Cóthể nói, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề giao kết HĐLĐ đã được đề cập ởnhiều góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu độc lập hoặc đăngtải trên báo chí, cụ thể: Về hệ thố
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ TRỌNG HIỆP
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ TRỌNG HIỆP
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu độc lập của cá nhântôi, nội dung cũng như các số liệu trích dẫn trong luận văn hoàn toàntrung thực Những kết quả trong luận văn chưa từng được công trong bất
kỳ công trình nào khác
Tác giả
Hồ Trọng Hiệp
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm giao kết hợp đồng lao động 71.2 Phân loại giao kết hợp đồng lao động 101.3 Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay……… 111.4 Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật ở một số Quốc Gia……… 33
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 38
2.1 Giới thiệu về các khu công nghiệp và lực lượng lao động ở các doanhnghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 382.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong cácdoanh nghiệp tại tỉnh Nghệ An 452.3 Nguyên nhân của sự hạn chế, vướng mắc trong thực hiện pháp luật vềgiao kết hợp đồng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An…………54
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 57
3.1 Định hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện giao kết hợp đồng lao động tạikhu công nghiệp Nghệ An và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợpđồng lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Nghệ An… 573.2 Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tạicác doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An…….…63
KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BLĐ –TBXH : Bộ Lao động – Thương binh xã hộiBLLĐ : Bộ luật lao động
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng lao động trong các doanh nghiệp tại
KCN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013- 2018 (Đơn vị: Người) 44Bảng 2.2: Bảng phân bố nguồn nhân lực theo giới tính tại KCN tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2013 - 2018 45
Trang 7HĐLĐ có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội, là cơ sở
để cụ thể hóa việc tuyển chọn những lao động có đầy đủ năng lực, phẩm chấtphù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Thông quaHĐLĐ, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể được thiết lập và xác định rõràng, là cơ sở chủ yếu để giải quyết các tranh chấp trong lao động giữa người
sử dụng lao động và người lao động Giao kết HĐLĐ được coi là vấn đề trungtâm nhất trong mối quan hệ lao động Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệngiao kết HĐLĐ tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàntỉnh Nghệ An cho thấy việc giao kết HĐLĐ còn bộc lộ tính thiếu chặt chẽ,chưa đầy đủ Thực tế áp dụng HĐLĐ còn nhiều vướng mắc, điều này dễ dẫnđến các tranh chấp về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trong khu côngnghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 8Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi thực tế của HĐLĐ nói chung, đặcbiệt là giao kết HĐLĐ nói riêng và thực tiễn các doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp tại tỉnh Nghệ An, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Giao kết hợp
đồng lao động theo pháp luật lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ luật học của
mình Qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật vềgiao kết HĐLĐ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể khi tham gia giaokết hợp đồng lao động, cũng như lợi ích của Nhà nước
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giao kết HĐLĐ là những tư tưởng chỉ đạo phải tuân theo trong toàn bộquá trình thương lượng, đàm phán, giao kết HĐLĐ của NSDLĐ và NLĐ Cóthể nói, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề giao kết HĐLĐ đã được đề cập ởnhiều góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu độc lập hoặc đăngtải trên báo chí, cụ thể:
Về hệ thống giáo trình: Giáo trình “Luật lao động Việt Nam” của trườngĐại học Luật Hà Nội (2005, 2008, 2012, 2018), nhà xuất bản Công an nhândân; giáo trình “Luật lao động Việt Nam” của khoa Luật Đại học Quốc Gia
Hà Nội (2016), nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội; giáo trình “Luật laođộng Việt Nam” của trường Đại học Kiểm Sát (2016), nhà xuất bản Đại họcQuốc Gia Hà Nội…
Về một số bài viết được đăng trên báo và tạp chí như: “Giao kết hợpđồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012 từ quy định đến nhận thức vàthực tiễn”, Tạp chí Luật học số 03/2013 của tác giả Nguyễn Hữu Chí; “Bàn vềmột số quy định về ký kết hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động”, Tạp chíToà án nhân dân, Toà án nhân tối cao số 13/2013 của tác giả Nguyễn ThịBích; “Quy định của pháp luật về lao động giúp việc gia đình: Thực trạng vàmột số kiến nghị”, Tạp chí công thương số 06/2017 của tác giả Nguyễn NgọcAnh Đào…
Trang 9Về hệ thống luận án, luận văn có các bài viết nghiên cứu: Luận án Tiến
sĩ luật học “Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”, (2002)của tác giả Nguyễn Hữu Chí; Luận án Tiến sĩ luật học “ Hợp đồng lao động
vô hiệu theo pháp luật Lao động Việt Nam hiện nay”, (2009) của tác giảPhạm Thị Thuý Nga; Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế: “Pháp luật về giao kếthợp đồng lao động – Thực trạng và một số kiến nghị”, (2015) của tác giả HồThị Hồng Lam; “Luận văn thạc sĩ luật học: “Pháp luật về giao kết hợp đồnglao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng”, (2014)của tác giả Nguyễn Văn Minh; Luận văn thạc sĩ luật học: “Giao kết hợp đồnglao động theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng”, (2018) của tác giả Lê DuyLương; Luận văn thạc sĩ luật học: “Thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng laođộng tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh HưngYên”, (2014) của tác giả Lê Thị Nga…
Những công trình nghiên cứu nêu trên hết sức có giá trị cho bài viết củatác giả về vấn đề giao kết HĐLĐ Nội dung mà các công trình đó đã đề cập tậptrung về hợp đồng lao động nói chung và về giao kết HĐLĐ trong các loạihình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có nhiều nét tương đồng và thốngnhất Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề giao kết HĐLĐ trên phương diện lýluận và thực tiễn của các doanh nghiệp tại các KCN chưa được nhiều tác giả đềcập, tìm hiểu nhiều Vì vậy, tác giả muốn phân tích, nghiên cứu về những vấn
đề lý luận trong giao kết HĐLĐ, chỉ ra những thành tựu và những hạn chế,vướng mắc của giao kết HĐLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN ở tỉnh Nghệ
An để từ đó, đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kếtHĐLĐ đáp ứng yêu cầu hội nhập, góp phần tạo nên mối quan hệ lao động bềnvững
Trang 103 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ các vấn đề chung về giao kếtHĐLĐ, pháp luật về giao kết HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay Ngoài ra, luận vănđánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết HĐLĐ ở các doanh nghiệptại các KCN tỉnh Nghệ An Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những phươnghướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật về giao kết HĐLĐ
và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về giao kết hợpđồng từ thực tiễn tại các doanh nghiệp trong các KCN ở Nghệ An
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận vănđược xác định là:
- Làm rõ những vấn đề chung về khái niệm, đặc điểm của giao kếtHĐLĐ, nguyên tắc giao kết HĐLĐ và nội dung pháp luật Việt Nam về giaokết HĐLĐ
- Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết HĐLĐ tại các doanhnghiệp trong các KCN tỉnh Nghệ An, chỉ ra những thành tựu và các hạn chế,nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế
- Đề xuất các định hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật vềgiao kết HĐLĐ, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện tại các doanh nghiệptrong các KCN tỉnh Nghệ An
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật ViệtNam hiện hành về giao kết hợp đồng lao động
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật liên
Trang 11quan trực tiếp đến giao kết HĐLĐ, đó là những vấn đề liên quan đến nguyêntắc giao kết HĐLĐ; Chủ thể giao kết HĐLĐ; Trình tự, thủ tục giao kếtHĐLĐ; Về hình thức, loại, nội dung giao kết HĐLĐ; Quyền và nghĩa vụ củacác bên trong giao kết HĐLĐ và thực tiễn thực hiện trong giai đoạn từ 2013đến 2018 Do điều kiện nghiên cứu có hạn, Luận văn không nghiên cứu vềthanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan giao kết HĐLĐ.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật vềgiao kết HĐLĐ tại các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Nghệ An
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết và hoàn thiện luận văn này, tác giả đã cố gắng dàycông học hỏi, nghiên cứu, thu thập tài liệu để lấy thông tin và các kiến thứccần thiết giúp cho việc hoàn thiện đề tài Và trong khi viết, tác giả đã sử dụngcác phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Ph ng ươ pháp tổng h p:ợ Các ph ngươ pháp này được sử dụng trong
c baả ch ngươ nh mằ mục đích làm rõ quy định của khung pháp luật
hi n ệ hành về giao k tế HĐLĐ theo pháp luật lao đ ngộ Việt Nam, đánh giáthực ti nễ thực hi nệ ở các doanh nghi pệ trong các KCN tỉnh Nghệ An,
đề xuất các giải pháp hoàn thi nệ pháp lu tậ và gi iả pháp tổ chức th cự
h n ạ chế trong điều chỉnh pháp luật
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu đề tài luận văn:“Giao kết hợp đồng lao động
Trang 12theo pháp luật lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại tỉnh Nghệ An”, tác giả muốn làm rõ, đưa ra những nhận xét, đánh
giá về việc áp dụng các quy định của pháp luật về giao kết HĐLĐ trong Bộluật lao động Việt Nam vào thực tiễn để thấy được những thành tựu cũng nhưnhững hạn chế, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về giao kết HĐLĐ ở cácdoanh nghiệp trong các KCN tại tỉnh Nghệ An, từ đó, đưa ra các định hướng,giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết HĐLĐ nhằm bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia giao kết và thực hiện HĐLĐ ởnước ta
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về giao kết hợp đồng lao động và phápluật về giao kết hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợpđồng lao động và giải pháp tổ chức thực hiện tại các doanh nghiệp trong cáckhu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 13Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái niệm, đặc điểm giao kết hợp đồng lao động
Khái niệm về HĐLĐ
Ở các Quốc gia trên Thế giới, HĐLĐ là một chế định rất quan trọng, rađời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của luật lao động HĐLĐ làmột trong những nội dung không thể thiếu của hầu hết các Bộ luật lao độngcủa mỗi Quốc gia
Ở Trung Quốc, HĐLĐ được quy định tại điều 16 Luật lao động của nước
cộng hoà nhân dân Trung Hoa: “Hợp đồng lao động là sự hiệp nghị (thoả thuận) xác lập quan hệ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ”.
Ở khái niệm này có ưu điểm xác định được rõ các bên của HĐLĐ, khẳng địnhviệc thiết lập quan hệ lao động phải thông qua HĐLĐ, tuy nhiên, nhược điểmcủa khái niệm này là chưa nêu được nội dung, bản chất của HĐLĐ
Ở Hàn Quốc, đạo luật số 6974 ngày 15/09/2003 quy định tại điều 17:
“Thuật ngữ HĐLĐ trong luật này có nghĩa là hợp đồng được kí kết để ghi nhận rằng NLĐ làm việc cho NSDLĐ và NSDLĐ trả lương cho việc làm đó”.
Khái niệm này có tính giải thích nhằm phân biệt HĐLĐ với các loại hợp đồngkhác có nội dung tương tự
Ở Việt Nam, HĐLĐ cũng được ghi nhận từ rất sớm, trải qua các thời kìlịch sử, trong nhiều các văn bản pháp lý, có thể thấy trong sắc lệnh số 29 ngày12/03/1947 quy định việc tuyển chọn, quyền và nghĩa vụ của giới chủ vàngười làm công; Trong pháp lệnh HĐLĐ được Hội đồng nhà nước ban hànhngày 30/08/1990
Bộ luật lao động năm 1994 được Quốc hội thông qua ngày 23/06/1994
Trang 14được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007 là cơ sở pháp lý điềuchỉnh các quan hệ lao động, theo đó, khái niệm HĐLĐ được quy định tạiđiều
26 như sau: “HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” Như vậy, khái niệm HĐLĐ được quy định trong BLLĐ khá rõ ràng và
đầy đủ
Sau hơn 15 năm thi hành, Bộ luật lao động về cơ bản đã được xã hộichấp nhận vào cuộc sống, là cơ sở pháp lý cho các bên chủ thể tham gia thiếtlập vào các quan hệ lao động Xuất phát từ nhiều vấn đề trong thời kì đấtnước ta hướng tới xây dựng xã hội chủ nghĩa, đổi mới đất nước, hướng tới sựnghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, trong kì họp thứ 3, Quốc hội khoá 13
đã thông qua Bộ luật lao động 2012 Theo đó, khái niệm HĐLĐ được quy
định tại Điều 15 BLLĐ 2012 như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Với khái niệm này, HĐLĐ đã thể hiện khái quát hơn và phản ánh được bảnchất của HĐLĐ, các yếu tố cơ bản hình thành nên HĐLĐ
Khái niệm về giao kết HĐLĐ
Để thiết lập nên các mối quan hệ lao động trên cơ sở HĐLĐ, các bêntham gia cần phải giao kết HĐLĐ Đây là cơ sở quan trọng, là nền tảng củaluật lao động Việt Nam để hình thành, phát sinh quan hệ lao động cũng như là
cơ sở cho việc thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động
Theo từ điển Tiếng việt thông dụng của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
(Tái bản 12/09/2009) do tác giả Như Ý biên soạn, giao kết được hiểu là “Đưa
ra và cam kết những điều mà mỗi bên phải thực hiện” [43] Như vậy, giao kết
là việc các bên tham gia đưa ra các vấn đề và cam kết về các vấn đề đó màcác bên sẽ phải thực hiện đối với nhau
Từ hai khái niệm giao kết và khái niệm HĐLĐ thì giao kết HĐLĐ được
Trang 15hiểu: “là quá trình người lao động và người sử dụng lao động cùng bày tỏ ý chí đưa ra các vấn đề của quan hệ lao động như việc làm có trả công, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, quyền và nghĩa vụ của các bên…để các bên cùng thoả thuận, đồng thời cam kết thực hiện những điều khoản đã đưa ra”.
Giao kết HĐLĐ có các đặc điểm sau:
Một là, giao kết HĐLĐ là cơ sở hình thành quan hệ lao động Để có
được một quan hệ lao động, các bên chủ thể trong quan hệ lao động bắt buộcphải có giai đoạn này, đây là giai đoạn tiền đề cho một quan hệ lao động Làgiai đoạn mà các bên chủ thể đàm phán, thoả thuận các nội dung được thựchiện trong tương lai và là điều kiện bắt buộc trước khi hình thành quan hệ laođộng NLĐ cần phải biết mình làm những công việc nào, lương ra sao, thờigian làm việc, chế độ phụ cấp…Còn NSDLĐ cần phải biết NLĐ đó là ai,trình độ chuyên môn thế nào, có thể mang lại cho họ những giá trị gì, lý lịchbản thân ra sao…Đó là những thông tin cần phải có nhất để các bên đàmphán, thống nhất đi đến giao kết HĐLĐ, kể từ đó mới chính thức hình thànhnên quan hệ lao động Vì vậy, đây là giai đoạn tiền đề hình thành nên quan hệlao động và là căn cứ pháp lý xác lập nên quan hệ lao động
Hai là, giao kết HĐLĐ phải đảm bảo các quyền và lợi ích cho NLĐ và
NSDLĐ trong quan hệ lao động Giao kết là việc làm ngay từ ban đầu, hìnhthành quan hệ lao động, quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên Do đó,nếu việc giao kết được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật laođộng thì quyền, lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ lao động sẽ đượcđảm bảo, quan hệ lao động sẽ được bền vững Nếu việc giao kết HĐLĐkhông được đảm bảo thì sẽ dẫn tới việc HĐLĐ bị vô hiệu, điều này ảnhhưởng không nhỏ đến quyền và nghĩa vụ của các bên, có thể quan hệ lao động
đó sẽ bị chấm dứt… Do đó, giai đoạn giao kết HĐLĐ có thể xem là giai đoạnquyết định và quan trọng nhất của quan hệ lao động cũng như lợi ích của cácbên chủ thể trong quan hệ lao động
Trang 161.2 Phân loại giao kết hợp đồng lao động
Việc phân loại giao kết HĐLĐ có giá trị hết sức to lớn trong giao kếtHĐLĐ Việc phân loại này giúp chúng ta có thể nhìn nhận được vấn đề giaokết HĐLĐ ở nhiều phương diện khác nhau Có nhiều cách phân loại giao kếtHĐLĐ, theo quan điểm của tác giả, giao kết HĐLĐ được phân loại như sau:
* Phân loại theo phương thức giao kết
Theo cách phân loại này, sẽ có 02 phương thức giao kết HĐLĐ, đó là:Giao kết HĐLĐ trực tiếp và giao kết HĐLĐ gián tiếp
Giao kết HĐLĐ trực tiếp là việc các bên chủ thể trực tiếp đàm phán, thoảthuận và kí kết HĐLĐ Các bên gặp gỡ với nhau, tự thoả thuận và thươnglượng với nhau mà không phải thông qua chủ thể khác Với phương thức này,NSDLĐ có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu, năng lực của NLĐ để
từ đó, sắp xếp NLĐ vào làm những công việc theo đúng chuyên môn của họ.NLĐ cũng sẽ biết được phong cách làm việc, yêu cầu của NSDLĐ để có cáchlàm việc phù hợp với yêu cầu của NSDLĐ Tuy nhiên, với phương thức giaokết này thì NSDLĐ sẽ tốn rất nhiều thời gian như: Đàm phán và kí kết
Giao kết HĐLĐ gián tiếp là việc NSDLĐ không trực tiếp gặp gỡ, thoảthuận và đàm phán với NLĐ, việc thoả thuận và thống nhất quyền cũng nhưnghĩa vụ sẽ thông qua người được uỷ quyền Với phương thức giao kết này,hiệu quả của nó sẽ không đảm bảo hết nguyện vọng cũng như mong muốncủa NLĐ Tuy nhiên, NSDLĐ sẽ không bị mất nhiều thời gian cho việc thoảthuận, đàm phán và kí kết HĐLĐ
* Phân loại theo hình thức của hợp đồng lao động
Căn cứ vào hình thức của hợp đồng thì HĐLĐ sẽ được phân loại thành
02 loại: Hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng bằng miệng (lời nói)
Giao kết HĐLĐ bằng văn bản là hình thức các bên thoả thuận các quyền
và nghĩa vụ trong quan hệ lao động và được ghi lại bằng các điều khoản trongvăn bản, có chữ kí của cả hai bên Các bên chủ thể sẽ thực hiện nội dung của
Trang 17HĐLĐ dưới dạng hình thức văn bản, HĐLĐ sẽ được lập thành hai bản và mỗibên sẽ giữ lại một bản Với hình thức giao kết HĐLĐ bằng văn bản này sẽ là
cơ sở pháp lý vững chắc, rõ ràng, ràng buộc giữa các bên khi có các tranhchấp xẩy ra
Giao kết HĐLĐ bằng lời nói là sự thoả thuận quyền và nghĩa vụ của cácbên thông qua đàm phán, thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thànhvăn bản, tuy nhiên trong quá trình đàm phán và kí kết các bên có thoả thuận
có người làm chứng hoặc không Đối với loại hợp đồng này chỉ áp dụng vớicông việc tạm thời và có thời hạn dưới 3 tháng
* Phân loại theo tính hợp pháp của hợp đồng
Căn cứ vào tính hợp pháp của HĐLĐ, việc giao kết HĐLĐ cũng đượcphân thành 02 loại: Giao kết HĐLĐ hợp pháp và giao kết HĐLĐ không hợppháp
Giao kết HĐLĐ hợp pháp là các bên thoả thuận HĐLĐ mà các yếu tốcấu thành hợp đồng không vi phạm các quy định của pháp luật lao động, đảmbảo hiệu lực của hợp đồng Điều này có nghĩa là từ giai đoạn thoả thuận, đàmphán đi đến thống nhất các điều khoản và nội dung của HĐLĐ là không tráivới quy định của pháp luật
Giao kết HĐLD không hợp pháp là việc các bên không thực hiện đúnghoặc không đầy đủ quy định của pháp luật Trình tự, thủ tục giao kết HĐLĐ,các nguyên tắc giao kết HĐLĐ, nội dung giao kết HĐLĐ…đều thực hiệnkhông đúng với quy định của pháp luật lao động, do đó, loại HĐLĐ này sẽkhông có giá trị pháp lý
1.3 Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện
Trang 18nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thoả ước lao động tập thể và đạo đức xã hội”.
Nguyên tắc tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động
Về mặt pháp lí, nguyên tắc tự nguyện trong giao kết HĐLĐ được thể hiệnmột cách sinh động và cụ thể hoá nhất trong các nguyên tắc cơ bản củaBLLĐ NLĐ được đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm của mình.Nguyên tắc tự nguyện biểu hiện về mặt chủ quan của những người thamgia giao kết HĐLĐ Khi giao kết, NLĐ và NSDLĐ hoàn toàn tự do về mặt ýchí và tự nguyện về mặt lí trí, theo đó tất cả các hành vi cưỡng bức, ép buộc,
dụ dỗ, lừa gạt đều xa lạ với bản chất của HĐLĐ và nếu có thì hợp đồng luôn
bị xem là hợp đồng vô hiệu Các bên được tự nguyện giao kết, tự nguyện thoảthuận các nội dung của hợp đồng, đây chính là kết quả của sự tự nguyện Nhưvậy, kết quả của quan hệ HĐLĐ là sự chuyển tải tuyệt đối, trọn vẹn, đầy đủyếu tố ý thức và sự mong muốn thật sự của các bên chủ thể trong quan hệ.Tuy nhiên, do năng lực của các chủ thể tham gia giao kết HĐLĐ không đồngđều nên trong một số trường hợp ý thức chủ quan của chủ thể bị chi phối củanhững người đại diện trong trường hợp chủ thể tham gia có độ tuổi từ đủ 15tuổi đến dưới 18 tuổi Trong trường hợp này, bên cạnh ý chí của chính chủ thểtham gia lao động thì ý chí này còn bị chi phối bởi một ý chí thứ ba và quan
hệ được xác lập với sự thống nhất ý chí của bên thứ ba Quy định này là cầnthiết nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ bởi vì chủ thể ởđây là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Do đó, sự biểu hiện củanguyên tắc tự nguyện vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối Tínhtuyệt đối của nguyên tắc này bị chi phối bởi ý chí chủ quan của các bên chủthể trong quan hệ, tính tương đối bị chi phối bởi sự không đồng đều về nănglực chủ thể của các bên khi tham gia giao kết HĐLĐ[20]
Trang 19Nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
Bên cạnh yếu tố tự nguyện thì khi giao kết hợp đồng còn phải đảm bảonguyên tắc bình đẳng trong giao kết Theo đó, các bên chủ thể khi tham giaHĐLĐ có sự tương đồng về vị trí, tư cách, địa vị pháp lí và phương thức biểuđạt trong quan hệ giao kết HĐLĐ Bất cứ những hành vi xử sự nào nhằm tạothế bất bình đẳng giữa các bên chủ thể đều bị coi là vi phạm pháp luật Thựcchất, khi tham gia các quan hệ HĐLĐ giữa các chủ thể là không bình đẳng.NSDLĐ luôn được coi là kẻ mạnh, bên có quyền lực, bên quản lý tài sản vàNLĐ, còn NLĐ thường ở vị trí yếu thế, họ chỉ có tài sản duy nhất là sức laođộng và dùng sức lao động của họ để tạo ra thu nhập Vì vậy, khi giao kếtHĐLĐ phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, khi vị thế của các bên chủ thểđược bình đẳng thì việc thương lượng, đàm phán cũng sẽ bình đẳng, quyền,lợi ích của các chủ thể của các bên cũng sẽ bình đẳng Hai bên chủ thể khigiao kết HĐLĐ cũng tránh được các mâu thuẫn, tạo ra một môi trường laođộng phát triển, lành mạnh Nguyên tắc bình đẳng này cũng đã thể hiện được
sự nhất quán mà khoản 1 điều 16 Hiến pháp 2013 đã quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” [20].
Nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực trong giao kết hợp đồng lao động
So với BLLĐ năm 1994, đây là nguyên tắc mới được bổ sung trongBLLĐ năm 2012
Thiện chí, hợp tác chính là điều quyết định việc các chủ thể trong quan
hệ lao động ngồi gần lại với nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duytrì quan hệ lao động bằng phương thức giao kết và thực hiện các nội dung củaHĐLĐ Nguyên tắc thiện chí biểu hiện cách đối xử tốt đẹp, chân thành vớinhau của các chủ thể trong quan hệ lao động; nguyên tắc hợp tác là thể hiện
sự phối hợp cùng nhau của các bên trong thương lượng, thoả thuận các nội
Trang 20dung của giao kết HĐLĐ.Nếu không có sự thiện chí và không muốn hợp tácthì các bên chủ thể sẽ không có việc giao kết HĐLĐ.
Trung thực là nguyên tắc mà các bên chủ thể khi tham gia quan hệ laođộng phải đảm bảo tính trung thực, tính chính xác khi cung cấp thông tin cũngnhư trong quá trình thực hiện HĐLĐ Khi quan hệ lao động được hoàn thành,NSDLĐ luôn mong muốn NLĐ phải thật trung thành với họ, làm việc tốt vàđạt hiệu quả cao, có nhiều sáng kiến và đóng góp cao cho công việc mà NLĐđược giao Điều này phải phụ thuộc vào nhiều nhân tố từ NLĐ như: thái độlàm việc, sự nhiệt tình cũng như tinh thần hợp tác của NLĐ đối với công việc
mà họ được giao Cũng như vậy, NLĐ cũng rất mong muốn nhận được sựquan tâm từ bên NSDLĐ, sự động viên, khen thưởng kịp thời…
Như vậy, nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực nhằm để khuyếnkhích các bên chủ thể đi đến kết quả cuối cùng là sự thành công của việc giaokết HĐLĐ Do đó, nếu ngay từ khi giao kết HĐLĐ, các bên chủ thể trongquan hệ lao động tuân thủ đúng nguyên tắc về trung thực, thiện chí và hợp tácthì đây sẽ là một nền tảng cho một quan hệ lao động tốt trong tương lai [20]
Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thoả ước lao động tập thể và đạo đức xã hội
Đây là một nguyên tắc vừa mang tính cởi mở, vừa mang tính ràng buộcbởi pháp luật, đảm bảo cho các bên chủ thể được tự do nhưng không đượcvượt quá giới hạn của pháp luật, đạo đức và xã hội cũng như lợi ích của tậpthể đã thoả thuận được giữa các bên tập thể NSDLĐ và NLĐ NLĐ có quyềnđược tự do được giao kết HĐLĐ mà không bị hạn chế, không ép buộc, điềunày có nghĩa là NLĐ tự mình tìm kiếm việc làm mà mình mong muốn, thoảthuận và tự do giao kết với NSDLĐ mà mình mong muốn giao kết NSDLĐcũng như vậy, họ có quyền tự do tuyển dụng, tự do tìm kiếm và tuyển chọnNLĐ Nguyên tắc tự do giao kết HĐLĐ là sự tôn trọng sự riêng tư và cá nhân
Trang 21của các bên chủ thể trong quan hệ lao động nhưng phải tuân thủ đạo đức xãhội và tuân thủ pháp luật.
Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa các bên chủ thểtrong quan hệ lao động về các điều kiện lao động mà các bên đạt được thôngqua thương lượng tập thể, là sự cụ thể hoá của pháp luật lao động Vì vậy,mọi sự đàm phán, thương lượng trong quá trình giao kết không được trái vớithoả ước lao động tập thể Đối với đạo đức xã hội, đây là sự chuẩn mực củahành vi xử sự, là thuần phong mỹ tục của dân tộc Sự thỏa thuận của các bêntrong hợp đồng không được trái với những chuẩn mực đã được xã hội thừanhận rộng rãi Nếu sự thoả thuận của các bên tuy không trái với pháp luật laođộng, thoả ước lao động tập thể nhưng trái với đạo đức xã hội thì giao kếtHĐLĐ này cũng sẽ không được công nhận [20]
1.3.2 Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay
1.3.2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động
Cũng như các loại hợp đồng khác, để một HĐLĐ có giá trị pháp lý, cácbên chủ thể khi gia giao kết HĐLĐ phải thoả mãn các điều kiện:
Đối với người lao động
Khoản 1 điều 3 BLLĐ 2012 quy định: “Người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” Như vậy,
NLĐ khi tham gia vào quan hệ lao động phải có năng lực pháp luật lao động
và năng lực hành vi lao động NLĐ phải đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng laođộng Năng lực pháp luật lao động của NLĐ là khả năng người lao động đó
có quyền được làm việc, được trả lương và có thể thực hiện nghĩa vụ laođộng, năng lực pháp luật lao động chỉ xuất hiện trên các quy định của bộ luậtlao động Ở Việt Nam, căn cứ vào tâm sinh lý của con người cũng như cácđiều kiện phát triển của xã hội mà pháp luật quy định năng lực pháp luật laođộng khi người lao động đủ 15 tuổi trở lên Tuy nhiên, điều kiện 15 tuổi trở
Trang 22lên chỉ được xem là những điều kiện chung để NLĐ trở thành chủ thể củaquan hệ lao động Có những trường hợp thuộc đối tượng có hành vi lao độngkhông đầy đủ như người chưa đủ 15 tuổi thì NLĐ chỉ được phép làm việc ởmột số ngành nghề nhất định và phải có người đại diện hợp pháp đồng ý.Theo thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 06 năm 2013 của Bộlao động thương binh xã hội thì danh mục công việc sử dụng các lao độngdưới 15 tuổi, loại quan hệ pháp luật này chỉ được thực trong một số ngànhnghề và công việc theo quy định của pháp luật và phải được sự đồng ý của bố
mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đồng ý, bao gồm các công việc sau:
“1 Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước).
2 Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.
3 Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.
4 Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.
5 Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.
6 Nuôi tằm.
7 Gói kẹo dừa.”
Đối với người sử dụng lao động
Khoản 2 điều 3 BLLĐ 2012 có quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Trang 23Nếu như NLĐ chỉ quy định giới hạn về độ tuổi và có khả năng lao động
mà không quy định người đó phải có năng lực hành vi dân sự hay không thìđối với NSDLĐ, BLLĐ đã quy định rõ ràng là doanh nghiệp, cơ quan, tổchức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân Đối với NSDLĐ nếu là cá nhân thìphải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Như vậy, nếu NSDLĐ là các hộ giađình, cá nhân thì phải đáp ứng được yêu cầu này
Tại khoản 1 điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018, nghịđịnh sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nộidung của BLLĐ quy định chi tiết về người giao kết HĐLĐ như sau:
“1 Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động
là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
c) Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có
tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;
e) Người được người đại diện theo pháp luật quy định tại Điểm a hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điểm b Khoản này ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động”.
Theo quy định trên, chúng ta có thể thấy, về phía doanh nghiệp, ngườigiao kết HĐLĐ là người diện theo pháp luật được quy định tại điều lệ củadoanh nghiệp Để làm rõ điều này, chúng ta có thể dẫn chiếu đến quy định tại
khoản 1 điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các
Trang 24quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Đối với Hợp tác xã, người giao kết HĐLĐ là người diện theo pháp luậtđược quy định tại điều lệ của Hợp tác xã [20] Hợp tác xã được thành lập theoLuật Hợp tác xã năm 2012 Người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã làchủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện Hợp tác xã giao kết HĐLĐđược quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Hợp tác xã năm 2012, Quyền hạn và
nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị: “Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”.
Như vậy, những quy định về chủ thể nói trên là tương đối rõ ràng, phùhợp với đặc điểm thị trường lao động Việt Nam HĐLĐ khi được giao kết sẽđảm bảo đầy đủ tính pháp lý cho một quan hệ lao động được pháp luật bảo vệgiữa NLĐ và NSDLĐ Đối với NSDLĐ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự, đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị phải là người đại diện theo pháp luật,người đứng đầu hoặc là người được NSDLĐ ủy quyền
1.3.2.2 Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng lao động
Qúa trình xác lập HĐLĐ là một quá trình rất quan trọng, nó thể hiện sựhợp tác giữa NLĐ và NSDLĐ đi đến sự thống nhất về ý chí nhằm thiết lậpnên quan hệ lao động Đây là thời điểm mà các bên bắt đầu có những tiếp xúc,
vì vậy, quá trình xác lập quan hệ lao động cũng là quá trình để hai bên hiểu rõnhau, nhận xét nhau một cách trực tiếp để đưa ra quyết định cho mình Bởi lẽ
đó, để xác lập được một quan hệ hài hoà, ổn định, tôn trọng lẫn nhau thì cácbên cần phải có ý thức pháp luật và thiện chí khi thương lượng
Như vậy, trình tự, thủ tục để xác lập HĐLĐ có thể chia làm 3 giai đoạnnhư sau:
Trang 25Thứ nhất, các bên chủ thể thể hiện và bày tỏ mong muốn thiết lập quan
hệ HĐLĐ
Đây là quá trình được cụ thể hoá từ nguyên tắc tự do, tự nguyên tronggiao kết HĐLĐ Khi các chủ thể có nhu cầu giao kết HĐLĐ thì phải thể hiệncác nhu cầu đó ra bên ngoài bằng những hình thức nào đó Về bên NSDLĐ cóthể thông qua các trung tâm tư vấn việc làm hoặc thông qua trên các phươngtiện thông tin như: truyền hình, báo chí, trên các cổng thông tin của cơ quan,doanh nghiệp,…kèm theo đó là những yêu cầu về điều kiện tuyển dụng NLĐtiếp nhận được thông tin nói trên, nếu có nhu cầu làm việc, xét thấy các yêucầu đó phù hợp với chuyên môn, tay nghề của mình thì có thể liên lạc vớiNSDLĐ bằng hình thức đến trực tiếp hoặc thông qua các trung tâm tư vấnviệc làm mà NSDLĐ đã đăng tin Đây là giai đoạn các bên chủ thể chưa hề có
sự chi phối lẫn nhau và các chủ thể đó có thể chấm dứt các quan hệ đó ngaylần gặp gỡ đầu tiên mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý
Thứ hai, các bên chủ thể thương lượng, đàm phán nội dung HĐLĐ.
Xét về mặt pháp lý, đây là giai đoạn chưa làm nảy sinh các quyền vànghĩa vụ của các bên chủ thể, các bên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc giao kếtHĐLĐ, còn nếu đàm phán, thương lượng không thành công thì các bên cũngkhông hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý nào Ví dụ, khi các bên thươnglượng HĐLĐ nhưng nếu không đạt được kết quả, NSDLĐ không thể đòiNLĐ bồi thường vì làm mất thời gian của họ cũng như NLĐ không thể yêucầu NSDLĐ bồi thường chi phí đi lại và các chi phí phát sinh khác có liênquan Song, xét về mặt thực tế trong giai đoạn này, đây là giai đoạn rất quantrọng Quan hệ lao động trong tương lai có ổn định, hài hòa, bền vững haykhông thì phải phụ thuộc rất lớn vào thái độ, sự thiện chí và ý thức của cácbên chủ thể khi thương lượng, đàm phán Tuy nhiên, thực tiễn xác lập HĐLĐ
ở nước ta vì những lý do khác nhau mà dường như các chủ thể tham gia chưa
Trang 26nhận thức đầy đủ vấn đề này Trong thực tế, quá trình thương lượng, đàmphán hợp đồng giữa hai bên chủ thể hầu như không có và nếu có, thườngkhông thực hiện với ý nghĩa đích thực của nó Mà thường là các đơn vị, doanhnghiệp ký kết HĐLĐ với NLĐ trên cơ sở bản HĐLĐ đã được chuẩn bị cácnội dung có sẵn NLĐ sẽ xem xét, nếu đồng ý thì ký vào bản HĐLĐ Cáchlàm này thật ra không có gì vi phạm về mặt pháp lý, tuy nhiên, nó không phảnánh đúng bản chất của quan hệ và ít nhiều có chứa đựng những mầm mốngbất lợi cho quan hệ lao động trong tương lai Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng,
để thương lượng, đàm phán HĐLĐ, NSDLĐ thật sự bình đẳng, từ đó tạo lậpmối quan hệ chứa đựng đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình trongđiều kiện hiện nay với NLĐ hoàn toàn không dễ ràng
Thứ ba, giai đoạn hoàn thiện và giao kết HĐLĐ.
Đây là giai đoạn cuối cùng của thủ tục giao kết HĐLĐ, sau khi các bênchủ thể kết thúc quá trình thương lượng, đàm phán, nếu các bên đi đến thốngnhất thì sẽ bắt đầu chuyển qua quá trình hoàn thiện và tiến hành kí kết HĐLĐ.Đối với dạng hợp đồng bằng lời nói (bằng miệng) khi giao kết hợp đồng nếucần thiết thì có người làm chứng Đối với dạng hợp đồng bằng văn bản, cácbên chủ thể thể hiện những thoả thuận của mình vào các điều khoản trongHĐLĐ và sau đó tiến hành kí kết HĐLĐ Hợp đồng sẽ được lập thành haibản, mỗi bên chủ thể sẽ giữ một bản, đây là hành vi đặc biệt quan trọng vì đó
là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ HĐLĐ
Bên cạnh những nội dung cơ bản trên, các bên chủ thể cần phải chú ýthêm một số quy định sau đây khi giao kết HĐLĐ:
Một là, theo quy định tại điều 20 BLLĐ 2012, những hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ: “Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; yêu cầu người lao động phải
Trang 27thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động” Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ cho NLĐ khi
giao kết HĐLĐ, phòng ngừa sự vi phạm từ phía NSDLĐ
Hai là, khi giao kết giữa NSDLĐ với người được uỷ quyền hợp pháp
thay mặt cho nhóm chủ thể NLĐ Trong trường hợp này, hợp đồng vẫn có giátrị pháp lí như kí kết với từng người và chỉ áp dụng đối với những công việctheo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Khoản 2 điều 18BLLĐ 2012)
Ba là, hợp đồng có thể được giao kết với viên chức, công chức với điều
kiện pháp luật không cấm
Bốn là, trước khi thực hiện HĐLĐ, các bên phải có thoả thuận về công
việc làm thử, thời gian thử việc, chế độ lương thử việc và các quyền và nghĩa
vụ khác của hai bên chủ thể trong thời gian thử việc
Năm là, khi giao kết với nhiều NSDLĐ, NLĐ phải đảm bảo thời gian
cũng như các yếu tố khác để thực hiện đầy đủ các nội dung mà các bên đãgiao kết, điều này rất phù hợp với thực tiễn và cũng là nghĩa vụ của NLĐ đểđảm bảo thực hiện hợp đồng đạt được kết quả tốt
Sáu là, không được giao kết HĐLĐ với lao động chưa thành niên, lao
động là những người già, khuyết tật và lao động nữ làm những công việc hoặcngành nghề mà pháp luật lao động nghiêm cấm
1.3.2.3 Giao kết hợp đồng lao động đảm bảo các quy định về hình thức, loại,nội dung hợp đồng lao động
Về hình thức của hợp đồng lao động
Theo quy định tại điều 16 BLLĐ 2012, hình thức của hợp đồng lao động
phải: “Được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản; đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động
Trang 28bằng lời nói”.
Điểm mới của BLLĐ 2012 so với BLLĐ 1994 tại điều luật này là khôngbuộc các bên chủ thể phải tuân theo mẫu HĐLĐ do nhà nước ban hành Vềmặt pháp lí, việc giao kết HĐLĐ theo một số mẫu nhất định là không cầnthiết bởi pháp luật lao động đã quy định các nội dung chủ yếu của HĐLĐ.Tuy nhiên, trong thực tiễn, các mẫu HĐLĐ do Bộ lao động – thương binh và
xã hội phát hành có ý nghĩa bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ và tạo các điềukiện để các bên tuân thủ pháp luật trong giao kết HĐLĐ
Riêng đối với các quan hệ lao động giúp việc cho gia đình thì hình thứccủa HĐLĐ được quy định trong BLLĐ 2012 có một sự khác biệt lớn so vớiBLLĐ 1994 Nếu như BLLĐ 1994 chỉ quy định trong quan hệ lao động đốivới giúp việc gia đình, các bên giao kết HĐLĐ bằng lời nói thì BLLĐ 2012hiện hành đã quy định các bên giao kết hợp đồng thông qua văn bản Cụ thể,
tại khoản 1 điều 180 BLLĐ 2012 quy định: “Người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình” Đây là
một quy định rất phù hợp với thực tiễn của xã hội, xuất phát từ yêu cầu điềuchỉnh loại quan hệ xã hội này trên thực tế Đây là loại quan hệ lao động đơn lẻtrong các gia đình nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất khó giám sát,kiểm tra, vì vậy, có thể nói đây là loại hình lao động tương đối khác so vớicác hình thức còn lại
Về phân loại hợp đồng lao động
Loại hợp đồng được quy định tại điều 22 BLLĐ 2012, theo đó, Hợpđồng lao động được chia thành 3 loại:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là loại hợp đồng mà trong
đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợpđồng HĐLĐ này có thời gian thực hiện ổn định và lâu dài Do đó, nó được ápdụng cho các công việc có tính chất thường xuyên lâu dài mà họ chưa xác
Trang 29định được thời gian kết thúc hoặc những công việc có thời gian trên 36 tháng.Đây là loại HĐLĐ mà các doanh nghiệp thường sử dụng để kí kết với nhữngNLĐ có bề dày kinh nghiệm làm việc đã có thời gian gắn bó với công việc,với NSDLĐ.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bênxác định thời hạn, thời điểm chấm dứt của hợp đồng trong khoản thời gian từ
đủ 12 tháng đến 36 tháng Dạng hợp đồng này có điểm cần lưu ý, đó là khiHĐLĐ xác định thời hạn hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thờihạn 30 ngày kể từ khi HĐLĐ hết thời hạn, hai bên phải kí kết HĐLĐ mới,nếu không kí kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ xác định thời hạn đã giao kết trởthành HĐLĐ không xác định thời hạn, nếu hai bên kí kết HĐLĐ mới là hợpđồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được kí thêm một lần, sau đó nếu NLĐvẫn tiếp tục làm việc thì phải kí kết HĐLĐ không xác định thời hạn Đây làquy định được thể hiện rõ tại khoản 2 điều 22 BLLĐ 2012
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định cóthời hạn dưới 12 tháng Dạng HĐLĐ này được áp dụng cho những công việc
có thời gian trong 12 tháng hoặc để tạm thời thay thế cho NLĐ bị kỉ luật bịchuyển sang làm công việc khác có thời hạn, NLĐ nghỉ việc vì lý do chínhđáng, NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đã kí kết và hợp đồng đối với nhữngngười về hưu Khi hợp đồng hết thời hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thìtrong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng hết thời hạn, hai bên phải kí HĐLĐmới, nếu không kí kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ đã giao kết trở thành HĐLĐ xácđịnh có thời hạn với thời hạn là 24 tháng Trường hợp kí kết HĐLĐ lần hai làhợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được quyền kí một thời hạn, nếu sau
đó NLĐ muốn tiếp tục làm việc thì phải kí HĐLĐ không xác định thời hạn.Như vậy, Với ba loại HĐLĐ mà pháp luật lao động quy định có thể nóicũng đã giải quyết kịp thời các yêu cầu về giao kết HĐLĐ với các điều kiện
Trang 30và mức độ khác nhau trong thực tiễn hiện nay, tránh được sự phụ thuộc quánhiều vào các văn bản hướng dẫn HĐLĐ.
Về nội dung của hợp đồng lao động
HĐLĐ là cơ sở làm phát sinh ra các quan hệ lao động, tất cả các vấn đềtrong quá trình thực hiện hợp đồng đều được phản ánh cụ thể, rõ ràng trongnội dung của hợp đồng, vì vậy, nội dung của HĐLĐ là một vấn đề quan trọng
mà các bên chủ thể đều hết sức quan tâm khi giao kết HĐLĐ hình thành do
sự thương lượng, đàm phán và thoả thuận của các bên chủ thể, để đảm bảoquyền, lợi ích cho các bên cũng như hướng đến vào trọng tâm của quan hệ laođộng, pháp luật đã quy định các nội dung cơ bản để các bên cùng thươnglượng, thoả thuận Do đó, các bên có quyền tự do đàm phán, thoả thuận nộidung của hợp đồng nhưng trong phạm vi mà pháp luật lao động cho phép, haynói cách khác là nội dung mà các bên chủ thể thoả thuận phải phù hợp vớiluật pháp lao động Tại khoản 1 điều 23 BLLĐ 2012 quy định khái quát vềnội dung của HĐLĐ Theo đó, nội dung HĐLĐ bao gồm:
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Trang 31Tại Điều 4 Văn bản hợp nhất số 4753/VBHN – BLĐTBXH ngày12/11/2018, nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nộidung của BLLĐ, nội dung tại khoản 1 điều 23 BLLĐ 2012 được hướng dẫn
cụ thể như sau:
“1 Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động được quy định như sau: a) Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;
b) Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình,
cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã,
hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
2 Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động được quy định như sau:
a) Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người lao động;
b) Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Trang 32c) Văn bản đồng ý việc giao kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
đ) Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.
3 Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.
4 Thời hạn của hợp đồng lao động: Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
5 Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
a) Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;
b) Hình thức trả lương xác định theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật lao động;
c) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 95 của
Bộ luật lao động.
6 Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo nội dung thỏa thuận của hai bên
Trang 33về điều kiện, thời gian, mức tiền lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
7 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo nội dung thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy chế của người
sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật.
8 Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: theo nội quy lao động, quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
10 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng: Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
11 Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận”.
So với BLLĐ 1994, nội dung HĐLĐ của BLLĐ 2012 có bổ sung thêm
hai nội dung là: “chế độ nâng bậc, nâng lương và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề” Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 cũng quy định: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”.
Trong nội dung của HĐLĐ phần tên và địa chỉ người sử dụng lao động
Trang 34hoặc của người đại diện hợp pháp Người đại diện hợp pháp ở đây nếu làngười được NSDLĐ ủy quyền giao kết HĐLĐ thì phải thực hiện theo quyđịnh “ủy quyền về giao kết HĐLĐ” được quy định tại Điều 3, Thông tư số47/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 16/11/2015; Theo quy định, việc ủy quyền nàyphải thực hiện bằng văn bản theo mẫu kèm theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 16 tháng 11 năm 2015 Còn đối với NLĐ, việc ủy quyềngiao kết HĐLĐ cho một người lao động trong nhóm quy định tại điểm dkhoản
2 điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, ngày 21 tháng 01 năm 2015, phảiđược lập thành văn bản Nội dung của văn bản ủy quyền giao kết HĐLĐ phải
có các thông tin: “Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ ký của người lao động nhận ủy quyền; Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ ký của từng người lao động trong nhóm ủy quyền; Nội dung ủy quyền, thời hạn ủy quyền”.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng theo quy định tạiĐiều 103 của BLLĐ 2012, các khoản hỗ trợ xăng xe, tiền điện thoại, đi lại,tiền nhà ở, tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động
có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người laođộng gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động và các khoản hỗ trợ, trợcấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động
Đối với những nội dung về vấn đề mức lương, phụ cấp lương và cáckhoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong HĐLĐ thực hiện theo quy định tạiĐiều 4, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 16 tháng 11 năm 2015, thông
tư hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động,trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm
2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dungcủa Bộ luật lao động, cụ thể như sau:
“1 Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc
Trang 35chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2 Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
3 Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận,
cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.”.
Như vậy, các quy định trên đã cung cấp đầy đủ toàn bộ nội dung củaHĐLĐ mà khi đàm phán các bên chủ thể phải thoả thuận, đồng thời phải đưacác nội dung đó vào HĐLĐ Ngoài những nội dung bắt buộc phải có trongHĐLĐ, trong HĐLĐ các bên chủ thể có thể thoả thuận thêm các nội dungkhác vào HĐLĐ nhưng không được trái với pháp luật
1.3.2.4 Quyền và nghĩa vụ các bên trong giao kết hợp đồng lao động
Về quyền của các chủ thể trong giao kết HĐLĐ
Đối với NLĐ, quyền của người lao động luôn được xem là một bộ phậnquan trọng cấu tạo nên các quyền con người nói chung Theo quy định tại
Trang 36khoản 1 điều 5 BLLĐ 2012, quyền của người lao động trong giao kết hợpđồng bao gồm:
+ Quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nângcao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
+ Quyền hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoảthuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điềukiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉhằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp
và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoạivới người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tạinơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lýtheo nội quy của người sử dụng lao động
Tuy các quyền của NLĐ đã được quy định rõ ràng trong pháp luậtlao động, nhưng trong thực tế, quá trình lao động luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố tácđộng khiến các quyền lợi chính đáng của NLĐ không được bảo đảm NLĐthường ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ, bị phụ thuộc về mặt tổ chức, kinh
tế, môi trường làm việc…Vì vậy, một trong những nhiệm vụ hàng đầu củapháp luật là phải bảo vệ quyền lợi của NLĐ khi tham gia vào các quan hệ laođộng
Đối với NSDLĐ, theo quy định tại khoản 1 điều 6 BLLĐ 2012, quyềncủa NSDLĐ trong giao kết HĐLĐ gồm:
+ Quyền được tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sảnxuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
+ Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổchức khác theo quy định của pháp luật;
+ Quyền yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoảước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; traođổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống
Trang 37vật chất và tinh thần của người lao động.
Về nghĩa vụ của các chủ thể trong giao kết HĐLĐ
Nghĩa vụ cung cấp thông tin
Trước khi giao kết HĐLĐ, NLĐ và NSDLĐ có nghĩa vụ cung cấp thôngtin cho nhau trong việc giao kết HĐLĐ Khoản 1 điều 19 BLLĐ 2012 quy
định: “Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động
về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh,
bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu” Như vậy, việc NSDLĐ cung cấp
thông tin cho NLĐ là cần thiết, nhằm mục đích bảo đảm cho NLĐ có thểlường trước được những thuận lợi và khó khăn mà mình được hưởng trướckhi tham gia kí kết Còn về phía NLĐ cũng phải cung cấp thông tin choNDLĐ để họ năm bắt được đặc điểm, chuyên môn của NLĐ Thông quathông tin của NLĐ, NSDLĐ có thể định hướng được sự phát triển công việccủa NLĐ, sắp xếp bố trí công việc nhằm phát huy tiềm lực chuyên môn củaNLĐ, từ đó NSDLĐ có thể đưa ra các đề xuất kí các loại hợp đồng lao động.Nội dung này được thể hiện rõ tại khoản 2 điều 19 BLLĐ 2012, cụ thể:
“Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu”.
Trong trường hợp, NLĐ là người giúp việc trong gia đình, NLĐ vàNSDLĐ phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 6 Nghi định số27/2014/NĐ-CP, ngày 07 tháng 04 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một
số điều của BLLĐ về lao động và người giúp việc gia đình, đó là:
Trang 38* Đối với NLĐ, tại Khoản 2 điều 6 nghị định 27/2014/NĐ-CP, NLĐ
phải cung cấp cho NSDLĐ thông tin cần thiết sau đây: “Thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật Lao động; Số, nơi cấp, ngày cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, hoàn cảnh gia đình; họ và tên, địa chỉ của người báo tin khi cần thiết”.
* Đối với NSDLĐ, tại Khoản 1 điều 6 NĐ 27/2014/NĐ-CP, NSDLĐ
phải cung cấp cho NLĐ thông tin cần thiết sau đây: “Thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Bộ luật Lao động; Điều kiện ăn, ở của người lao động, đặc điểm của các thành viên, sinh hoạt của hộ gia đình hoặc các hộ gia đình”.
Có thể nói, nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết HĐLĐ đối vớicác bên chủ thể đã tạo ra một sự công bằng và hành lang pháp lý giúp choviệc giao kết HĐLĐ được thuận lợi hơn và tạo được bước khởi đầu cho quan
hệ lao động hài hoà giữa các bên trong khuôn khổ của quy định pháp luật
Nghĩa vụ trực tiếp giao kết hợp đồng lao động
Nghĩa vụ của các bên trong giao kết HĐLĐ được quy định tại khoản 1
điều 18 BLLĐ 2012, cụ thể:“Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động” Như vậy, NSDLĐ và NLĐ phải có nghĩa vụ giao kết HĐLĐ khi
thiết lập các quan hệ lao động, mà ở đây chính là NSDLĐ nhận NLĐ vào làmviệc Theo quy định này, thì việc giao kết hợp đồng phải trực tiếp là NSDLĐ
Trang 391.4 Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật ở một số Quốc Gia
Đối với doanh nghiệp nước ngoài trong các KCN của tỉnh Nghệ An, cácdoanh nghiệp Trung Quốc và Hàn Quốc thuộc hai đại diện có vốn đầu tư caonhất và có và sử dụng người lao động nhiều nhất Các doanh nghiệp đến từTrung Quốc chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như: sản xuất, gia cônghang may mặc xuất khẩu…Trong khi đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc lại tậptrung vào sản xuất, gia công thiết bị hàng điện tử…
Để hiểu thêm về pháp luật lao động đang được áp dụng ở Trung Quốc vàHàn Quốc, cũng như để ghiên cứu, làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiệnpháp luật về giao kết HĐLĐ ở Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu một số quyđịnh của pháp luật 2 nước về vấn đề giao kết HĐLĐ:
* Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật Trung Quốc
Nội dung các quy định về giao kết HĐLĐ theo pháp luật Trung Quốcđược quy định trong Luật hợp đồng Lao động Theo đó, nội dung chính củaLuật lao động Trung Quốc quy định về giao kết HĐLĐ được biểu hiện ở một
số nội dung như: Chủ thể giao kết HĐLĐ, nguyên tắc giao kết HĐLĐ, hìnhthức, nội dung các loại HĐLĐ và một số quy định khác có liên quan
Về chủ thể giao kết HĐLĐ, Điều 15 Luật lao động trung Quốc quy địnhkhông được sử dụng lao động dưới 16 tuổi trừ trường hợp lao động trong lĩnhvực thể thao, nghệ thuật và các đơn vị đặc biệt có kế hoạch tuyển dụng trẻ emdưới 16 tuổi, nhưng phải làm thủ tục kiểm tra và phải được phê duyệt của cơquan nhà nước có thẩm quyền Do vậy, đối với NLĐ phải từ 16 tuổi trở lênmới được tham gia quan hệ lao động
Về nguyên tắc giao kết, HĐLĐ trong pháp luật Trung Quốc được thểhiện trong điều 3 Luật HĐLĐ, nguyên tắc được thực hiện dựa trên nguyên tắccông bằng, bình đẳng, tự nguyện, đồng thuận đàm phán và thiện ý Qúa trìnhđàm phán, giao kết HĐLĐ được dựa trên các nguyên tắc này, mọi sự giao kếtHĐLĐ trái với nguyên tắc này đều không có hiệu lực
Trang 40Về hình thức của HĐLĐ khi giao kết được quy định tại điều 10, điều 11luật HĐLĐ Trung Quốc HĐLĐ được giao kết bằng văn bản Pháp luật TrungQuốc chưa thừa nhận hình thức lời nói và hành vi là hình thức giao kết trongquan hệ lao động.
Về các loại của HĐLĐ, được quy định tại các điều 12, 13, 14, 15 LuậtHĐLĐ Trung Quốc Khi giao kết HĐLĐ, các bên sẽ phải tuân theo loạiHĐLĐ mà pháp luật đã quy định gồm: HĐLĐ không xác định thời hạn,HĐLĐ xác định thời hạn và hợp đồng làm một công việc nhất định HĐ xácđịnh thời hạn là hợp đồng mà NSDLĐ và NLĐ đã thoả thuận và xác định thờihạn chấm dứt của hợp đồng HĐLĐ không xác định thời hạn lf hợp đồng màNSDLĐ và NLĐ đã thoả thuận không quy định ngày chấm dứt hợp đồngtrong nội dung của hợp đồng Hợp đồng theo một công việc nhất định là hợpđồng dựa trên việc hoàn thành của một công việc cụ thể mà NSDLĐ và NLĐ
đã thoả thuận
Về nội dung HĐLĐ, được quy định cụ thể trong điều 17 Luật HĐLĐTrung Quốc, theo đó, nội dung của hợp đồng bao gồm: Tên, địa chỉ củaNSDLĐ và NLĐ, thời hạn hợp đồng, phạm vi công việc và nơi làm việc, thờigiờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, điều kiện về an toàn laođộng, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với NLĐ, ngoài ra, các bên cóthể thoả thuận các vấn đề như thử việc, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề,bảo mật bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ…Trong các nội dung của HĐLĐthì vấn đề thử việc, giữ bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ được coi là tiến bộnhất của pháp luật Trung Quốc
* Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật Hàn Quốc
Vấn đề giao kết HĐLĐ ở Hàn Quốc được quy định trong Luật tiêu chuẩnlao động Hàn Quốc Các nội dung liên quan đến giao kết HĐLĐ được thểhiện trong các nội dung chính như: chủ thể giao kết, hình thức giao kết, nộidung giao kết…được pháp luật quy định rất cụ thể