thức.
- Hiểu thế nào là đa dạng thực vật
- Nắm được tính đa dạng và sự suy giảm tính đa dạng thực vật ở Việt Nam
- Biết các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
2 Kỹ năng.
- Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế
3 Thái độ.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của thực vật
4 Tích hợp liên môn.
* Môn Địa lí:
- Vận dụng kiến thức Địa lí 8 “Vị trí địa lí tự nhiên Việt Nam” Sách giáo khoa Địa lí 8 – Trang 4, 82
- Cột biểu đồ bài tập 3 Sách giáo khoa Địa lí 8 – trang 135
- Tỷ lệ bản đồ Sách giáo khoa Địa lí 6 – Trang 12
- Các loại kí hiệu bản đồ Sách giáo khoa Địa lí 6 – Trang 18
- Tích hợp Atlat Địa lí: những nơi có thực vật được mô tả bằng phần màu xanh
lá cây trên bản đồ
- Đất, thực vật và động vật trang 6, xuất bản tháng 4/1993
- Diện tích rừng trang 10, xuất bản tháng 10/1993
- Thực vật và động vật trang 12, xuất bản tháng 2/2011
* Tích hợp môn Giáo dục công dân:
- Vận dụng kiến thức bài 6 môn Giáo dục công dân 6: Học sinh biết yêu thiên nhiên, sống hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên
* Tích hợp môn Toán:
- Toán 6 học sinh so sánh số liệu:
+ Quyết, hạt trần, hạt kín có trên 12.000 loài
Trang 2+ Rêu, tảo có tới 1.500 loài
* Môn Mỹ thuật:
- Quan sát tranh ảnh về thực vật và bảo vệ thực vật Đánh giá nhận xét hành vi trong tranh ảnh khi quan sát, biết vẽ cảnh đẹp thực vật, hành vi bảo vệ thực vật
III ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ.
- Học sinh lớp 6, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cát Vân, năm học 2016 – 2017
- Số lượng học sinh: 31 học sinh
- Đặc điểm lứa tuổi: học sinh lớp 6, đa số các em vẫn ham chơi, nhận biết đơn giản, chưa có ý thức tự học, đặc biệt chưa có kỹ năng thành thạo trong ứng xử giữa người và thực vật
VI Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN.
Dự án có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn đời sống và cả trong dạy học hiện nay
* Đối với thực tiễn dạy học:
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, truyền thụ kiến thức trọng tâm đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng
- Tích hợp các kiến thức của các môn học khác vào bài giảng góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Phát triển năng lực sáng tạo, vận dụng giải quyết tốt các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động
- Bài học trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh Do đó tạo được động cơ, hứng thúc học tập cho học sinh
* Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Dự án góp phần giáo dục cho học sinh biết được thế nào là sự bảo vệ đa dạng thực vật, vì sao phải bảo vệ sự đang dạng của thực vật Từ đó học sinh biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với việc bảo vệ sự đa dạng của thực vật
V THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Giáo viên: máy chiếu, máy tính, một số tranh ảnh giới thiệu về thực vật và môi trường sống, Atlat địa lí, biểu đồ Việt Nam
- Học sinh: bút dạ, giấy A0
VI TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Trang 3Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án bài 49, tiết 59 “Bảo vệ sự đa dạng của thực vật” (Sinh học lớp 6)
Bài 49, tiết 59: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
I Mục tiêu bài học.
1 Kiến thức.
- Học sinh phát biểu được khái niệm đa dạng thực vật là gì?
- Học sinh hiểu được thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một vài loài thực vật quý hiếm
2 Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, hoạt động nhóm
- Kỹ năng khai thác thông tin, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống
3 Thái độ.
- Nâng cao ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường ở địa phương
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường
4 Tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật sẵn có kết hợp với nhân giống, trồng và chăm sóc những loại thực vật với mục tiêu “trồng cây gây rừng”, “phủ xanh đồi trọc”…
II Các kỹ năng sống được áp dụng cơ bản.
1 Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin
2 Kỹ năng trình bày và suy nghĩ ý tưởng về bảo vệ sự đa dạng của thực vật
3 Kỹ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
4 Kỹ năng đề xuất và giải quyết vấn đề để tìm ra giải pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
III Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
- Động não, hoạt động nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trực quan, giải quyết vấn đề, hỏi và trả lời
IV Chuẩn bị.
- Giáo viên: máy chiếu, máy tính, một số tranh ảnh giới thiệu về thực vật và môi trường sống, Atlat địa lí, biểu đồ Việt Nam
- Học sinh: bút dạ, giấy A0, giấy A4
Trang 4V Tiến trình dạy học.
1 Ổn định tổ chức lớp (1p)
2 Kiểm tra bài cũ (4p) (Slides 2)
Câu hỏi: Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Đáp án:
- Thực vật cung cấp oxi, giúp điều hòa khí hậu
- Thực vật cung cấp cho con người: lương thực, thực phẩm, dược liệu làm thuốc và nhiều công dụng khác
3 Bài mới.
Mở bài (1p)
Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống…Tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới thực vật
Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Để học tốt bài này thì chúng ta phải vận dụng kiến thức nhiều môn như Toán, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật…và cả các kiến thức cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng
Hoạt động 1: Đa dạng của thực vật là gì? (10p)
1 Mục tiêu.
1.1 Kiến thức.
- Học sinh hiểu được khái niệm đa dạng của thực vật
- Biết phân loại về môi trường sống của thực vật
- Phân loại các ngành thực vật
1.2 Kỹ năng.
- Thu thập xử lý thông tin, hoạt động não
2 Phương pháp.
- Hỏi và trả lời câu hỏi
3 Hình thức tổ chức.
- Hoạt động nhóm( 4 nhóm)
4 Phương tiện dạy học.
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính
- Học sinh: Bút dạ, giấy A0
Trang 5Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
* GV: chiếu lên màn hình một số cây
Yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình
Thu thập thông tin để trả lời các câu hỏi
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
- GV: Hãy nêu tên, môi trường sống, tên
ngành của các thực vật dưới đây?
- GV: chiếu Slides 3,4,5,6
- HS: tìm hiểu tên và phân loại các thực
vật theo môi trường sống và ngành
HS: Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS: Hoạt động nhóm tìm ra tên, môi
trường sống, và xếp chúng vào ngành
thực vật vào giấy A0 của nhóm mình
- GV: Quan sát hướng dẫn nhóm yếu
Bước 3: Thảoluận,trao đổi,báo cáo.
- GV: thu kết quả của các nhóm gán lên
bảng, chiếu kết quả đúng lên bảng
- HS: các nhóm nhận xết lẫn nhau
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá.
- GV: Kiểm tra kết quả các nhóm
- HS: Bổ sung kết quả vào nhóm mình
nếu cần
- Em có nhận xét gì về tình hình thực vật
ở Việt Nam?
- Vậy đa dạng thực vật là gì?
- GV: chiếu Slides 7
- Tính đa dạng của thực vật được biểu
hiện như thế nào?
- Thực vật rất đa dạng và phong phú
- Là sự phong phú về các loài, các cá thể loài và môi trường sống của chúng
- Được biểu hiện:
+ Số lượng loài và số cá thể trong mỗi loài nhiều
+ Sự đa dạng về môi trường sống
Hoạt động 2: Tình hình đa dạng thực vật ở Việt Nam (13p)
Trang 61 Mục tiêu.
1.1 Kiến thức.
- Học sinh biết được tình hình đa dạng của thực vật Việt Nam
- Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tính đa dạng thực vật ở Việt Nam
1.2 Kỹ năng.
- Thu thập và xử lý thông tin, so sánh
1.3 Thái độ.
- Yêu và bảo vệ sự đa dạng của thực vật
2 Phương pháp.
- Vấn đáp, động não, hoạt động nhóm
3 Hình thức tổ chức.
- Thảo luận nhóm
4 Phương tiện dạy học.
- Giáo viên: máy tính, máy chiếu
- Học sinh: giấy A0, bút dạ
a Việt Nam có tính đa dạng cao về
thực vật.
- GV yêu cầu đọc thông tin Sách giáo
khoa trang 157 và chiếu Slides 8,9.
- Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao
về thực vật?
* Tích hợp môn Địa lí 8: Bản đồ Việt
Nam trang 82-SGK Địa lí 8.
- Vị trí địa lí Việt Nam nằm ở khu vực
Đông Nam Á, phía đông bán đảo Đông
Dương, nằm trong khu vực đới nóng, khí
hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với khu
vực á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc)
nên thực vật vô cùng phong phú đa dạng
* Tích hợp môn Toán 6: So sánh bảng số
liệu:
Đa dạng về số lượng
loài
Đa dạng về môi trường sống
+ Thực vật có mạch + Dưới nước (ao hồ,
a Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật.
- Thể hiện qua số lượng các loài thực vật nhiều trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế, khoa học
- Môi trường sống phong phú
- Đa dạng, phong phú
Trang 7(quyết, hạt trần, hạt
kín) có trên 12000
loài.
+ Rêu và tảo có tới
1500 loài.
- Nhiều loài có giá trị
kinh tế và khoa học
cao.
sông suối, biển… đều
có thực vật).
+ Trên cạn (từ bờ biển đến vùng núi cao đều
có thực vật tồn tại).
- Hãy nhận xét về thực vật ở địa phương
em như thế nào?
- Giáo viên chiếu Slides 10,11.
- Giáo viên chuyển ý: qua đọc báo, nghe
đài, các phương tiện thông tin đại
chúng… chúng ta biết hệ thực vật của
Việt Nam, nhất là thực vật rừng đang bị
suy giảm mạnh Ở Việt Nam trung bình
mỗi năm bị tàn phá 100 – 200 nghìn ha
rừng nhiệt đới
* Tích hợp môn Địa lí 6 cho biết:
- Các loại kí hiệu bản đồ Sách giáo khoa
Địa lí 6, trang 18
* Tích hợp Atlat Địa lí:
- Những nơi có thực vật được mô tả bằng
phần màu xanh lá cây trên bản đồ
- Đất, thực vật và động vật trang 6, xuất
bản 4/1993
- Diện tích rừng trang 10, xuất bản tháng
4/1993
- Thực vật và động vật trang 12, xuất bản
2/2011
b Suy giảm tính đa dạng của thực vật
ở Việt Nam.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin
trang 157 Sách giáo khoa, chiếu Slides
12,13,14,15,16,17
b Suy giảm tính đa dạng của thực vật
ở Việt Nam.
Trang 8- GV: tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự suy
giảm tính đa dạng của thực vật Việt Nam
Từ đó dẫn đến hậu quả gì?
- HS: nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: đọc thông tin và quan sát màn hình,
tìm ra nguyên nhân và hậu quả của sự suy
giảm tính đa dạng thực vật Việt Nam
- GV: quan sát hướng dẫn
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- HS: thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến,
đại diện nhóm phát biểu ý kiến
Bước 4: Phương án kiểm tra, đánh giá
- GV: chiếu kết quả đúng lên màn hình
- HS: các nhóm nhận xét lẫn nhau, bổ
sung kiến thức cho nhóm mình nếu cần
- GV: chiếu bảng số liệu diện tích rừng
qua các năm
* Tích hợp Địa lí 8 trang 135
* GV: chiếu Slides 18
Đơn vị (triệu ha)
* GV: yêu cầu HS đọc thông tin về thực
vật quý hiếm và chiếu Slides 19 lên màn
hình
- Học sinh đọc thông tin, quan sát màn
hình để trả lời câu hỏi
- GV: thực vật quý hiếm là gì?
- GV: Hãy kể tên những thực vật quý
hiếm mà em biết?
GV: chiếu Slides 20,21.
- Nguyên nhân: do khai thác bừa bãi, tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống
- Hậu quả: nhiều loài cây bị giảm sút đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng cũng bị thu hẹp hoặc mất đi, nhiều loài trở nên quý hiếm thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
- Thực vật quý hiếm là: những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và
có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức
- Học sinh kể…
Trang 9Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật (10p)
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một
vài quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở
nước ta mà em biết?
- Giáo viên chiếu Slides 22,23,24.
- Học sinh quan sát màn hình
- Vì sao cần phải bảo vệ tính đa dạng của
thực vật?
GV: Chiếu Slides 25,26.
- Thảo luận nhóm: hãy nêu các biện pháp
để bảo vệ tính đa dạng của thực vật
- Bản thân em đã làm gì để bảo vệ sự đa
dạng của thực vật?
- Giáo viên chiếu Slides 27,28,29,30
- Học sinh quan sát màn hình
- Học sinh cần tuyên truyền cho mọi
người không nên chặt phá rừng bừa bãi
- Tích cực trồng cây xanh
* Tích hợp môn GDCD 6: Bài 6
Biết yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với
thiên nhiên
* Tích hợp môn Mỹ thuật:
Biết quan sát tranh ảnh qua các Slides
3 Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- Vì nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc mất đi, nhiều loài cây trở nên quý hiếm, thậm chí có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
- Ngăn chặn phá rừng
- Hạn chế khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại gỗ quý
- Tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân nhằm bảo vệ rừng
Trang 104 Củng cố (Slide 31) (5p)
Câu 1: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Các cụm từ: “số lượng các loài”, “các cá thể của loài”, “môi trường sống”, “quý hiếm”, “bị khai thác”
- Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng…….(1)…… ,…….(2)……., và
… (3)…… của chúng
- Thực vật…….(4)……, là những thực vật có giá trị kinh tế cao và có xung hướng ngày càng ít đi do…….(5)……quá mức
Đáp án: (1) số lượng loài; (2) các cá thể của loài; (3) môi trường sống; (4) quý
hiếm; (5) bị khai thác
Câu 2: Khoanh tròn vào những đáp án đúng.
Rừng ở Việt Nam bị tàn phá là do:
1 Chặn phá, đốt rừng làm nương rẫy
2 Chặt phá rừng để buôn bán gỗ lậu
3 Trồng cây, gây rừng
4 Cháy rừng
5 Chặt cây làm nhà ở
Đáp án: 1,2,4,5
5 Dặn dò (Slide 32) (1p)
- Học bài, trả lời câu hỏi Sách giáo khoa
- Đọc mục em có biết
- Sưu tầm hình ảnh màu có liên quan đến bài 50
VII KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.
* Nội dung:
1 Về kiến thức:
- Đánh giá ở 3 cấp độ:
a) Nhận biết: Nhận biết được thế nào là đa dạng của thực vật
b) Thông hiểu: Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của việc suy giảm tính đa dạng của thực vật
c) Vận dụng: Vận dụng được những hiểu biết để có biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ các loài thực vật
2 Kỹ năng:
Đánh giá:
- Việc làm thể hiện lòng yêu thực vật và bảo vệ thực vật
3 Thái độ:
Trang 11- Ý thức, tinh thần hứng thú tham gia học tập.
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học có liên quan
- Giáo dục học sinh ý thức tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng
* Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh.
- Kiểm tra miệng (kiểm tra đầu giờ)
- Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh (kiểm tra cuối giờ)
- Học sinh tự đánh giá kết quả của nhau (thực hiện trong giờ học)
- Giáo viên đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh, bài viết của học sinh (kiểm tra ở những giờ học tiết theo)
Họ và tên:………
Lớp:………
PHIẾU HỌC TẬP KIỂM TRA CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Hãy kể tên một vài loài thực vật quý hiếm mà em biết?
Trang 12
Câu 2: Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật?
* Kết luận:
Câu 1: Cây trắc, cây tam thất, cây thông đỏ, cây bách xanh núi đá.
Câu 2:
- Vì vị trí địa lí Việt Nam thuận lợi cho việc phát triển thực vật, nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía đông bán đảo Đông Dương, nằm trong khu vực đới nóng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với khu vực á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc)
- Thực vật đa dạng về số lượng loài (có trên 12 nghìn loài) Đa dạng về môi trường sống (dưới nước, trên cạn)
VIII CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH.
- Các phiếu thu được sau khi học sinh làm (Clip 8)
- Kết quả phiếu học tập kiểm tra cuối bài của học sinh
- Ảnh chụp khuôn viên trường có bồn hoa, cây bóng mát, thảm cỏ… (do học
sinh trồng và chăm sóc) (Slides 33)
Cát Vân, ngày 18 tháng 12 năm 2017
XÁC NHẬN Người thực hiện:
CỦA BAN GIÁM HIỆU
Lê Thị Phương
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
(Kèm theo công văn số: 468/PGD&ĐT-THCS ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Phòng GD&ĐT)
- Phòng GD&ĐT Như Xuân
- Trường TH&THCS Cát Vân
- Địa chỉ: Vân Thọ - Cát Vân – Như Xuân – Thanh Hóa
- Email: thcscatvan.nx@thanhhoa.edu.vu
- Thông tin về giáo viên: