1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHUÔN mặt hài hòa ở NGƯỜI VIỆT NAM

90 129 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 742,28 KB

Nội dung

Để phân tích về các hình thái khuôn mặt, hiện nay có 2phương pháp chính đó là: phân tích đo trực tiếp và phân tíchgián tiếp bao gồm các phương pháp đo trên phim XQ kỹthuật số từ xa, đo t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trang 2

TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:

TS Hoàng Kim Loan

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về nhân trắc học và nhân trắc học vùng mặt 3

1.1.1 Nhân trắc học 3

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu nhân trắc học vùng mặt 3

1.2 Một số phương pháp phân tích cấu trúc sọ-mặt thường được sử dụng .6 1.2.1 Đo trực tiếp 6

1.2.2 Đo gián tiếp 6

1.3 Một số nghiên cứu khuôn mặt trên thế giới và ở Việt Nam gần đây 8

1.3.1 Trên thế giới 8

1.3.2 Ở Việt Nam 11

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 13

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

2.4 Các bước tiến hành 15

2.5 Phương tiện nghiên cứu 16

2.6 Kỹ thuật chụp phim sọ mặt từ xa nghiêng và thẳng 16

2.7 Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa 16

2.8 Các điểm mốc giải phẫu cần xác định 17

2.8.1 Các điểm mốc giải phẫu, kích thước, chỉ số cần đo bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng 17

2.8.2 Các điểm mốc giải phẫu, kích thước cần đo trên phim sọ mặt .22

2.8.3 Phân tích hình dạng khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov 26

2.9 Xử lý số liệu 27

Trang 5

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1 Đặc điểm nhân trắc khuôn mặt của nhóm nghiên cứu 29

3.1.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 29

3.1.2 Các giá trị trung bình các kích thước, góc, và chỉ số 30

3.2 Đặc điểm khuôn mặt hài hòa 39

3.2.1 Các giá trị trung bình các kích thước, góc và chỉ số ở nhóm có khuôn mặt hài hòa và nhóm có khuôn mặt không hài hòa 39

3.2.2 Các chỉ số sọ-mặt theo Martin 50

3.2.3 Phân loại hình thái khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov 53

3.2.4 So sánh với các tiêu chuẩn tân cổ điển 53

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 58

4.1 Đặc điểm nhân trắc sọ-mặt của mẫu nghiên cứu 58

4.1.1 Tỷ lệ theo giới 58

4.1.2 Hình thái mặt 58

4.1.3 Đánh giá mô mềm 58

4.1.4 Đánh giá mô cứng 58

4.1.5 Tương quan giữa mô cứng và mô mềm 58

4.1.6 Sự đối xứng của khuôn mặt 58

4.2 Khuôn mặt hài hòa 58

4.2.1 Tỷ lệ khuôn mặt hài hòa 58

4.2.2 Hình dạng khuôn mặt 58

4.2.3 Các chỉ số sọ-mặt 58

4.2.4 So sánh các kích thước, tỷ lệ, chỉ số giữa nhóm hài hòa và nhóm không hài hòa trên mô mềm và mô cứng 58

4.2.5 Đánh giá sự đối xứng của khuôn mặt 58

4.2.6 So sánh với các tiêu chuẩn tân cổ điển 58

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 59

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 59

Trang 6

Bảng 2.1 Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng, nghiêng

chuẩn hóa 17Bảng 2.2 .Các kích thước nhân trắc chuẩn vùng mặt

19Bảng 2.3 .Tám chuẩn tân cổ điển thường sử dụng

20Bảng 2.4 .Các góc trên mô mềm

21Bảng 3.1 .Tỷ lệ khuôn mặt hài hòa của nhóm nghiên cứu

29Bảng 3.2 .Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa

30Bảng 3.3 .Các giá trị trung bình (mm) đo trên phim sọ-mặt

thẳng từ xa 32Bảng 3.4 Giá trị trung bình (mm) các kích thước sọ-mặt bên phải

và bên trái 32Bảng 3.5 Mức độ khác nhau trung bình (mm) giữa bên phải

và bên trái ở nam và nữ 33Bảng 3.6 Các giá trị trung bình đo trên phim sọ-mặt nghiêng

33Bảng 3.7 .Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nam và nữ

35Bảng 3.8 .Phân loại chỉ số mũi của nam và nữ

35

Trang 7

Bảng 3.10 .Phân loại hình thái khuôn mặt theo Celébie và

Jerolimov 36Bảng 3.11 .So sánh chiều cao tầng mặt trên và tầng mặt giữa

36Bảng 3.12 So sánh chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt dưới

36Bảng 3.13 .So sánh chiều dài mũi (n-sn) và chiều dài tai (sa-

sba) 37Bảng 3.14 So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)

và chiều rộng mũi (al-al) 37Bảng 3.15 So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)

và chiều rộng mắt (en-ex) 37Bảng 3.16 .So sánh chiều rộng miệng (ch-ch) và chiều rộng

mũi (al-al) 38Bảng 3.17 .So sánh chiều rộng mũi (al-al) và chiều rộng mặt

(zy-zy) 38Bảng 3.18 So sánh chiều dài mũi (n-sn) và chiều cao mặt hình

thái (n-gn) 38Bảng 3.19 So sánh khoảng cách từ góc miệng đến cánh mũi

(ch-al) và khoảng cách từ góc miệng đến đường giữađồng tử (ch-pp) 39Bảng 3.20 .Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa ở

nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn mặt không hài hòa 40

Trang 8

hòa 42Bảng 3.22 Các kích thước hai bên mặt trên phim XQ thẳng ở

nhóm nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn mặt không hài hòa 44Bảng 3.23 Các kích thước hai bên mặt trên phim XQ thẳng ở

nhóm nữ có khuôn mặt hài hòa và nữ có khuôn mặt không hài hòa 44Bảng 3.24 So sánh mức độ khác nhau giữa bên phải và bên trái

ở nhóm nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn mặt không hài hòa 45Bảng 3.25 .So sánh mức độ khác nhau giữa bên phải và bên

trái ở nhóm nữ có khuôn mặt hài hòa và nữ có khuôn mặt không hài hòa 45Bảng 3.26 Các kích thước trên phim sọ-mặt nghiêng ở nhóm

nam có khuôn mặt hài hòa và nam có khuôn mặt không hài hòa 46Bảng 3.27 Các kích thước trên phim sọ-mặt nghiêng ở nhóm

nữ có khuôn mặt hài hòa và nữ có khuôn mặt không hài hòa 48Bảng 3.28 .Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nhóm nam có

khuôn mặt hài hòa và nhóm nam có khuôn mặt không hài hòa 50Bảng 3.29 .Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nhóm nữ có

khuôn mặt hài hòa và nhóm nữ có khuôn mặt khônghài hòa 50

Trang 9

51Bảng 3.31 .Phân loại chỉ số mũi của nhóm nữ có khuôn mặt

hài hòa và nhóm nữ có khuôn mặt không hài hòa.51Bảng 3.32 Phân loại chỉ số hàm dưới của nhóm nam có khuôn

mặt hài hòa và nhóm nam có khuôn mặt không hài hòa 52Bảng 3.33 Phân loại chỉ số hàm dưới của nhóm nữ có khuôn

mặt hài hòa và nhóm nữ có khuôn mặt không hài hòa 52Bảng 3.34 .Phân loại hình thái khuôn mặt theo Celébie và

Jerolimov 53Bảng 3.35 .So sánh chiều cao tầng mặt trên và tầng mặt giữa

53Bảng 3.36 So sánh chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt dưới

54Bảng 3.37 .So sánh chiều dài mũi (n-sn) và chiều dài tai (sa-

sba) 54Bảng 3.38 So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)

và chiều rộng mũi (al-al) 55Bảng 3.39 So sánh chiều rộng giữa hai góc mắt trong (en-en)

và chiều rộng mắt (en-ex) 55Bảng 3.40 .So sánh chiều rộng miệng (ch-ch) và chiều rộng

mũi (al-al) 56Bảng 3.41 .So sánh chiều rộng mũi (al-al) và chiều rộng mặt

(zy-zy) 56

Trang 10

Bảng 3.43 So sánh khoảng cách từ góc miệng đến cánh mũi

(ch-al) và khoảng cách từ góc miệng đến đường giữađồng tử (ch-pp) 57

Trang 11

Hình 2.1 .Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ-mặt nghiêng

23Hình 2.2 .Đường thẩm mỹ S

24Hình 2.3 .Đường thẩm mỹ E

24Hình 2.4 .Các mặt phẳng tham chiếu trên mô cứng

25Hình 2.5 .Phân loại hình dạng khuôn mặt theo Celébie và

Jerolimov 27

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hình thể giải phẫu cơ thể con người chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố phức tạp khác nhau Các yếu tố như điều kiệnđịa lý, phong tục tập quán tác động không nhỏ đến việc hìnhthành nét đặc trưng riêng của từng dân tộc Cơ thể con người,đặc biệt là khuôn mặt là nét đặc trưng cho từng chủng tộcngười [1]

Để phân tích về các hình thái khuôn mặt, hiện nay có 2phương pháp chính đó là: phân tích đo trực tiếp và phân tíchgián tiếp (bao gồm các phương pháp đo trên phim XQ kỹthuật số từ xa, đo trên ảnh chuẩn hóa và đo trên hình ảnh bachiều) Trong các phương pháp trên, phân tích gián tiếp trênphim XQ theo kỹ thuật chụp từ xa từ lâu đã là một phươngpháp được sử dụng nhiều vì tính khách quan cao, phân tíchđược cả mô mềm lẫn mô cứng Đặc biệt với sự phát triển củacác phần mềm hỗ trợ, chúng ta có thể phân tích được nhanh

và chính xác nhiều chỉ số sọ-mặt để đưa ra chẩn đoán vàhướng điều trị cho bệnh nhân Bên cạnh đó, phương phápphân tích gián tiếp trên ảnh chụp chuẩn hóa cũng ngày càngđược sử dụng nhiều để phân tích hình thái khuôn mặt, vớinhững ưu thế về trang thiết bị kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng,khả năng lưu giữ thông tin dễ dàng, phân tích bằng các phầnmềm hỗ trợ có độ chính xác cao, dễ thực hiện

Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả sử dụng phim XQ từ

xa để phân tích và đưa ra các chỉ số sọ-mặt như Steiner,Ricketts, Downs, Tweed, Mc Namara [2], cũng như nghiêncứu về đặc điểm hình thái khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa như

Trang 13

Broca (1862), Izard (1931), Tanner và Weiner (1949), Gavan vàcộng sự (1952), Stonner (1955), Bjerin (1957), Morees và Kean(1958), Molhave (1958), Neger (1959), Suchner (1977) [3].Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều mang đậm tính bản sắc,chỉ áp dụng cho chủng tộc nhất định, không hoàn toàn phùhợp cho chẩn đoán và điều trị đối với người Việt Nam.

Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nângcao, kèm theo đó là nhu cầu về thẩm mỹ của con người ngàycàng tăng lên Hiện nay chúng ta đã có một số nghiên cứuliên quan được tiến hành trên sọ khô, trên ảnh chụp và trênphim XQ sọ nghiêng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế vàchưa đưa ra được tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa [4],[5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12] Vì thế hiện nay các bác

sỹ Nắn chỉnh răng, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vẫn đang ápdụng phổ biến tiêu chuẩn của người Caucasian để điều trị chongười Việt Nam Việc áp dụng các chỉ số của một dân tộc nàycho một dân tộc khác là không hoàn toàn hợp lý Vì vậy vấn

đề cấp thiết hiện nay là cần phải có các nghiên cứu về chỉ sốsọ-mặt cũng như tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa ởngười Việt Nam Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài

hòa ở người Việt Nam” với các mục tiêu sau:

1.Mô tả đặc điểm nhân trắc sọ-mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi 18-25 bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa và phim sọ-mặt.

2.Xác định tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa ở nhóm nghiên cứu.

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về nhân trắc học và nhân trắc học vùng mặt

1.1.1 Nhân trắc học

Nhân trắc học là một ngành khoa học nghiên cứu về cácphương pháp đo trên cơ thể người và sử dụng toán học đểphân tích những kết quả đo được nhằm tìm hiểu quy luật về

sự phát triển hình thái giải phẫu ở người Nhân trắc học làcông cụ đầu tiên của nhân chủng học, nó được sử dụng đểnhận dạng, với mục đích tìm hiểu sự đa dạng thể chất của conngười, để xác định tương quan giữa thể chất với các đặc điểmphân biệt chủng tộc và tâm lý Nhân trắc học liên quan đếnviệc đo lường hệ thống các tính chất vật lý của cơ thể conngười, mô tả chủ yếu kích thước và hình dạng cơ thể Các chỉ

số nhân trắc được đo ở trạng thái và tư thế khác nhau phỏngtheo trạng thái và tư thế hoạt động của con người nhằm thiếtlập lại trong trường hợp có tổn thương khiếm khuyết cầnchỉnh sửa để đưa lại về vị trí ban đầu [13]

Những thay đổi trong lối sống, dinh dưỡng và thành phầndân tộc của các quần thể dẫn đến những thay đổi trong việcphân phối các kích thước cơ thể (ví dụ như bệnh béo phì,khuynh hướng tăng trưởng ), do đó đòi hỏi phải thườngxuyên cập nhật các bộ dữ liệu nhân trắc học

Trang 15

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu nhân trắc học vùng mặt

Việc đo đạc cơ thể đã được thực hiện từ thời Ai Cập cổđại nhưng những người Hy Lạp cổ đại là mới là những ngườiđầu tiên thực hiện phép đo trên khuôn mặt Mục đích của cácphép đo cũng khác nhau, một số muốn chỉ ra nhóm người ưuviệt hơn, một số muốn tạo ra vẻ đẹp hoàn mỹ trong khi mụcđích của đa số là cố gắng lượng hóa các số đo và tỷ lệ của cơthể [14]

Polycleitus (420-450 TCN) nghiên cứu dựa phần lớn vàonhững tỷ lệ cơ bản của người Ai Cập, những tỷ lệ cơ thể lýtưởng của ông được cho là những tiêu chuẩn đầu tiên đượcđịnh nghĩa: chiều cao mặt bằng 1/10 chiều dài cơ thể, chiềucao toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn bộ cơ thể, tổng chiềudài của đầu và cổ bằng 1/6 chiều dài cơ thể Những tỷ lệ trên

đã trở thành một công thức chuẩn được sử dụng trong nghệthuật của Hy Lạp-La Mã và sau này là Tây Âu

Trong thời kỳ nền văn minh Hy Lạp, tiêu chuẩn thẩm mỹmang tính chất toán học Thời kỳ này đầu có dạng hình khốivuông và được chia làm 4 phần bằng nhau: tầng tóc, tầngtrán, tầng mũi và tầng miệng Theo Polycleido, chiều dọckhuôn mặt được chia ra thành ba phần bằng nhau, chiều caođầu bằng 2/15 chiều dài cơ thể trong khi chiều ngang khuônmặt được chia thành năm phần bằng nhau

Giữa thế kỷ XVIII, lấy cảm hứng từ nghệ thuật "cổ điển"

và văn hóa của Hy Lạp cổ đại hay La Mã cổ đại, phong cáchmới ra đời được gọi là Neoclassical (tân cổ điển) Các nghệ sĩ

Trang 16

như Leonard da Vinci, Durer, Pacioli, Alberti đã đưa ra nhữngtiêu chuẩn tân cổ điển, chia khuôn mặt thành những tỷ lệ cânđối lý tưởng.

Leonardo Da Vinci (1452-1519) cho rằng ở khuôn mặtcân đối kích thước của miệng bằng khoảng cách từ đườnggiữa 2 môi tới cằm, tỷ lệ giữa 3 tầng mặt bằng nhau, chiềucao của tai bằng chiều cao của mũi Dù đưa ra những tiêuchuẩn khá nghiêm ngặt về tỷ lệ lý tưởng, song ông cũngkhông phủ nhận sự phong phú vốn có của tự nhiên

Albrecht Durer (1471-1528) chia khuôn mặt thành 3 phầnbằng nhau là phần trán, phần mũi, phần môi và cằm Phần môi

và cằm được chia thành 4 phần bằng nhau: đường giữa 2 môigiới hạn ¼ phía trên, rãnh cằm chia đôi khoảng cách từ lỗ mũitới cằm Khoảng cách giữa 2 mắt bằng độ rộng của một mắt

Trong thế kỷ XVIII và IXX, ngành nhân trắc học hiện đạiđược phát triển, nhưng việc đo đạc đa phần diễn ra trực tiếptrên sọ người mà ít chú ý đến mô mềm Petrus Camper (1722-1789) đã nghiên cứu các góc mặt trên một số lượng lớn sọngười và vượn Ông nhận thấy rằng góc mặt lớn đặc trưng chocác loài linh trưởng, trong khi người da đen và da trắng có gócmặt nhỏ hơn Những nhà giải phẫu học sau đó, như DeGobineau, Broca, Topinard và Lombroso đã cho rằng có nhữngkhác biệt về tỷ lệ sọ mặt giữa các chủng tộc người, nhữngkhác biệt này là bằng chứng cho sự không công bằng của tựnhiên và sự phân chia thành người cấp cao và người cấp thấp

Trang 17

Thế kỷ XX được xem là thời kỳ của những tỷ lệ và phép

đo khách quan Jacques Joseph (1865-1934) – cha đẻ củangành tạo hình mũi hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng củamũi nhìn nghiêng với thẩm mỹ khuôn mặt Ông nghiên cứuhướng nghiêng của sống mũi trong mối liên quan với cácđường trên mặt nghiêng hơn là với mặt phẳng Frankfort

Ý tưởng ứng dụng “tỷ lệ vàng” để phân tích khuôn mặt,được giới thiệu bởi Seghers cùng cộng sự, và được Rickettsphổ biến Tỷ lệ vàng này được cho là hấp dẫn nhất khi nhìn vàtrong nhận thức của con người, kí hiệu φ (Phi) được dùng đểchỉ số 1,618 Theo Ricketts, để có được một khuôn mặt thẩm

mỹ thì một số tỷ lệ kích thước khuôn mặt phải tuân theo chỉ

số vàng như: chiều rộng mũi/chiều rộng miệng, chiều rộngmiệng/chiều rộng giữa 2 góc mắt ngoài, chiều rộng giữa 2 gócmắt ngoài/chiều rộng mặt Ngoài ra ông cho rằng đánh giámột khuôn mặt cần được phân tích trong ba chiều không gian,không có một con số tuyệt đối lý tưởng mà các mối tươngquan thường nằm trong một khoảng rộng

1.2 Một số phương pháp phân tích cấu trúc sọ-mặt thường được sử dụng

Hiện nay, có nhiều phương pháp nghiên cứu cấu trúc mặt, gồm hai cách đo chính: đo trực tiếp và đo gián tiếp (baogồm các phương pháp đo trên hình ảnh hai chiều và đo trênhình ảnh ba chiều) Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhượcđiểm cũng như ứng dụng riêng [15], [16], [17], [18]

Trang 18

sọ-1.2.1 Đo trực tiếp

Phương pháp đo trực tiếp là phương pháp được sử dụngđầu tiên để nghiên cứu các chỉ số nhân trắc con người nóichung, trong đó có các chỉ số sọ-mặt Đo trực tiếp cho biếtchính xác kích thước thật, do đó các kích thước và chỉ sốchính xác hơn Tuy nhiên, nó có nhiều nhược điểm: độ chínhxác của kết quả đo được phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệmxác định các điểm mốc của người đo, kỹ thuật đo, mất nhiềuthời gian và nhân lực, không có khả năng lưu trữ để tiến hành

đo đạc, kiểm tra lại [16], [19]

1.2.2 Đo gián tiếp

Đo gián tiếp là phương pháp đo được tiến hành trên cáchình ảnh của đối tượng nghiên cứu được chụp lại Các hìnhảnh này có thể là hình ảnh hai chiều hoặc hình ảnh ba chiều.Phương pháp đo gián tiếp có nhiều ưu điểm: dễ thực hiện, tiếtkiệm được thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so vớiphương pháp đo trực tiếp trên người, ngoài ra còn có nhiều ưuđiểm về khả năng thông tin, lưu trữ và bảo quản Cùng với sựphát triển của công nghệ, sự ra đời của nhiều phần mềm hỗtrợ, phương pháp đo gián tiếp cho kết quả rất nhanh và chínhxác

Phương pháp đo gián tiếp trên hình ảnh hai chiều baogồm các phân tích trên ảnh chụp và trên XQ

Ảnh chụp được ứng dụng từ lâu trong nắn chỉnh răng đểđánh giá những thay đổi trong quá trình điều trị và nó đã trở

Trang 19

thành một trong những dữ liệu không thể thiếu trong hồ sơbệnh án Trước đây, việc phân tích đo đạc trên ảnh chụp vẫncòn bị xem nhẹ dù đã được sử dụng rộng rãi, nhưng chủ yếu

là để đánh giá các đặc điểm thiên về định tính chứ không phải

đo đạc định lượng vì thiếu những quy tắc chuẩn trong việcchụp ảnh lẫn đánh giá ảnh Sau đó người ta đưa ra nhiềuphương pháp chụp ảnh chuẩn hóa, việc sử dụng các phươngpháp chụp ảnh chuẩn hóa làm cho phép đo ảnh chụp trởthành công cụ khoa học và chính xác Từ đó, các tư liệu ảnhchụp đầu mặt được xem có giá trị để lượng giá định tính lẫnđịnh lượng các chỉ số khuôn mặt, đánh giá sự tăng trưởng vàphát triển, chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và đánh giá kếtquả điều trị Với những ưu điểm cho phép đánh giá tốt bề sựhài hòa của khuôn mặt (đặc biệt khi so sánh với khả năngđánh giá mô mềm trên XQ) bệnh nhân không phải phơi nhiễmphóng xạ, nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ việc phân tích khuônmặt bệnh nhân qua ảnh chụp Trước đây, phải mất thời gian

xử lý và rửa ảnh rồi mới có thể tiến hành phân tích Ngày nay,cùng với sự phát triển của công nghệ, máy ảnh kỹ thuật số rađời với nhiều tính năng ưu việt giúp có thể xem ngay hình ảnhsau khi chụp trên máy ảnh hay nhờ kết nối với máy tính, dễdàng lưu trữ và bảo quản, dễ dàng sao chép mà không tốnkém, trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các đồng nghiệp,thân thiện với môi trường, phân tích nhanh chóng với phầnmềm kỹ thuật số [20], [21], [22]

Trang 20

XQ là phương pháp tốt nhất để nghiên cứu những thayđổi do phát triển, giúp đánh giá cấu trúc mô xương và mômềm Hàng loạt những nghiên cứu về sọ-mặt đã được đánhgiá qua phân tích trên phim, nhằm đưa ra các tiêu chuẩnđồng thời sử dụng để chẩn đoán và xác định phương án điềutrị trong chỉnh nha như các phân tích của Tweed, Steiner vàRicketts Cùng với sự ra đời của phim sọ-mặt từ xa kỹ thuật

số, việc phân tích phim trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiệnlợi với các phần mềm phân tích phim Bên cạnh đó, liều chiếu

xạ giảm xuống so với phim thường quy, những nguy cơ tiếpxúc với hóa chất cũng giảm xuống do không cần phải rửaphim Chất lượng hình ảnh có thể được cải thiện rõ rệt bằngcách điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và độ bão hòa củahình ảnh Các nhà lâm sàng cũng có thể dễ dàng và nhanhchóng trao đổi thông tin với nhau [21]

Một nhược điểm cố hữu của các phép đo hình ảnh haichiều đó là sọ-mặt là một hình khối phức tạp nên có nhiềuhình ảnh chồng lên nhau không phân biệt được trên phim haichiều do đó khó có thể đo đạc và phân tích chính xác được.Nhằm khắc phục hạn chế này, cùng với sự phát triển khoa họccông nghệ, các phương pháp phân tích trên hình ảnh ba chiềulần lượt ra đời, bao gồm hệ thế hỗ trợ cắt lớp vi tính, hệ thốngquét laser hay phép đo ảnh nổi Các phương pháp này chophép có được hình ảnh của đối tượng trong không gian bachiều, đo đạc chính xác trên các lát cắt đã được lựa chọn Tuynhiên, do yêu cầu trang thiết bị phức tạp cũng như giá thành

Trang 21

cao nên ứng dụng của những phương pháp này hiện nay cònhạn chế, chủ yếu ở những trung tâm chẩn đoán hình ảnh lớn[15], [16], [18].

1.3 Một số nghiên cứu khuôn mặt trên thế giới và ở Việt Nam gần đây

1.3.1 Trên thế giới

Broadbent (1894 – 1977) là người đầu tiên bắt đầunghiên cứu định lượng sự thay đổi các cấu trúc trên phim XQsọ-mặt năm 1931 [23], mục đích ban đầu là nghiên cứuhướng phát triển của phức hợp sọ-mặt, điều này đã đưa phimsọ-mặt từ xa trở thành một phương tiện gián tiếp không thểthiếu trong đo nhân trắc khuôn mặt

Năm 1953, Steiner nghiên cứu phim sọ nghiêng trên 50người có khớp cắn bình thường, đưa ra các tiêu chuẩn bìnhthường ở người châu Âu Phương pháp phân tích của Steinerđược bổ sung thêm vào năm 1959, được công nhận là phươngpháp phân tích hiện đại nhất lúc đó, những yếu tố được phântích rất có ý nghĩa trên lâm sàng để chẩn đoán và điều trị nắnchỉnh răng-hàm Steiner cũng là người đã đưa ra đường thẩm

mỹ S để đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt Phương pháp này vẫncòn được áp dụng nhiều cho đến ngày nay

Jorgensen (1991) sử dụng máy quay video-ảnh kỹ thuật

số cho phép đánh giá sự thay đổi kích thước mặt trên trẻ TâyBắc Âu từ 5 tuổi đến 12 tuổi

Trang 22

Bishara (1995) dùng máy ảnh kỹ thuật số để đánh giátăng trưởng kích thước mặt các người trẻ Tây Bắc Âu từ 4-13tuổi.

Berger (1999) sử dụng phim dương bản chụp thẳng để

đo đạc thay đổi của mô mềm trong thời gian dùng biện phápnong hàm cho thấy các kích thước trên khuôn mặt có thay đổitrong thời gian điều trị [24]

Năm 1996, Miyajima với nghiên cứu trên nhóm 52 đốitượng nam, nữ người Nhật, so sánh với người châu Âu thấy có

sự khác biệt các số đo nhân trắc vùng mặt như góc mũi-môicủa nhóm nam nữ Nhật nhỏ hơn mẫu người châu Âu, góc trụcmặt có hướng thẳng đứng, răng nhô Nghiên cứu có giá trịgiống như nhiều nghiên cứu khác, khẳng định việc áp dụngtiêu chuẩn kích thước của dân tộc này cho dân tộc khác làkhông phù hợp [25]

Năm 2002, Farkas L.G., Le T.T và cộng sự dùng các chuẩn

tỷ lệ mặt tân cổ điển để đánh giá khuôn mặt của người Mỹ gốc

Á và Âu Chín số đo đường thẳng đã được thu thập để xác địnhcác khác biệt kích thước hình thái mặt trong các nhóm ngườiHoa, Việt, Thái và Âu (60 người mỗi nhóm) và để đánh giá giátrị của 6 chuẩn tân cổ điển ở những nhóm người này Chuẩnmặt nghiêng có ba phần bằng nhau không gặp cả ở người Âulẫn người Á Ở 5 chuẩn mặt khác, tỷ lệ phù hợp của người Âutrong phạm vi từ 16,7-36,7%, của người Á chỉ trong khoảng1,7-26,7% Các kích thước ngang (en-en, al-al, zy-zy) ở mặtngười Á lớn hơn người Âu một cách có ý nghĩa Các đặc điểm

Trang 23

nổi bật của khuôn mặt người Á là khoảng gian mép mí trongrộng hơn trong khi khe mí ngắn hơn; phần mềm mũi rộng hơntrong bối cảnh mặt rộng, chiều rộng miệng nhỏ hơn và chiềucao mặt dưới nhỏ hơn so với chiều cao trán [26].

Năm 2004, Choe Kyle S sử dụng phương pháp phân tíchqua ảnh nghiên cứu trên 72 người mẫu Hàn Quốc, các kíchthước khuôn mặt nhóm người mẫu nữ Hàn Quốc, được đánhgiá theo tiêu chuẩn tân cổ điển và so sánh với người da trắngBắc Mỹ, kết quả cho thấy tỷ lệ đạt chuẩn tân cổ điển thấp,các so sánh với người da trắng cho thấy, chỉ có 9 trong 26 các

số đo nhân trắc có sự khác biệt có ý nghĩa [27]

Năm 2009, Farhan Zaib, Junaid Israr và Abida Ijaz nghiêncứu phân tích mô mềm khuôn mặt nhìn nghiêng bằng phươngpháp đo trên ảnh chuẩn hóa trên 60 đối tượng có độ tuổi 18-

25 (30 nam và 30 nữ) Kết quả nghiên cứu trên 11 biến số chothấy các kích thước độ rộng mũi, góc trán mũi, góc mặt lưngmũi và góc tổng lồi mặt ở nam giới lớn hơn so với nữ giới; góclồi khuôn mặt là gần như giống nhau ở cả hai giới; chỉ có gócmôi cằm và góc đầu ở nữ giới cao hơn so với ở nam giới [28]

Năm 2010, nghiên cứu của Qmar và Cộng sự trên 100đối tượng sai khớp cắn loại II tuổi từ 15 – 19 người Pakistan với

số lượng bằng nhau ở mỗi tiểu loại sai khớp cắn loại II Kếtquả cho thấy xương hàm trên có vị trí bình thường trong khixương hàm dưới lùi sau là đặc điểm ở cả 2 tiểu loại sai khớpcắn loại II, và xương hàm dưới lùi nhiều hơn ở nhóm tiểu loại

1 Góc liên răng cửa giảm ở nhóm tiểu loại 1 trong khi góc này

Trang 24

ở nhóm tiểu loại 2 tăng nhẹ Tỷ lệ chiều cao tầng mặt dưới ởnhóm tiểu loại 2 giảm so với nhóm tiểu loại 1 [29].

Năm 2014, Cindi SY Leung và Cộng sự nghiên cứu 514trẻ 12 tuổi ở miền Nam Trung Quốc trên ảnh chuẩn hóa, tiếnhành các phép đo đạc trung bình cấu trúc mô mềm và xácđịnh sự khác biệt về kích thước giữa 2 giới Kết quả cho thấy

sự khác biệt lớn nhất ở góc mũi-má (nam: 64,560-132,800, nữ:73,330-123,890) và góc môi cằm (nam: 93,360-158,110, nữ:98,270-164,110) Sự khác biệt giữa 2 giới cũng được tìm thấy ởcác góc mũi dọc, góc cổ cằm, góc lồi mặt và góc tổng lồi mặt.Góc mũi dọc lớn hơn ở nam (26,950±3,690) so với nữ(25,970±3,670) và góc cổ cằm ở nam cũng lớn hơn(97,050±7,760) so với nữ (92,580±6,640) Nữ có độ lồi khuônmặt lớn hơn (169,850±4,830) và tổng lồi trên khuôn mặt [30]

1.3.2 Ở Việt Nam

Năm 1972, Nguyễn Kim Nga so sánh sự khác nhau vềcác chỉ số sọ mặt theo phân tích Downs, Steiner với ngườithuộc chủng tộc Cáp-ca và nhận thấy rằng kích cỡ cấu trúcmặt phía trước cũng như phía sau người Việt Nam nhỏ hơnngười thuộc chủng tộc Cáp-ca Toàn bộ khuôn mặt người ViệtNam lùi hơn so với với thuộc chủng tộc Cáp-ca trong đó XHTlùi nhiều hơn so với XHD Người Việt Nam cũng có mặt phẳnghàm dưới dốc đi đôi với vẩu xương ổ răng và răng [31]

Năm 1999, Hồ Thị Thùy Trang nghiên cứu trên 62 sinhviên qua các ảnh chụp, tuổi từ 18-25 có khuôn mặt hài hòa,kết quả cho thấy tầng trên ở phần mũi bẹt, mũi và sống mũi

Trang 25

trên nhóm người Việt thấp hơn, đỉnh mũi tù hơn; phần tránnhô ra trước hơn, đặc biệt là ở nữ Tầng mặt dưới nhô nhiều ratrước, hai môi trên và dưới đều nhô ra trước, môi dưới nằmtrước đường thẩm mỹ và môi trên gần chạm đường thẩm mỹ.Môi dưới dày hơn và chiều cao của cằm ngắn hơn tương đối sovới tầng mặt dưới, cằm lùi hơn đặc biệt là ở nữ Nhìn thẳng,miệng nhỏ hơn khoảng cách so với hai đồng tử [32].

Năm 2010, Võ Trương Như Ngọc và Cộng sự đã nghiêncứu đặc điểm kết cấu và chỉ số sọ mặt ở 143 sinh viên độ tuổi18-25 bằng phương pháp đo trực tiếp, đo trên phim sọ-mặt kỹthuật số từ xa và đo trên ảnh chuẩn hóa Nhìn chung các kíchthước ngang và dọc đầu mặt, sọ mặt ở nam lớn hơn ở nữ, các

tỷ lệ, các chỉ số thường không khác nhau, các góc mô mềmnhìn nghiêng thay đổi tùy theo góc Tỷ lệ tầng mặt trên/tầngmặt giữa/tầng mặt dưới của nhóm nghiên cứu đều gần bằngnhau, tần suất xuất hiện các tỷ lệ đạt được các tiêu chuẩn tân

cổ điển là không cao Về tương quan giữa mô cứng và mômềm tác giả cho rằng nghiên cứu trên phim sọ-mặt từ xa làchính xác nhất và kết luận rằng mô cứng không thể phản ánhđược đúng tình trạng mô mềm, mô mềm có quá trình thíchnghi riêng, mô cứng và mô mềm có tương quan nhưng khôngchặt chẽ [33]

Năm 2012, Nguyễn Tuấn Anh nghiên cứu trên 146 họcsinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An – Hà Nội độ tuổi16-18 tuổi bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa cho thấykhuôn mặt hình Oval chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là hình

Trang 26

vuông và hình tam giác, kích thước ba tầng mặt không bằngnhau, trong đó tầng mặt trên có kích thước lớn nhất, tỷ lệtầng mặt giữa/tầng mặt dưới là 71,5% So sánh giữa nam và

nữ, khuôn mặt nam lớn hơn nữ, độ lớn mắt, độ rộng mũi, gócmặt và góc mũi mặt ở nam cũng lớn hơn ở nữ, trong khi đó độcao trán ở nữ lớn hơn ở nam, nữ ít vẩu hơn so với nam [3]

Năm 2015, nghiên cứu của Nguyễn Phương Trinh trên

150 thanh niên dân tộc Pa Cô độ tuổi 18-25 tại huyện A Lưới,Thừa Thiên Huế bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa,bước đầu đánh giá sự khác nhau giữa các dân tộc Việt Nam,kết quả cho thấy kích thước một số cấu trúc mô mềm trênkhuôn mặt nam và nữ Pa Cô nhỏ hơn Tỷ lệ ba tầng mặtkhông bằng nhau, tầng mặt dưới chiếm tỷ lệ lớn nhất, trongkhi tầng mặt trên chiếm tỷ lệ nhỏ nhất [12]

Trang 27

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Đối tượng nghiên cứu là người bình thường khoẻ mạnh,

ở độ tuổi 18-25 tuổi

- Có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt Nam

- Không mắc các dị tật bẩm sinh, các chấn thương hàmmặt nghiêm trọng, chưa từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹhàm mặt, chưa điều trị nắn chỉnh răng

- Không có các biến dạng xương hàm

- Có đầy đủ các răng

- Hợp tác tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Các đối tượng không đạt được tiêu chuẩn lựa chọn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

- Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được xác định theo công thức tính cỡmẫu của nghiên cứu mô tả để ước tính một tỷ lệ trong quầnthể

- Công thức:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu (đối với mỗi giới)

Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì hệ số tin cậy là1,96

p: Tỷ lệ khuôn mặt hài hòa

Trang 28

: Tỷ lệ dùng để xác định khoảng sai lệch mong muốngiữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể,chọn  = 0.1 [34].

Căn cứ vào công thức trên và nghiên cứu của Võ TrươngNhư Ngọc (2010) tỷ lệ khuôn mặt hài hòa ở nam là 0,492 và

tỷ lệ khuôn mặt hài hòa ở nữ là 0,375 [33] chúng tôi tính được

cỡ mẫu tối thiểu theo lý thuyết cho nam là 400 người, cho nữ

là 640 người

Tất cả đối tượng nghiên cứu được chụp ảnh chuẩn hoáđen trắng theo hai tư thế thẳng và nghiêng, chụp phim sọ-mặt từ xa kỹ thuật số theo hai tư thế thẳng và nghiêng

Phân tích 2 nhóm đối tượng nghiên cứu để xác định cáckích thước và chỉ số sọ-mặt trung bình bằng phương pháp đotrên ảnh chuẩn hóa thẳng nghiêng và đo trên phim sọ-mặtthẳng nghiêng từ xa kỹ thuật số

Sau khi xác định được các chỉ số trung bình, từ ảnh chụpchuẩn hoá đen trắng của 1040 đối tượng nghiên cứu, bằngphương pháp hội đồng, nhờ vào 4 nhóm chuyên gia: bác sỹchỉnh nha, bác sỹ giải phẫu-nhân trắc học, bác sỹ phẫu thuậttạo hình và chuyên gia hội họa, chúng tôi chọn ra nhữngngười có khuôn mặt được cho là hài hoà theo thang điểm từ 1-

5 để phân tích so sánh với nhóm không hài hoà Ngoài ra, cáckích thước, chỉ số trung bình của nhóm hài hoà được phân tíchđối chiếu với các tiêu chuẩn của Châu Âu Dựa vào kết quảphân tích có được, ban đầu xây dựng nên tiêu chuẩn để đánhgiá khuôn mặt hài hoà cho người Việt Nam

Trang 29

Khi đánh giá ảnh để lựa chọn các khuôn mặt hài hoà, cácnhóm chuyên gia lựa chọn khuôn mặt hài hoà qua ảnh chândung chuẩn hoá thẳng, nghiêng một cách độc lập nhờ thangđiểm đánh giá mức độ hài hoà (từ 1 đến 5 điểm, thấp nhất là

1 điểm, cao nhất là 5 điểm) Điểm của từng đối tượng là điểmtrung bình chung của 4 nhóm chuyên gia Khuôn mặt đượccho là hài hòa khi có điểm trung bình ≥ 3

Từ mẫu nghiên cứu, dựa vào các ảnh thẳng để lựa ra cáckhuôn mặt hài hoà ở tư thế nhìn thẳng, dựa vào các ảnhnghiêng để lựa ra các khuôn mặt hài hoà ở tư thế nhìnnghiêng Sau đó, nhờ phần mềm SPSS 16.0 chúng tôi sẽ chọn

ra được nhóm có cả khuôn mặt hài hoà khi nhìn thẳng và nhìnnghiêng

Cách thức quan sát ảnh:

- Tất cả các ảnh được đánh mã số và đưa và phần mềmmáy tính để dựng thành phim và trình chiếu tự động

- Mỗi ảnh chỉ được quan sát trong vòng khoảng 10 giây,

và phải cho điểm ngay vào bảng

- Các chuyên gia đánh giá ảnh một cách độc lập

Thang điểm đánh giá khuôn mặt:

1: Khuôn mặt rất không hài hòa

2: Khuôn mặt không hài hoà

3: Khuôn mặt tương đối hài hoà

4: Khuôn mặt khá hài hoà

5: Khuôn mặt rất hài hoà

Khuôn mặt được cho là hài hoà khi có điểm ≥ 3

Trang 30

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2016 đến 12/2017

- Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội, Bình Dương

2.4 Các bước tiến hành

1 Thăm khám sơ bộ lập danh sách, lựa chọn đối tượngnghiên cứu

2 Tập huấn chụp ảnh, chụp phim, đo ảnh, đo phim

3 Chụp ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng đen trắng

4 Đo các kích thước đầu-mặt trên ảnh chuẩn hóathẳng, nghiêng bằng phần mềm AutoCAD 2015

5 Gửi ảnh chuẩn hóa thẳng nghiêng đến hội đồng bác

sỹ chỉnh nha, phẫu thuật tạo hình, giải phẫu-nhântrắc học và chuyên gia hội họa để đánh giá mức độkhuôn mặt hài hòa

6 Chụp phim sọ-mặt từ xa kỹ thuật số thẳng, nghiêng

Đo các kích thước sọ-mặt và tính các chỉ số sọ-mặt

7 Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

2.5 Phương tiện nghiên cứu

- Máy ảnh kỹ thuật số, ống kính tele, chân máy, giá đỡ,thước thăng bằng có thủy bình

- Máy chụp phim sọ-mặt kỹ thuật số

- Phần mềm AutoCAD 2015

2.6 Kỹ thuật chụp phim sọ mặt từ xa nghiêng và thẳng

Phim được chụp theo các tiêu chuẩn sau đây:

- Răng ở tư thế chạm múi tối đa

- Môi ở tư thế nghỉ

Trang 31

- Đầu được định hướng theo tư thế thăng bằng tự nhiên,theo kỹ thuật của Moorrees năm 1958 Để đạt được tư thế tựnhiên, người được chụp đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào tronggương Gương được đặt cách người được chụp 90 cm và cótrục dọc trùng với đường thẳng đứng đi qua điểm giữa haiđồng tử của người được chụp [35], [36].

2.7 Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa

- Ảnh được chụp dưới ánh sáng đèn chiếu, khẩu độ vàtốc độ phù hợp với ánh sáng tại chỗ

- Tư thế đối tượng cần chụp:

+ Đối tượng ngồi thoải mái trên ghế, mắt nhìn thẳng

- Vị trí đặt máy ảnh: máy ảnh đặt cách xa đối tượng1,5m, tiêu cự khoảng 55-70 mm để đảm bảo tỷ lệ 1:1 giốngnhư khi chụp với máy có ống kích 35 mm

- Chụp ảnh, lưu trữ ảnh vào ổ lưu trữ

- Ảnh được chụp, sau đó xử lý chuyển thành đen trắng

để loại bỏ các yếu tố tác động và lúc đánh giá điểm như: màutóc, mắt, da, ngoại cảnh…

Trang 32

2.8 Các điểm mốc giải phẫu cần xác định

2.8.1 Các điểm mốc giải phẫu, kích thước, chỉ số cần

đo bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng.

Tham khảo các nghiên cứu trước [1], [10], [15], [17],[33] chúng tôi lựa chọn một số các điểm mốc giải phẫuthường được sử dụng trên ảnh chuẩn hóa để đánh giá khuônmặt như sau:

Bảng 2.1 Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng, nghiêng

chuẩn hóa

Trang 33

ngữ tiếng

Việt

Thuật ngữ tiếng Anh Định nghĩa Kí hiệu

Điểm trước nhất của viền môi trên trên đường giữa lsĐiểm môi

dưới

Labiale inferius

Điểm trước nhất của viền môi dưới trên đường giữa liĐiểm cằm

Gnathion Điểm nằm giữa bờ dưới XHD

(giữa cằm) ngay dưới điểm Pg gnĐiểm tai

trên Supraurale Điểm cao nhất của vành tai saĐiểm tai

dưới Subaurale Điểm thấp nhất của vành tai sbaĐiểm góc

miệng Cheilion

Nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới ở góc miệng chĐiểm góc

mắt trong Endocanthion

Nơi gặp nhau của mí trên và mí dưới ở góc mắt trong enĐiểm góc Nơi gặp nhau của mí trên và mí

Trang 34

Cách xác định các điểm mốc giải phẫu trên ảnh chuẩnhóa nhìn chung gần giống với đo trực tiếp và trên XQ, tuynhiên có một số điểm khác đó là:

- Điểm ft là điểm ở phía ngoài nhất của xương thái dươngtrên mô mềm

- Điểm zy là điểm ở phía ngoài nhất của cung gò má trên

mô mềm

- Điểm go là điểm nằm ở chỗ cắt nhau giữa đường thẳng

đi ngang qua hai điểm ch với đường viền da khuôn mặt[14]

- Điểm gn là điểm thấp nhất vùng dưới cằm trên mặtphẳng dọc giữa [14]

Các kích thước:

Bảng 2.2 Các kích thước nhân trắc chuẩn vùng mặt

TT Các kích thước Định nghĩa Kí hiệu

1 Chiều cao trán Điểm chân tóc-điểm sau

nhất của mũi trên mặt phẳng nhìn nghiêng

Trang 35

7 Khoảng cách giữa

hai mắt

Khóe mắt trong trái-phải en- en

8 Chiều rộng mũi Điểm ngoài nhất ở cánh mũi

trái-điểm ngoài nhất của cánh mũi phải

al-al

9 Chiều rộng mắt Điểm khóe mắt trong-ngoài ex-en

10 Chiều rộng miệng Điểm khóe miệng trái-phải ch-ch

11 Chiều rộng mặt Khoảng gian điểm gò má zy-zy

12 Chiều rộng xương

hàm dưới

Khoảng cách xa nhất hai góc hàm trái-phải

go-go

Tham khảo các nghiên cứu trước [3], [12], [33], [37],[45] chúng tôi lựa chọn 8 chuẩn tân cổ điển sau để đánh giá

sự cân xứng của khuôn mặt

Bảng 2.3 Tám chuẩn tân cổ điển thường sử dụng

Tiêu chuẩn Khoảng đo Kí hiệu

= điểm dưới mũi-điểm dưới cằm

sn=sn-gn

en-en=ex-en

Trang 36

VI Tỷ lệ mũi mặt 1/4 khoảng gian điểm gò

má=chiều rộng mũi 1/4zy-zy=al-al

VII

n-sn=0,43n-gn Dài mũi=0,43n-gn

gn

n-sn=0,43n-VIII al-ch=ch-pp

Khoảng cánh mũi đến góc miệng=góc miệng đến đồng tử

al-ch=ch-pp

Trang 38

Trung bình Rộng

Rất rộng

Cực rộng

- Điểm trước góc hàm phải và trái (Agr, Agl): điểm nằm ở

vị trí lõm nhất phía trước ụ nhô góc hàm

- Điểm mũi phải và trái (Ncr, Ncl): điểm ngoài nhất củaviền hố mũi

- Điểm cung tiếp-ổ mắt phải và trái (Zr, Zl): điểm trongcủa đường khớp giữa xương hàm và trán

- Điểm cung tiếp giữa phải và trái (Zyr, Zyl): điểm giữanằm ở giữa bờ ngoài của mỏm tiếp

- Điểm hốc mắt phải và trái (Or, Ol): điểm giữa hốc mắtphải và trái

- Điểm cằm (Me): điểm giữa trên bờ dưới của cằm

- Gai mũi trước (ANS): điểm nằm giữa vách giữa củakhoang mũi và vòm miệng cứng

Trang 39

- Điểm răng cửa trên (A1): điểm nằm giữa 2 răng cửa trênđường nhú lợi giữa 2 răng cửa.

- Điểm răng cửa dưới (B1): điểm nằm giữa 2 răng cửa dướitrên đường nhú lợi

- Điểm Cg: tâm mào gà xương sàng

- Điểm Ma: điểm thấp nhất của mỏm chũm

Phim sọ-mặt nghiêng:

Hình 2.1 Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ-mặt nghiêng

Các điểm mốc trên mô cứng:

1 Điểm N (Nasion): điểm trước nhất của bờ trên của khớp

trán mũi theo mặt phẳng dọc giữa

2 Điểm S (Sella Turcica): điểm giữa của hố yên xương

Trang 40

6 Điểm PNS (Posterior nasal spine): điểm gai mũi sau.

7 Điểm A (Subspinale): điểm lõm nhất ở mặt ngoài xương ổ

Các điểm mốc trên mô mềm:

1 Điểm Gl (Glabella): điểm lồi nhất của trán, tương ứngvới bờ trên ổ mắt

2 Điểm Pn (Pronasale): điểm đỉnh mũi là điểm nhô nhấtcủa mũi

3 Điểm Sn (Subnasale): điểm dưới mũi, điểm chân váchngăn dưới mũi và môi trên, là điểm sau nhất và caonhất của góc mũi môi

4 Điểm Me’: là hình chiếu của điểm Me trên da

5 Điểm Pg’ (Pogonion): điểm nhô nhất của mô mềm vùngcằm

6 Điểm Ls (Labiale superius): điểm môi trên

7 Điểm Li (Labiale inferius): điểm môi dưới

8 Điểm B’: điểm lõm nhất của môi dưới

Các đường và đoạn thẳng:

Ngày đăng: 11/07/2019, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nguyễn Hữu Nam (2007), Nhận xét tương quan răng cửa với sọ mặt trên phim sọ nghiêng ở nhóm người Việt nam 19 tuổi, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, tr. 4-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét tương quan răng cửavới sọ mặt trên phim sọ nghiêng ở nhóm người Việt nam19 tuổi
Tác giả: Nguyễn Hữu Nam
Năm: 2007
10. Phạm Thị Tuyết Nga (2007), Nhận xét một số chỉ số sọ mặt cơ bản của sinh viên Trường Đại học Răng Hàm Mặt lứa tuổi 20-21, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, tr. 4-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét một số chỉ số sọmặt cơ bản của sinh viên Trường "Đại" học Răng Hàm Mặtlứa tuổi 20-21
Tác giả: Phạm Thị Tuyết Nga
Năm: 2007
11. Nguyễn Quang Quyền, Nguyễn Hữu Hưng, Thẩm Hoàng Điệp, Vũ Thế Long, Nguyễn Lân Cường (1970), "Kích thước sọ người Việt Nam", Hình thái học, số (4), 2, tr. 25-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kích thướcsọ người Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền, Nguyễn Hữu Hưng, Thẩm Hoàng Điệp, Vũ Thế Long, Nguyễn Lân Cường
Năm: 1970
12. Nguyễn Phương Trinh (2015), Đặc điểm nhân trắc khuôn mặt của một nhóm người Pa Cô trên ảnh chuẩn hóa từ 18 đến 25 tuổi tại huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, trường Đại học Y Hà Nội, tr.1-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm nhân trắc khuônmặt của một nhóm người Pa Cô trên ảnh chuẩn hóa từ 18đến 25 tuổi tại huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Phương Trinh
Năm: 2015
14. Naini, F.B (2011). Facial Aesthetics: Concepts and Clinical Diagnosis, John Wiley Sons Sách, tạp chí
Tiêu đề: Facial Aesthetics: Concepts and ClinicalDiagnosis
Tác giả: Naini, F.B
Năm: 2011
15. Ghoddousi H., Edler R. et al (2007). Comparision of three methods of facial measurement. International Journal of Oral Maxillofacial Surgery, 36(3), 250-258 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal ofOral Maxillofacial Surgery
Tác giả: Ghoddousi H., Edler R. et al
Năm: 2007
17. Payne M. G. (2013). The Reliability of Facial Soft Tissue Landmarks With Photogrammetry. Master’s Thesis, Marquette University, 4-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Reliability of Facial Soft TissueLandmarks With Photogrammetry
Tác giả: Payne M. G
Năm: 2013
18. Kook MS., Jung S., Park HJ. et al (2014). A comparison study of different facial soft tissue analysis methods.Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 42(5), 648-656 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery
Tác giả: Kook MS., Jung S., Park HJ. et al
Năm: 2014
19. Wong J. Y., Oh A., Ohta E. et al (2008). Validity and reliability of craniofacial anthropometric measurement of 3D digital photogrammetric images. Cleft Palate – Craniofacial Journal, 45(3), 232-239 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cleft Palate –Craniofacial Journal
Tác giả: Wong J. Y., Oh A., Ohta E. et al
Năm: 2008
20. Dylewski L., Antoszewska J. (2012). Photography in orthodontics: trends and current standards. Journal of Stomatology, 65(3), 739-750 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofStomatology
Tác giả: Dylewski L., Antoszewska J
Năm: 2012
21. Paredes V., Gandla J. L., Cibrian R. (2006). Digital diagnosis records in orthodontics. An overview. Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 11, 88-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Med OralPatol Oral Cir Bucal
Tác giả: Paredes V., Gandla J. L., Cibrian R
Năm: 2006
23. Michel C., (1993), Orthopédiedento-faciale, Edditions CdP, Céfalométrie, Tome 2, pp. 33-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Orthopédiedento-faciale
Tác giả: Michel C
Năm: 1993
24. Lê Hoàng Anh và cộng sự (2009), Nhận xét đặc điểm hình thái và tăng trưởng mô mềm mũi trên ảnh kỹ thuật số ở một nhóm trẻ Việt Nam 6-11 tuổi. Đề tài nghiên cứu khoa học trẻ, trường Đại học Y Hà Nội, tr.7-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét đặc điểmhình thái và tăng trưởng mô mềm mũi trên ảnh kỹ thuậtsố ở một nhóm trẻ Việt Nam 6-11 tuổi
Tác giả: Lê Hoàng Anh và cộng sự
Năm: 2009
26. Le T.Thuy, Farkas L. G., Rexon C. N., Scott L. L., and Christopher R. F., (2002), “Proportionality in Asian and North American Caucasian Faces Using Neoclassical Facial Canons as Criteria”, Aesth. Plast. Surg., Vol. 2, No.(1), 64- 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proportionality in Asian andNorth American Caucasian Faces Using Neoclassical FacialCanons as Criteria”," Aesth. Plast. Surg
Tác giả: Le T.Thuy, Farkas L. G., Rexon C. N., Scott L. L., and Christopher R. F
Năm: 2002
27. Lê Việt Vùng (2005), Nghiên cứu đặc điểm hình thái nhân trắc đầu mặt người Việt trưởng thành, ứng dụng trong giám định pháp y, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y, tr. 1-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm hình tháinhân trắc đầu mặt người Việt "trưởng" thành, ứng dụngtrong giám định pháp y
Tác giả: Lê Việt Vùng
Năm: 2005
28. Zaib, F., Israr, J., Ijaz, A. (2009). Photographic angular analysis of adult soft tissue facial profile. Pakistan Orthodontic Journal, 1(2), 34-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PakistanOrthodontic Journal
Tác giả: Zaib, F., Israr, J., Ijaz, A
Năm: 2009
29. Qamar C.H.R., Rasheed N., Latif S. (2010). Cephalometric Characteristics of class II division 1 and class II division 2 malocclusion. Pakistan Oral & Dental Journal, 30(1), 138- 141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pakistan Oral & Dental Journal
Tác giả: Qamar C.H.R., Rasheed N., Latif S
Năm: 2010
30. Leung, C. S., Yang, Y., Wong, R. W. et al (2014). Angular photogrammetric analysis of the soft tissue profile in 12- year-old southern Chinese. Head Face Medicine, 10, 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Head Face Medicine
Tác giả: Leung, C. S., Yang, Y., Wong, R. W. et al
Năm: 2014
31. Nguyễn Minh Hiệp (2006), Các kích thước tỉ lệ mặt ở người Việt 18-25 tuổi ứng dụng trong phân tích thẩm mỹ khuôn mặt, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, tr 5-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kích thước tỉ lệ mặt ởngười Việt 18-25 tuổi ứng dụng trong phân tích thẩm mỹkhuôn mặt
Tác giả: Nguyễn Minh Hiệp
Năm: 2006
33. Võ Trương Như Ngọc (2010), Nghiên cứu đặc điểm kết cấu sọ-mặt và đánh giá khuôn mặt hài hòa ở một nhóm người Việt tuổi từ 18-25. Luận án tiến sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm kếtcấu sọ-mặt và đánh giá khuôn mặt hài hòa ở một nhómngười Việt tuổi từ 18-25
Tác giả: Võ Trương Như Ngọc
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w