bai du thi TD

5 241 0
bai du thi TD

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU Kỷ niệm 35 năm ngày chiến thắng Thượng Đức (1974 - 2009) A.Phần thi tìm hiểu: Câu 1. Chiến dịch đánh vào Chi khu Quận lỵ Thượng Đức (1974) mở đầu và kết thúc bằng sự kiện gì và vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết diễn biến chính của chiến dịch Thượng Đức? Trả lời: Chiến dịch đánh vào Chi khu quân sự Quận lỵ Thượng Đức (1974) mở đầu và kết thúc bằng sự kiện vào ngày, tháng, năm: Mở đầu vào lúc 05h ngày 29/7/1974. sau hai phát pháo hiệu xanh đỏ mở màn, pháo ta bắt đầu bắn mãnh liệt vào Chi khu quân sự Thượng Đức, trong đó có loại đạn điều khiển mang ngọn lửa đó đi lừ lừ. cùng lúc đó, bọ binh ta vuợt qua khu rừng kêu, tiếng đánh chiếm các tiền đồn A,B,C,Gò Cấm, Ba Khe, gò MỒ Côi, Lục Nam …Một đơn vị đã bao vay khu chợ Hà Tân gọi địch đầu hàng. Nhân dân ở các khu dồn và các thôn 12,13,14,15 đồng loạt nổi dậy phá vỡ ách kèm kẹp, hỗ trợ đắt lực cho bộ đội ta tiến công vào Thượng Đức. - Kết thúc vào lúc 8 giờ 30 phút 7/8/1974 , lá cờ cách mạng của đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Đà trao cho Sư đoàn 304 tung bay trên cứ điểm Thượng Đức, chính thức báo tin vui: Thượng Đức hoàn toàn giải phóng. Toàn bộ quân địch ở Thượng Dức đã bị tan rã. Hơn 13 ngàn dân Thượng Đức thoát khỏi ách kèm kẹp của Mĩ-Nguỵ. - Những diễn biến chính của chiến dịch Thượng Đức: - Đúng 5 giờ sáng 29/7/1974, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát lệnh tân công Thượng Đức. Hai phát pháo hiệu xanh đỏ vút lên không trung và tín hiệu “Bão táp” được truyền đi các hướng. - Từ ngày 31/7/1974 đến 7/8/1974,Trung đoàn 3 ,Sư đoàn 324 tiếp tục làm nhiệm vụ tiến công tiêu diệt địch ở động Hà Sống, Hà Tân, tạo thành thế bao vây Thượng Đức. - 4 giờ sáng 7/8/1974, Sư đoàn 304 quyết định chuyển hướng tiến công thứ yếu của Tiểu đoàn 9 thành hướng tiến công chủ yếu và tăng cường hoả lực cho Tiểu đoàn 9 đánh chiếm khu Bảo An, dùng hoả lực chi viện cho tiểu đoàn 8 đánh khu biệt động. Việc chuyển hướng tiến công đã hạn chế một phần hoả lục bắn thẳng và phi pháo của địch, tạo điều kiện đột phá thành công. - 5 giờ 30 phút 7/8/1974, sau khi củng cố lại lực lượng, bố trí lại đội hình, Trung đoàn 66 mở đợt tiến công cuối cùng, đánh chiếm được toàn bộ căn cứ địch. Đúng 8 giờ 30 phút 7//1974, lá cờ Cách mạng do Đảng bộ và nhân dân trao cho Sư đoàn 304 tung bay giữa chi khu quận lị, chính thức báo tin vui Thượng Đức hoàn toàn giải phóng . Họ và tên: Phạm Văn Hùng Đơn vị: xã Đại Chánh – Đại Lộc - Quảng Nam Câu 2:Bạn hãy cho biết lực lượng của ta tham gia tác chiến chủ yếu ở chiến dịch Thượng Đức? Lực lượng chủ lực và lực lượng chỉ huy trực tiếp chiến dịchThwợng Đức là đơn vị nào? Trả lời: • Lực lượng của ta tham gia tác chiến tại chiến dịch Thượng Đức: • Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn 9) thuộc Quân đoàn hai, Tiểu đoàn một anh hùng Tiểu đoàn 10 của tỉnh; lực lượng vũ trang huyện Đại Lộc làm nhiệm vụ phối thuộc. cán bộ và nhân dân trong tỉnh, trong huyện Đại Lộc được tỉnh huy động để phục vụ cho tiến công và nổi dậy. • Ngoài ra Sư đoàn 304 còn được tăng cường: Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 219 công binh, đại đội tên lửa A72,B72 của quân đoàn, Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 . • Lực lựơng chủ lực và lực lượng chỉ huy trực tiếp chiến dịch Thượng Đức là Sư đoàn 304 ( trong đó chủ công là trung đoàn 66 ). Quân đoàn 2 tổ chức một bộ phận tiền phương đi cùng với Sư đoàn 304 do Đại tá Hoàng Đan ( Phó Tư lệnh quân đoàn ) phụ trách. Câu 3. Kể tên một số cán bộ cao cấp của ta và các tướng lĩnh tham gia chỉ huy trong chiến dịch Thượng Đức? Trả lời : *Trong chiến dịch Thượng Đức, có các cán bộ cao cấp và các tướng lĩnh tham gia chỉ huy như: - Đồng chí Phạm Đức Nam (Phó Bí thư Đặc khu uỷ. Chủ tịch tỉnh Quảng Đà ) làm chính uỷ chiến dịch. - Đòng chí Phan Thanh Thủ (Bí thư Huyện uỷ Đại Lộc) thành viên Ban chỉ huy, chịu trách nhiệm phát động quần chúng nổi dậy phá khu đồn ở các thôn 12, 13, 14, 15. -Đồng chí Hoàng Đan (Phó Tư lệnh quân đoàn 2) làm Tư lệnh trưởng. -Đồng chí Lê Công Phê (Sư trưởng sư đoàn 304) làm Phó Tư lệnh. Ngoài ra, còn có các đồng chí khác có tham gia như: Đồng chí Nguyễn Chánh (Phó Tư lệnh quân khu V), đồng chí Chu Huy Mân (Tư lệnh quân khu V), đồng chí Phan Hàm (Đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu), đồng chí Trần Bình (Chính uỷ Sư đoàn 304), đồng chí Phan Hoan (Tư lệnh trưởng Mặt trận Quảng Đà), đồng chí Quách Xân (Ban đại diện Chính phủ ở Trung Trung Bộ ), đồng chí Trần Thuận (Bí thư đặc khu uỷ Quảng Đà ), tướng Lê Trọng Tấn, đòng chí Thư ký của tướng Lê Trọng Tấn. Câu 4 Trong chiến dịch Thượng Đức, Chi bộ xã Lộc Bình (Đại Lãnh) đã có nhiều đóng góp lớn. Đặc biệt là sự đóng góp to lớn do công của 3 đồng chí đảng vên của chi bộ, đã góp phần cho ta thắng nhanh ở Thượng Đức. Bạn hãy cho biết công đóng của 3 đồng chí đó là gì? Họ tên địa chỉ của 3 đồng chí đó? Trả lời: Trong chiến dịch Thượng Đức, Chi bộ xã Lộc Bình (Đại Lãnh) đã có nhiều đóng góp lớn. Đặc biệt là sự đóng góp to lớn do công của 3 đồng chí đảng vên của chi bộ. Các đồng hí nầy đã dựa vào cơ sở cách mạng để vào trực tiếp quan sát và vẽ bản sơ đồ Chi khu quận lỵ Thượng Đức gửi ra cho quân ta. Bản sơ đồ nầy góp phần cho ta đánh thắng nhanh ở Thượng Đức. Họ tên, địa chỉ của 3 đồng chí đó là: - Đồng chí Lương Cư ( An) ở thôn Hà Tân xã Đại Lãnh (đã mất) - Đồng chí Lương Huý ở thôn Hà Tân xã Đại Lãnh (đã mất năm 2006) - Đồng chí Ngô Yến ở thôn Hà Tân xã Đại Lãnh (đã mất năm 2007). Câu 5. Chiến thắng Thượng Đức ta đã thu được những thắng lợi to lớn nào?( Nêu những kết quả tiêu biểu). Trả Lời: Chiến thắng Thượng Đức ta đã thu được những thắng lợi to lớn, cụ thể như: - Giải phóng hoàn toàn Quận lỵ Thượng Đức. - Diệt và bắt sống 1.600 tên địch ( có cả quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng, chi khu phó Vũ Trung Tín, tiểu đoàn trưởng 79 biệt động quân Hà Văn Lầu…), bắt sống 3 mâm tề nguỵ ở Lộc Ninh, Lộc Vĩnh, Lộc Bình, bắn rơi 13 máy bay, thu 11 pháo các loại (theo tài liệu tổng kết của quân đoàn 2) - Giải phóng hơn 13.000 dân. - Câu 6. Trong trận đánh vào lô cốt cuối cùng để chiếm Quận lỵ Thượng Đức, có một đồng chí ở trung đoàn 66 đã có một biểu hiện vô cùng anh dũng, giúp cho đồng đội tiến lên đánh thắng địch. Bạn hãy cho biết họ tên đồng chí ấy và biểu hiện anh dũng của đồng chí ấy là gì? Trả Lời: Trong trận đánh vào lô cốt cuối cùng để chiếm Quận lỵ Thượng Đức, có một đồng chí ở trung đoàn 66 đã có một biểu hiện vô cùng anh dũng, giúp cho đồng đội tiến lên đánh thắng địch: - Đồng chí ấy là Chu Ngọc Oanh. - Biểu hiện vô cùng anh dũng, giúp đồng đội tiến lên đánh thắng địch. Diễn biến cụ thể như sau: - Hoả lực của sư đoàn bắn chi viện cho Tiểu đoàn 8 tiếp tục mở cửa.Quả bộc phá nổ cuốn theo lớp hàng rào cuối cùng. Trung đội trưởng Chu Ngọc Oanh dẫn trung đội lao lên. Bọn địch hốt hoảng chui vào lô cốt ngầm bắn ra như điên dại. Từ một lao cốt ở địa thế cao bất thần một khẩu đại liên nhằm đùng hướng tiến quân của ta mà nhả đạn, bộ đội không vựơt lên được. Chu Ngọc Oanh đã bị thương tay trái khi vượt qua cửa mở, anh quyết định lao lên bịt lỗ châu mai của địch. Lợi dụng địa hình có lợi, anh trườn lên phía trước tiếp cận hoả điểm địch. Anh em trong trung đội bắn yểm trợ cho Oanh. Bám vào “góc chết” của lô cốt, Oanh ném lựu đạn và vụt đứng dậy dùng bao cát bịt lấy họng súng đại liên của địch. Tiếp theo là tiếng anh hô vang lên “xung phong!”. Cả đại đội 6 xông lên chọc thẳng vào trung tâm. Họ mang theo cả sức mạnh tinh thần của Chu Ngọc Oanh - Người trung đội trưởng dũng cảm. Câu 7: Bạn hãy cho biết những đóng góp to lớn về sức người, sức của, của quân và dân Đại Lộc trong chiến dịch Thượng Đức năm 1974? Trả lời: Trong chiến dịch Thượng Đứ 1974, quân và dân huyện Đại Lộc đã có những đóng góp rất to lớn về sức người, sức của góp phần làm nên chiến thắng Thượng Đức, đó là: -Huyện ta đã huy động hàng ngàn dân công vận chuyển hàng hoá; chuyển hoen 13 tấn hàng hoá, vũ khí phục vụ chiến dịch; đưa đò, thuyền cho bộ đội, cán bộ qua sông tập kết đến những mục tiêu của chiến dịch. Ngoài ra, còn tham gia mở đường, kéo pháo giúp bộ đội chủ lực. -Lực lượng dân quân, du kích, bộ đội huyện Đại Lộc đã tổ chức đánh địch nhiều nơi trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Thượng Đức. -Quân và dân huyện ta còn tổ chức vận động, gọi hàng binh lính địch, vận động họ và bà con trong khu dồn nổi dậy phá khu dồn, đồn bốt, bắt tù binh, thu vũ khí. Bên cạnh đó còn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau ổn định đời sống trong những ngày đầu mới ra vùng giải phóng. Câu 8: Chiến thắng Thượng Đức có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong cuộc tổng tiến ông và nổi dậy mùa xuân 1975 của quân và dân ta để đánh thắng Mỹ - Nguỵ thống nhất đất nước? Trả Lời: Chiến thắng Thượng Đức có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong cuộc tổng tiến ông và nổi dậy mùa xuân 1975 của quân và dân ta để đánh thắng Mỹ - Nguỵ thống nhất đất nước, đó là: - Thượng Đức là cứ điểm chiến lược hết sức trọng yếu trong hệ thống phòng thủ phía Tây Nam Đà nẵng của địch (Thượng Đức từng được Nguyễn Văn Thiệu tặng cho cái tên là: “Mắt ngọc của đầu rồng”; Tỉnh Quảng Nam đã tặng cái tên: “Cánh cửa thép của Tây Nam Đà Nẵng”). Mất Thượng Đức thì Quận Lỵ Ái Nghĩa, Điện Bàn, Hiếu Đức, Hoà Vang…bị lung lay và Đà Nẵng bị uy hiếp. Cả hệ thống phòng thủ liên hoàn bảo vệ phía Tây Nam Đà Nẵng của địch bị phá vỡ. Thượng Đức trở thành bàn đạp để bộ đội ta đánh chiếm vè phía đông, đánh chiếm Đà Nẵng. - Với vị trí quan trọng như vậy, nên khi ta giải phóng Thượng Đức chính quyền Sài Gòn đã tung hết lực lượng dự bị (gồm sư đoàn và sư đoàn thuỷ quân lục chiến) hòng tái chiếm thượng Đức. Và chính tại chiến trường Thượng Đức, bộ đội Sư đoàn 304 của ta đã đánh tan tác lực lượng tổng dự bị của Mĩ - Nguỵ. - Chiến thắng Thượng Đức đã chứng minh rằng: “Khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch.Chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối , so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi…”. Điều này đã khẳng định sự đúng đắn nhận định và quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương với việc bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Câu 9 : Theo bạn cuộc thi này có bao nhiều người tham gia? Trả lời : Theo tôi, cuộc thi này có người tham gia dự thi. B.Sưu tầm tư liệu viết về chiến thắng Thượng Đức: - Anh chị sưu tầm viết về các nhân vật, sự kiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chiến thắng Thượng Đức, những gương chiến đấu anh dũng hoặc nhưng đóng góp của quân và dân Đại Lộc trong chiến dịch giải phóng Thượng Đức. . nước Câu 9 : Theo bạn cuộc thi này có bao nhiều người tham gia? Trả lời : Theo tôi, cuộc thi này có người tham gia dự thi. B.Sưu tầm tư liệu viết. BÀI DỰ THI TÌM HIỂU Kỷ niệm 35 năm ngày chiến thắng Thượng Đức (1974 - 2009) A.Phần thi tìm hiểu: Câu 1. Chiến dịch đánh

Ngày đăng: 03/09/2013, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan