Tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất với hàm lượng KLN trong cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sử dụng cây sậy (Phragmites australis) trong xử lý đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì (Pb) – kẽm (Zn) Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 50)

cây

Bảng 4.5 Hàm lượng KLN trong cây sậy sau thời gian thí nghiệm

Kim loại nặng Hàm lượng KLN trong đất ban đầu(mg/kg) Hàm lượng KLN trong thân+lá cây sậy sau 4 tháng (mg/kg) Hàm lượng KLN trong rễ cây sậy sau 4 tháng (mg/kg) Hàm lượng KLN trong thân+lá cây sậy sau 8 tháng (mg/kg) Hàm lượng KLN trong rễ cây sậy sau 8 tháng (mg/kg) Zn 1540,80 49,32 23,91 64,49 39,45 Pb 281,24 3,89 9,30 4,56 15,02 Cd 21,18 2,65 3,67 3,98 6,81 As 246,31 2,91 9,06 5,17 18,26

Hình 4.6. Tương quan giữa hàm lượng KLN trong thân + lá cây sậy và hàm lượng KLN trong đất

Hình 4.7. Tương quan giữa hàm lượng KLN trong rễ cây sậy và hàm lượng KLN trong đất

Kết quả ở hình 4.6 cho thấy, mối quan hệ giữa hàm lượng KLN trong đất và trong cây sậy theo quy luật đường cong tích lũy y = a.ln(x) + b. Trong đó, hệ

số tương quan giữa hàm lượng KLN trong đất với hàm lượng KLN trong rễ (R2 = 0,822 với 4 tháng, R2 = 0,836 với 8 tháng) là cao hơn so với hệ số tương quan giữa KLN trong đất và thân + lá (R2 = 0,561 với 4 tháng, R2 = 0,559 với 8 tháng). Theo biểu đồ ta thấy mối tương quan giữa hàm lượng KLN tích lũy trong cây sậy và hàm lượng KLN trong đất là tương quan thuận, nồng độ KLN trong đất càng cao thì hàm lượng KLN tích lũy trong cây sậy càng cao. Nhìn chung, mối tương quan giữa KLN trong đất với KLN trong cây sậy là khá chặt, do ngoài thực địa có rất nhiều yếu tố tác động như pH, CEC, chất hữu cơ….

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thí nghiêm và kết quả phân tích như trên, rút ra kết luận như sau:

Đất dùng trong thí nghiệm là đất tại bãi thải của vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Qua phân tích mẫu đất có thể thấy đất bị ô nhiễm KLN cao, các chỉ tiêu hàm lượng Zn, Pb, Cd và As đều vượt quá QCVN 03:2008 rất nhiều lần, đất không thích hợp dùng vào mục đích nông nghiệp.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây sậy: cây sậy phát triển bình thường. So sánh với các mẫu cây sậy trồng tại khu vực ít ô nhiễm KLN (nằm trong quy chuẩn cho phép) thì cây sậy trồng tại bãi thải vùng mỏ chì – kẽm Tú Lệ phát triển kém hơn, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của KLN đến sinh trưởng của cây.

Khả năng hút KLN của cây sậy:

+ Đối với thân lá: hàm lượng Zn tăng 2,53 lần; hàm lượng Pb tăng 50,67 lần; hàm lượng Cd tăng 66,33 lần; hàm lượng As tăng 7,6 lần so với ban đầu.

+ Đối với rễ: hàm lượng Zn tăng 1,16 lần; hàm lượng Pb tăng 34,93 lần; hàm lượng As tăng 3,19 lần so với ban đầu. Rễ hút Cd khá tốt, hàm lượng ban

đầu trong rễ là 0, sau 8 tháng là 6,81.

Nhìn chung, cây sậy hút KLN đều cao ở cả thân lá và rễ, đều gấp nhiều lần so với hàm lượng ban đầu.

Khả năng xử lý KLN trong đất của cây sậy:

Hàm lượng Zn sau 4 tháng giảm 1,37 lần; hiệu suất 27%, sau 8 tháng giảm 2,99 lần, hiệu suất 66,5%

Hàm lượng Pb sau 4 tháng giảm 1,29 lần; hiệu suất 22,67%, sau 8 tháng giảm 3,84 lần, hiệu suất 73,95%

Hàm lượng Cd sau 4 tháng giảm 1,44 lần; hiệu suất 30,55%, sau 8 tháng giảm 3 lần, hiệu suất 66,71%

Hàm lượng As sau 4 tháng giảm 1,39 lần; hiệu suất 28,24%, sau 8 tháng giảm 3,76 lần, hiệu suất 73,43%

Sau 8 tháng nghiên cứu cho thấy hàm lượng KLN trong đất tại bãi thải vùng mỏ chì – kẽm giảm đáng kể, tuy vẫn vượt quá QCVN 03:2008 nhưng ko cách nhau quá lớn. Với hiệu suất xử lý cao của cây sậy, nếu phát triển về lâu dài cây sậy hoàn toàn có khả năng xử lý KLN đưa về hàm lượng cho phép trong quy chuẩn, qua đó cải tạo đất tốt, đất sau cải tạo có thểđưa vào sử dụng với mục đích nông nghiệp.

5.2. Kiến nghị

Kiến nghị đối với UBND xã Tú Lệ có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, tuyên truyền với người dân địa phương tác hại của sự ô nhiễm KLN và hậu quả xấu tác động tới môi trường, đời sống của người dân.

Kiến nghị đối với đơn vị khai thác khoáng sản tại khu vực có trách nhiệm hoàn thổ, thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, cải tạo lại môi trường ô nhiễm đặc biệt là môi trường đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Đặng (2010), Bài giảng biện pháp sinh học trong xử lý môi trường, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

2. Lê Đức và Trần Thị tuyết Thu, (2000), Bước đầu nghiên cứu khả năng hấp phụ và tích lũy Pb trong bèo tây và rau muống trên nền bị ô nhiễm, Thông

báo khoa học của các trường đại học, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2000. 3. Văn Khang (2000), Luận văn thạc sỹ Khoa học môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội.

4. Lê Văn Khoa (2004), Sinh thái và môi trường đất, Nxb. ĐHQG Hà Nội. 5. Lê Văn Khoa và cs (2010), Giáo trình ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2001), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Đặng Đình Kim (2007), đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản", thuộc Chương trình KH - CN trọng điểm cấp nhà nước về tài nguyên, môi trường và thiên tai - KC 08.04/06-10, Viện Công nghệ môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ĐH Quốc gia Hà Nội.

8. Lã Đình Mỡi, Dương Đức Huyến (2005), Tài nguyên thực vật Đông Nam Á. NXB. Nông nghiệp Hà Nội.

9. Trần Thị Phả (2009), Bài giảng độc học môi trường, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên.

10. Trần Thị Phả (2013), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và hấp thụ kim loại nặng (Cd, Pb, As, Zn) của cây sậy (Phragmites australis) trong

các môi trường đất khác nhau, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên.

11. Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 03 : 2008/BTNMT), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

12. ANZ. (1992), Australian and New Zealand Guidelines for the

Assessment and Management of Contaminated Sites, Australian and New Zealand Environment and Conservation Council, and National Health Medical Research Council, January 1992.

13. Barceló J., and Poschenrieder C., Phytoremediation: principles and

perspectives, Contributions to Science, institute d’Edtudis Catalans, Bacelona,

pp 333 – 344, 2003.

14. Bjerrgard., Depledge M. H., and Weeks J. M. (1991), Heavy Metal, Blackwell Scientific Publications.

15. Henry J. R. (2000), "In An Overview of Phytoremediation of Lead and

Mercury", NNEMS Report, Washington, D.C., pp. 3 - 9.

16. Saxena PK. et al, Phytoremediation of heavy metal contaminated and

polluted soils, In: MNV prasad & J Hagemayr (eds) Heavy metal stress on

plants, From molecules to ecosystems, Springer Verlag, Berlin, pp 305-329, 1999.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sử dụng cây sậy (Phragmites australis) trong xử lý đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì (Pb) – kẽm (Zn) Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)