phòng giáo dục vĩnh TƯờNG đề thi khảo sát hsg lớp 9 lần 3 môn: sinh học Thời gian làm bài 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu1: 1/ Nhiễm sắc thể có những đặc tính cơ bản nào thể hiện nó là cơ sở vật chất di truyền ở mức độ tế bào ? 2/ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Câu 2: 1/ So sánh cấu trúc của ADN và ARN ? 2/ Cho biết bộ gen của một loài động vật có tỉ lệ A+T / G + X = 1,5 chứa 3ì10 9 cặp nuclêôtít. tính số lựợng từng loại nuclêôtít và số liên kết hyđrô của bộ gen loài đó ? Câu 3: Một prôtêin bình thừơng có 100 axit amin. Khi prôtêin đó bị đột biến thì axit amin thứ 70 của nó bị thay thế bằng một axit amin mới. 1/ Đột biến gen là gì? Loại đột biến gen nào có thể sinh ra prôtêin đột biến trên? 2/ Khi lai 2 cây lỡng bội có kiểu gen AA và aa ngời ta thu đựơc một số cây tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của cây tam bội đó? Câu4 : Tìm hiểu một cặp bé đồng sinh thấy chúng đều có nhóm máu O. Vì lý do khách quan hai đứa trẻ này phải sinh sống ở hai môi trừơng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho biết cả hai trẻ đều có màu mắt đen và có biểu hiện thiếu máu nhẹ nh- ng sự phát triển của cơ thể lại khác nhau : một đứa cao béo , đứa kia thấp gầy . a/ Hai đứa trẻ này đồng sinh cùng trứng hay khác trứng?Vì sao? b/Theo quan điểm di truyền học sự giống và khác nhau về các tính trạng trên của hai đứa trẻ đựơc giải thích nhự thế nào ? Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau ở điểm cơ bản nào? Câu 5: Một loài động vật ( 2n = 44 ) có các tế bào sinh giao tử đang thực hiện quá trình giảm phân gồm 4 nhóm : Nhóm 1: Có 10 tế bào , mỗi tế bào đều có 22 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào . Nhóm 2: Có 9 tế bào, mỗi tế bào đều có 44 NST kép đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Nhóm 3 : Có 8 tế bào, mỗi tế bào đều có 44 NST kép đang phân li về hai cực của tế bào. Nhóm 4 : Có 5 tế bào, mỗi tế bào đều có 22 NST kép đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. a/ Xác định kì phân bào của mỗi nhóm tế bào. Nêu điểm khác nhau giữa các tế bào của nhóm 1 và nhóm 3 ; giữa nhóm 2 và nhóm 4. b/ Tính tổng số tế bào con hình thành và tổng số NST trong các tế bào con hình thành khi hoàn tất quá trình giảm phân . Câu 6 : Khi lai hai thứ thuần chủng với nhau đựơc F1 đều quả bầu dục, ngọt . Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau đựơc F2 có kết quả nhự sau : 1 quả dài, ngọt : 2 quả bầu ngọt : 1 quả tròn chua. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. phòng giáo dục vĩnh TƯờNG đáp án chấm khảo sát hsg lớp 9 lần 3 môn: sinh học Câu1 : 1/ Đặc tính cơ bản của NST: - NST là cấu trúc mang gen có khả năng biến đổi hình thái có tính chu kỳ -NST có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp trong quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh nhờ đó tính đặc chung đuợc ổn định qua các thế hệ. - Sự trao đổi đoạn của cặp NST tuơng đồng trong giảm phân -> HVG ->Xuất hiện biến dị tổ hợp . -NST có thể bị biến đổi gây ra đột biến NST. 2/ Mối quan hệ giũa gen và tính trạng đuợc thể hiện trong sơ đồ : Gen( một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng. Trong đó, trình tự các nuclêôtít trên ADN quy định trình tự các nuclêôtít trong ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axít amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng . Nh vậy, thông qua prôtêin giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng . Câu 2: 1/ So sánh cấu trúc ADN và ARN : a/ giống nhau : - Đều có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtít. - Các nuclêôtít nối với nhau bằng các liên kết hóa trị tạo thành chuỗi pôli nuclêôtít. b/ Khác nhau : A D N A R N Gồm 2 mạch đơn cùng soắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải Có cấu trúc một mạch đơn , có thể ở dạng mạch thẳng hoặc tạo mạch kép ở một số đoạn Có số luợng nuclêôtít nhiều Có số luợng nuclêôtít ít Có 4 loại nuclêôtít : A,T, G, X Có 4 loại nuclêôtít: A,U,G,X Các ba zơ nitơ ở 2 mạch đơn liên kết với nhau theo NTBX nên A = T và G = X và tỉ lệ A +T / G + X đặc chung cho mỗi loài Có 4 loại A, U, G, X với tỉ lệ đặc chung cho từng loại ARN 2/ Số nuclêôtít mỗi loại : Theo NTBX tỉ lệ A +T / G + X = A/G = 1,5 -> A = 1,5 G (1) Mặt khác tổng số 2loại nuclêôtít: A G=3ì10 9 (2) Từ (1) và (2) ta tính đuợc số luợng nuclêôtít từng loại của ADN là : A = T = 1,8ì10 9 nuclêôtít G = X = 1,2ì10 9 nuclêôtít Tổng số liên kết hyđrôcó trong ADN là : 2A + 3G = 2ì1,8ì10 9 + 3ì1,2ì10 9 = 7,2ì10 9 liên kết Câu 3: 1/ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtít, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN -Loại đột biến gen : Thay thế nuclêôtít hoặc đảo vị trí nuclêôtít ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 70 tạo thành bộ ba qui định axit amin mới 2/ Cơ chế hình thành cây tam bội : - Cây luỡng bội AA giảm phân không bình thuờng ( các NST không phân li) tạo giao tử luỡng bội AA. - Cây luỡng bội aa giảm phân bình thuờng tạo giao tử đơn bội a giao tử luỡng bội AA kết hợp với giao tử đơn bội a tạo ra thể tam bội Aaa - Đặc điểm của cây tam bội : Tế bào có số luợng NST tăng gấp bội, số luợng ADN cũng tăng tuơng ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thớc tế bào của cơ thể đa bội lớn cơ quan sinh dỡng to, sinh truởng phát triển mạnh và chống chịu tốt. Quả thờng không có hạt nên không có khả năng sinh sản hữu tính. Câu 4 :1/ Xác định kiểu đồng sinh : - Hai đứa trẻ là đồng sinh cùng trứng vì : Cùng màu mắt, cùng dễ mắc một loại bệnh, cùng giới tính(đều là trai),có kiểu gen giống nhau về nhóm máu O. -Giải thích : Tính trạng nhóm máu, màu mắt, bệnh thiếu máu hình liềm do gen quyết định là chủ yếu, không chịu ảnh huởng của môi trờng. - Sự phát triển của cơ thể là tính trạng chịu ảnh hởng nhiều của môi trờng : cao béo ,thấp gầy . 2/ Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau ở điểm cơ bản: - Đồng sinh cùng trứng là hai trẻ đựơc sinh ra từ một trứng nên bao giờ cũng cùng giới tính và có cùng kiểu gen, có cùng nhóm máu, màu mắt ,dạng tóc giống nhau và dễ mắc một loại bệnh . - Đồng sinh khác trứng là cảc trẻ đựơc sinh ra từ các trứng khác nhau rụng cùng một lúc đựơc các tinh trùng khác nhau thụ tinh cùng một thời điểm nên có thể cùng giới tính hay khác giới tính , về mặt di truyền thì tơng đơng các anh chị em cùng bố mẹ, có thể có nhóm máu, màu da màu tóc khác nhau. Câu 5 : a/ Kì phân bào : - Nhóm 1: Kì sau của lân phân bào II . - Nhóm 2: Kì giữa của lần phân bào I . - Nhóm 3: Kì sau của lần phân bào I. - Nhóm 4: Kì giữa của lần phân bào II. * Điểm khác nhau: - Nhóm 1_ Nhóm 3: - Nhóm 1: NST ở trạng thái kép . - Nhóm 3: NST ở trạng thái đơn. - Nhóm2 _ Nhóm 4 : - Nhóm2: Các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo thành hai hàng . Mỗi tế bào có 2n NST kép . - Nhóm 4: các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo thành một hàng. Mỗi tế bào có 2n NST đơn b/ - Tổng số tế bào con hình thành : ( 10 x 2) + ( 9 x 4 ) + ( 8 x 4 ) + ( 5 x 2 ) = 98 Tổng NST trong các tế bào con : 98 x ( 44 : 2 ) = 2156 . Câu 6 : ở F2có tỉ lệ quả tròn: quả bầu : quả dài = 1 : 2 : 1 -> Hình dạng quả tuân theo sự di truyền trội không hoàn toàn. Qui ứơc : AA : Quả tròn, Aa : Quả bầu, aa : Quả dài và cũng từ tỉ lệ đó cho thấy F1: Aa x Aa. - F2 có tỉ lệ quả ngọt : quả chua = 3 :1 - > vị quả tuân theo qui luật phân li, trong đó quả ngọt là tính trạng trội. Qui ứơc : B : quả ngọt , b: quả chua từ tỉ lệ 3:1 cho thấy F1: Bb x Bb - F2 có tổng tỉ lệ kiểu hình là: 1 + 2 + 1 = 4 chứng tỏ F1 chỉ cho 2 loại giao tử cho nên các gen ở trạng thái liên kết hoàn toàn . - Quả tròn chua ở F2 có kiểu gen Ab Ab từ đó suy ra F1 Ab aB . - Sơ đồ lai : P : Ab Ab ( Quả tròn,chua ) x aB aB ( Quả dài, ngọt ). Gp : Ab aB F1 : Ab aB ( quả bầu dục ngọt) F1 x F1 : Ab aB x Ab aB G F1: Ab , aB Ab , aB F2 : 1 Ab Ab : 2 Ab aB : 1 aB aB 1 tròn, chua : 2 bầu dục, ngọt : 1 dài, ngọt . béo ,thấp gầy . 2/ Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau ở điểm cơ bản: - Đồng sinh cùng trứng là hai trẻ đựơc sinh ra từ một trứng nên. bào II. * Điểm khác nhau: - Nhóm 1_ Nhóm 3: - Nhóm 1: NST ở trạng thái kép . - Nhóm 3: NST ở trạng thái đơn. - Nhóm2 _ Nhóm 4 : - Nhóm2: Các NST tập trung