Nếu chốt gãy trên mặt chân răng 2mm thì xem như bình thường ta áp dụng các phương pháp tháo chốt như chốt nguyên.. Nếu chốt gãy dưới 2mm, ngang/dưới mặt chân răng thì kết hợp phải đào gi
Trang 1KỸ THUẬT THÁO CHỐT GÃY
Việc tháo chốt gãy thực sự là một thách thức rất lớn đối với tất cả nhà lâm sàng nào Chớ vội hứa với bệnh nhân bất cứ điều gì, chỉ báo với bệnh nhân rằng chúng ta sẽ cố gắng tối
đa còn kết quả thì phải làm mới biết được Vì chúng ta thực sự không biết cái gì đang chờ đón mình khi bắt tay vào tháo chốt gãy
Nếu chốt gãy trên mặt chân răng 2mm thì xem như bình thường ta áp dụng các phương pháp tháo chốt như chốt nguyên Nhưng hiếm khi gãy chốt trên mặt chân răng Thường thì gãy ngang hoặc dước mặt chân răng
Nếu chốt gãy dưới 2mm, ngang/dưới mặt chân răng thì kết hợp phải đào giếng và rung bằng siêu âm
Khoan bỏ chốt cũng là một cách hữu hiệu, trong trường hợp chốt làm bằng kim loại quý (mềm) Nhưng rất hay làm sai đường và thủng chân răng Cần phải có kinh nghiệm và lòng kiên nhẫn mới thành công
EURO POST (rất mềm)
Về mặt quan điểm tại hạ không biết có những cơ sở lý luận nào khác không, còn riêng tại
hạ thì chỉ nghĩ đơn giản như vậy mà thôi Nhưng với quan điểm này tại hạ đã thành công trong nhiều trường hợp
Trước khi chỉ định một phương pháp tháo chốt nào chúng ta tự hỏi có nên tháo chốt không? Vì sau khi tháo chốt xong rồi thì thành ống mang chốt rất yếu và phục hình sau
đó không tồn tại được bao lâu
Tại hạ có chút ý kiến về đánh giá chân răng mang chốt: Đương nhiên chân răng không
Trang 2nội nha tốt, kết hợp với có sang thương quanh chóp tiến triển (sang thương trên film lớn hơn so với trước đó, sưng, đau, dò…) chúng ta phải nghĩ đến tháo chốt
Không nên tháo chốt trong những trường hợp sau:
Chốt quá sâu (sâu trên ½ chân răng)
Thành của miệng ống mang chốt ở mặt chân răng sau khi đào giếng còn lại dưới 1mm Chốt ngắn nhưng phần cement còn lại dưới chốt quá 3mm (khó thông tủy)
Chốt gãy dưới mặt chân răng 1.5mm
Chốt đúc mà trên film không thấy cement quanh chốt
Nên thử tháo còn kết quả thì “nhờ trời”
Chốt sâu dưới ½ chiều dài chân răng
Chốt làm làm sẵn thấy được cement quanh chóp (cản quang – cemenet vô cơ, hoặc thấu quang – cement hữu cơ)
Cement cản quang
Cement dưới chốt từ 1-3mm
Chốt gảy ngang mặt chân răng
Chốt đúc có cement quanh chốt nhiều
Có thể tháo chốt dễ dàng:
Chốt nông
Mặt chân răng lớn và đường kính chốt nhỏ
Cement cản quang
Cement dưới chốt dưới 1mm
Những tai nạn trong khi tháo chốt:
Trang 3Gãy chốt gặp trong trường hợp chốt bằng kim loại quý đào giếng bằng mũi kim cương phạm vào chốt nên lúc dùng kiềm vặn sẽ gãy chốt Chỉ nên dùng mũi khoan cổ dài lowspeed đào giếng
Trên film không thấy cement, coi chừng chốt gắn bằng nhựa tự cứng Chốt gắn bằng nhựa tự cứng không thể rung bằng siêu âm Không thể tính được chiều dài của cement dưới chốt Gặp nhựa tự cứng dưới chốt chắc chỉ có CaRem mới dám thông tủy Tại hạ gặp nhiều case nhưng thông được rất ít
Thủng chân răng Thường gặp trong những răng có độ hội tụ về phía chóp lớn, nhất là các răng 2 hàm trên, các răng cửa dưới
Gãy mũi khoan trong giếng, khi tháo chốt gắn bằng nhựa tự cứng, nhựa dính vào mũi khoan làm gãy Mũi khoan cũ cũng là một nguyên nhân
Lắc hoài chốt không lung lay, do chốt quá chính xác với ống mang chốt (không có độ khoảng trống cho cement)
Tự làm khổ mình vì chốt đúc
Sau khi tháo chốt xong việc có thông tủy lại được không lại là một chuyện khác Mũi khoan cổ dài chính là dụng cụ hữu hiệu để thông tủy Tuy nhiên, 1 vấn đề mà ít ACE quan tâm là sự phát sinh nhiệt do các thao tác chốt tạo ra có thể gây tổn thương cho chân răng và mô nha chu Trước đây, tổn thương chân răng do nhiệt phát sinh trong quá trình
sử dụng năng lượng siêu âm chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Atrizaded F (J Periodontal, 1971) nhận định: nhiệt phát sinh trong điều trị nội nha và phục hồi, truyền qua ngà và xương có thể gây ra ankylos và các tổn thương chân răng
- Eriksson, Albrektss (1983) cho rằng: nhiệt độ bề mặt ngòai của chân răng tăng thêm 10°c gây ra tổn thương không hồi phục xương, mô xung quanh và gây mất nước ở ngà răng gây ra sự tiêu ngót Theo Saunders (J Endodont 1989), nhiệt sinh ra trong quá trình sữa sọan ống chốt bằng Pesso drill hoặc những lọai drill khác có thể gây hại trên chân răng Setterth (Eur J Prothodont Resto Dent, 2003), Bailey GC (Int Endo Dent J, 2004) đưa ra cảnh báo khi sử dụng năng lượng siêu âm cần phải được làm nguội thích hợp và liên tục để chống lại sự tăng nhiệt Setterth Waite JD và cộng sự (2003) trong một nghiên cứu về sự truyền nhiệt sinh ra từ dụng cụ siêu âm cho thấy 75% mẩu post bằng thép có nhiệt độ phía ngòai chân răng tăng lên 10° C trong 5 phút đầu tiên; khi tháo post trên chân răng thì cũng xảy ra điều tương tự Nhiệt độ tăng quá ngưỡng gây ảnh hưởng đến mạch máu mô nha chu Nhiều tác giả khác khuyến cáo: khi sử dụng dụng cụ siêu âm cần làm mát tối đa và hạn chế tối thiểu thời gian thao tác Các tác giả cũng đề nghị thực hiện các bước sau đây để tháo chốt (không đầy đủ và tuyệt chiêu bằng của Bác Cakhia nhưng cũng xin đề cập để ACE tham khảo thêm)
• Bộc lộ chốt, lấy đi tất cả các chất trám
Trang 4• Dùng máy siêu âm thích hợp ở mức độ thấp nhất
• Di chuyển đầu siêu âm lên xuống và xung quanh chốt
• Khi tăng mức năng lượng cao lên thì phải làm nguội bằng nước dồi dào và liên tục