Chuẩn kiên thức kỹ năng môn Tiếng việt

16 23.2K 221
Chuẩn kiên thức kỹ năng môn Tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mụn TING VIT Phần 1 Hớng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Trong văn bản Chơng trình Giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT), môn Tiếng Việt đợc xác định rõ Mục tiêu, Nội dung (Kế hoạch dạy học, Nội dung dạy học từng lớp) và Chuẩn kiến thức, kĩ năng. Chuẩn kiến thức, kĩ năng (gọi tắt là Chuẩn) trong văn bản Chơng trình nói trên đợc cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn môn Tiếng Việt là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt, quản lí và đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chơng trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Căn cứ Chơng trình Giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học, từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2006 - 2007, SGK Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 lần lợt đợc Bộ tr- ởng Bộ GDĐT ban hành để sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các trờng tiểu học trên toàn quốc. Sau nhiều năm chỉ đạo dạy học theo SGK Tiếng Việt hiện hành, nhận định chung của các Sở GDĐT cả nớc đều cho rằng : bộ SGK Tiếng Việt cấp tiểu học với nhiều u điểm nổi bật về nội dung - phơng pháp đã góp phần ổn định và từng bớc nâng cao chất lợng dạy học môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau (điều kiện dạy học, đặc điểm HS ở từng vùng miền, trình độ GV, .), việc giảng dạy và quản lí dạy học theo Chuẩn còn gặp những khó khăn nhất định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho GV và cán bộ quản lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn và ban hành bộ tài liệu Hớng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học dành cho từng lớp ở tiểu học. Tài liệu Hớng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt đợc soạn theo kế hoạch dạy học đợc quy định tại văn bản Chơng trình GDPT - cấp Tiểu học (QĐ 16); dựa theo SGK Tiếng Việt (lớp 1, 2, 3, 4, 5) đang đợc sử dụng trong các trờng tiểu học trên toàn quốc. Đây là giải pháp cơ bản trong hệ thống các giải pháp đảm bảo cho việc dạy học ở trờng tiểu học đạt mục tiêu đề ra, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, từng bớc ổn định và nâng cao chất lợng GD tiểu học. Hớng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt ở từng lớp đợc trình bày chi tiết theo bảng Hớng dẫn cụ thể, gồm 4 cột : Tuần / Bài / Yêu cầu cần đạt / Ghi chú. Nội dung Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng đối với từng bài học (tiết dạy) đợc hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) yêu cầu toàn bộ HS phải đạt đợc. Nội dung Ghi chú ở một số bài thờng giải thích rõ thêm về yêu cầu cần đạt ở mức cao hơn đối với HS khá, giỏi. 71 Riêng với HS yếu, GV cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm tạo điều kiện cho đối tợng này từng bớc đạt Chuẩn quy định. Để tiện theo dõi và sử dụng, bảng Hớng dẫn cụ thể (mục B) trình bày nội dung đầy đủ ở Tuần 1, không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại bài học ở các tuần sau. Ví dụ : Tiếng Việt lớp 2 : Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, . (Tập đọc) ; không mắc quá 5 lỗi trong bài (Chính tả), chữ viết rõ ràng, tơng đối đều nét, thẳng hàng . (Tập viết). Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ các văn bản hớng dẫn chuyên môn của Bộ GDĐT. Tài liệu Chuẩn môn Tiếng Việt ở từng lớp đều có bảng xác định mức độ cần đạt theo từng giai đoạn (gắn với 4 lần kiểm tra định kì môn Tiếng Việt trong năm học) để GV xác định rõ các mốc HS cần đạt. Cụ thể nh sau : Giai đoạn Tốc độ cần đạt Giữa học kì I Cuối học kì I Giữa học kì II Cuối học kì II (Cuối năm học) Lớp 1 Đọc Khoảng 15 tiếng/phút Khoảng 20 tiếng/phút Khoảng 25 tiếng/phút Khoảng 30tiếng/phút Viết Khoảng 15 chữ/15 phút Khoảng 20 chữ/15 phút Khoảng 25 chữ/15 phút Khoảng 30 chữ/15 phút Lớp 2 Đọc Khoảng 35 tiếng/phút Khoảng 40 tiếng/phút Khoảng 45 tiếng/phút Khoảng 50tiếng/phút Viết Khoảng 35 chữ/15 phút Khoảng 40 chữ/15 phút Khoảng 45 chữ/15 phút Khoảng 50 chữ/15 phút Lớp 3 Đọc Khoảng 55 tiếng/phút Khoảng 60 tiếng/phút Khoảng 65 tiếng/phút Khoảng 70tiếng/phút Viết Khoảng 55 chữ/15 phút Khoảng 60 chữ/15 phút Khoảng 65 chữ/15 phút Khoảng 70 chữ/15 phút Lớp 4 Đọc Khoảng 75 tiếng/phút Khoảng 80 tiếng/phút Khoảng 85 tiếng/phút Khoảng 90tiếng/phút Viết Khoảng 75 chữ/15 phút Khoảng 80 chữ/15 phút Khoảng 85 chữ/15 phút Khoảng 90 chữ/15 phút Lớp 5 Đọc Khoảng 100 tiếng/phút Khoảng 110 tiếng/phút Khoảng 115 tiếng/phút Khoảng 120tiếng/phút Viết Khoảng 95 chữ/15 phút Khoảng 95 chữ/15 phút Khoảng 100 chữ/15 phút Khoảng 100 chữ/15 phút 72 Tuỳ điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có thể đạt tốc độ quy định ghi trong bảng ở những thời điểm khác nhau. Do đó, để tạo điều kiện cho GV vận dụng linh hoạt, nội dung hớng dẫn không xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học mà chỉ ghi ở tuần ôn tập sau mỗi giai đoạn nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá định kì trong năm học theo hớng dẫn riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những vấn đề cần l u ý : Để nâng cao chất lợng môn học, GV sử dụng tài liệu Hớng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt trong các hoạt động liên quan đến quá trình dạy học nh sau: 1. Soạn giáo án lên lớp Căn cứ Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, xác định cho từng bài dạy (tiết học), GV soạn giáo án một cách ngắn gọn, thể hiện rõ các phần cơ bản : Phần 1 : Nêu mục đích, yêu cầu của bài học (gắn với yêu cầu cần đạt đã ghi trong tài liệu hớng dẫn). Chú ý : Cần đọc kĩ hớng dẫn ở tuần 1 để ghi đầy đủ yêu cầu cần đạt ở các tuần sau, đối với các tiết dạy của một số loại bài học có yêu cầu giống nhau. Ví dụ : Tiếng Việt 4 Tuần 1, Tập đọc : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : Cột Yêu cầu cần đạt có ghi Đọc rành mạch, trôi chảy ; bớc đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). Tuần 2, Tập đọc : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) : Cột Yêu cầu cần đạt chỉ ghi Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn, nhng GV cần ghi đầy đủ trong giáo án là : Đọc rành mạch, trôi chảy ; giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. Phần 2 : Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học của GV và HS ; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tợng HS. Ví dụ : Bảng phụ (ghi gợi ý kể chuyện). / Tổ chức HS kể chuyện theo cặp, kể trớc lớp. Phần 3 : Xác định nội dung, phơng pháp giảng dạy đối với GV, yêu cầu cần học đối với từng đối tợng HS, kể cả HS cá biệt (nếu có). L u ý : Để soạn tốt phần này, GV thờng phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh dạy học; phải nắm đợc khả năng học tập của từng HS trong lớp và Yêu cầu cần đạt ghi trong Tài liệu để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK (không đa 73 thêm nội dung vợt quá Yêu cầu cần đạt), xác định cách (biện pháp) hớng dẫn cho từng nhóm đối tợng HS. Ví dụ : Dễ hoá bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu, . đối với HS yếu; mở rộng, phát triển (trong phạm vi của Chuẩn) đối với HS khá, giỏi. Việc xác định nội dung dạy học của GV cũng còn phải đảm bảo tính hệ thống và đáp ứng yêu cầu : dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS đạt đợc ở bài học trớc và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp sau, từng bớc đạt đợc yêu cầu cơ bản nêu trong Chơng trình môn học. 2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp Căn cứ Yêu cầu cần đạt và Ghi chú (nếu có), GV tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tợng HS (khá, giỏi, trung bình, yếu) nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và đạt hiệu quả thiết thực sau mỗi tiết dạy. * Sau đây là một số ví dụ về việc dạy học theo Chuẩn môn Tiếng Việt đối với các phân môn ở các lớp khác nhau. Ví dụ 1 : Tiếng Việt 4, Tuần 2, Tập đọc : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo). Cột Yêu cầu cần đạt có ghi Chọn đợc danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn; cột Ghi chú giải thích thêm : HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích đợc lí do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4). Nh vậy, GV không đòi hỏi những HS thuộc đối tợng khác phải thực hiện đầy đủ yêu cầu của câu hỏi 4 trong SGK. Ví dụ 2 : Tiếng Việt 2, Tuần 1, Kể chuyện : Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cột Yêu cầu cần đạt có ghi Dựa theo tranh và gợi ý dới mỗi tranh, kể lại đợc từng đoạn cuả câu chuyện. Cột Ghi chú giải thích thêm : HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện. Nh vậy, GV cần tập trung hớng dẫn HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh, kể nối tiếp từng đoạn theo tranh để gắn kết toàn bộ câu chuyện là chủ yếu. Cuối cùng, có thể tạo điều kiện cho HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện trong thời gian cho phép (mỗi tiết nên để 1 - 2 HS khá, giỏi luân phiên thực hiện yêu cầu này). Ví dụ 3 : Tiếng Việt 3, Tuần 4, Chính tả (nghe - viết) : Ngời mẹ (trang 10) Cột Yêu cầu cần đạt ghi Nghe - viết đúng bài Chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT (3) a / b, hoặc BT Chơng trình phơng ngữ do GV soạn. 74 Nh vậy, nội dung chính tả phơng ngữ (bài tập lựa chọn) trong tiết học chỉ chiếm một thời lợng nhất định, GV cần dành thời gian tập trung hớng dẫn HS viết đầy đủ bài chính tả trong SGK đạt kết quả tốt. Ví dụ 4 : Tiếng Việt 2, Tuần 1, Tập viết : Chữ hoa A. Cột Yêu cầu cần đạt ghi Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tơng đối đều nét, thẳng hàng, bớc đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thờng trong chữ ghi tiếng. Cột Ghi chú giải thích thêm : Ơ tất cả các bài Tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (Tập viết ở lớp) trên trang vở Tập viết 2. Nh vậy, tuỳ đối tợng HS trong lớp, GV tạo điều kiện cho các em thực hiện đợc mức độ yêu cầu cần đạt nêu trên. Ví dụ 5 : Tiếng Việt 4, Tuần 7, Luyện từ và câu : Cách viết tên ngời, tên địa lí Việt Nam. (trang 14) Cột Yêu cầu cần đạt ghi Nắm đợc quy tắc viết hoa tên ngời, tên địa lí Việt Nam ; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3); cột Ghi chú giải thích thêm : HS khá, giỏi làm đợc đầy đủ BT3 (mục III). Nh vậy, yêu cầu Viết tên và tìm trên bản đồ (BT3) Các quận, huyện, thị xã/ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em chỉ đặt ra đối với HS khá, giỏi; những HS khác chỉ cần tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam theo nội dung BT3 là đạt Chuẩn. Ví dụ 6 : Tiếng Việt 4, Tuần 2, Tập làm văn : Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. (trang 18) Cột Yêu cầu cần đạt ghi Hiểu : Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (nội dung Ghi nhớ). / Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III) ; kể lại đợc một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2)". Cột Ghi chú giải thích thêm : HS khá, giỏi kể đợc toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật (BT2)". Việc xác định rõ mức độ yêu cầu cần đạt nh trên giúp GV dạy học phù hợp trình độ HS, tạo điều kiện đạt Chuẩn môn học ở lớp dạy cụ thể cho mọi đối tợng ở các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. 75 3. Nh ng vn c thự dy hc Ting Vit lp 1 ti An Giang Đối với môn Tiếng Việt lớp 1, do HS khối lớp 1 ở An Giang đợc u tiên bố trí học 2 buổi/ngày nên chúng ta cần tận dụng quỹ thời gian của các buổi chiều, tiếp tục áp dụng Thời khoá biểu lớp 1 theo các phơng án : Ph ơng án 1 : áp dụng cho các vùng bình thờng Phụ lục 1 ; Ph ơng án 2 : áp dụng cho các vùng khó khăn, dân tộc Phụ lục 2) và Hớng dẫn phân phối chơng trình môn Tiếng Việt (dành cho lớp 1 dạy 2 buổi/ngày ở vùng khó khăn, dân tộc Phụ lục 3a) của văn bản Hớng dẫn thực hiện Nhiệm vụ năm học năm học 2008-2009 cấp tiểu học. Trong đó, tinh thần chung là tiếp tục thực hiện Phân phối chơng trình môn Tiếng Việt lớp 1 của Bộ, áp dụng từ năm học 2002-2003, quy định dạy học 11 tiết Tiếng Việt chính khoá hàng tuần. Ưu điểm rất lớn của các phơng án này là cán bộ quản lí và giáo viên đều đợc trở về với phân phối chơng trình gốc : Giai đoạn Học vần, mỗi tuần đều có 5 bài Học vần và 1 bài Tập viết ; Giai đoạn Luyện tập tổng hợp, mỗi tuần đều có 3 bài Tập đọc, 2 bài Chính tả, 2 bài Tập viết và 1 bài Kể chuyện. Nh vậy, phân môn Tập viết đợc tiến hành đều đặn 1 tiết/tuần (giai đoạn Học âm-vần) ; và 2 tiết/tuần (giai đoạn Luyện tập tổng hợp), không phải dạy dồn nội dung 2 bài vào 1 tiết Tập viết. Ngoài ra, vấn đề quan trọng không kém là HS đợc học đủ bài của sách, chúng ta không phải cắt bớt nội dung dạy học tuần 26 và tuần 35 trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1. Hàng ngày, giáo viên và học sinh cứ tuần tự mở sách giáo khoa, vở tập viết theo đúng thứ tự của từng bài vở đã đợc thiết kế. 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tài liệu Hớng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt là căn cứ giúp GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thờng xuyên của HS trong từng tiết học. Dựa vào Yêu cầu cần đạt đối với từng bài dạy, GV không chỉ nhận biết đợc kết quả học tập của HS ở mức độ đạt Chuẩn (trung bình) hay cha đạt Chuẩn (yếu, kém) mà còn xác định đợc các mức độ trên Chuẩn (khá, giỏi). Cụ thể : Nội dung Yêu cầu cần đạt có những yếu tố định lợng, GV căn cứ vào đó để cho điểm (hoặc để khen ngợi, động viên, khuyến khích, tiếp tục giúp đỡ từng em HS, .). Ví dụ : Bài Chính tả của HS ở các lớp nói chung, nếu trình bày đúng "yêu cầu cần đạt", không mắc quá 5 lỗi là đạt Chuẩn (5-6 điểm), mắc quá 5 lỗi là cha đạt Chuẩn (có thể cha cho điểm để tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS phấn đấu đạt kết quả cao hơn), chỉ mắc 1 lỗi hoặc không mắc lỗi là trên Chuẩn ở mức Giỏi (9-10 điểm). 76 Hoặc, ở bài Luyện từ và câu mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng (Tiếng Việt lớp 4, Tuần 5) (trang 12) , nếu HS "tìm đợc 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm đợc (BT1, BT2) là đạt Chuẩn, HS tìm đợc trên 2 từ "đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực", đặt câu đợc với trên 2 từ tìm đợc là trên Chuẩn, . Nội dung Yêu cầu cần đạt chỉ là yếu tố định tính, GV căn cứ vào "chất lợng" đạt đợc để phân định mức độ. Ví dụ : HS kể lại đợc từng đoạn câu chuyện rõ ràng, đúng ý (Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Việt lớp 3) là đạt Chuẩn (trung bình) ; kể lại đợc từng đoạn câu chuyện đúng, đủ ý và diễn đạt bằng lời của mình một cách khá sinh động hoặc kể đợc toàn bộ câu chuyện rõ ràng, đúng nội dung là trên Chuẩn (khá, giỏi). Hoặc, ở bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tiếng Việt lớp 4, tuần 3), nếu HS "Kể đợc câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK - truyện trong SGK); lời kể rõ ràng, rành mạch, bớc đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể" là đạt Chuẩn; kể đợc câu chuyện ngoài SGK đúng yêu cầu đề bài, đạt yêu cầu về lời kể là trên Chuẩn, . Riêng đối với các bài kiểm tra định kì, ngoài Yêu cầu cần đạt nêu trong tài liệu (tuần ôn tập), GV còn dựa vào mức độ cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt (đối với bài kiểm tra cuối học kì I, cuối năm học) nêu trong tài liệu Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học dành cho từng lớp, đối với các môn học đánh giá bằng điểm số, kèm theo các văn bản hớng dẫn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học), các văn bản chỉ đạo của Sở, của Phòng GDĐT. Ngoài những phơng diện nêu trên, tài liệu Hớng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt còn phát huy tác dụng trong việc bồi dỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV ; là căn cứ để nhận xét, đánh giá giờ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, chỉ đạo chuyên môn, góp phần ổn định và nâng cao chất lợng dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các vùng miền khác nhau trên cả nớc. ------------------------------------------------------------------------------- 77 Phần 2 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt I. quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt Quy định về kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt đợc nêu tại văn bản : Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2005/QĐ- BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nh sau : 1. Môn Tiếng Việt đợc đánh giá bằng điểm số, cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra. 2. Việc đánh giá thờng xuyên và đánh giá định kì kết quả học tập của HS về môn Tiếng Việt đợc quy định : a) Đánh giá thờng xuyên - Nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ, đồng thời để GV thực hiện đổi mới phơng pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm đạt hiệu quả thiết thực. - Việc đánh giá thờng xuyên đợc tiến hành dới các hình thức kiểm tra thờng xuyên (KTTX), gồm : kiểm tra miệng, quan sát HS học tập, bài tập thực hành, kiểm tra viết (dới 20 phút). - Số lần KTTX tối thiểu trong 1 tháng đối với môn Tiếng Việt là 4 lần. b) Đánh giá định kì - Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các cấp quản lí chỉ đạo để quản lí quá trình học tập của HS và giảng dạy của GV ; tiến hành sau từng giai đoạn học tập : giữa học kì I (GKI), cuối học kì I (CKI), giữa học kì II (GKII), cuối học kì II (CKII). - Việc đánh giá định kì đợc tiến hành dới các hình thức kiểm tra định kì (KTĐK), gồm : kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận trong thời gian 1 tiết. - Số lần KTĐK môn Tiếng Việt ở mỗi lớp (mỗi năm học) là 4 lần : GKI, CKI, GKII, CKII. * Chú ý : Trờng hợp HS có kết quả KTĐK bất thờng so với kết quả học tập hằng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều đợc bố trí cho làm bài kiểu tra lại để có căn cứ đánh giá về học lực môn và xét khen thởng. Đối với môn Tiếng Việt, mỗi lần KTĐK có 2 bài kiểm tra : Đọc, Viết. Điểm của 2 bài kiểm tra này đợc quy về 1 điểm chung là điểm trung bình cộng điểm của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1). Khi xác định điểm học lực môn (HLM) KI (hoặc điểm HLM KII) bằng cách tính trung bình cộng của điểm KTĐK GKI và điểm KTĐK CKI (hoặc trung bình cộng của điểm KTĐK GKII và điểm KTĐK CKII), kết quả có thể là số thập phân (không làm tròn số). 78 II. nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá môn tiếng việt 1. Kiểm tra, đánh giá thờng xuyên Để đánh giá thờng xuyên kết quả học tập của HS về môn Tiếng Việt, GV thực hiện các hình thức KTTX với nội dung, yêu cầu cụ thể nh sau : - Kiểm tra miệng : GV thờng tiến hành vào đầu tiết học, nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng của bài dạy thuộc cùng một phân môn (chủ yếu ở tiết kế trớc), tạo điều kiện thuận lợi để HS tiếp nhận bài mới. Việc kiểm tra miệng tỏ ra có hiệu quả tích cực đối với bài học thuộc các phân môn Học vần (lớp 1), Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu - Tập làm văn (các lớp 2, 3, 4, 5). - Quan sát HS học tập : GV tiến hành trong suốt quá trình lên lớp ở tất cả các phân môn, nhằm đánh giá hiệu quả tiếp nhận của HS, kịp thời động viên, khuyến khích HS tích cực học tập. Quan sát HS học tập trên lớp còn giúp GV tự điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp với đối tợng HS cụ thể. - Yêu cầu HS luyện tập thực hành (thông qua bài tập) : GV đánh giá mức độ nắm vững về kiến thức, thành thạo về kĩ năng theo yêu cầu cần đạt đối với bài học cụ thể. Bài tập thực hành môn Tiếng Việt tiểu học có thể đợc đặt ra ở tất cả các bài học thuộc các phân môn khác nhau, ví dụ : thực hành luyện đọc (Tập đọc), thực hành luyện nghe - nói (Kể chuyện, Tập làm văn), thực hành luyện viết (Chính tả, Tập viết), thực hành để nắm vững kiến thức và kĩ năng tiếng Việt (Luyện từ và câu), . - Kiểm tra viết (dới 20 phút) : Thờng áp dụng đối với bài học thuộc các phân môn Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Bài kiểm tra viết trong thời gian ngắn vừa khích lệ HS nắm vững kiến thức, kĩ năng mới học vừa củng cố kiến thức, kĩ năng đã học qua các bài trớc đó. Thông qua bài kiểm tra viết (nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt), GV còn có thể đánh giá kết quả vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt của HS. Theo quy định, số lần KTTX tối thiểu trong 1 tháng đối với môn Tiếng Việt là 4 lần. Do vậy, để thực hiện yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở tất cả các phân môn, GV cần có kế hoạch KTTX đối với từng HS theo cách luân phiên (có thể ghi rõ trong giáo án những HS đợc kiểm tra). Ví dụ : KTTX (lớp 2) tháng thứ nhất : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn ; tháng thứ hai : Tập đọc, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. 2. Kiểm tra, đánh giá định kì Kiểm tra đánh giá định kì môn Tiếng Việt đợc thực hiện 4 lần trong năm học, theo từng giai đoạn học tập của HS (GKI, CKI, GKII, CKII). Việc kiểm tra định kì môn Tiếng Việt đợc thực hiện theo các văn bản hớng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV cần lu ý những điểm cơ bản sau : a) Mục đích, yêu cầu - Đánh giá tơng đối đầy đủ và toàn diện cả 4 kĩ năng : đọc, viết, nghe, nói. - Đảm bảo mục tiêu dạy học ; bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định cho từng giai đoạn học (GKI, CKI, GKII, CKII) ; đánh giá kiến thức về tiếng Việt thông qua kết quả thực hiện các bài tập theo chơng trình quy định. - Nội dung bao quát chơng trình đã học (theo từng giai đoạn học tập). 79 - Kết hợp hình thức kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm (bài kiểm tra Đọc thầm và làm bài tập - đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kiến thức về từ và câu) và hình thức kiểm tra bằng bài viết (Chính tả, Tập làm văn - từ lớp 2 đến lớp 5). b) Thời điểm kiểm tra Thực hiện theo văn bản Hớng dẫn phân phối chơng trình các môn học - môn Tiếng Việt (các tuần Ôn tập và kiểm tra giữa HK, cuối HK). Lịch kiểm tra cụ thể do trờng tiểu học tự sắp xếp. c) Nội dung và cách kiểm tra, đánh giá Kiểm tra định kì (KTĐK) môn Tiếng Việt đợc tiến hành với 2 bài : Đọc, Viết. Nội dung và cách tiến hành kiểm tra, cho điểm bài KTĐK nh sau : c.1. Bài kiểm tra Đọc (10 điểm) Bài kiểm tra Đọc gồm 2 phần : Đọc thành tiếng - Đọc thầm và làm bài tập (hình thức trắc nghiệm khách quan). - Đọc thành tiếng : + GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập theo từng giai đoạn học (GKI, CKI, GKII, CKII). Số HS đợc kiểm tra cần rải đều ở các tiết Ôn tập trong tuần. + Nội dung kiểm tra : HS đọc một đoạn văn (khoảng 1 phút) theo quy định số chữ ở từng giai đoạn đối với từng lớp (Chuẩn kiến thức, kĩ năng) trong bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt (do GV lựa chọn và chuẩn bị trớc; ghi số trang trong SGK, tên bài và đoạn đọc vào phiếu cho từng HS bốc thăm, đọc thành tiếng, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc). Chú ý : tránh trờng hợp 2 HS kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau. + GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu quy định ở mỗi lớp (theo h- ớng dẫn KTĐK của Bộ GD&ĐT). Ví dụ : KTĐK CKI lớp 2 về đọc thành tiếng nh sau : * Đọc đúng tiếng, đúng từ : 3 điểm. (Đọc sai dới 3 tiếng : 2,5 điểm ; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 2 điểm ; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng : 1,5 điểm ; đọc sai từ 11 đến 15 tiếng : 1,0 điểm ; đọc sai từ 16 đến 20 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm). * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu) : 1 điểm. (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu : 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm). * Tốc độ đọc đạt yêu cầu (40 chữ / không quá 1 phút) : 1 điểm. (Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm : 0 điểm). * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm. (Trả lời cha đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhng diễn đạt còn lúng túng, cha rõ ràng : 0,5 điểm ; không trả lời đợc hoặc trả lời sai ý : 0 điểm). - Đọc thầm và làm bài tập + GV kiểm tra Đọc thầm và làm bài tập đối với HS cả lớp trên phiếu in sẵn (nếu có điều kiện phôtôcopy) hoặc GV chép đề bài trên bảng lớp (giấy khổ to) và hớng dẫn HS làm bài (trả lời các câu hỏi trắc nghiệm) theo cách ghi kết quả lựa chọn (đánh dấu 80 [...]... tiểu học) III sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt 1 Vận dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học Hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là trắc nghiệm - TrN) đợc sử dụng trong đánh giá kết quả giáo dục còn đợc gọi là trắc nghiệm giáo dục Có nhiều hình thức đặt câu hỏi TrN khác nhau, do đó cũng có nhiều loại TrN giáo... d) Cách tính điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Điểm từng phần của bài kiểm tra (Đọc thành tiếng, Đọc thầm và làm bài tập, Chính tả, Tập làm văn) có thể cho đến 0,25 điểm ; điểm chung của bài kiểm tra Đọc hay Viết có thể cho đến 0,5 điểm HS chỉ đợc làm tròn điểm số 1 lần duy nhất khi cộng trung bình điểm của 2 bài kiểm tra Đọc - Viết để thành điểm KTĐK môn Tiếng Việt (nếu lẻ 0,5 thì đợc làm tròn thành... giấy kẻ ô li, ví dụ : Câu 1 - a, Câu 2 - b, Câu 3 - c, + Nội dung kiểm tra : HS đọc thầm một văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học - đối với HS ở vùng thuận lợi) có độ dài theo quy định số chữ ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kĩ năng) Sau đó HS làm bài tập (theo số lợng câu hỏi - bài tập quy định cho từng lớp); thời gian HS làm bài khoảng 30 phút... (Chính tả nghe - viết) hoặc yêu cầu HS tập chép (đối với lớp 1) một đoạn văn (thơ) trích ở bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học - đối với HS ở vùng thuận lợi) có độ dài theo quy định số chữ ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kĩ năng) Thời gian viết bài Chính tả khoảng 15 phút + Đánh giá, cho điểm : Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,... dụng vào việc thiết kế bài kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học Tuy nhiên, cần thấy rõ những mặt mạnh và yếu của mỗi loại để sử dụng cho thích hợp và có hiệu quả nhất - Loại TrN đúng - sai chỉ gồm 2 lựa chọn (đúng hoặc sai), do vậy nó đơn giản và có khả năng áp dụng rộng rãi (HS chỉ cần xác nhận kết quả là Đ hay S) Tuy nhiên, loại TrN này ít có khả năng phân biệt HS giỏi và HS kém Hơn nữa, còn... (bao gồm cả về độ khó, về khả năng suy nghĩ và thực hiện của HS) - Ngoài ra, sự chính xác của điểm số cũng là yếu tố chi phối số lợng câu hỏi trong một bài TrN Cần nhận thức rõ : một bài TrN về một môn nào đó, dù có đến 100 câu hay hơn thế, cũng chỉ là một mẫu trong muôn ngàn mẫu khác có thể rút ra từ một quần thể vô tận những câu hỏi có thể đặt ra để khảo sát về khả năng học môn học ấy Vì vậy, vấn đề... có liên quan đến các lĩnh vực tri thức, kĩ năng và kĩ xảo tơng ứng 85 Có nhiều cách phân loại mục tiêu giảng dạy, song theo Benjamin Bloom và các cộng sự, các mục tiêu giảng dạy đợc phân tích căn cứ vào 6 chức năng trí tuệ cơ bản, từ thấp lên cao : tin - Kiến thức (Nhận biết) : đợc xem nh là sự nhận lại, ghi nhớ và nhớ lại thông - Thông hiểu : đợc xem là loại tri thức cho phép giao tiếp và sử dụng... 81 - Tập làm văn (5 điểm) + HS viết theo yêu cầu của đề bài Tập làm văn thuộc nội dung chơng trình đã học ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kĩ năng các lớp 2, 3, 4, 5) Thời gian HS viết bài Tập làm văn khoảng 25 phút + GV đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm từ 0,5 - 1 - 1,5 đến 5 điểm) ; hoặc cho điểm... từng lớp); thời gian HS làm bài khoảng 30 phút + GV đánh giá, cho điểm dựa vào lời giải cụ thể * Chú ý : Theo hớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, bài kiểm tra Đọc đợc tính 10 điểm (tỉ lệ điểm Đọc thành tiếng / điểm Đọc thầm và làm bài tập có thay đổi theo các khối lớp, căn cứ vào trình độ đọc ngày càng phát triển ở HS) Cụ thể nh sau : - Lớp 1 : Thực hiện theo hớng... không nên làm rối trí HS bằng nhiều hình thức câu hỏi phức tạp, nhất là những loại câu hỏi không quen thuộc với HS tiểu học Mục đích của chúng ta là khảo sát học lực của HS và tìm cách giúp cho các em biểu lộ khả năng một cách dễ dàng và trung thực, chứ không phải khảo sát tài làm trắc nghiệm của chúng Tốt nhất là kết hợp đợc hài hoà cả yêu cầu cần đánh giá và khả năng, thói quen, hứng thú làm một số loại . thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học dành cho từng lớp ở tiểu học. Tài liệu Hớng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt đợc soạn. và cho cả cấp học. Chuẩn môn Tiếng Việt là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt, quản lí và đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt nhằm bảo đảm

Ngày đăng: 03/09/2013, 21:10

Hình ảnh liên quan

Để tiện theo dõi và sử dụng, bảng Hớng dẫn cụ thể (mục B) trình bày nội dung đầy đủ ở Tuần 1, không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại bài học ở các tuần sau. - Chuẩn kiên thức kỹ năng môn Tiếng việt

ti.

ện theo dõi và sử dụng, bảng Hớng dẫn cụ thể (mục B) trình bày nội dung đầy đủ ở Tuần 1, không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại bài học ở các tuần sau Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan