1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng nước mặt tại kênh 8m, kênh 30 4 thành phố sóc trăng luận

50 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 626,31 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔITRƯỞNG TỈNH SÓC TRĂNG1.1 Tổng quan về Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Sóc Trăng và Trung tâm Quan trắc và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trườ

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH SÁCH BẢNG iii

DANH SÁCH HÌNH iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỞNG TỈNH SÓC TRĂNG 1

1.1 Tổng quan về Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Sóc Trăng và Trung tâm Quan trắc và Môi trường 1

1.2 Tổng quan về thành phố Sóc Trăng 2

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 2

1.2.2 Vị trí địa lí 6

1.2.3 Hạ tầng kinh tế - xã hội 6

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT KÊNH 8M, KÊNH 30/4 TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG 8

2.1 Các khái niệm liên quan đến ô nhiễm nước 8

2.1.1 Định nghĩa 9

2.1.2 Nguyên nhân 10

2.1.3 Các tác nhân gây ô nhiễm 12

2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước 14

2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường 14

2.2.2 Ảnh hưởng đến con người 16

2.3 Hiện trạng của kênh 8m và kênh 30/4 20

2.4 Đánh giá kết quả phân tích 21

2.4.1 pH 21

2.4.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 23

2.4.3 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) 25

2.4.4 Tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) 28

2.4.5 Amoni (N-NH 4 + ) 30

2.4.6 Photphat (P-PO 4 3- ) 33

2.4.7 Coliform (biểu diễn thông qua log 10 chỉ số Coliform) 36

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Thảo luận 39

3.2 Kết luận 39

3.3 Đề xuất giải pháp quản lí chất lượng môi trường 40

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC : QCVN 08-MT:2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 44

Trang 3

DANH SÁCH BẢNG

2.2 Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước

thải

18

2.11 Nồng độ các chỉ tiêu phân tích vượt QCVN

08-MT:2015/BTNMT

40

Trang 4

2.9 Giá trị BOD5 tại vị trí quan tắc M1 năm 2017 26

2.10 So sánh giá trị BOD5 tại vị trí M1 năm 2016 và 2017 27

2.12 So sánh giá trị BOD5 tại vị trí M3 năm 2016 và 2017 28

2.18 So sánh giá trị N-NH4 tại vị trí M1 năm 2016 và 2017 32

2.20 So sánh giá trị N-NH4 tại vị trí M3 năm 2016 và 2017 33

2.22 So sánh giá trị P-PO43- tại vị trí M1 năm 2016 và 2017 34

2.24 So sánh giá trị P-PO43- tại vị trí M3 năm 2016 và 2017 35

2.26 So sánh giá trị Coliform tại vị trí M1 năm 2016 và

2017

37

2.28 So sánh giá trị Coliform tại vị trí M3 năm 2016 và

2017

38

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu ôxy sinh học - Biochemical Oxygen Demand

QĐ-HĐBT Quyết định - Hội đồng Bộ Trưởng

TSS Tổng chất rắn lơ lững - Total Suspended Solids WHO Tổ chức Y tế Thế giới - World Health Organization

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI

TRƯỞNG TỈNH SÓC TRĂNG1.1 Tổng quan về Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Sóc Trăng và Trung tâm Quan trắc và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số394/QĐ.TCCB.03, ngày 29 tháng 9 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng,trên cơ sở hợp nhất tổ chức của Sở Địa chính Sóc Trăng và các tổ chức thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường thuộccác Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Công nghiệp; Sở Khoa học, Côngnghệ và Môi trường tỉnh Sóc Trăng

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnhtrong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Sau khithành lập, Sở nhanh chóng sắp xếp, tiếp nhận bàn giao nhiệm vụ thuộc các lĩnh vựcmôi trường, tài nguyên nước, khoáng sản từ các Sở Khoa học, Công nghệ và Môitrường tỉnh Sóc Trăng; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Công nghiệp về và

ổn định tổ chức chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2004

Cơ cấu tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh Sóc Trăng bao gồm văn phòng Sở, thanh tra Sở, phòng Kế hoạch tài chính,phòng Đo đạc - bản đồ, phòng tài nguyên nước – khoáng sản và khí tượng thủy văn,chi cục biển, phòng pháp chế, văn phòng đăng kí đất đai, chi cục bảo vệ môi trường,trung tâm phát triển Quỹ đất, trung tâm Công nghệ thông tin và trung tâm quan trắc tàinguyên và môi trường

Giai đoạn 2003 – 2008, Sở thực hiện chức năng nhiệm vụ về việc quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và quy chế tổ chức, hoạt động của

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, với các lĩnh vực: đất đai, tài nguyênnước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, tổnghợp biển, biến đổi khí hậu theo quyết định 28/2012/QĐ của Ủy ban nhân dân tỉnh SócTrăng Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở, đồng thời thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ định giá đất theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg

Trong giai đoạn 2003 -2013, các lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã có chuyểnbiến tích cực, hoạt động sôi nổi, được xã hội ngày càng quan tâm, công tác quản lý nhànước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh và từng bước đivào nề nếp, gây được niềm tin với nhân dân và doanh nghiệp

Trang 7

ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Đơn vị có chức năng thực hiện các hoạt động về quantrắc, phân tích các dữ liệu về tài nguyên và môi trường, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật

về tài nguyên và môi trường Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm hoạt động theo cơ chế

tự chủ về tài chính 100%

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu

sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở Có chức năng thựchiện các hoạt động về quan trắc, phân tích các dữ liệu tài nguyên và môi trường; cungứng các dịch vụ đột xuất do cấp thẩm quyền giao và theo hợp đồng với các tổ chức, cánhân khác có nhu cầu; quan trắc, giám sát khi có nguy cơ sự cố và gia tăng ô nhiễmmôi trường, tham gia phối hợp khắc phục sự cố ô nhiễm trong phạm vi chức năngnhiệm vụ được giao và tổng hợp, phân tích hiện trạng môi trường và đề xuất, kiến nghịcác phương án, giải pháp xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ

ô nhiễm môi trường

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kỹ thuật,phòng Thí nghiệm và lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc Giám đốcTrung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trướcpháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn được giao Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm chỉđạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước phápluật về nhiệm vụ được phân công; điều hành các hoạt động của Trung tâm khi Giámđốc đi vắng

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh

ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ TN & MT ngành tài nguyên vàmôi trường Sóc Trăng đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trêncác lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, của tổchức và doanh nghiệp, có tác động lớn đến việc đảm bảo an ninh trật tự, sự phát triểnkinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững của tỉnh nhà

1.2 Tổng quan về thành phố Sóc Trăng

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Sóc Trăng được xác định là trung tâm tỉnh lỵ từ tháng 4 năm 1992(sau khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập), là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng đượcthành lập theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP của Chỉnh phủ, ngày 08/2/2007 trên cơ

sở toàn bộ diện tích, dân số của Thị xã Sóc Trăng và được công nhận là đô thị loại IIIvào tháng 02/2007

Thành phố Sóc Trăng bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích tự nhiên

là 7.616,21 ha (chiếm 2,30% diện tích toàn tỉnh), dân số là 136.794 người (mật độ

Trang 8

1.797 người/km2) Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 9o46’ đến 9o48’ vĩ độ Bắc và từ

Thành phố Sóc Trăng là một trong những đô thị trung tâm của khu vực đồngbằng sông Cửu Long, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầumối giao lưu kinh tế của tỉnh Những yếu tố trên đã tạo cho Sóc Trăng nhiều thuận lợitrong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹthuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch,

đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

Thành phố Sóc Trăng là một trong những đô thị trung tâm của khu vực đồngbằng sông Cửu Long, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầumối giao lưu kinh tế của tỉnh Có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng mối quan hệ giaolưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh

tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp SócTrăng nằm ở khu vực Nam cửa sông Hậu thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, các thànhphố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ A1 nối liềncác tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và tuyến Quốc lộ 60 nối với các tỉnhTrà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang

Thành phố Sóc Trăng là một trong năm thành phố trực thuộc tỉnh không có xãtrực thuộc (tính tới thời điểm 2017) Sau hơn 10 năm được công nhận là đô thị loại III(2005), thành phố Sóc Trăng đang phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí để đạt đô thị loại

II Vì không có xã nên toàn thành phố Sóc Trăng có tất cả 10 phường trực thuộc: 1, 2,

3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Trang 9

Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng

- Khí hậu: Thành phố Sóc Trăng có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biển,phân hai mùa rõ rệt (mùa mưa, mùa khô) với nền nhiệt độ cao và lượng mưa tương đốilớn: mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng

11 đến cuối tháng 4 năm sau

- Nhiệt độ: do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định trung bình năm

26 – 27oC, nhiệt độ cao vào các tháng mùa khô trung bình từ 27 – 28oC, cao nhất là28,5oC vào các tháng 4 và 5 Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37,8oC Vào các tháng mùa mưanhiệt độ không khí thấp hơn, nhiệt độ thấp tuyệt đối 16,2oC và nhiệt độ dao độngtrong ngày từ 8 – 10oC Vào mùa khô, dao động nhiệt độ trong ngày lớn hơn khoảng

15oC Biên độ nhiệt dao động giữa các tháng không lớn, chỉ khoảng 2 – 3oC

- Bức xạ và chiếu sáng: có lượng bức xạ mặt trời khá cao và tương đối ổn định.Tổng giờ nắng trong năm có khoảng 2.400 – 2.500 giờ Trong các tháng mùa khô, tổnggiờ nắng trung bình trong 01 tháng khá cao Vào tháng 3 tổng số giờ nắng có gần 300giờ Trong khi đó các tháng mùa mưa có số giờ nắng ít hơn (tháng 8 chỉ có khoảng

150 giờ) Tổng lượng bức xạ bình quân trong năm đạt 140 – 150 Kcal/năm

- Độ ẩm: khoảng 84 – 85% Độ ẩm thay đổi phụ thuộc vào mùa mưa và mùa khô.Vào mùa mưa độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 88 – 89% Về mùakhô độ ẩm giảm xuống trung bình khoảng 79% Độ ẩm tối cao khoảng 92%, độ ẩmkhông khí tối thấp là 62%

Trang 10

- Lượng mưa: có lượng mưa trung bình vào khoảng 2.100 – 2.200 mm Lượngmưa tập trung không đều trong các tháng mà phân bố thành 2 mùa đặc trưng: mùa mưa

và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, nhưng tập trung nhiều nhất là ở cáctháng 8,9,10 Các tháng trong mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm Các thángmùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa Cónhững tháng hầu như không có mưa (tháng 1 và 2) Lượng bốc hơi tương đối cao,trung bình 25mm/ngày Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi trong không khí lên tới

30 – 40 mm/ngày Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi không khí thấp hơn khoảng 16 –25mm/ngày

- Gió: do nằm ở vị trí gần biển Đông nên Thành phố Sóc Trăng bị chi phối bởinhiều hệ thống gió mùa Hệ thống gió thịnh hành theo hướng Tây Bắc – Đông Namthổi vào các tháng 11 và tháng 12, hệ thống gió này tạo thời tiết không mưa, khô,nóng Từ tháng 1 tới tháng 4 gió chuyển dần từ hướng Đông sang Đông Nam; từ tháng

5 đến tháng 9 gió chuyển dần theo hướng Đông Nam sang Tây Nam và Tây; sangtháng 10 gió thay đổi từ hướng Tây Nam đến Tây Bắc và hướng Đông Tốc độ giótrung bình khoảng 3 – 6m/giây Tuy nhiên nhiều cơn gió mạnh trong mưa có thể đạttốc độ 25 – 35m/giây Thành phố Sóc Trăng ít chịu ảnh hưởng của gió bão

- Địa hình: Địa hình Thành phố Sóc Trăng tương đối bằng phẳng với cao độtrung bình khoảng 1,2 – 1,3 m và được chia thành 2 khu vực khác nhau:

Một là, khu vực đất giồng có chiều rộng khoảng 150 – 500 m chạy theo hướng từBắc tới Nam dọc theo quốc lộ 60 Cao độ đất giồng trung bình khoảng 1,8m nên thoátnước rất dễ Do được cấu tạo bởi lớp cát pha nên khu vực đất giồng khá thuận lợi choxây dựng Hiện tại, các khu vực đất giồng đã được tập trung xây dựng các khu đô thị,dân cư, cơ sở hạ tầng và đất vườn, đất trồng màu

Hai là, khu vực đất ruộng nằm về 2 phía của đất giồng có cao độ khoảng 0,8m.phần lớn diện tích loại đất này đang được sử dụng để sản xuất nông nghiệp

Chế độ thủy văn trong phạm vi Thành phố cũng như trên toàn Tỉnh bị chi phốithủy triều biển Đông, dạng bán nhật triều không đều, với đặc điểm chính: đỉnh triềucao, chân triều thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều Các kênh trong Thànhphố Sóc Trăng đều bị ảnh hưởng thủy triều lên xuống 2 lần trong ngày Mực nướcthủy triều tại Thành phố dao động trung bình từ 0,4 đến 1,4 m Hầu hết dòng chảy trêncác kênh rạch là dòng chảy 2 chiều trong phần lớn thời gian trong năm Nét nỗi bậttrong đặc điểm thủy văn của Thành phố là không bị ngập lũ, ảnh hưởng của thủy triềukhá mạnh, là những thuận lợi cho phát triển cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất

Trang 11

sản xuất, chính vì vậy cần có những điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, quá trình sản xuất vàsinh hoạt cho phù hợp.

1.2.2 Vị trí địa lí

Phía Bắc của Thành phố giáp huyện Châu Thành và Long Phú

Phía Nam giáp với Huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và Trần Đề

Phía Đông giáp với Huyện Trần Đề và Long Phú

Phía Tây giáp với Huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và Châu Thành

1.2.3 Hạ tầng kinh tế - xã hội

1.2.3.1 Về kinh tế

Về thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêudùng xã hội trong năm 2015 đạt 15.150 tỷ đồng, vượt 1% kế hoạch, tăng 14,55% sovới cùng kỳ Tổng số cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố là12.346 cơ sở, với tổng số 31.511 lao động, tăng 384 cơ sở và 1.382 lao động so vớinăm 2014

Về sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện trong năm 2015 đạt 3.700 tỷ 370triệu đồng, bằng 100,01% kế hoạch, tăng 4,19% so với cùng kỳ; trong đó, doanhnghiệp Nhà nước là 242 tỷ 101 triệu đồng; doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 3.458 tỷ

-269 triệu đồng Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bànthành phố có 897 cơ sở, tăng 25 cơ sở so với năm 2014; tổng số lao động sản xuấtcông nghiệp là 12.805 lao động, tăng 2.452 lao động so với năm 2014

Về sản xuất nông - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân là 90triệu đồng/ha/năm, vượt 9,76% kế hoạch Các địa phương trong thành phố đã gieotrồng được 8.490 ha lúa, vượt 16,30% kế hoạch, tăng 178 ha so với cùng kỳ, sản lượngđạt 48.277 tấn, vượt 20,24% kế hoạch; riêng diện tích cánh đồng mẫu là 1.370 ha, tăng

890 ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 5,8 - 6,0 tấn/ha

Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản năm 2015 là 251 ha, đạt100,40% kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích thả nuôi tôm là 50,5

ha, diện tích thả nuôi thủy sản khác là 200,5 ha; tổng sản lượng đạt 757 tấn;

Về tình hình chăn nuôi: Năm 2015, toàn thành phố có tổng đàn gia súc là 17.700con, đạt 100% kế hoạch; trong đó, bò sữa là 200 con; tổng đàn gia cầm là 160.000 con,đạt 100% kế hoạch

Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện trong năm 2015 là

482 tỷ 706 triệu đồng, vượt 9,28% kế hoạch, tăng 1,38% so với cùng kỳ; trong đó, thutrong cân đối (thu thuế) đạt 211 tỷ 085 triệu đồng, vượt 2,77% kế hoạch; thu trợ cấpcân đối được 66 tỷ 954 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch; thu không cân đối là 204 tỷ

667 triệu đồng, vượt 20,85% kế hoạch

Trang 12

Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng số công trình trên địa bàn thành phố năm 2015

là 36 công trình; trong đó, số công trình thuộc nguồn vốn do thành phố quản lý là 35công trình, đến nay đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng 35 công trình, với tổng số tiềnđầu tư là 118 tỷ 847 triệu đồng; Số công trình thuộc nguồn vốn do tỉnh quản lý giaocho thành phố làm chủ đầu tư là 01 công trình trường Trung học phổ thông thành phốSóc Trăng, với tổng số tiền đầu tư là 45 tỷ 956 triệu đồng

1.2.3.2 Văn hóa - xã hội

Ngành giáo dục - đào tạo thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáodục cho giáo viên và học sinh nhân các ngày lễ kỷ niệm trong năm 2015; tăng cườngcải tiến phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục, phát động và duy trì cácphong trào mũi nhọn phục vụ tích cực cho hoạt động dạy học Kết thúc năm học 2014

- 2015 thành phố được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; tốtnghiệp Trung học cơ sở đạt 99,26%; tốt nghiệp hệ Trung học phổ thông đạt 95,60%;huy động học sinh năm học 2015 - 2016 được 30.245 học sinh, đạt 100,82% kế hoạch.Năm 2015 xây dựng 02 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng sốtrường đạt chuẩn Quốc gia của thành phố lên 17 trường, tương đương tỷ lệ trường đạtchuẩn quốc gia là 50%

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt: Trongnăm 2015, trạm Y tế 10 phường đã khám chữa bệnh cho 191.925 lượt người; thực hiện

kế hoạch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 99,86% kế hoạch; tỷ lệ trẻ suydinh dưỡng dưới 05 tuổi là 12,06%, đạt 95,36% kế hoạch; số trạm Y tế có bác sĩ phục

vụ hiện nay là 10/10 trạm, có 10/10 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế

Về lao động giải quyết việc làm: Trong năm 2015, thành phố đã giải quyết việclàm cho 3.102 lao động, vượt 10,79% kế hoạch; đào tạo nghề cho 3.180 học viên, vượt6% kế hoạch; xuất khẩu lao động được 25 lao động, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ lao độngqua đào tạo được 74,2%, đạt 100,27% kế hoạch

Thực hiện chính sách đối với hộ nghèo: Trong năm, thành phố đã cấp phát16.546 thẻ bảo hiểm y tế năm 2015 cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thành phố;Phối hợp UBND các Phường 2, 3, 4, 5, 7 và 8 chi hỗ trợ tiền điện quý I, quý II, quýIII/2015 cho 39 hộ nghèo trên địa bàn thành phố với số tiền 16 triệu 146 nghìn đồng;thành phố xây dựng 16 căn nhà và sửa chữa 02 căn nhà ở cho hộ nghèo với số tiền 620triệu đồng; cũng trong năm 2015, thành phố đã thoát nghèo được 17 hộ, thoát cậnnghèo 518 hộ, hiện nay số hộ nghèo trên địa bàn thành phố là 22 hộ với tỷ lệ 0,07%, số

hộ cận nghèo là 3.592 hộ, với tỷ lệ 11,82%

Trang 13

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT KÊNH 8M, KÊNH

30/4 TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Các khái niệm liên quan đến ô nhiễm nước

Nước là thành phần cấu thành quan trọng của tất cả mọi sinh vật, gồm cả conngười Chúng ta sử dụng nước trong hầu hết các hoạt động hằng ngày, từ phục vụ sinhhoạt gia đình như ăn, uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản và công nghiệp Nước là thành phần chính của môi trường sống.Nguồn tài nguyên quan trọng này đã tạo dựng nên xã hội loài người với sự đa dạng về

xã hội, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng ở khắp mọi nơi

Nước được coi là tài nguyên thiên đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của sự sống trên Trái đất Hiểu theo nghĩa rộng thì tài nguyên nước là các nguồnnước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau nhưhoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường

Theo “Thuật ngữ thuỷ văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là lượng nướctrên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể khai thác (nước mặt

và nước dưới đất) Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam (1998) quy định "Tàinguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam" Rõ ràng, tài nguyên nước của một lãnh thổ làtoàn bộ lượng nước có trong đó mà con người có thể khai thác sử dụng được, xét cả vềmặt lượng và chất, cho sinh hoạt, sản xuất, trong hiện tại và tương lai Nước là dạng tàinguyên đặc biệt Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định

sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể mang tai họa đến cho con người Nước cókhả năng tự tái tạo về lượng, về chất và về năng lượng

Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển Chu trình nước trong tựnhiên giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đất đai và sự phát triển trêntrái đất Nước được xem là tài nguyên đặc biệt, tài nguyên nước trên trái đất khá dồidào, ước tính khoảng gần 1,5 tỉ km3 nhưng lượng nước ngọt thường được dùng chỉchiếm 0,8% (nước có ích không quá 3 triệu km3 Nước mưa 10.500 km3, phần lớnđóng băng, khoảng 1/3 đổ ra sông Nước sông chỉ có 1200 km3) Nước là nguồn tàinguyên có thể tái sinh, nếu biết sử dụng khôn khéo, tài nguyên nước sẽ mãi mãi tồntại (Nguyễn Thị Phượng Loan, 2005)

Trang 14

Bảng 2.1: Đặc điểm của nước mặt.

Các thông số Đặc điểm

Độ đục, MES (thực hoặc

dạng keo) Thay đổi, đôi khi khá cao.

Màu sắc Đặc biệt liên quan tới MES (đất sét, tảo) trừ nước mềm và axit

(axit humic)

Chất khoáng hóa toàn bộ Thay đổi phụ thuộc vào nền đất, lượng mưa, đất đào bỏ đi

Fe và Mn hóa trị 2 (ở trạng

thái hòa tan)

Nhìn chung không có, trừ tình trạng bảo dưỡng chiều sâu bìnhchứa nước

CO2 xâm thực Nói chung không có

O2 hòa tan Thường xuyên nhất gần trạng thái bão hòa Không có mặt trong

trường hợp nước bị ô nhiễm

NH4 Chỉ có trong nước bị ô nhiễm

Nitrat Nói chung ít dồi dào

Silic Hàm lượng nói chung vừa phải

Chất vi ô nhiễm vô cơ và

Dung môi chứa Clo Rất hiếm có

Đặc tính dinh dưỡng Thường xuyên tăng lên rõ nét ở nhiệt độ cao

(Jean Louis Brault, 1999)

2.1.1 Định nghĩa

Theo WHO, sự ô nhiễm là việc đưa vào môi trường các chất thải hay năng lượng

ở một lượng nào đó có thể gây tác hại cho sức khỏe của con người, sự phát triển củacác sinh vật hay làm suy giảm chất lượng của môi trường Theo các qui định về bảo vệmôi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là việc đưa vào các nguồn nước các tác nhân

lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môitrường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thườngcủa một loại sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường banđầu

Theo một định nghĩa khác "Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều các tạpchất, các chất không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn nước, vượtkhỏi khả năng tự làm sạch của các nguồn nước này" (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

Trang 15

do mưa chảy tràn kéo theo dòng chảy của nước.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệthống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác

Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rấtnghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gâysuy thoái chất lượng nước toàn cầu

2.1.2.2 Nhân tạo

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môitrường nước như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trườngcòn chưa cao…

a Từ sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách

sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của conngười

Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất

có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sốngcàng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao

Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt,

nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu

đô thị

Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị

để xử lý chung Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vàođường cống Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tựnước thải sinh hoạt

b Từ các hoạt động công nghiệp

Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, giao thông vận tải

Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không

có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ

Trang 16

thể Như nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn cácchất hữu cơ, nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có cáckim loại nặng, sulfua,

Hiện nay, nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, thải ra một lượng lớn nước thảimỗi ngày chưa qua xử lý Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lầngiới hạn cho phép Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhuộm, thuộc da, chếbiến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lýthải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng

d Trong sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua

xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác như thuốc trừsâu, phân bón từ các ruộng lúa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thểgây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệthực vật theo kinh nghiệm không theo hướng dẫn Một số còn sử dụng các loại thuốctrừ sâu có liều lượng độc cao hay đã bị cấm như DDT, Aldrin sau khi sử dụng xong

vỏ chai thuốc bị vứt ngay ra bờ ruộng, lượng thuốc còn sót lại có thể hòa tan với nướcsông

e Trong sản xuất ngư nghiệp

Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy khôngđược xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước Các chất thải nuôitrồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụngnhư hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất Bên cạnh đó, cácxưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chếbiến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảoquản Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông,biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó chịu

Trang 17

2.1.3 Các tác nhân gây ô nhiễm

Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nhưng chủ yếu là các tác nhânchính như sau:

2.1.3.1 Các hợp chất vô cơ

Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+, K+.Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độctính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F

b Sulfat (SO 4 2- ):

Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độsulfat cao Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axitsulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hạicho cây trồng

c Clorua (Cl - ):

Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải Clorua kết hợp với cácion khác như natri, kali gây ra vị cho nước Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khảnăng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bêtông, Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thểgây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt

- Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốcchống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực) Trong tự nhiên, thủy ngân được đưavào môi trường từ nguồn khí núi lửa Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngântrong nước khá cao Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối

vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân

- Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tựnhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng )

Trang 18

2.1.3.2 Các chất hữu cơ

a Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi):

Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nướcthải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phânhuỷ sinh học Trong nước thải sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộcloại dễ bị phân huỷ sinh học Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng

có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tantrong nước, dẫn đến chết tôm cá

b Các chất hữu cơ bền vững:

Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vậtphân huỷ trong môi trường Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong môitrường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật Do có khả năng tích luỹ sinh học, nênchúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người

Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồngruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…) Các hợp chấtnày thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rấtnhỏ trong môi trường

c Nhóm hợp chất phenol:

Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp(lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…) Các hợp chất này làm cho nước có mùi,gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người

d Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ:

Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại hoá chất bảo vệ thực vậtđang được sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ Trong số đóphần lớn là các hợp chất hữu cơ

Hầu hết các chất này có độ tính cao đối với con người và động vật Nhiều nhấttrong số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ, bị phân huỷ rất chậm trong môi trường, có khảnăng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con người

Trang 19

+ Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo hoặcdạng hòa tan, các chất thải công nghiệp

+ Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, lignin…)

2.1.3.5 Các chất gây mùi vị

Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sứckhỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái như: + Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp

+ Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật

a Vi khuẩn:

Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào, nhưng chưa có cấu trúcnhân phức tạp, thuộc nhóm prokaryotes và thường không màu Vi khuẩn là dạng sốngthấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên sinh chất từ môi trường xung quanh Cácloại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả(cholera, do vi khuẩn Vibrio comma), bệnh thương hàn (typhoid, do vi khuẩnSalmonella typhosa),…

b Vi rút:

Vi rút là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước rất bé, có thểchui qua được màng lọc vi khuẩn Vi rút có mang đầy đủ thông tin về gen cần thiếtgiúp cho quá trình sinh sản và những vật ký sinh cần phải sống bám vào tế bào sinhvật chủ (từ vi khuẩn đến tế bào động vật, thực vật) Vi rút có trong nước có thể gây cácbệnh có liện quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tuỷ xám, viêm gan,…

2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước

2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường

a Nước và sinh vật nước:

* Nước:

+ Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặnglắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, một phần lượng chất được các sinh vật tiêuthụ, một phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tínhchất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kimloại nặng…)

Trang 20

+ Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữalượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinhvật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn

lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫnđến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suygiảm nghiêm trọng

* Sinh vật nước:

Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông,

do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ cácchất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh,một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm chonhiều loài thuỷ sinh chết

Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất :

- Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit khôngtan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặtđất (đóng phèn)

- Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửatrôi thì đất sẽ bị chua hóa

c Ảnh hưởng đến môi trường không khí:

Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, mà còn ảnh

Trang 21

chất hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như:niêm mạc đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch,tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…

2.2.2 Ảnh hưởng đến con người

a Sức khỏe con người:

- Do kim loại trong nước:

Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng

là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại lànguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, độtbiến Đặc biệt là nguyên nhân gây nên những làng ung thư

Sau đây là một số kim loại có nhiều ảnh hưởng nhiêm trọng nhất:

- Trong nước nhiễm chì:

Trong nước thiên nhiên chì chiếm khoảng 0,001 – 0,020 mg/l Nguồn ô nhiễm

chì trong nước chủ yếu từ nước thải của công nghệ sản xuất kẽm chì, sản xuấtmolypden, và vonfram (Lê Huy Bá, 2006)

Chì có tính độc cao đối với con người và động vật Sự thâm nhiễm chì vào cơ thểcon người từ rất sớm từ tuần thứ 20 của thai kì và tiếp diễn suốt kì mang thai Trẻ em

từ 6 tuổi trở xuống và phụ nữ có thai là những đối tượng mẫn cảm với những ảnhhưởng nguy hại của chì gây ra

- Trong nước nhiễm thủy ngân:

Hg thường có trong nước bề mặt và nước ngầm ở dạng vô cơ với nồng độ thườngnhỏ hơn 0,5 ’g/l Thủy ngân có thể xâm nhập vào nguồn nước dưới nhiều hình thức và

từ nhiều nguồn khác nhau Về mặt số lượng, chiếm vị trí hàng đầu là nguồn nước thảicông nghiệp, đặc biệt là các nhà máy hóa chất Tuy nhiên, không ngoại trừ nước mưarửa trôi các hóa chất dùng khi gieo trồng thì một phần đáng kể thủy ngân cuối cùngcũng chuyển hóa về dạng Metyl thủy ngân nên trong chuỗi thực phẩm nước, hợp chấtnày xuất hiện là chủ yếu (Lê Huy Bá, 2006)

Một ví dụ về bệnh do thủy ngân gây ra đó là căn bệnh Minamata, ở thị trấnMinamata Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận căn bệnh này do nhiễmđộc methyl thủy ngân gây ra Hậu quả 2248 người mắc bệnh, trong đó 1004 người chết

và 2000 người đòi bồi thường

- Trong nước nhiễm Asen:

Khi sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rốiloạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm sàng như là chân răng đen Các ảnhhưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường, các loại ung

Trang 22

thư nội tạng( bàng quang, gan, thận), các loại bệnh về da( chứng tăng mô biểu bì,chứng tăng sắc tố mô và ung thư da)

- Nước nhiễm Crom:

Hợp chất Cr+ rất độc có thể gây ung thư phổi, gây loét dạ dày, ruột non, viêmgan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim…Crom xâm nhập vào nguồn nước từnước thải của các nhà máy mại điện, nhuộm thuộc da, chất nổ, đò gốm, sản xuất mựcviết, mực in, in tráng ảnh…

- Nước nhiễm Mangan:

Mangan đi vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, xói mòn và chất thải côngnhiệp luyện kim, acquy, phân hóa học…

Với hàm lượng cao mangan gây độc mạnh với nguyên sinh chất của tế bào, đặcbiệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn,phổi, ngộ độc nặng và tử vong

- Nước nhiễm Cadmium: Cadmium có trong nước từ nguồn nước thải công

nghiệp hóa chất, luyện kim, chất dẻo, khai thác mỏ, Chúng được tích tụ ở thận và cóchu kỳ bán hủy trong cơ thể người từ 10 -35 năm Cadmium thuộc nhómm 2A, có đặctính cao đối với thủy sinh vật, bởi tính dễ hấp thụ và tích lũy trong cơ thể thủy sinh củachúng Dựa trên sự xâm nhập: 10% theo đường nước uống (Lê Huy Bá, 2008)

Trang 23

Bảng 2.2: Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước thải.

STT Nguyên tố Nguồn thải Tác hại

1 Pb Công nghệ mỏ, than đá, xăng, hệ

thống ống dẫn

Gây thiếu máu, bệnh thận, rốiloạn thần kinh, môi trường sống

bị phá hủy

2 Hg Chất thải công nghiệp mỏ, thuốc

trừ sâu, than đá Độc tính cao.

3 As Thuốc trừ sâu, chất thải hóa học Rất độc, gây ung thư

ung thư như Cr (VI)

6 Cd Chất thải công nghiệp mỏ, mạ

kim loại, ống dẫn nước

Đảo ngược vai trò hóa sinh củaenzim, gây cao huyết áp, hỏngthận, phá hủy các mô và hồngcầu, có tính độc đối với độngthực vật dưới nước

(Đặng Đình Bạch và Nguyễn Văn Hải, 2006)

* Các hợp chất hữu cơ:

Trên thế giới hang năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồmcác chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ giatrong dược phẩm thực phẩm Các chất này thường độc và có đọ bền sinh học khá cao,đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớnđến sức khỏe con người

* Vi khuẩn trong nước thải:

Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người vàđộng vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt

- Bệnh đường ruột: Bệnh đường ruột gây nên chủ yếu do các loại vi khuẩn sốngtrong nước như vi khuẩn đại tràng, thương hàn, tả, lỵ… ngoài ra trong nước tự nhiên

và nước sinh hoạt còn có thể có các loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trẻ em nhưLeptospira, Brucella,tularensis, các siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan, ECHO, Coksaki…

- Bệnh tiêu chảy: là bệnh lây lan chủ yếu bởi phân người Bên cạnh đó thức ănnước uống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh Nhiều nước trên thế giới tỷ lệ cóthể lên tới 220 trẻ chết trong 1000 trẻ sinh ra, trong đó ít nhất có 25% trẻ chết vì cácbệnh tiêu chảy

Trang 24

Bảng 2.3: Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu.

Vi khuẩn Loại bệnh Nơi sinh sống chủ

yếu

Nơi gây ảnh hưởng chủ yếu

Salmonella typhi Sốt thương hàn Phân người Dạ dày - ruộtSalmonella paratyphi Sốt phó thương

E coli gây bệnh Viêm dạ dày

Yersinia enterocolitica Viêm dạ dày

Campylobacter jejuni Viêm dạ dày

Vi khuẩn cơ hội Nhiều loại khác

Chủ yếu dạ dày ruột

-(Lâm Minh Triết và Lê Hoàng Việt, 2009)

b Ảnh hưởng đến đời sống:

- Sinh hoạt thường ngày:

Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm xáo trộn cuộcsống và sinh hoạt hàng ngày Một số nơi ở nông thôn, nhân dân lấy nguồn nước sônglàm nước sinh hoạt hàng ngày Vậy mà giờ đây nguồn nước đó lại bị ô nhiễm làm chođời sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây sẽ phần nào bị xáo trộn do nguồn nước sinhhoạt hàng ngày của họ đã không còn giữ được như xưa Nguồn nước bị ô nhiễm nặngkhông thể sử dụng được, hàng ngày nấu ăn trong gia đình thì họ mua nước, còn tắmrửa thì vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm Vì hàng ngày phải tắm rửa bằng nguồnnước bị ô nhiễm nên nhiều người dân, nhất là trẻ con có hiện tượng bị ngứa, nổi mẩn

đỏ

Tại một số vùng nông thôn hệ thống xả nước thải được xây dựng tạm bợ giờ đâytrở nên ứ đọng, tràn ra xung quanh làm ô nhiễm môi trường không những thế nó còngây trở ngại cho lưu thông, đi lại của nhân dân trong vùng.Mặc khác nó còn làm chonguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng, gây thiếu hụt nguồn nước ngọt nghiêm trọng

Trang 25

vẫn trả tiền hàng tháng cho công ty cấp thoát nước Việc mua nước phải thực hiện lúcsáng sớm hoặc tối vì ban ngày họ phải đi làm nên ảnh hưởng rất lớn đến thời gian làmviệc và sinh hoạt.

- Hoạt động sản xuất:

Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đặc biệt tại cácthành thị lớn nơi có hàm lượng chất ô nhiễm cao Nhiều dòng sông, kênh lớn này đảmbảo tưới tiêu cho ruộng lúa, cây ăn quả trong nông nghiệp,

Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh này cho thấy, các thông sốCOD, BOD5, Coliform, đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi vàtiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài lần đến hàng chục ngàn lần Từng dòng nước

có màu nâu đen, mùi khó chịu chảy về các nhánh

Nhiều hộ dân, sống dọc theo các con kênh, sông này cho biết, dòng kênh thườngxuyên bốc mùi hôi thối Nguồn nước này bị ô nhiễm bởi các khu công nghiệp, cụmcông nghiệp và các cơ sở nhỏ lẻ dọc kênh Các khu công nghiệp này tuy đã xây dựngnhà máy xử lý nước thải nhưng chưa có giấy phép xả thải vào hệ thống sông Việc ônhiễm nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến công tác điều tiết phục vụ tưới tiêu,ngăn mặn, xổ phèn và phòng chống cháy rừng, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống sinhhoạt, sức khoẻ của người dân quận vùng ven và các huyện ngoại thành

Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có những khu đấtphải bỏ không vì ô nhiễm quá nặng Ở một số nơi khác vì ô nhiễm quá nặng nên ngườidân không thể trồng trọt, chăn nuôi được, nhiều người dân đành bỏ nghề hoặc đi nơikhác sinh sống

- Ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan và các hoạt động vui chơi giải trí:

Khi nguồn nước bị ô nhiễm, thường sẽ có rác trôi lơ lững và đôi khi có xác độngvật chết, bốc mùi hôi thối Làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan, hạn chế sự lưu thông củatàu thuyền khi đi qua các con sông, con kênh này do sự cản trở của rác Hơn nữa cáccon sông, con kênh này thường thông với nhau, nếu con kênh này bị ô nhiễm thì có thểkéo theo con kênh kia bị ô nhiễm Ảnh hưởng đến việc du lịch, tham quan, nhất là ởcác điểm du lịch

2.3 Hiện trạng của kênh 8m và kênh 30/4

Theo kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng tài nguyên nước cũng nhưmức độ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước cho thấy, chất lượng môi trường tại đây đã cónhiều thay đổi và ngày càng xấu đi

Môi trường nước có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ chất hữu cơ, dinh dưỡng và visinh do kênh chạy qua các khu dân cư, chợ, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất …

đã làm ô nhiễm

2.4 Đánh giá kết quả phân tích

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Thị Phượng Loan (2005), “Giáo trình tài nguyên nước”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài nguyên nước
Tác giả: Nguyễn Thị Phượng Loan
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2005
4. Nguyễn Võ Châu Ngân (2003), “Giáo trình tài nguyên nước lục địa”, NXB Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài nguyên nước lục địa
Tác giả: Nguyễn Võ Châu Ngân
Nhà XB: NXBĐại học Cần Thơ
Năm: 2003
5. Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải (2006), “Giáo trình Hóa học môi trường”, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hóa học môi trường
Tác giả: Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
7. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng, “Báo cáo tổng hợp: Dự án Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp: Dự án Quyhoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025và định hướng đến năm 2035
8. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng, “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Sóc Trăng đợt 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2016” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả quan trắc môitrường nước mặt tỉnh Sóc Trăng đợt 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2016
9. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng, “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nước mặt tỉnh Sóc Trăng đợt 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 năm 2017”.* Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả quan trắc môitrường nước mặt tỉnh Sóc Trăng đợt 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 năm 2017
1. Lê Huy Bá (2008), Độc học môi trường cơ bản, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh Khác
2. Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường, Tập 2, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh Khác
6. Lâm Minh Triết, Lê Hoàng Việt (2009), Vi sinh vật nước và nước thải, NXB Xây dựng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w