MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT SỐ ĐIỂM: 300, GỒM 8 CÂU Tổ 1- Nhóm 1 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Các thí nghiệm của MĐ (7 tiết) - XĐ tỷ lệ KG, KH ở các thế hệ lai. - Vận dụng qui luật để giải thích KQ - Vận dụng qui luật để giải BT 2 câu, 20%= 60 điểm 1 câu, 60% = 36 đ 1 câu, 40% = 24 đ 2. Nhiễm sắc thể (7 tiết) - Nêu được các sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp giao tử khác nhau - Biết XĐ các kỳ của NP và Bộ NST 2n của loài trên sơ đồ 1 câu, 10%= 30 điểm 50% = 15 đ 50% = 15 đ 3. AND và gen (6 tiết) - Nêu ý nghĩa nguyên tắc bổ sung - Giải thích nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền 1 câu, 15%= 45 điểm 30% = 15 đ 70% = 30 đ 4. Biến dị (7 tiết) - Vận dụng cơ chế phát sinh đột biến dị bội và đa bội để giải thích một ví dụ thực tế. 1 câu, 20%= 60 điểm 100% = 60 đ 5. Ứng dụng DT và BD (9 tiết) - Vận dụng cơ sở DT học để tính tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở các thế hệ tự thụ phấn và giao phối cận huyết 1 câu, 10%= 30 điểm 100% = 30 đ 6. SV và MT (6 tiết) - Giải thích tác động của nhân tố nhiệt độ và độ ẩm đến sự phát triển của trứng tằm. - Vận dụng qui luật giới hạn sinh thái để giải thích ảnh hưởng của độ ẩm đến sự nở của trứng tằm. 1 câu, 15%= 45 điểm 50% = 22 đ 50% = 23 đ 7. Hệ sinh thái (6 tiết) - Xác định được các loại sinh vật trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng SV phân hủy. 1 câu, 10%= 30 điểm 100% = 30 đ TS câu: 8 Điểm 300 10 % = 30 đ 22,3% = 67 đ 39,7% = 119 đ 28% = 84 đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Thời gian: 120 phút Câu 1 (36 điểm). Ở một loài thực vật, hoa màu đỏ là trội so với hoa màu trắng. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F 1 . Cho F 1 tự thụ phấn thu được F 2 . a) Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F 1 và F 2 . b) Màu sắc hoa bị chi phối bởi quy luật di truyền nào? Câu 2 (24 điểm). Ở một loài thực vật xét 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd), mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. a) Có bao nhiêu kiểu hình ở F 1 ? Sự phân ly về kiểu hình của F 1 tuân theo công thức nào? b) Không cần lập bảng, hãy tính tỉ lệ xuất hiện ở F 1 kiểu gen: AabbDd; AaBbDd. Câu 3 (30 điểm). Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN. Câu 4 (45 điểm). b) Nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. Câu 5 (60 điểm). Ở một loài thực vật giao phấn có bộ NST lưỡng bội 2n, bố mẹ đều có kiểu gen Aa giao phấn với nhau, ở thế hệ con xuất hiện 1 cá thể có kiểu gen Aaa. Hãy giải thích cơ chế hình thành cá thể có kiểu gen trên. Câu 6 (45 điểm). Trong một phòng ấp trứng tằm, người ta giữ ở nhiệt độ cực thuận 25 o C và cho thay đổi độ ẩm tương đối của không khí. Kết quả thu được như sau: Độ ẩm tương đối (%) 74 76 86 90 94 96 Tỉ lệ trứng nở (%) 0 5 90 90 5 0 a) Các số liệu trên mô tả điều gì? Tìm giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và khoảng cực thuận của độ ẩm không khí đối với sự nở của trứng tằm. b) Nếu tăng hoặc giảm nhiệt độ lên cao hoặc xuống thấp hơn nhiệt độ 25 o C và giữ nguyên độ ẩm cực thuận thì sự nở của trứng tằm có bị thay đổi không? Giải thích. Câu 7 (30 điểm). a) Dưới đây là một chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái: Lá rụng, thân khô mối gà rừng cáo nấm, vi khuẩn hoại sinh. Chuỗi thức ăn trên có những loại sinh vật nào? Nấm và vi khuẩn hoại sinh trong chuỗi thức ăn có vai trò gì? Hình 1: Trung tử a) Sơ đồ (hình 1) sau đây biểu diễn một giai đoạn phân bào. Tế bào này đang phân bào nguyên phân hay giảm phân và ở kỳ nào? Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. Câu 8. (30 điểm) Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát (P) có 100% kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc qua các thế hệ. Hỏi ở thế hệ F 4 thành phần kiểu gen trong quần thể như thế nào? _____________HẾT_____________ HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (36đ) a) Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F 1 và F 2 : * TH1: Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F 1 Aa F 2 Kgen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa; kiểu hình: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. * TH2: Hoa đỏ tr ội không khoàn toàn so với hoa trắng: P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F 1 Aa (hoa hồng) F 2 KG: 1AA : 2 Aa : 1 aa; kiểu hình: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. b) Trong cả hai trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn, màu sắc hoa đều chịu chi phối bởi quy luật phân ly. 12đ 12đ 12đ Câu 2 (24 đ) a) Số kiểu hình ở F 1 : 2 3 = 8; Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F 1 tuân theo công thức: (3 + 1) 3 . b) Tỉ lệ xuất hiện ở F 1 kiểu gen: AabbDd; AaBbDd. - Tỉ lệ xuất hiện ở F 1 kiểu gen: AabbDd = 1 1 1 x x 2 4 2 = 1 16 - Tỉ lệ xuất hiện ở F 1 kiểu gen: AaBbDd = 1 1 1 x x 2 2 2 = 1 8 8 đ 8 đ 8 đ Câu 3 (30 đ) a) *Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bào tồn trong nhân đôi ADN: - Nguyên tắc bổ sung: A trên mạch khuôn của ADN liên kết với T của môi trường và ngược lại; G trên mạch khuôn của ADN liên kết với X của môi trường và ngược lại. - Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong phân tử ADN con có 1 mạch cũ của ADN mẹ, 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường. * Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN: Đảm bảo sự ổn định thông tin di truyền trên ADN qua các thế hệ b) Nếu trong quá trình phiên mã, dịch mã nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì cấu trúc của phân tử ARN, prôtêin thay đổi. Tuy nhiên cấu trúc của gen không thay đổi. Vì vậy gen không bị đột biến. 7 đ 7 đ 7 đ 9đ Câu 4 (45 đ) a) Nhận xét: Tế bào đang ở kỳ giữa 1 của giảm phân. Bộ nhiễm sắc thể 2n = 4. b) các sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong giao tử: 15đ - Sự trao đổi chéo crômatít của cặp NST tương đồng ở kì trước 1 của giảm phân tạo ra các loại giao tử khác nhau về cấu trúc NST. - Kỳ sau giảm phân I: Xảy ra sự phân ly độc lập- tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. - Kỳ sau giảm phân II: Xảy ra sự phân ly ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể đơn (crômatit chị em) trong cặp NST tương đồng về các tế bào con. 10đ 10 đ 10đ Câu 5 (60 đ) * Cá thể có kiểu gen Aaa thuộc dạng thể ba (2n + 1) Cơ chế hình thành: Trong quá trình phát sinh giao tử một bên bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường tạo ra giao tử Aa (n + 1) và O (n – 1); một bên giảm phân bình thường tạo giao tử A (n) và a (n); qua thụ tinh giao tử Aa (n +1) kết hợp với giao tử a (n) tạo nên hợp tử Aaa (2n +1). Sơ đồ……. * Cá thể Aaa là cơ thể tam bội (3n) Cơ chế hình thành: Trong quá trình phát sinh giao tử một bên bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường tạo ra giao tử Aa (2n), một bên giảm phân bình thường tạo giao tử A (n) và a (n); qua thụ tinh giao tử Aa (2n) kết hợp với giao tử a(n) tạo nên hợp tử Aaa (3n). Sơ đồ……. 30 đ 30 đ Câu 6 (45 đ) a) Nhận xét: - Các số liệu thu được mô tả giới hạn sinh thái của sự nở trứng tằm đối với độ ẩm. - Giới hạn dưới: độ ẩm tương đối 74%; Giới hạn trên: độ ẩm tương đối 96%; khoảng cực thuận là 86%- 90%. b) Nếu giữ nguyên độ ẩm cực thuận, thay đổi nhiệt độ thì sự nở của trứng tằm sẽ thay đổi và phụ thuộc vào nhân tố nhiệt độ. Vì nhiệt độ trở thành nhân tố sinh thái giới hạn đối với sự nở của trứng tằm. 15 đ 15đ 15 đ Câu 7 (30 đ) Chuỗi thức ăn: - Chuỗi thức ăn này có 2 loại sinh vật: SVTT (bậc 1: Mối, bậc 2: gà rừng, bậc 3: cáo). - sinh vật phân giải: mối, nấm, vi khuẩn hoại sinh. - Vai trò của vi sinh vật phân giải: phân giải các chất hữu cơ chất vô cơ, khép kín chu trình tuần hoàn các chất trong tự nhiên. 10 đ 10 đ 10 đ Câu 8. (30 đ) Thành phần kiểu gen trong quần thể ở thế hệ F 4 là Aa = 4 1 2 = 0,0625 (= 6,25%) ; AA = aa = (1 – 0,0625): 2 = 0, 46875 (= 46,875%) 15 đ 15 đ Nhận xét ma trận của nhóm 2 (đề kiểm tra chọn học sinh giỏi _300 điểm 8 câu) 1. Không được có số câu hỏi trong các ô của cột 1 2. Tỉ lệ phân phối cho các mức tư duy chưa hợp lí: 10%:22,3%: 67,7% . Do đó cần điều chỉnh cho hợp lí bằng cách cân đối lại % cho các cột. Ví dụ có thể giảm % cột 3 và 4, tăng % ở cột 2. 3. Tỉ lệ % cho các chủ đề tương đối cân bằng nhau (Ưu điểm: HS được kiểm tra tất cả các nội dung cần học; Nhược điểm: Chưa làm nổi rõ được độ khó của nội dung kiến thức của chủ đề; Chưa quan tâm tới phân phối số tiết…) 4. Tên chủ đề 5 chưa chính xác 5. Đối với chủ đề 1: - Ở ô vận dụng cao: “Vận dụng quy luật để giải bài tập” chưa rõ, nên ghi chi tiết hơn để thể hiện rõ mức độ của tư duy bậc cao - Ô vận dụng thấp cũng chưa cụ thể hóa được mức độ của đề kiểm tra 6. Đối với chủ đề 2: - Nên dồn chuẩn ở cột nhận biết sang cột thông hiểu - Chuẩn ở cột thông hiểu nên chuyển sang cột vận dụng thấp vì khi học sinh hiểu được nội dung kiến thức, vận dụng kiến thức mới xác định được các kì của nguyên phân và bộ NST… 7. Đối với chủ đề 3 (chủ đề AND và gen) - Nên chuyển ô giữa các mức cho hợp lí hơn chuyển bớt sang cột vận dụng - Giải thích nguyên tắc bổ sung… nên chuyển thành vận dụng thấp hoặc cao 8. Đối với chủ đề 4 - Nên bổ sung một câu nữa ở mức vận dụng thấp để đo được mức độ tư duy của HS kém hơn - 9. Đối với chủ đề 5 - Nội dung chọn hay, phù hợp với nội dung thi HS giỏi 10. Đối với chủ đề 6 11. Về đề thi: - Câu 1 phù hợp với ma trận - Câu 2 phù hợp với ma trận - Câu 3 với ma trận ở chủ đề 3 là chưa phù hợp. Nên dùng luôn các động từ thể hiện trong ma trận cấu thành câu hỏi luôn. Tuy nhiên vẫn có nhiều cách hỏi khác nhau - Câu 4 ở mức tương đối cao vì không chỉ đơn thuần là nêu mà là nêu sự kiện … - Câu 5 hợp lí. Tuy nhiên trong đáp án thiếu đột biến lặp đoạn (đột biến cấu trúc NST) do đó cần bổ sung - Câu 6 hợp lí - Câu 7: sơ đồ chuỗi thức ăn trong đề thi không phải bắt đầu là sinh vật phân giải vì lá rụng, thân khô không phải là sinh vật, không có trong mắt xích thức ăn. Vì mâu thuẫn với định nghĩa về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Mối không phải là sinh vật phân hủy… - Câu 8: Chưa khớp với ô tương ứng của chuẩn. Bổ sung giới hạn của điều kiện. . hơn - 9. Đối với chủ đề 5 - Nội dung chọn hay, phù hợp với nội dung thi HS giỏi 10. Đối với chủ đề 6 11. Về đề thi: - Câu 1 phù hợp với ma trận - Câu 2 phù hợp với ma trận - Câu 3 với ma trận. MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT SỐ ĐIỂM: 300, GỒM 8 CÂU Tổ 1- Nhóm 1 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận. tương đối của không khí. Kết quả thu được như sau: Độ ẩm tương đối (%) 74 76 86 90 94 96 Tỉ lệ trứng nở (%) 0 5 90 90 5 0 a) Các số liệu trên mô tả điều gì? Tìm giá trị giới hạn dưới, giới hạn