Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018Bằng một đoạn v
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (7,0 điểm)
Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào
đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng
1 Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trongchương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó
2 Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sươngchùng chình” băng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và
“hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
3 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùngchính qua ngỡ”
4 Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích – tổng hợp,
em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có
sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và mộtthành phần cảm thán)
Phần II (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, cóngười cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho.Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân kháchquan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người
Thật vậy Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì
cơ hội cũng sẽ qua đi Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắcphục Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có ngườilại gồng mình vượt qua"
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2018)
1 Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ
rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết
2 Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người cónhững cách ứng xử nào?
3 Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về
ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năngcủa chính mình?
Trang 3SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu,
Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp
với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết Một nhà văn đã nói: " Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khentôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện" Chí lí thay!
(Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9)
a Xác định phương thức biểu đạt chính
b Nêu nội dung của đoạn trích
c Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường " không? Vì sao?
Câu 2. Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ
Một sự nhịn, chín sự lành
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GDVN, 2014"
Trang 4
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 HÀ TĨNH Câu 1
a Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận
b Nêu nội dung của đoạn trích: ăn mặc như thế nào là phù hợp
c Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát làphù hợp với môi trường "không? Vì sao?
*Giải thích thế nào là nhịn? Thế nào là lành?
- Nhịn: Là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử
- Lành: Là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn
Giải thích tại sao: “Một điều nhịn, chín điều lành”?
- Cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp Một con người thường có rất nhiều mối quan hệkhác nhau trong gia đình và ngoài xã hội
- Quá trình vận động của cuộc sống bắt buộc con người phải đấu tranh sinh tồn để pháttriển Muốn phát triển, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau để tăng cường sứcmạnh, để làm việc có hiệu quả Sự hòa thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó làcách ứng xử có hiệu quả nhất, là phương châm sống tốt nhất
- Đối tượng nhịn và thái độ nhịn: Là các thành viên trong gia đình (vợ chồng, cha con,ông bà, cháu ) Vợ chồng phải cư xử tôn trọng lẫn nhau, biết kiềm chế khi nóng giận
để giữ hòa khí Ở cộng đồng tập thể phải biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp luôn giữthái độ hòa nhã, tránh xung khắc đối đầu
*Liên hệ
- Mở rộng câu nói này trong tập thể lớp học, trong đời sống xã hội như thế nào? Trongmột tập thể lớp có những khi quan điểm của ta không trùng với quan điểm của ai đó.Đôi bên tranh luận sôi nổi lời qua tiếng lại nếu chúng ta không nhẫn nhịn, không biếtcách “dĩ hòa vi quý”
- Trong gia đình khi có sự bất bình xảy ra nếu như ai cũng cho rằng mình đúng không aichịu nhận thiệt thòi, nhẫn nhịn thì mọi chuyện sẽ càng lúc càng căng thẳng, dẫn tới đổvỡ
- Tuy nhiên, bên cạnh câu nói của người xưa rằng “Một điều nhịn bằng chín điều lành”còn có câu nói khác mà thế hệ ngày nay thường sử dụng đó là “Một điều nhịn bằng chínđiều nhục” Người xưa thường nói nhẫn nhịn là bằng nhục bởi hai từ này thường đi kèmvới nhau
- “Một điều nhịn bằng chín điều nhục” muốn khuyên chúng ta nhẫn nhịn tới mức nào là
đủ, trước những cái xấu, các ác trong xã hội chúng ta cần phải đấu tranh, chứ không thể
im lặng, nhịn nhục để cho bọn xấu tự tung tự tác làm khổ người lành hiền
Kết thúc vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” là bài học nhắc nhở về phương pháp ứng xử, đấu tranh có hiệu quả không chỉ cho một cá nhân mà cho cả cộng đồng dân tộc
Trang 5SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chỉ lớn Dầu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thang không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
(SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD Việt Nam, trang 72)
Câu 1 Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm) Câu 2 Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3 Hãy tìm và nêu ngắn gọn tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn thơ (1,0 điểm)
Câu 4 Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn gi? Theo em, những mong
muốn đó có ý nghĩa như thế nào? (1,0 điểm)
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thái độ cân
có với quê hương đất nước
Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau:
" Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưamắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giấy lên lại bỏchạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu Tôi thấyđôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi Nhưng thật lạlùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờđến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba a a ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót
xa Đó là tiếng "ba" mà nó có đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung
ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên
và dang hai tay ôm chặt lấy cô ba nó Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên."
(“Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam,
trang198)
Trang 6GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 HẢI DƯƠNG
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1 Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Nói với con của Y Phương
Câu 2 Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ Câu 3.1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
+ So sánh: sống như sông như suối
Câu 4 Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn rằng nười con cần phải biết
rằng dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cộinguồn Hiểu được rằng cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiềubộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tintưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thái độ cần
có với quê hương đất nước
Dàn ý tham khảo
I Mở bài: giới thiệu về thái độ cần có với quê hương đất nước: thể hiện qua tình yêu
quê hương đất nước của chúng ta
Ví dụ:
- Tình yêu quê hương đất nước của nhân dân từ xưa đến nay
- Thế hệ trước thì tinh thần yêu nước được thể hiện qua việc dám đứng lên cầm sốngchiến đấu để mang lại hạnh phúc cho dân tộc, còn bây giờ
- Thế hệ trẻ chúng ta thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách lao động và học tập tốt đểxây dựng và bảo vệ tổ quốc, bên cạnh đó còn giúp những người nghèo khổ, khó khăn đểđất nước ngày càng giàu mạnh hơn
II Thân bài: nghị luận về tình yêu quê hương đất nước
- Giải thích về tình yêu quê hương, đất nước:
Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, tình cảm được đúc kết từ những tìnhcảm chân thành
Lòng yêu nước là tấm lòng dành cho đất nước, yêu nước, hi sinh cho đất nước
- Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước:
Lịch sử: các anh hùng chiến sĩ đã ngã xuống vì quê hương, đất nướcHiện nay, các thanh niên, tuổi trẻ đã góp phần học tập và xây dựng đất nước ngày càngvững mạnh hơn
- Vai trò của tình yêu quê hương, đất nước:
Làm động lực cho con người, nhân dân sống có trách nhiệm hơn
Là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm nghệ thuật
- Trách nhiệm của chúng ta đối với quê hương đất nước:
Ra sức học tập
Xây dựng và bảo vệ dất nước
Góp phần công sức mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước
III Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về thái độ đối với quê hương đất nước
Trang 7có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của
ba nó nữa
Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó - vết thẹo do kẻ thù của giađình đó, của đất nước đất nước đau thương này gây ra Nhưng vừa nhận ra thì cũng làlúc phải chia tay Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con
bé không muốn ba phải đi Cho đến khi ông hứa làm cho nó một chiếc lược thì nó mới
để cho ba nó đi
=> Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêngliêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy
Trang 8SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo Điều đó thật hữu ích trongmột nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công
cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi Tiếc rằng ngay trongmặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nàovới một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức Người Việtnam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ Khác với người Nhật vốncũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gìcũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình,hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” Do cònchịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốnthoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng nhữngquy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 27,28)
Câu 1 (1,0 điểm) Cho biết tên tác giả, tên văn bản và nội dung chính của đoạn trích
trên
Câu 2 (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật trong câu văn sau:
Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâuchuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thườngdựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãynhảy”, “liệu cơm gắp mắm”
Câu 3 (2.0 điểm) Từ tinh thần của đoạn trích đã cho, hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 1/2 trang giấy thi) theo kiểu diễn dịch, trình bày suy nghĩ của bản thân về điểmmạnh và điểm yếu của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Phần II (4 điểm) Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,
2017, trang 139, 40)
Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnhnào?
Trang 9Câu 2 (1.5 điểm) Xác định biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong câu thơ sau và
nếu giá trị biểu đạt của phép tu từ đó:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Câu 3 (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ
đẹp của khổ thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 3 (2.0 điểm) Suy nghĩ của bản thân về điểm mạnh và điểm yếu của thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay
Đoạn văn tham khảo: Nghị luận về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Phần II (4 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đãkết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và
đi vào xây dựng cuộc sống mới Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ QuảngNinh, khi nhìn những chiếc thuyền lần lượt ra khơi, với cảm xúc về thiên nhiên đấtnước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống nên ông đã sáng tác ra bài thơ này
Câu 2 (1.5 điểm)
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
So sánh cá thu biển đông như đoàn thoi => nhà thơ còn gợi lên bức tranh biển cả nhưmột tấm lưới dệt được dệt nên từ hàng nghìn đoàn thoi đưa So sánh đàn cá như đoànthoi, Huy Cận đã thể hiện được không gian biển cả giàu có với những đoàn cá đông đúc,nối đuôi nhau trên biển như thoi đưa
Câu 3 (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ
đẹp của khổ thơ sau:
1 Mở bài :
Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩ, trích dẫn đoạn thơ
Trang 102 Thân bài: Cảm nhận cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người trong bốn câu thơ
a Cảnh hoàng hôn trên biển
– Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ.Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống Trong hình ảnh liêntưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ,những lượn sóng là then cửa Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc củangười đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biểnnước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thểthấy cảnh mặt trời lặn xuống biển Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từtrên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây,qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển Với sự quan sáttinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm
b Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
– Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển.Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừathể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người
– Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng:Câu hát, cánh buồm và gió khơi Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ
có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm Câu hát mang theo niềm vui,
sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánhbuồm để con thuyền lướt sóng ra khơi
– Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài Họ ra khơi trong tâmtrạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê vớicông việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc
Kết bài: Cảm nhận chung của em với 4 câu thơ và khẳng định tài hoa của tác giả HuyCận
Văn mẫu tham khảo
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới Sau cách mạngông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc.Hoà bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên Bài thơ
“Đoàn thuyền đánh cá”được ông sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đithực tế dài ngày Bài thơ thực sự là một khúc tráng ca, ca ngợi cuộc sống của những conngười lao động mới
Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui,
sự hào hứng trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ
Trang 11trụ vốn là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảmhứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranhsơn mài của bài thơ.
Đoàn thuyền ra khơi được miêu tả trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp:
Mặt trời xuống biển như ngọn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Nghệ thuật so sánh và nhân hoá được sử dụng thật độc đáo Mặt trời được ví như hònlửa đang lặn dần vào lòng biển Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm xuống mau khéplại ánh sáng như đóng sập cánh cửa khổng lồ mà những lượn sóng là chiếc then cài.Ngày đã khép lại, vũ trụ như đang bước vào trạng thái thư giãn sau một ngày lao độngthì chính lúc ấy một ngày lao động mới của người dân đánh cá lại bắt đầu:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Khi vị chủ nhân thứ nhất của thiên nhiên là mặt trời đi ngủ thì vị chủ nhân thứ hai –những người dân chài của cuộc sống mới lại mở cửa đêm để ra biển đánh cá Công việccủa những người dân chài diễn ra như một nhịp sống đều đặn trở thành quen thuộc, nềnnếp Nếu như sức sống của thiên nhiên như ngưng lại thì sự có mặt của đoàn thuyền nhưnối tiếp nhịp sống đó Dù đã cài then, sập cửa nhưng biển không chìm trong lạnh lẽohoang vu mà trái lại biển đang là chứng nhân cho sự làm việc hăng say, không nghỉ củanhững người lao động:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu thơ xuất hiện ba sự vật khác biệt là câu hát, căng buồm và gió khơi nhưng lại đượcgắn kết, hoà quyện với nhau Tiếng hát khoẻ khoắn của cả tập thể hoà với tiếng gió thổicăng buồm đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng Câu hát là niềm tin, sự phấn chấn củangười lao động Sự kết hợp của nhịp điệu gấp gáp khẩn trương ở hai câu đầu với cáithanh thoát, đĩnh đạc của nhịp thơ hai câu sau đã vẽ nên bức tranh hào hùng về cảnhđoàn thuyền ra khơi Khổ thơ còn là sự kết hợp của những liên tưởng táo bạo với nhữngphép tu từ so sánh, nhân hoá đặc sắc đã giúp tác giả thể hiện khúc ca ra khơi hào hùngcủa người dân chài
Vâng, chỉ với bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”.Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động.Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ.Qua đó ta cũng thấy được vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộcsống tưng bừng niềm vui xây dựng mà Huy Cận muốn thể hiện
Trang 18SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẬU GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút
I ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chi viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ
bị đuối sức và chìm dần xuống Người bạn kia đã tìm cách cứu anh Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tội”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?"
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.160)Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu văn Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát,
còn bây giờ anh lại khắc lên đá? thuộc kiểu câu gì?
Câu 3. Trong đoạn trích, người bạn được cứu khỏi chìm xuống nước, khi lên bờ, anh ta
đã làm gì? Vì sao anh ta làm như vậy?
Câu 4. Xác định một câu văn trong đoạn trích có yếu tố nghị luận Chỉ ra vai trò của
yếu tố ấy trong đoạn trích.
II LÀM VĂN (7.0 điểm)
Trang 19ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 HẬU GIANG
I ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: tự sự
Câu 2. Câu nghi vấn
Câu 3.
Khi lên bờ anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất củatôi đã cứu sống tội” Bởi vì anh ta muốn ghi nhớ mãi ơn cứu mạng này của người bạn,khắc lên đá thì ơn này sẽ được ghi nhớ mãi không bao giờ phai mờ
Câu 4. Câu văn trong đoạn trích có yếu tố nghị luận.
Yếu tố nghị luận trong bài Lỗi lầm và sự biết ơn thể hiện ở:
– Câu trả lời của nhân vật được cứu: “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa
…”
– Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát vàkhắc ghi những ân nghĩa lên đá”
Những yếu tố này đã làm cho câu chuyện thêm sâu sắc
II LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Dàn ý
Giới thiệu vấn đề: giới thiệu lòng bao dung trong cuộc sống
- Là một trong những đạo lí tốt đẹp của dân tộc chúng ta đó là lòng khoang dung.
Bàn luận vấn đề:
1 Giải thích thế nào là lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống:
- Bao dung và vị tha là rộng lòng tha thứ cho người phạm lỗi lầm
- Không chỉ thế bao dung còn cảm thông với khuyết điểm và nhược điểm của ngườikhác
2 Những biểu hiện của lòng bao dung trong cuộ sống:
- Bao dung là tha thứ cho người khác
- Biết nhường nhịn và chia sẻ, thậm chí có thể hi sinh
- Bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hay cho xã hội
- Bao dung khác với ích kỉ, căm gét,…
3 Ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống:
- Bao dung là một cách cư xử cao quý
- Là một phẩm chất đạo lí tốt đẹp
- Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
4 Phê phán những người không có lòng bao dung:
- Những thái độ ganh gét, đố kị là không tốt
- Bao dung không có nghĩa là bao che, che giấu tội ác
- Hãy sống và thực hiện bao dung theo chuẩn mực xã hội
Kết thúc vấn đề nêu cảm nghĩ của em vê lòng bao dung trong cuộc sống
- Đây là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc
- Hãy bao dung chứ không bao che
Văn mẫu tham khảo: Nghị luận về lòng khoan dung
Trang 20Câu 2 (5.0 điểm)
I Mở bài
– Kim Lân được xem là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn
– Có thể nói đuộc một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật
chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư
Ví dụ: Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, một trong những tác phẩm khắc họa tinh
thần yêu nước của dân tộc qua một nhân vật được thể hiện rõ ràng nhất là tác
phẩm Làng của Kim Lân Tác phẩm nói về nhân vật ông Hai và tình yêu của ông đối
với đất nước, lòng căm thù giặc Qua tác phẩm, hình ảnh và vẻ đẹp của ông Hai đượcthể hiện rất nổi bật và rõ ràng
II Thân bài
1 Tình yêu làng của nhân vật ông Hai
* Niềm tự hào, sự kiêu hãnh về làng của mình
– Dù đã rời làng nhưng ông Hai dường như vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, ông lại nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng và lúc nào cũng nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”
* Tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc
– Lúc này đây thì cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi
– Lúc đầu ông Hai dường như cũng không tin nên hỏi lại
– Ông Hai thật cảm thấy quá xấu hổ nên đã chép miệng, và đánh trống lảng đi “Hà,nắng gớm, về nào…” thế rồi ông cứ rồi cúi mặt mà đi
– Cho đến khi về nhà, ông nằm vật ra gường Người đọc như nhận thấy được cũngchính tối hôm đó thì trằn trọc mà không sao ngủ được khi biết làng chợ Dầu theo Tây.– Ông Hai lúc này đây dường như cứ nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gianrồi nước mắt cứ chan chứa
– Ông Hai khi đã điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nênông dường như càng lại không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy
– Nhân vật ông Hai sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ
và đồng thời cũng không chứa chấp Việt gian
* Tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính
– Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lên
– Thế rồi khi về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin
– Nhân vật ông Hai qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình
2. Tình yêu nước mạnh mẽ trong nhân vật ông Hai
– Người đọc như cũng nhận thấy được chính tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.– Các chi tiết trong truyện đã nêu chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật khinghe được tin làng theo Tây được cái chính là “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vuiquá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin
– Lúc này đây thì ông và con ông đều ủng hộ cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ trong truyện)
III.
Kết bài
Trang 21– Nhân vật ông Hai là biểu tượng cho tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước Ông cómột tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc, biểu hiện cho tinh thần của dân tộc ViệtNam.
- Hai điều trên đã được tác giả Kim Lân làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huốngtruyện khác nhau Việc miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại hay đó chính
là những cuộc độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng cho nhân vật, khiến nhân vật sốngđộng hơn
Trang 22SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút
I PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới (1) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót (2). Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (3)( ) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, đâu về đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành (4) Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ (5) Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non (6) Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt (7)”.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
Câu 1 (0,5 điểm) Viết lại hai từ láy có trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “Mưa mùa xuân xôn
xao, phơi phới" Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn vừa phân tích thuộc kiểu câu nào?
Câu 3 (1,0 điểm) Câu văn số (7) được liên kết với câu văn số (6) bằng phép liên kết
nào? Chỉ ra từ ngữ làm phương tiện cho phép liên kết ấy
Câu 4 (1,0 điểm) Câu văn số (4) đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó
Câu 5 (0,5 điểm) Mưa mùa xuân đã có tác động như thế nào đến vạn vật?
Câu 6 (0,5 điểm) Câu văn số (7) gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào có nói về truyền
thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
II PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành
phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú) với câu chủ đề:
“Học sinh cần nâng cao nhận thức về giá trị sống góp phần đẩy lùi bạo lực học đường”
Câu 2 (4,0 điểm).
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ”
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2012)
Em hãy cảm nhận hai khổ thơ trên để thấy được tình cảm thành kính, xúc động củaViễn Phương dành cho Bác
Trang 23ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 HƯNG YÊN
I PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1: Viết lại 2 từ láy có trong đoạn trích trên: xôn xao, phơi phới
Câu 2:
- Mưa mùa xuân (CN) xôn xao, phơi phới (VN)
- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn vừa phân tích thuộc kiểu câu đơn
Câu 3: Câu văn số (7) được liên kết với câu văn số (6) bằng phép liên kết:
Phép thế: "mưa - mưa mùa xuân"
Phép lặp: "mưa"
Phép nối: Và
Câu 4. Biện pháp tu từ nhân hóa: mặt đất đã "kiệt sức" bỗng "thức dậy".
Tác dụng: làm cho cảnh vật, yếu tố thiên nhiên (ở đây là mặt đất) trở nên có sinh khí, cótâm hồn, gần gũi với con người
Câu 5: Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá
- Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn
và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu
II Thân bài
1 Khổ thơ thứ nhất
- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ Nó thể hiện sự gầngũi, kính yêu đối với Bác
+ Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác Nào ngờ đất nước
đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa
+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫnkhông che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li
+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao nămmong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanhlăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Trang 24+ Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo Đến lăng Bác, nhàthơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre Cây tre đãtrở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ.Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng Đây là một ẩn dụmang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc
2 Khổ thơ thứ hai
- Hai câu thơ đầu:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi Câutrên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tạivĩnh viễn của mặt trời tự nhiên
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự docho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của ViễnPhương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác
- Ở hai câu thơ tiếp theo:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăngBác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoakết lại dâng người Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảmxúc về cõi trường sinh vĩnh cửu
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác.Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính củanhân dân đối với Bác
+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếngBác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở
rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác
III Kết bài
- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc,bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc Bởi lẽ, bài thơ khôngnhững chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảmchân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu củadân tộc
- Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đãđóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ
Bài văn mẫu: Cảm nhận của em về hai khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác
Trang 25SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHÁNH HÒA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút
I ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước.Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn Trí tuệ giống như tianắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra mộtthế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh.Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống Bảy trămnăm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”.Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những ngườixung quanh.”
(Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB
Thế giới, 2019)
Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc
của con người?
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc
chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”
Câu 4. Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc
phát triển trí tuệ?
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân
Câu 2 (5,0 điểm) Vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong đoạn thơ
sau:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận,
Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
Trang 26Câu 2: Theo tác giả, Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con
người” vì: có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những ngườixung quanh
Câu 3: Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh: giúp ta hình dung, gia tăng trí tưởng
tượng khi so sánh trí tuệ với chiếc chìa khóa diệu kì Giúp câu văn trở nên cụ thể hơn vàngười đọc hình dung rõ hơn thế là nào trí tuệ tựa như chiếc chìa khóa có thể khai phá,
mở ra một thế giới mới
Câu 4:
Nếu không phát triển trí tuệ thì:
- Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại
- Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm khả năng nhận thức về vấnđề
- Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống
- Vai trò của trí tuệ với cuộc sống:
+ Trí tuệ giúp ta giải quyết mọi vấn đề đơn giản, hiệu quả
+ Trí tuệ sáng tạo ra những công cụ phục vụ cuộc sống con người,
+ …
- Cách thức để phát triển trí tuệ bản thân:
+ Đọc sách, bồi đắp tri thức của mình
+ Thực hành dựa trên cơ sở lý thuyết đã học
+ Rèn luyện não bộ bằng cách đưa bản thân vào những thử thách mới mẻ, để não bộ trởnên linh hoạt, nhạy bén hơn
+ Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao,
+ Nghỉ ngơi và giải trí hợp lý
- Phê phán những người lười biếng, không chịu suy nghĩ, động não, chỉ thích đi theo lốimòn,
- Liên hệ bản thân
Gợi ý thêm: Những nội dung có thể triển khai:
- Phát triển trí tuệ là một quá trình nhắm đến việc làm phát triển khả năng hoạt động cóhiệu quả của trí óc Trong tự nhiên, khả năng này khác nhau ở mỗi chúng ta, và khoa
Trang 27học ngày nay gọi đây là “chỉ số thông minh” (intelligence quotient, hay thường đượcviết tắt là IQ) của mỗi người.
- Để phát triển trí tuệ trong suốt cuộc đời, chúng ta cần phải có những sự thực hành vàrèn luyện nhất định
- Có hai yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển trí tuệ của chúng ta Thứ nhất là sựrèn luyện năng lực hoạt động trí tuệ, và thứ hai là môi trường thích hợp cho sự hoạtđộng và phát triển trí tuệ
+ Các trò chơi có tính chất trí tuệ như đánh cờ hoặc giải đáp các câu đố, ô chữ
+ Những trò chơi buộc trí óc chúng ta phải hoạt động một cách tích cực, và hiệu quảnâng cao khả năng tư duy có thể được nhận thấy nếu chúng ta thực hành một cáchthường xuyên
+ Rèn luyện khả năng tập trung tâm trí cao độ để có khả năng nuôi dưỡng và làm giatăng khả năng tư duy của chúng ta, hay nói khác hơn chính là phát triển trí tuệ, làm tăngthêm cái gọi là “chỉ số thông minh”
- Trí tuệ là vốn quý vô giá của con người Chính nhờ trí tuệ – chứ không phải sức mạnh– mà chúng ta vượt hơn muôn loài Vì thế, quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện, pháttriển trí tuệ là phương cách hiệu quả nhất để nâng cao giá trị của mỗi con người chúng
ta Hơn thế nữa, chính nhờ phát triển trí tuệ mà chúng ta mới có điều kiện để thực hiệnnhững hoài bão, ước mơ của mình
Câu 2.
Tham khảo dàn ý sau đây:
1 Mở bài:
– Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam
– Giữa năm 1958, ông có chuyến đi dài ngày thực tế ở Quảng Ninh Từ chuyến đi thực
tế này ông viết Đoàn thuyền đánh cá
– Hai khổ thơ cuối, tác giả khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiênnhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước
và cuộc sống
"… Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
2 Thân bài:
* Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên tráng lệ và người lao động:
- Ra đi từ lúc hoàng hôn buông xuống, sóng cài then, đêm sập cửa, vũ trụ nghĩ ngơi, naytrở về bình minh đang lên rạng rỡ Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả chuẩn bịcho sự trở về:
"… Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Trang 28Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
Tất cả tinh thần tranh thủ, hối hả được diễn tả qua từ "kịp” và hình ảnh "kéo xoăn tay”một hình ảnh thơ khỏe khoắn gợi tả một công việc lao động hăng say, vất vả nhưng lấplánh niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được "chùm cá nặng” Xoa tay đứngnhìn đầy chặt khoang những cá nhụ, cá chim, cá đé… vẫy đuôi ánh sáng bình minh lấplánh ánh bạc
- Tinh thần khẩn trương, hối hả của người ngư dân lúc kéo lưới “sao mờ kéo lưới kịptrời sáng”
- Sự khỏe mạnh của người lao động qua hình ảnh ẩn dụ "ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”
- Niềm vui tươi trong lao động qua những câu thơ tả cảnh đẹp, đầy sáng tạo
* Cảnh đoàn thuyền buồm căng gió trở về bến:
- Công việc đánh cá kết thúc, khi mà: lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng” ấy là lúc đoànthuyền trở về:
"Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
– Chi tiết "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” và "mặt trời đội biển nhô màu mới” làchi tiết giàu ý nghĩa Hình ảnh ”mặt trời” là hình ảnh ẩn dụ cho một tương lai xán lạn
Và con thuyền chạy đua về tương lai là con thuyền của chủ nghĩa xã hội đang trên bướcđường xây dựng chủ nghĩa xã hội hứa hẹn thành công
3 Kết bài:
– Bài "Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ hay của phản ánh không khílao động hăng say, náo nức của những người lao động đánh cá trên biển trong không khícủa những ngày đất nước xây dựng sau giải phóng
– Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượngđộc đáo và vận dụng nhiều biện pháp tu từ thành công
Trang 29
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIÊN GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (1.5 điểm)
Đọc các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a Gia đình có tới bảy, tám miệng ăn.
b, Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
a Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
b Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường.
Câu 3. (2.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò, ý
nghĩa của lời xin lỗi
Câu 4. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa
Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam năm 2017)
Hết
Trang 30-GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 KIÊN GIANG
Câu 1.
a. Gia đình có tới bảy, tám miệng ăn.
Từ "miệng" ở câu này được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa hoán
dụ
b
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Từ "miệng" ở câu ca dao này được dùng theo nghĩa gốc.
Câu 2.
a Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm Ánh trăng do Nguyễn Duy sáng tác.
b Một biện pháp tu từ trong hai câu thơ đã cho là: chọn 1 trong 2
+ nhân hóa
"vầng trăng" - "đi qua ngõ" => trăng như một người bạn cũ vừa đi qua
+ so sánh: ở câu trên trăng dường như là người bạn cũ nhưng tới hiện tại vầng trăng lúcnày đã trở thành một người dưng không quen biết, như chưa có ngày gặp gỡ
II Thân bài:
1 Giải thích
- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chiađối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại Biết xin lỗi là mong muốn được đền bùthiệt hại và tha thứ
- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phéplịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người
2 Bàn luận:
a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:
- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm,hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến ngườikhác
- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra
- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục
- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường vàtôn trọng người khác
Trang 31b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi vănminh, lịch sự trong quan hệ xã hội
- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư
xử với nhau hơn
- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọngcon người
- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người
- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên
- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm
- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn
3 Bài học nhận thức và hành động
- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm vềmình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất
- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệtcần biết sửa sai sau khi xin lỗi
III Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống
- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này
Câu 4.
Dàn ý:
1 Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Giới thiệu về nhân vật anh thanh niên
2 Thân bài
- Công việc của anh thanh niên:
+ Anh làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh "trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m"
+ Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựvào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu
=> Công việc của anh rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động trong đờisống của con người
- Đó là một công việc đầy gian khổ, thách thức:
+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, phải chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách vớicộng đồng
+ Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào bốn mốc thời gian là bốn giờ sáng,mười một giờ trưa, bảy giờ tối và một giờ sáng
+ Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: có mưa tuyết, trời tối đen, "giótuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới", “gió thì giốngnhững nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnhcánh mà lại hừng hực như cháy Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được" Nghệ
Trang 32thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về
sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa và càng thêm yêu quý, trân trọng nhân vật
- Thái độ của anh với công việc:
+ Anh vui vẻ, hồ hởi khi chia sẻ về công việc của mình Anh kể rất chi tiết, tỉ mỉ, đầyhào hứng
+ Anh vẫn luôn cần mẫn, chăm chỉ, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình dù ở bất
cứ hoàn cảnh nào
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần tráchnhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.Chính anh đã trả lời cho câu hỏi “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phầnai?"
Trang 33SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KON TUM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: …… /2019 Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
( ) Trời tạnh sau một trận mưa dầm dề, cơn mưa đã làm bờ tường bị ướt nhẹp, một chú nhện cố gắng leo lên với cái tổ của nó nhưng nó leo lên rồi lại tụt xuống vì tường quá trơn, dù vậy nó vẫn kiên trì leo lên bởi cái tổ đã bị phá hủy sau cơn mưa.
Người thứ nhất nhìn thấy con nhện liền thở dài một cải rồi nói:
“ Cuộc sống của mình há chẳng giống con nhện này sao, cứ bận tới bận lui rút cục chẳng ích gì”
Rồi người đó ngày một trì trệ, mất phương hướng.
Người thứ hai nhìn thấy và nói:
“Con nhện này thật ngốc quá đi, sao không chọn nơi khô ráo mà leo lên?, sau này mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được.”
Người đó sau này trở nên rất thông mình và nhanh nhẹn.
Người thứ ba thấy cảm động với hình ảnh kiên trì của chú nhện liền thốt lên:
“ Chú nhện này thật kiên trì, năm sáu lần bị rơi xuống nhưng vẫn kiên trì leo lên, mình mới chỉ có một lần thất bại thôi có gì mà phải nản lòng”
Từ đó người đàn ông này trở nên kiên cường hơn và đã thành công nhờ sự nỗ lực không ngừng của mình
Cách nhìn nhận về một sự việc của mỗi người đều không giống nhau, có người bi quan,
có người lại rất tích cực Vì thế cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u
ám đều là do chúng ta vẽ nên cả.
(Trích nguồn https://tachcaphe.com)a) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
b) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Sau này, mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được (0,5 điểm)
c) Em hiểu như thế nào về câu: Cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u
ám đều do chúng ta vẽ nên cả (1,0 điểm)
d) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy rút ra 01 bài học ý nghĩa nhất đối với bản thân em.(Trình bày trong khoảng 5 - 6 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích được nêu trong câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) bàn
về ý nghĩa của thái độ sống tích cực
Câu 3 (5,0 điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Trang 34Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.70)
Em hãy phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển đổi của đất trời từcuối hạ sang đầu thu qua hai đoạn thơ trên
u ám thì chính bạn là người vẽ màu cho chúng
- Nếu suy nghĩ tích cực, luôn hướng tới phía trước thì chờ đợi bạn chính là cuộc sốngmàu xanh của hi vọng
- Nếu bạn luôn suy nghĩ tiêu cực, luôn mệt mỏi, u uất trong chính không gian mà bạntạo ra thì cuộc sống đó chỉ có màu u tối mà thôi
=> cách chúng ta suy nghĩ sẽ quyết định cuộc đời chúng ta
d) Qua bài học trên em đã rút ra được bài học về lòng kiên trì, đó chính là thái độ sống,làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng khôngngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng Như chúnhện ở câu truyện, mặc dù tổ của nó bị phá huỷ sau cơn mưa nhưng nó vẫn luôn cốgắng leo lên trên bờ tường ướt nhẹp Leo lên rồi lại tụ xuống bởi vì tường quá trơn,nhưng nó cứ leo lên Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện
để đạt được thành công và mục đích mà mình đặt ra
a Biểu hiện của thái độ sống tích cực
- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về tráchnhiệm của bản thân với gia đình và xã hội
- Luôn chủ động trước cuộc sống: