Cây sậy (Phragmites australis) rất phổ biến ở cả khu vực cửa sông lúc triều lên và các vùng ngập nước. Cây thường mọc đơn lập, trong khi các loài khác bị
loại trừ bởi việc che bóng và chiếm dụng không gian rộng của cây sậy. Mặc dù cây sậy thường sống đơn lập, nhưng ở các vùng cận ẩm ướt hay các vùng khô hơn có thể có các loài chịu nước và kém chịu nước tốt hơn.
Cây sậy có thân rễ rộng và phát triển lan rộng tạo nên mật độ cây sậy dày
đặc. Việc phát triển thân cây thường giảm dần sau khi thân rễ được 6 tuổi. Thân rễ
dày, “bám sâu” và có vảy và có thể phát triển tới 20m. Thân rễ có thể phát triển 40cm/ năm sống 2 đến 3 năm. Các thân rễ trong đất thường dài, dày và không có nhánh. Dưới nước, các thân rễ thường mảnh hơn, mọc ra nhiều nhánh hơn và thường ngắn hơn. Thân rễ có thể xâm nhập sâu, nhưng độ sâu của rễ cũng khác nhau với các điều kiện vị trí khác nhau.
Cây sậy có thể sinh sản từ hạt và sinh sản sinh dưỡng từ thân bò và thân rễ. Sự lan truyền của cây sậy chủ yếu thông qua sinh sản sinh dưỡng và tái sinh, trong khi sự thiết lập của quần thể mới được tạo ra thông qua sự phát tán của hạt, thân rễ. Các nhà nghiên cứu cho rằng khoảng 88% sự lan truyền của cây sậy là do sinh sản sinh dưỡng trong khi sự thiết lập của các quần thể mới là kết quả của sinh sản bằng hạt.
Cây sậy có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa dưới có nhị và không có khả năng thụ phấn, hoa trên có nhụy hoặc hoa lưỡng tính.
Sự thụ phấn: Thụ phấn chéo có lẽ là cách thụ phấn phổ biến nhất ở cây sậy, nhưng sự tự thụ phấn hay sinh sản đơn tính (tự sinh sản ra hạt mà không cần thụ
phấn) cũng có thể xảy ra.
Sự nảy mầm: nhiệt độ ấm, điều kiện ánh sáng đủ, và độ mặn thấp cho tới trung bình trong khu vực ẩm và không bị ngập nước là thuận lợi nhất cho sự nảy mầm thành công của cây sậy.
Sự phát triển cây con: Việc tạo thành cây sậy từ cây con từ hạt xảy ra ở
một số khu vực nhưng tỉ lệ chết cao khi cây con tiếp xúc với lũ lụt, hạn hán, nước mặn và băng giá. Sự nhạy cảm của cây con giống có thể hạn chế sự tạo thành cây từ hạt ở ngoài đồng ruộng do các điều kiện thời tiết.
Tái sinh sinh dưỡng: Sự tái sinh và lan rộng của cây sậy về cơ bản là thông qua sự phát triển của thân rễ và thân bò. Một số lượng đáng kể quần thể cây sậy cũng được thiết lập bằng tái sinh sinh dưỡng thông qua sự gián đoạn của các quần thể con và sự phát tán của các đoạn thân rễ. Phát triển sinh dưỡng cho phép cây sậy mọc lan tới các khu vực không phù hợp cho sự phát triển từ hạt.
Sự phát triển: cây sậy có khả năng phát triển nhanh chóng cả bên trên và dưới mặt đất với tốc độ phát triển lên tới 4 cm/mỗi ngày. Cây sậy phát triển nhanh chóng có thể gây ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng có sẵn.
Dinh dưỡng/pH: Cây sậy có thể sống trong môi trường đất có tính axit hoặc
đất kiềm, giàu dinh dưỡng hoặc nghèo dinh dưỡng nhưng điều kiện đất và nước dung nạp được có thể phụ thuộc vào các quá trình phát triển.
Khả năng chịu bóng râm: cây sậy thường phổ biến nhất ở các khu vực đầy
đủ ánh nắng mặt trời hoặc gần như đầy đủ ánh nắng mặt trời. Một đánh giá đã chỉ
ra rằng độ cao và mật độ của cây sậy thường thấp ở những nơi có một phần che phủ bởi bóng râm [10].