Các phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sử dụng cây sậy (Phragmites australis) trong xử lý đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì (Pb) – kẽm (Zn) Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 34)

Phương pháp xử lý mẫu:

- Mẫu cây: Mẫu cây sau khi đem sấy ở 60 - 700C cho đến khô hoàn toàn, nghiền nhỏ, bảo quản trong bình hút ẩm.

- Mẫu đất: Sau khi lấy về loại bỏ rễ cây, tạp chất, hong khô trong không khí ở nhiệt độ phòng sau đó đem nghiền qua rây 1mm.

3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Phân tích các chỉ tiêu trong đất bằng các phương pháp cụ thể như sau: - Chỉ tiêu pH trong đất được đo bằng máy pH meter

- Chỉ tiêu KLN trong đất và trong các loài thực vật được đo bằng phương pháp so màu bằng máy Optizen 1412Vz.

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Vị trí địa lý – Đặc điểm tự nhiên

Văn Chấn là huyện vùng miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, trên tọa độ địa lý: từ 20020’ đến 21045’vĩ độ Bắc; từ 104020’ đến 1040 53’ kinh độ Đông. Phía Bắc Văn Chấn giáp với huyện Mù Cang Chải, phía Nam giáp với tỉnh Sơn La và một phần Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Văn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu. Trung tâm huyện lỵ Văn Chấn cách trung tâm tỉnh lỵ 73km và cách thị xã Nghĩa Lộ 10km, cách thủ đô Hà Nội 255km. Các

đường quốc lộ 32 và 37 chạy xuyên suốt chiều dài của huyện, là đường thông thương với các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải của Yên Bái với Phú Thọ, Bắc Yên của Sơn La.

Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 20 - 30 0C; mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến -3oC. Tổng nhiệt

độ cả năm đạt 7.500 - 8.100 oC; lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600 mm. Độ ẩm bình quân từ 83% - 87%, thấp nhất là 50%.

Núi, sông, hồ

Văn Chấn nằm trên sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao trung bình là 400m, đỉnh núi cao nhất có độ cao là 2.065m và có điểm thấp nhất là 300m. Địa hình Văn Chấn phức tạp có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt, do vậy địa hình phân cắt thành các dải xen kẽ giữa núi cao, đồi thấp là các thung

lũng lòng máng hẹp kéo dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như vùng lòng máng từ Sơn Lương đến Nậm Búng, vùng đồng bằng Mường Lò, vùng lòng máng Sơn Thịnh - Đồng Khê, vùng lòng máng Cát Thịnh - Thượng Bằng La. Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 3 hệ thống sông ngòi, suối lớn:

+ Hệ thống suối ngòi Thia dài 104km, có diện tích lưu vực 824km2, gồm các nhánh: Ngòi Thia, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đông.

+ Hệ thống suối Ngòi Lao dài 66km, có diện tích lưu vực là 510km2 gồm các nhánh: Ngòi Phà, Ngòi Tú, Ngòi Mỵ.

+ Hệ thống suối Ngòi Hút có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn là 397km2, hệ thống này có nhiều suối nhỏ.

Các hệ thống suối trên địa bàn huyện Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao có độ

dốc lớn nên có nguồn năng lượng rất lớn có thể phục vụ phát triển kinh tế, nhưng cũng dễ gây nên các sự cố môi trường.

Sản vật (lâm, thổ sản, khoáng sản...)

Huyện có gần 24.000ha rừng tự nhiên với tổng trữ lượng gỗ rừng tự

nhiên hiện còn gần 3 triệu m3và các loại cây tre, nứa, vầu...Trong rừng có nhiều lâm, thổ, sản khác như các loại cây dược liệu, cây lấy sợi, cây lấy củ...

Văn Chấn có tiềm năng khoáng sản kim loại mà nhiều nhất là sắt phân bố ở nhiều nơi như Sùng Đô, Làng Mỵ...với trữ lượng đến vài chục triệu tấn nhưng hàm lượng thấp. Ngoài ra về đá kim có chì kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản khác chưa có điều kiện nghiên cứu.

Vật liệu xây dựng được phân bố trên địa bàn toàn huyện như đá vôi, cát, sỏi...

Về nhiên liệu có than đá ở suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, thị

trấn Nông Trường Liên Sơn, nhưng trữ lượng không lớn và nằm rải rác. Than bùn có ở Phù Nham có điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác

để sản xuất vật liệu xây dựng và phân bón hữu cơ vi sinh.

Văn Chấn có 3 nguồn nước khoáng nóng, một nguồn tại Bản Bon (xã Sơn A), nguồn nước khoáng nóng xã Phù Nam được phun lên từ mỏ than bùn, còn ngồn nước khoáng rừng Si nằm trên địa bàn thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.

Đặc điểm văn hóa – xã hội

Văn Chấn có diện tích 1.207,59 Km2, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh với 145.858 nhân khẩu (2010), mật độ dân cư là 121 người/km2, gồm 23 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Nùng, Hoa, Khơ

Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó 8 dân tộc chủ yếu Kinh 34,05 %; Thái 22,38%; Tày 17,11%; Dao 8,93 %; Mường 7,57%; Mông 6,22 %; Giáy 1,48%; Khơ Mú 0,74 %, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, Mông. Huyện có thị trấn Nông trường Liên Sơn, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và thị trấn Nông trường Trần Phú; trung tâm huyện ở xã Sơn Thịnh.

Văn Chấn là vùng đất hội tụ của nhiều dân tộc. Dân tộc Thái, Tày là những người cư trú trên địa bàn từ lâu đời. Văn Chấn – Mường Lò còn là trung tâm đầu tiên của người Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Xếp theo ngữ hệ có thể chia thành 5 nhóm: Thái – Tày; Việt - Mường; Nam Á (Khơ

Mú); Mông – Dao; Hán. Văn hoá nghệ thuật phong phú, đa dạng; người Thái có tác phẩm “Sống trụ xôn xao”, tập thơ trữ tình “In khẩu khuống”, sách Cầm Hánh tạp Sấc Klương (Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng) ca ngợi nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đánh giặc Cờ vàng, “Truyền thuyết rêu đá”... Ngoài ra các dân tộc

khác cũng có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích như sự tích Nàng Han của người Khơ Mú, bà chúa Nả, Tạo Cút, Tạo Đuổn của người Tày.

Dân ca, dân vũ đặc sắc, độc đáo chiếm một phần đáng kể trong đời sống của nhân dân, tiêu biểu là: múa xoè, múa xạp, hát khắp, hát nôm của dân tộc Thái, Tày; múa chiêng, hát Pi – ca - đô của người Khơ Mú; múa khèn của dân tộc Mông; hát đang của dân tộc Mường; tục hát “Tháng giêng” của người Giáy...

Lễ hội, trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn thường tổ chức vào các dịp ngày lễ tết cổ truyền. Người Thái có lễ hội “Xên đông”, “Xên mường”, “Lồng tồng”, trò chơi tó mắc lẹ, ném còn. Lễ hội “Rước mẹ lúa”, “Mùa măng mọc” của người Khơ Mú. Hội ‘Gầu tào”, “Nào sồng”, cưỡi ngựa bắn súng, đánh yến, ném pao dân tộc Mông. Lễ hội “Tăm khẩu mẩu” (giã cốm), “Hội cầu mùa”, đu quay, gõ đuống dân tộc Tày. Lễ “Cấp sắc”, “Tết nhảy” dân tộc Dao...

Di chỉ khảo cổ học: Tìm thấy công cụ bằng đá và xương cốt động vật cách đây khoảng 10 vạn năm ở hang Thẩm Thoóng xã Thượng Bằng La, hang Thẩm Han xã Sơn A; công cụ bằng đá thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn cách đây từ 8 – 10 ngàn năm; trống đồng xã Nghĩa Sơn, Thạch Lương, Phù Nham cách đây 2000 năm cho thấy Văn Chấn là một địa bàn sinh tụ của người cổ xưa.

Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên; chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau như: đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, Thiên Chúa giáo tạo cho Văn Chấn một miền đất đa tôn giáo kết hợp với những tín ngưỡng bản địa

đặc sắc càng làm cho đời sống văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo thêm đa dạng. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian đã tạo cho Văn Chấn một nền văn hoá giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất, là sắc mầu văn hoá dân

gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh và là trung tâm của vùng văn hoá Mường Lò – một trong 3 vùng văn hoá tỉnh Yên Bái. Đây là một lợi thế không nhỏ để Văn Chấn phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch

Văn Chấn có nguồn suối khoáng nước nóng ở địa bàn 2 xã Sơn Thịnh và Sơn A có thể khai thác phục vụ nghỉ dưỡng và tắm khoáng, nằm gần đó là khu vực Suối Giàng với loại chè Suối Giàng ngon có tiếng.

Các đặc sản của Văn Chấn nổi tiếng với xôi nếp Tú Lệ, chè tuyết cổ thụ Suối Giàng.

Văn Chấn có nhiều điểm di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Lũng Lô, khu sinh thái Suối Giàng có độ cao trên 1300 m, với loại chè Shan hàng trăm năm tuổi, quanh năm mát mẻ; suối khoáng nóng bản Bon, bản Hốc; thành Viềng Công, Nậm Tốc Tát gắn liền với văn hoá dân tộc Thái; Khu di chỉ khảo cổ

học: Hang Thẩm Thoóng, Thẩm Han; cánh đồng Mường Lò; nếp thơm Tú Lệ... Văn Chấn - Mường Lò là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc mỗi dân tộc có phong tục tập quán, lễ hội mang đậm bản sắc riêng biệt, độc đáo vùng miền.

Theo quy hoạch của tỉnh Yên Bái, Văn Chấn nằm trong tua “du lịch về

cội nguồn”; Hà Nội - Phú thọ - Yên Bái - Lào Cai và là cửa ngõ đi các tỉnh trong vùng Tây Bắc.

Các đơn vị xã, thị trấn trong huyện:

Huyện Văn Chấn gồm 3 thị trấn là thị trấn Nông trường Liên Sơn, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Trần Phú và 28 xã gồm: Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội, Sùng Đô, Nậm Mười, An Lương, Nậm Lành, Sơn Lương, Suối Quyền, Suối Giàng, Sơn A, Phù Nham, Nghĩa Sơn, Suối Bu, Sơn Thịnh, Thanh

Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thạch Lương, Đại Lịch, Đồng Khê, Cát Thịnh, Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm.

Những khó khăn và tồn tại, hạn chế

- Về khó khăn:

Bên cạnh những khó khăn của một huyện miền núi kinh tế kém phát triển, năm 2010 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tác động tiêu cực

đến sự phát triển chung của huyện. Đó là, điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi, lượng mưa giảm khoảng 40% so với năm 2009, khô hanh kéo dài đã gây ra hạn hán trên diện rộng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng mạnh và có xu hướng tiếp tục tăng, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống; tỷ giá, giá vàng tăng cao gây tâm lý lo lắng trong xã hội; nguồn vốn hạn hẹp, lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến các hoạt

động sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác do sự thay đổi cán bộ chủ chốt, từ tháng 6/2009 đến cuối năm 02 vị trí Phó chủ tịch UBND huyện chưa được bổ sung kịp thời đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả chỉđạo điều hành của UBND huỵên.

- Về tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

Tăng trưởng kinh tế tính bền vững chưa cao, chủ yếu do yếu tố vốn đầu tư

mới tăng. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ, công tác xây dựng thương hiệu chưa được đầu tự đúng mức, việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong việc chế biến chè chủ yếu qua môi giới; chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh về năng lực tài chính và công nghệ. Tiến độđầu tư phát triển vào một số lĩnh vực như du lịch, cụm công nghiệp huyện; tiến độ giải ngân, giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm.

Việc triển khai thực hiện Dự án tăng đàn gia súc, trồng cải tạo chè chưa đáp

ứng được mục tiêu kế hoạch và tiến độ đề ra; chất lượng rừng ở một số diện tích mới trồng còn thấp. Ngoài nguyên nhân do thời tiết bất thường, giá cả vật tư, phân bón tăng cao, mặt khác do một số tiêu chí để triển khai dự án tăng đàn gia súc không khả thi với điều kiện thực tiễn nên hiệu quả thấp, nguồn giống chè chưa được cung cấp đầy đủ, kịp thời.

Nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp chưa đáp ứng

được yêu cầu, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư còn chưa kịp thời, do vậy

ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đâù tư.

Công tác xã hội hóa về giáo dục, y tế, hoạt động văn hóa vẫn còn nhiều lúng túng, chưa hiệu quả trong tổ chức thực hiện; năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý trường học còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và biên chế.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh đặc biệt là ở

trạm y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân. Việc thu hút cán bộ có trình độ bác sỹ và dược sỹ đại học về công tác tại bệnh viện và các cơ sở y tế gặp khó khăn. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên ở

một số xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn khá cao.

Chất lượng làng văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (vùng trong, vùng thượng huỵên), vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn chưa được cải thiện

đáng kể, tính bền vững còn thấp.

Giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới còn ở mức cao (tỷ lệ hộ nghèo là 30,44%, cận nghèo là 6,41%), tình trạng đói giáp hạt ở vùng cao chưa được giải quyết triệt để, một số cán bộ ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn cũng như một bộ phận người nghèo chưa chủ động sáng tạo, thiếu ý thức vươn lên, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

4.2. Đánh giá chất lượng môi trường đất trước khi trồng sậy

Trước khi trồng cây tiến hành phân tích các chỉ tiêu pH, hàm lượng KLN trước khi trồng nhằm đánh giá chất lượng mẫu đất và tính toán được lượng KLN có sẵn trong đất. Qua đó xác định chính xác hơn khả năng sinh trưởng và hấp thụ KLN của cây sậy. Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong mẫu đất được thể

hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1. pH và hàm lượng KLN trong đất trước khi trồng cây

Các chỉ tiêu Kết quả QCVN: 03:2008/BTNMT pH 5,40 - Zn (mg/kg) 1540,80 200 Pb (mg/kg) 281,24 70 Cd (mg/kg) 21,18 2 As (mg/kg) 246,31 12

Căn cứ theo pH của đất và kết quả phân tích trong bảng 4.1, ta thấy

đặc tính của môi trường đất trước khi trồng sậy như sau:

+ Đất ở địa điểm trồng sậy mang tính axit, vì trong đất pHKCl = 5,4.

Điều này cho thấy hoạt động khai thác quặng tại khu vực đã ảnh hưởng

đến nồng độ pH, làm pH giảm đi đáng kể gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, gây ảnh hưởng xấu tới tính chất đất.

+ Đất bị ô nhiễm kim loại nặng, cụ thể:

Tại bãi thải của mỏ: với hàm lượng tổng số Zn = 1540,8ppm (cao hơn QCVN 03-2008/BTNMT 7,7 lần), hàm lượng tổng số Pb = 281,24ppm (cao hơn 4,02 lần), hàm lượng tổng số Cd = 21,18ppm (cao hơn 10,59 lần), hàm lượng tổng số As = 246,31ppm (cao hơn 20,53 lần).

Như vậy các chỉ tiêu kim loại nặng trong các mẫu đất phân tích vượt quy chuẩn cho phép ở mức độ cao. Sự ô nhiễm này sẽảnh hưởng đến chất lượng nông sản và ảnh hưởng trực tiếp đễn sức khỏe cong người. Để sử dụng đất vào hoạt

động sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần có những biện pháp xử lý ô nhiễm hợp lý.

4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây sậy trong đất ô nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sử dụng cây sậy (Phragmites australis) trong xử lý đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản tại vùng mỏ chì (Pb) – kẽm (Zn) Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)