1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần MISA

61 944 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 251,88 KB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần MISA từ năm 2015-2017, giúp công ty hiểu rõ hơn quá trình hoạt độngkinh doanh và mức độ cạnh tranh giữa

Trang 1

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nềnkinh tế thế giới, và vào những tháng đầu năm 2018 nền kinh tế nước ta đang cónhững dấu hiệu phát triển khởi sắc nhờ vào sự phục hồi triển vọng từ các nước lớnnhư: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Tuy nền kinh tế còn nhiềutrở ngại nhưng cũng đang có nhiều điểm sáng và năm 2018 chính là giai đoạn đểViệt Nam tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinhdoanh trong và ngoài nước Các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng bởi xuhướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ phát triển, vốn đầu tư nước ngoài chèn

ép và thâu tóm vốn đầu tư trong nước

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trongviệc đưa sản phẩm vào thị trường với mức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngàycàng cao, vì vậy học kì này nghiên cứu sẽ được áp dụng kiến thức đã học trong 3năm qua tại trường để tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Cụ thể là đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổphần MISA” tại văn phòng trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ để thực hiện nghiêncứu cho tiểu luận

Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Cổ phần MISA từ năm 2015-2017, giúp công ty hiểu rõ hơn quá trình hoạt độngkinh doanh và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay như thế nào Từ

đó, xác định được những cơ hội và thách thức để tận dụng, ứng phó với những khókhăn và đưa ra những biện pháp khác phục, chiến lược phù hợp trong từng thờiđiểm của công ty

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Trang 4

KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

TNDN: Thu nhập Doanh Nghiệp

CNTT: Công Nghệ Thông Tin

TSCĐ: Tài Sản Cố Định

TS: Tiến Sĩ

NXB: Nhà Xuất Bản

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Chương 1 giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng – phạm vi nghiên cứu, bố cục đề tài và ý nghĩa đề tài Thông qua chương này, cho ta thấy được một cách tổng quan về đề tài nghiên cứu, và từ

đó đưa ra định hướng cho các nội dung tiếp theo.

Vì vậy, để tồn tại và không ngừng phát triển lớn mạnh của công nghệ thôngtin, công ty MISA đang đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành cung cấpphần mềm tài chính kế toán và nhất là phải có chổ đứng vững trên thương trường.Một trong những yếu tố quan trọng là xác định được vị trí của mình qua hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Muốn đạt được hiệu quả hoạt động kinhdoanh cao thì các doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu, phương hướng, sửdụng nguồn lực, và đặc biệt phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh rất quan trọng và cần thiết trongmột doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinhdoanh của mình, xác định được nguyên nhân, các vấn đề phát sinh, phát hiện đượccác nguồn lực tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp xử lí khắc phụckhó khăn mà doanh nghiệp đang mắc phải Từ đó, có thể đưa ra chiến lược kinhdoanh phù hợp cho kì sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh Vậynên việc phân tích hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng đối với mọi doanhnghiệp

Vì vậy, tác giả chọn để tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của

Công ty Cổ Phần MISA – Chi Nhánh Cần Thơ (gọi tắt MISA Cần Thơ)”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần MISA Cần Thơ Từ đó,đưa ra những biện pháp khắc phục, cải thiện những hạn chế và góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh

Trang 6

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty MISA Cần Thơthông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty năm từ năm 2015-2017

Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông quaphân tích một số tỷ số tài chính cơ bản

Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt độngkinh doanh

Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa công ty trong thời gian tới

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Từ số liệu thứ cấp của các bảng báo cáo qua các năm 2015-2017 của Công

ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do Công tycung cấp

Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc thu thập một số thông tin

từ báo chí, website công ty, tham khảo các bài luận văn có liên quan để phục vụ choviệc nghiên cứu

1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1 và 2 tác giả sử dụng phương pháp so sánh

- Mục tiêu 3 tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả tác giả sử dụngphương pháp này để thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận

- Mục tiêu 4 dựa vào các mục tiêu 1,2 và 3 để đề xuất giải pháp

1.4 ĐỐI TƯƠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng

Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu kinh doanh, tàichính và các chỉ tiêu khác có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củaCông ty Cổ phần MISA Cần Thơ

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần MISA – Chi Nhánh Cần Thơ (Số

41, đường Cách mạng Tháng 8, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố CầnThơ)

Trang 7

1.4.2.2 Phạm vi về thời gian

Số liệu được nghiên cứu trong đề tài là số liệu từ năm 2015-2017 Đề tàiđược thực hiện trong 3 tháng từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2017

1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Thông qua việc phân tích hiệu quả các hoạt động kinh doanh của Công ty

Cổ phần MISA Cần Thơ và phân tích các nhân tố tác động đến công ty để biết được

cơ hội và thách thức Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp cho công ty kinh doanh hiệuquả hơn trong thời gian tới, bài nghiên cứu này có thể làm một phần nhỏ tài liệutham khảo nhằm giúp cho Công ty Cổ phần MISA Cần Thơ có cái nhìn tổng quát,khách quan hơn trong môi trường kinh doanh

Ngoài ra, đề tài này còn là một phần bổ trợ cho bản thân tôi hiểu rõ hơn vềtình hình hoạt động của công ty, cũng như tìm hiểu được nhu cầu sử dụng sản phẩmtrong thị trường Việt Nam hiện nay Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo chonhững đề tài khác

1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Tổng quan về doanh nghiệp

Chương 3: Cơ sở lý luận

Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phầnMISA Cần Thơ

Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Cổ phần MISA Cần Thơ

Chương 6: Kết luận – kiến nghị

Trang 8

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty

Cổ phần MISA, ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu bộ máy tổ chức ủa doanh nghiệp Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2015-2017 Bên cạnh đó, còn phân tích những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần MISA Cần Thơ năm 2018.

Tên giao dịch: MISA Joint Stock Company

Tên viết tắt: MISA ISC

Trang 9

Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, MISA đã khẳng định vị thế vàthương hiệu của ình trên bản đồ CNTT Việt Nam Nhắc đến MISA, những ngườilàm kế toán, quản trị doanh nghiệp trên cả nước đều biết đến một thương hiệu

“Phần mềm phổ biến nhất” Nhắc đến MISA, những bạn bè và đối tác đều nhớ mộtdoanh nghiệp có đội ngũ chuyên nghiệp, có văn hóa đặc sắc không thể trộn lẫn

MISA trải qua 3 giai đoạn xây dựng và phát triển:

Giai đoạn 1: Xác lập chổ đứng trên thương trường (1994-1996)

Đây là giai đoạn tìm hiểu, nghiên cứu và xác lập con đường đi lâu dài choMISA: xây dựng chiến lược và kiêm định với chiến lược phát triển phần mềm đónggói

Thực tế đã chứng phần mềm đóng gói MISA phục vụ công tác kế toándoanh nghiệp là nền tảng cho các sản phẩm và hướng phát triển sau này của công ty

MISA đã tìm được con đường đi không chỉ tồn tại mà còn đứng vững trênthị trường trong nước

Giai đoạn 2: Tận dụng cơ hội phát triển thương hiệu (1996-2001)

Mục tiêu của giai đoạn này là chiếm lĩnh thị trường trong nước và xây dựngMISA thành một thương hiệu mạnh Vào cuối những năm 90, với sự đầu tư và thúcđẩy việc phát triển ứng dụng CNTT một cách mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam đãdần dần hình thành và đặc biệt phát triển mạnh mẽ khối các cơ quan nhà nước Tậndụng cơ hội này từ năm 1996 MISA đã nghiên cứu và âm thầm cho ra đường phầnmềm kế toán hành chính sự nghiệp mang nhãn hiệu MISA-AD Việc xác định vàđầu tư cho sản phẩm này tưởng chừng rất mạo hiểm và mông lung dưới con mắt củacác đối thủ cạnh tranh khác Bởi thời điểm hầu như các đơn vị ứng dụng CNTTtrong nước chỉ tập chủ yếu trong khối doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài

Tin tưởng vào tương lai phát triển của MISA-AD, MISA đã dồn mọi nguồnlực và vật lực vừa tiến hành tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn toàn quốc vừa hoànthành sản phẩm Và thời điểm tạo dấu ấn đã đến, sản phẩm phần mềm kế toán hànhchính sự nghiệp của MISA là sản phẩm duy nhất được ban chỉ đạo Quốc gia vềCNTT khuyến cáo sử dụng trên toàn quốc

Đây là một thành quả taats yếu của một quá trình định hướng và chuẩn bịlâu dài của công ty Tận dụng được cơ hội vàng MISA đã triển khai thành công phầnmềm MISA-AD trên phạm vi toàn quốc và trở thành phần mềm tác nghiệp đầu tiền

có tính phổ biến tại Việt Nam

Trang 10

Giai đoạn 3: Vươn lên để trở thành chuyên nghiệp (2001-đến nay)

Sau năm 2000 cùng với sự ra đời của luật doanh nghiệp mới, số lượng cácdoanh nghiệp tại Việt Nam tăng nhanh từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn như hiệnnay Nhận thưc thấy các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, trình độ quản lýthấp, vốn ít và nhận thức trong việc ứng dụng CNTT nên MISA đã quyết tâm hếtsức trong việc khai phá thị trường này Sản phẩm phần mềm kế toán doanh nghiệpvừa và nhỏ MISA-SME ra đời trong bối cảnh này

Từ năm 2010, MISA là một trong những công ty phần mềm đầu tiên tại ViệtNam xây dựng và triển khai các phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service

- SaaS), theo xu hướng điện toán đám mây (Cloud Computing)

Văn hóa của MISA:

o Tầm nhìn: Bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, công nghệ và đổi mới trong quản

trị, MISA mong muốn trở thành công ty có nền tảng, phần mềm và dịch vụ được sửdụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế

o Sứ mệnh: MISA là phát triển các nền tảng để tạo ra một ngành kinh tế mới hoặc

thay đổi phương thức tạo ra sản phẩm dịch vụ của một ngành kinh tế hiện có; pháttriển các sản phẩm và dịch vụ phần mềm giúp khách hàng thực hiện công việc theophương thức hoàn toàn mới, hiệu quả hơn nhằm thay đổi năng suất và hiệu quảkhông chỉ của một cá nhân, tổ chức mà còn góp phần thúc đẩy năng suất và hiệuquả của đất nước và các quốc gia trên thế giới

o Giá trị cốt lỗi:

+ Tin cậy: Các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ mà MISA mang lại cho khách

hàng đều có độ tin cậy cao, con người MISA với tri thức và văn hóa cao luôn manglại cho khách hàng cảm giác tin cậy trong giao dịch và chuyển giao tri thức, côngnghệ

+ Tiện ích: Các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ MISA luôn thỏa mãn mọi

yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụngnền tảng, sản phẩm, dịch vụ của MISA bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào Đội ngũ tưvấn, hỗ trợ khách hàng MISA luôn sẵn sàng phục vụ 365 ngày/năm và 24 giờ/ngày

+ Tận tình: Con người MISA từ những người phát triển nền tảng, sản phẩm

đến những người kinh doanh tư vấn và các bộ phận khác luôn luôn tận tâm, tận lựcphục vụ vì lợi ích của khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy và yêu mến như mộtngười bạn, một người đồng hành trong sự nghiệp

o Đội ngũ năng động, sáng tạo và có động lực mạnh mẽ: Đội ngũ cán bộ nhân viên

chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp MISA chú trọng việc tuyển dụng các

Trang 11

nhân viên có tính năng động và sáng tạo cao, đồng thời tạo động lực làm việc tốtcho nhân viên để có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi người.

o Tri thức cho cộng đồng: MISA sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng, mang lại kiến thức

thiết thực cho sinh viên, tham gia mạnh mẽ vào công tác xã hội hóa giáo dục Vớinhững doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MISA luôn cónhững sản phẩm miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Đây cũng chính làtrách nhiệm xã hội mà MISA luôn khao khát chia sẻ

Các giải thưởng MISA đạt được:

• Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước Việt Nam ký tặng

• Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2013

• Giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2013

• Giải thưởng Sao Khuê năm 2015 và năm 2016

• Cup vàng tại BIT Cup

• Huy chương vàng tại ICT Việt Nam

• TOP 5 đơn vị phần mềm hàng đầu Việt Nam

• Danh hiệu Doanh nghiệp làm phần mềm và dịch vụ nội địa tốt nhất tại Việt Nam

• Bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006 Bộ trưởng bộ TT&TT vàUBND các thành phố, các hiệp hội

2.2 NGÀNH NGHỀ - LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất (ERP)

Phần mềm kế toán doanh nghiệp

Trang 12

- Phần mềm kế toán doanh nghiệp

- Phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất

- Phần mềm tổng hợp báo cáo tài chính

- Phần mềm tổng hợp báo cáo tai chính xã/phường

- Phần mềm kế toán thi hành án

Hộ cá thể, cá nhân:

- Phần mềm quản lí nhà hàng CUKCUK.VN

- Phần mềm quản lí bán hàng thời trang Mshopkeeper

2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA MISA CẦN THƠ

Trang 13

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MISA Cần Thơ

Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp MISA Cần Thơ

Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ Phần MISA – Văn Phòng Đại Diện Cần Thơbao gồm nhiều cấp bậc Đối với riêng từng Phòng sẽ có quyền trưởng phòng củaPhòng đó, tiếp đó là các nhóm phụ trách các sản phẩm

Đứng đầu Văn Phòng Đại Diện MISA Cần Thơ, Ban Giám Đốc Ông TrầnVăn Thiện chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi công việc kinh doanh, công tácđối nội đối ngoại của công ty, có nhiệm vụ hoạch định chiến lược của công ty

Khối Hành Chính Tổng hợp chịu trách nhiệm theo dỗi, quản lý nhân sựtuyển dụng, bố trí lao động, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới; tổ chứcđánh giá đo lường năng suất làm việc (KPI); soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ,

hồ sơ, văn bản, hợp đồng của MISA Cần Thơ; tiếp nhận và theo dỗi các công văn,chỉ thị, quyết định; đề xuất khen thưởng, trợ cấp, phúc lợi cho nhân viên Kiểm traquy trình, quy định, đánh giá chất lượng, quản lý tài sản của MISA Cần Thơ, kiểmtra an ninh mạng, công tác pr, hợp tác xúc tiến với chi cục thuế, các trường,

Phòng Kinh doanh doanh nghiệp là bộ phận chịu trách nhiệm về công tácbán các sản phẩm kế toán doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp hợp nhất củaMISA Cần Thơ, chào bán sản phẩm kinh doanh, công tác nghiên cứu & phát triểnsản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ kháchhàng

Trang 14

Phòng Kinh doanh Hành chính sự nghiệp là bộ phận chịu trách nhiệm vềcông tác xúc tiến bán các sản phẩm phần mềm kế toán hành chính nhân sự, phầnmềm kế toán xã, phần mềm quản lý trường học, phần mềm quản lí tài sản, phầnmềm quản lí hộ tịch, phần mềm quản lí cán bộ, phần mềm tổng hợp báo cáo tàichính, phần mềm tổng hợp báo cáo tài chính xã/phường, phần mềm kế toán thi hành

án của MISA Cần Thơ, chào bán sản phẩm kinh doanh, công tác nghiên cứu & pháttriển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệkhách hàng, khảo sát sự hài lòng của khách hàng sau khi được triển khai đào tạo tậphuấn ( khách hàng khối hành chính sự nghiệp)

Phòng Kinh doanh Hộ cá thể là bộ phận chịu trách nhiệm về công tác báncác sản phẩm phần mềm quản lí nhà hàng CUKCUK.VN, phần mềm quản lí bánhàng thời trang Mshopkeeper của MISA Cần Thơ, chào bán sản phẩm kinh doanh,công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng

& phát triển mối quan hệ khách hàng

Trang 15

2.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh qua các năm

Trang 16

Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014 –2016: nhìn vào bảng 2.1 phía trên ta cũng thấy được rằng MISA là Công ty hoạtđộng rất hiệu quả.

Qua bảng trên ta thấy:

- Tổng doanh thu qua các năm tăng nhanh Doanh thu năm 2016 tăng so với năm

2015 là 288.772.000 đồng, tương ứng 2,36% Nhưng sang năm 2017 thì doanh thutăng vượt bậc đạt 8.713.787.000 đồng, tướng ứng 67,06% so với năm 2016 Điềunày cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt Đạtđược kết quả như vậy là nhờ vào sự cố gắng nổ lực không ngừng của toàn thể nhânviên công ty Ngoài ra, do thay đổi về các cấp quản lí cũng như năng suất làm việc,công ty luôn chủ động tìm hiểu, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của kháchhàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao vị thế cạnh tranh và thuhút thêm nhiều khách hàng Bên cạnh đó doanh thu tài chính cũng góp một phầnnhỏ trong việc làm tăng doanh thu hàng năm

- Tổng chi phí cũng tăng không đồng đều qua các năm Năm 2015, chi phícán mốc 9.100.942.000 đồng, đến năm 2016, do đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăngdoanh thu nên đã làm chi phí tăng nhanh lên đạt con số 9.644.195.000 đồng, tức làchi phí đã tăng lên 543.253.000 đồng, tương đương tỷ lệ tăng 5,97% Nắm bắt đượctình hình chi phí tăng nhanh trong giai đoạn này, Công ty đã có những biện phápkhống chế tình hình, tuy nhiên kết quả cũng có những chuyển biến nhưng vẫn chưa

có khả thi Năm 2017, chi phí đạt 13.459.211.000 đồng, tăng 3.815.016.000 đồngtương đương với tỷ lệ 39,56% Đây có thể nói là một con số khá cao, khi chi phíngày một tăng, nên đòi hỏi Công ty phải đẩy mạnh và triển khai nhanh chống nhữngbiện pháp quản lý chi phí một cách chặt chẽ hơn để góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh Nói cách khác là tối đa hóa lợi nhuận

- Tổng lợi nhuận của công ty cũng đạt khá cao vào những năm gần đây Năm 2015lợi nhuận đạt 3.592.985.000 đồng tuy đến năm 2016 lợi nhuận giảm chỉ đạt3.349.504.000 đồng giảm (243.481) ngàn đồng (giảm 6,48%) nhưng không ảnhhưởng nhiều Sang năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng cao 4.898.771.000 đồng(tăng 146,25%)

Qua khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm2015-2017, ta nhận thấy công ty không ngừng phấn đấu trong hoạt động kinh doanhnhằm nâng cao lợi nhuận cũng như nâng tầm vị thế cạnh tranh

Trang 17

2.6 QUY TRÌNH BÁN HÀNG CỦA MISA

Hình 2.2: Quy trình bán hàng của MISA Cần Thơ

Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp MISA

2.7 THUẬN LỢI CỦA MISA

- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lí, kỹ thuật viên chuyên về công nghệ, đội ngũ nhânviên bán hàng nhiệt tình, tích cực và làm việc một cách chuyên nghiệp

- Chất lượng sản phẩm và chất lượng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng

- Do phủ sóng khắp các tỉnh thành nên xu hướng gia tăng lợi nhuận ngày càng cao

- Khách hàng dễ tìm kiếm trên thị trường không bị nhẫm lẫn, có một vị trí nhất địnhtrên thị trường cũng như trong lòng khách hàng

2.8 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MISA TRONG THỜI GIAN TỚI.

- Năm 2018, với tinh thần Nhanh hơn - Thông minh – Hiệu quả hơn, MISA sẽ tiếptục phát triển những sản phẩm thông minh hơn, giúp khách hàng xử lý công việcnhanh hơn và mang lại hiệu quả cũng như sự trải nghiệm tuyệt vời cho người sửdụng

- Năm 2018, MISA tiếp tục nâng cấp sản phẩm, tạo ra nhiều những tính năng thôngminh hơn để ngày càng phát triển và mang đến nhiều giá trị cho xã hội, bao gồmnhững tính năng sau: nhập liệu thông minh, xử lý nghiệp vụ thông minh, phân tích

và đưa ra lời khuyên về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp

Trang 18

- MISA tạo ra tính năng kết nối thông minh: kết nối, các khách hàng đang sử dụngphần mềm của MISA, kết nối khách hàng MISA với các nhà cung cấp dịch vụ bênngoài, kết nối với các cơ quan thuế và bảo hiểm xã hội, kết nối cửa hàng thời trangvới các kênh bán hàng (omnichannel), kết nối phần mềm của MISA với các phầnmềm của nhà cung cấp khác.

- Với hỗ trợ thông minh MISA sẽ trang bị các nhân viên tư vấn thông minh sử dụngcông nghệ trí tuệ nhân tạo (Chatbot) nhằm hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩmngay trong phần mềm mà không phải liên hệ với nhân viên tư vấn hỗ trợ của MISA.Chatbot có khả năng giao tiếp với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khotri thức khổng lồ của MISA nên có thể giải đáp được hầu hết các khó khăn, thắcmắc của người dùng trong quá trình sử dụng phần mềm Với khát vọng luôn tiênphong ứng dụng các công nghệ tiến bộ nhất của nhân loại, MISA luôn nỗ lực họchỏi và thay đổi không ngừng nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm vàdịch vụ phần mềm hiệu quả nhất với những trải nghiệm tốt nhất

- MISA tổ chức tuyển dụng bổ sung ngay từ đầu năm, tổ chức đào tạo nâng cao nănglực, đội ngũ về kỹ năng kinh doanh và kiến thức sản phẩm, xúc tiến triển khai bánhàng và tập trung công tác chăm sóc khách hàng không để phát sinh khiếu nại trong

kì Đối với hoạt động kinh doanh tăng 30%/ năm

- Xúc tiến các phần mềm phi kế toán để bán mới các thị trường như : QLCB.VN,QLTS.VN, QLTH.VN và QLHT.VN Xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả cho sảnphẩm CUKCUK, Mshopkeeper

- Khai thác thêm những thị trường mới và tiềm năng, nâng cao tỉ lệ sử dụng tốt sảnphẩm sau chuyển giao lên mức >90%, phát huy tối đa vai trò chủ động của nhânviên xúc tiến tại các địa bàn

- Thực hiện tốt công tác thu nợ đối với sản phẩm kinh doanh hành chính sự nghiệp.Còn đối với sản phẩm kinh doanh doanh nghiệp thì hợp tác với Sở Kế hoạch đầu tưcác tình còn lại để tặng phần mềm SME miễn phí

- Đối với nhóm hỗ trợ kinh doanh hay đổi phương thức tuyển dụng theo hướng hợptác các trường trọng điểm Tăng cường công tác hợp tác đào tạo, tập trung vào chất

lượng giảng dạy tại các trường Thường xuyên hoán chuyển công việc nhân viên

trong hành chính tổng hợp để sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụ

Trang 19

hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần đượckhai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải thiệncác hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện

cụ thể và yêu cầu của các qui luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn

3.1.2 Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và làcông cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh Bất kì hoạt động kinh doanhtrong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào cũng còn tiềm ẩn chưa đượcphát hiện chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khaithác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Thông qua phân tích doanh nghiệpmới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó có nhữngbiện pháp biện pháp thích hợp để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động

- Là cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh, thông qua các chi tiêu trong tàiliệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng về khảnăng và mặt mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanhnghiệp ra những quyết định đúng cùng với các mục tiêu chiến lược kinh doanh Vìvậy, phân tích hoạt động kinh doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tíchluôn đi trước quyết định kinh doanh

- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, dù trongbất cứ lĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào thì cũng đều có rủi ro Để kinh doanhđạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích

Trang 20

hoạt động kinh doanh, để dự đoán được các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới

để đề ra chiến lược kinh doanhcho phù hợp

- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ởbên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ

có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới cóthể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay,… với doanh nghiệp

3.1.3 Nhiệm vụ

Huỳnh Đức Lộng và ctv (2013, 123) nói rằng việc phân tích hiểu quả hoạt

động kinh doanh là công cụ quan trọng cho quá trình nhận thức, hoạt động kinhdoanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn Phântích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:

Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện được bằng cách so với kế hoạchhoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngànhhoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường

Xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác động đến các chỉ tiêu và tìmhiểu nguyên nhân dẫn đến mức độ ảnh hưởng đó

Đưa những giải pháp nhằm sử dụng các tài nguyên sẵn có, khai thác tiềmnăng hiệu quả hơn và khắc phục những mặt còn hạn chế trong quá trình kinh doanh.Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại, các dự án đầu tư dài hạn, vàxây dựng các kế hoạch dựa vào các phân tích đó

3.1.4 Ý nghĩa

- Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạtđộng doanh nghiệp Đó là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng tronghoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý kinh tế có hiệu quảđược các doanh nghiệp sử dụng từ trước tới nay

- Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều có tác động qua lại với nhau, nên phântích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra các quyết định đúngđắn trong chức năng quản lý, đặc biệt là các chức năng kiểm tra, đánh giá, điềuhành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu đã đề ra trước đó

- Phân tích hoạt động kinh doanh còn là biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp tựđánh giá vị thế và ưu nhược điểm của mình; giúp phòng ngừa rủi ro cũng như có thể

dự đoán được các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có các phương án phòngngừa trước khi chúng xảy ra Từ đó giúp doanh nghiệp nhận thúc đúng đắn về khảnăng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình

- Tóm lại, để kinh doanh đạt được hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro thì doanhnghiệp cần phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng

Trang 21

thời dự đoán nhu cầu khách hàng và phương thức kinh doanh trong thời gian sắptới, để có thể hoạt định các chiến lược kinh doanh phù hợp Ngoài ra, doanh nghiệpcòn phải tìm hiểu và phân tích các điều kiện ở bên ngoài như thị trường, kháchhàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh,…

3.1.5 Nội dung

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hànhhoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp Những thông tin nàythường không có sẵn trong các báo cáo kế toán tài chính hoặc bất cứ tài liệu nào ởdoanh nghiệp Để có những thông tin này chúng ta phải thông qua quá trình phântích

Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh,kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quảcủa các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, như vậy kết quả hoạt động kinhdoanh thuộc đối tượng của phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm cáctổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từngthời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung Các kết quả hoạt độngkinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mụctiêu dự đoán Qúa trình định hướng hoạt động kinh doanh được định hướng cụ thểthành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu đểđánh giá

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến độngcủa kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét cácnhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự biến động của chỉ tiêu

Nhân tố là những yếu tố tác động đến chỉ tiêu tuỳ theo mức độ biểu hiện vàmối quan hệ với chỉ tiêu mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuận hoặc nghịchđến chỉ tiêu phân tích

Phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉtiêu phân tích Chỉ tiêu và các nhân tố có thể chuyển hoá cho nhau tuỳ theo mục tiêucủa phân tích

Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hếthống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xây dựng mối quan hệ phụ thuộc của cácnhân tố tác động đến chỉ tiêu Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau đểphản ánh được tính phực tạp, đa dạng của nội dung phân tích

3.1.6 Đối tượng nghiên cứu của việc phân tích hiệu quả kinh doanh

Trang 22

Huỳnh Đức Lộng và ctv (2013, 140) nói phân tích hoạt động kinh doanh cóđối tượng nghiên cứu riêng Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quátrình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnhhưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.

Phân tích kinh doanh là phân chia các hiện tượng, quá trình và kết quả kinhdoanh thành nhiều bộ phận cấu hình

Phân tích còn nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Các kết quả do quá trình hoạt động kinh doanh mang lại, có thể là kết quảcủa quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai và kết quảtổng hợp từ nhiều quá trình hoạt động

3.1.7 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh đểxác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Để tiến hành đượccần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh

- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế:

+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thờigian và giá trị

- Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh:

+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đốicùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích

Trang 23

+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉtiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.

+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc

đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô củachỉ tiêu phân tích

So sánh tuyệt đối là: mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về mộtchỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Đơn vị tính là hiện vật,giá trị, giờ công Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉtiêu giữa hai kỳ

So sánh tương đối là: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữathực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theohướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích

Do đó để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi hànhsau:

+ Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích mà

từ đó xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố

+ Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điềukiện giả định các nhân tố khác không thay đổi

+ Ban đầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tíchcho các số cùng kỳ gốc của từng nhân tố

+ Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích Số chênhlệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích Tổng ảnh hưởng của cácnhân tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích

Trang 24

- Phương pháp hiệu số %: Số chênh lệch về tỷ lệ % hoàn thành của cácnhân tố sau và trước nhân tố với chỉ tiêu kế hoạch để xác định mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Trang 25

3.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.2.1 Doanh thu

- Khái niệm: doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳkinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung cấp hàng hoá – dịch vụ, hoạt động tài chính,hoạt động bất thường,… Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phảnánh kết quả của quá trình kinh doanh, thông qua đó chúng ta có thể đánh giá đượchiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Cơ cấu doanh thu:

• Doanh thu từ hoạt động cung ứng hàng hoá – dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hoá,dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ

• Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp, gồm: chiếc khấu thanh toán, lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá,…

• Doanh thu từ hoạt động bất thường (thu nhập khác): thanh lý tài sản cố định, phí đổitrả hàng sau thời gian quy định,…

3.2.2 Chi phí

- Khái niệm: Là phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưuthông hàng hoá, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạtđộng kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinhdoanh nhất định Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh vì chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củadoanh nghiệp

- Cơ cấu chi phí:

• Chi phí kinh doanh theo yếu tố: giá vốn hàng bán, chi phí nhân công, khấu hao vàkhấu trừ, khác…

• Chi phí tài chính bao gồm lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuêtài chính, lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chưa thực hiện, Chiếtkhấu thanh toán cho người mua, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và các chi phítài chính khác

• Chi phí phải trả: các khoản thưởng phải trả nhân viên, các khoản phải trả nhân viên,chi phí vận chuyển, các chi phí tiện ích, chi phí tiếp thị quảng cáo, khác…

• Chi phí trả trước dài hạn: chi phí thiết kế, bài trí mới các cửa hàng, chi phí thuê cửahàng, chi phí có giá trị nhỏ, các chi phí khác,…

• Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: chủ yếu thể hiện chi phí thành lập cửa hàng vàtrung tâm phân phối

• Các khoản phải nộp nhà nước: thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị giatăng, khác, thuế thua nhập hoãn lại,

Trang 26

• Các khoản chi phí khác: thu hộ tiền trả góp, thu hộ cước phí, người bán ứng trướctiền trưng bày, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, các khoản phíkhác…

3.2.3 Lợi nhuận

- Khái niệm: được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận là cơ sở đểtính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá hiệu quả các yếu tố hoạt độngcủa quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

- Vai trò: lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thịtrường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định làdoanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận không Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh

tế quan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp

- Cơ cấu lợi nhuận:

• Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chêch lệch giữa tổng doanhthu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa,dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức)

• Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu hoạt độngtài chính với chi phí của hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp theo qui địnhcủa pháp luật trong kỳ Bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản,chứng khoán, mua,bán trái phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng thuốc vốn kinh doanh, lãi cho vay, lãi cổ phầnhay góp vốn liên doanh

• Lợi nhuận từ các hoạt động khác khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập của hoạt độngkinh tế khác với chi phí của hoạt động kinh tế khác và thuế gián thu phải nộp theoqui định của pháp luật trong kỳ Bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, phảithu khó đòi, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tàisản, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản

dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khihết hạn bảo hành

Lợi nhuận sau thuế: lợi ích của các cổ đông thiểu số, lợi ích thuộc về các cổ

đông của công ty mẹ

3.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế,phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Đây là một vấn đề

Trang 27

phức tạp và có lien quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,…

Bởi vậy khi phân tích phải kết hợp nhiều chi tiêu như: hiệu quả sử dụng

vốn, khả năng sinh lợi của vốn,…

3.3.1 Khái niệm bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổng quát tình hình, kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanhnghiệp và cụ thể cho các hoạt động kinh doanh chính Hay bảng báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng cáchoạt động kinh doanh của công ty (theo TS Đoàn Quang Thiệu, Quantri.vn)

3.3.2 Khái niệm bảng cân đối kế toán

Theo Võ Thành Danh và ctv (1998,198) cho biết bảng cân đối kế toán là

một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản vànguồn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định hay thời điểm lập báo cáo Các

số liệu của bảng cân đối kế toán được mọi người ví như một tấm ảnh chụp lại tìnhtrạng vốn và nguồn vốn của một đơn vị ngay tại thời điểm đó Thực tế thì bảng cânđối kế toán có thể được lập vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc cuối chu kỳ sảnxuất kinh doanh, tùy theo quy định và đặc điểm của tình ngành, từng doanh nghiệp

Nó cách khác, số liệu bảng cân đối kế toán có tính chất tổng kết sau một quá trìnhsản xuất kinh doanh, cũng vì vậy mà bảng cân đối kế toán còn được gọi là bảngtổng kết tài sản hay bảng cân đối tài sản và nguồn vốn

3.3.3 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo kế toán doanh nghiệp Báocáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Báo cáotài chính phản ánh các chỉ tiêu kinh tế-tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, nó phảnánh các thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công

nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định

Bùi Văn Trịnh và ctv (1998,190) cho rằng báo cáo tài chính là những báo

cáo được thành lập bằng các phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kếtoán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kì nhất định.Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tạinhững thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trongnhững thời kì nhất định Đồng thời giải trình cho các đối tượng sử dụng thông tin tàichính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị

đề ra các quyết định phù hợp

Trang 28

3.3.4 Các chỉ tiêu thanh toán

Các chỉ tiêu thanh toán đo lường khả năng thanh toán của các khoản nợngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động Chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số thanhtoán ngắn hạn và hệ số thanh toán nha Số liệu sử dụng để tính hai hệ số này đượclấy từ báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của công ty Hệ số thanh toán có ý nghĩaquan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá đượckhả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty

Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh là hệ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao Do hàng tồnkho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nókhông được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính hệ số thanh toán nhanh

3.3.5 Các chỉ tiêu về lợi nhuận

Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Lợi nhuận làmột chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, tiêuthụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp Vì vậy, lợi nhuận

là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanhnghiệp cũng đều quan tâm

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)

Trang 29

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ảnh khả năng sinh lời trên cơ sởdoanh thu được tạo ra trong kỳ Nói cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết mộtđồng doanh thu tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản.Chi tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnròng

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời củavốn chủ sở hữu Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với

hiệu quả đầu tư của họ

3.3.6 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập, do đó đã tạo ra những thời cơ

và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Để tồn tại và phất triển, các doanhnghiệp phải biết tận dụng thời cơ, vượt qua những khó khăn thách thức trước mắt,từng bước xác định vị thế của mình trên thương trường Và điều quang trọng đối vớimỗi doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh dooanh Vì:

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp cũng như toàn xã hội

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệu quả

mà hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực,tài lực,…) để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp Mục tiêu sau cùng củahầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận Khi kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp

có thể đảm bảo cho quá trình tái đầu tư mở rộng cửa hàng và cũng đám bảo cho sựtồn tại, phát triển của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, vìvậy khi doanh nghiệp phát triển cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Do đónâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp cũng như toàn xã hội

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thịtrường

Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại

và phát triển, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tạo cho mình ưu thế đểcạnh tranh Ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấu hoặc mẫu mã

Trang 30

sản phẩm,… Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanh nghiệp chỉ có thểthực hiện điều này bằng cách tăng khả năng khai thác các nguồn lực trong quá trìnhhoạt động kinh doanh.

Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong cạnh tranh và tạo điều kiệnthuận lợi cho việc mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhưvậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thê mở rộng thịtrường, ngược lại, mở rộng thị trường góp phần tăng khả nâng tiêu thụ và khả năng

sử dụng các nguồn lực bán hàng, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống cho người lao động trongdoanh nghiệp

Đối với mỗi người lao động, tiền lương là phần thu nhập chủ yếu nhằm duytrì cuộc sống của họ Do đó, phấn đấu để tăng them thu nhập của người lao độngtrong doanh nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp Vì doanhnghiệp có thể sử dụng tiền lương như một công cụ để nâng cao hiệu quả kinhdoanh Thu nhập ngày càng cao, càng ổn định cùng với các khoản tiền thưởng sẽ tạonên sự tin tưởng và tinh thần hăng say lao động trong toàn doanh nghiệp, đồng thờiviệc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm lao động bằng cách trừ lương sẽ góp phầnnâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người Từ đó, nâng cao năng suất lao độngtrong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Ngày nay, mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợinhuận Các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và đạt lợi nhuận càng cao càng tốt,đồng nghĩa với việc đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh Đây

là vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để mỗidoanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thương trường

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w