1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giá trị thặng dư 06

36 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 172,5 KB
File đính kèm gia-tri-thang-du.rar (29 KB)

Nội dung

Phần mở đầu 1 Phần nội dung 3 Chương I: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư, ý nghĩa thực tiễn rút ra 3 A. Mặt chất của giá trị thặng dư 3 I. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 3 II. Sản xuất giá trị thặng dư 7 B. Mặt lượng của giá trị thặng dư 12 I. Tỷ suất giá trị thặng dư 12 II. Khối lượng giá trị thặng dư 13 III. Sự thay đổi trong đại lượng giá trị thặng dư 13 IV. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 16 C. Ý nghĩa thực tiễn rruts ra của vấn đề nghiên cứu 20 Chương II: Thực trạng của việc nghiên cứu và vận dụng lý luận giá trị thặng dư 23 A. Quan điểm của Đảng về việc nghiên cứu và vận dụng lý luận giá trị thặng dư 23 B. Thực trang sản xuất giá trị thặng dư 24 Chương III: Một số giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 28 Phần kết luận 33

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU:

Kinh tế chính trị Mác- Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu học tập, nghiên cứu kinh tếchính trị Mác- Lênin càng được đặt ra một cách bức thiết, nhằm khắc phục lạchậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách rời lý luận với cuộc sống, góp phầnhình thành tư duy kinh tế mới Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trườngtheo định hướng XHCN, mà nền kinh tế thị trường thì luôn gắn liền với cácphạm trù và các quy luật kinh tế của nó Trong đó có phạm trù giá trị thặng dưhay nói cách khác " Sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan ở ViệtNam khi mà ở Việt Nam ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường theo định hướngXHCN" Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trườngnhiều thành phần theo định hướng XHCN nhưng trong chừng mực nào đó vẫntồn tại thành kiến đối với các thành phần kinh tế tư bản, tư nhân, coi các thànhphần kinh tế này là bóc lột Mà theo lý luận của Mác thì vấn đề bóc lột lại liênquan đến "giá trị thặng du" Vì thế, việc nghiên cứu về chất và lượng của giá trịthặng dư sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xâydựng CNXH ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn

Do thời gian có hạn, bài viết này chỉ nêu ra những nội dung cơ bản của

"giá trị thặng dư", cùng một vài ý nghĩa thực tiễn rút ra được khi nghiên cứu vấn

đề này và một số ý kiến về việc vận dụng "giá trị thặng dư" trong nền kinh tế thịtrường theo định hướng XHCN ở nước ta Trong quá trình thực hiện bài viết em

đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè,

và em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy giáo Phan Văn Bình - Thầy giáo phụtrách bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác- Lênin II đã giúp đỡ emhoàn thành bài tiểu luận này

Trang 2

Bài viết này được chia thành 3 chương:

Chương I : Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư Ý nghĩa thực tiễn

của vấn đề nghiên cứu đối với nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN

Chương II : Thực trạng việc nghiên cứu và vận dụng giá trị thặng dư ở

nước ta hiện nay

Chương III: Một số giải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG:

Chương I: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu này đối với nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Cần phải nghiên cứu về giá trị thặng dư bởi sự tồn tại của giá trị thặng dưtrong nền kinh tế thị trường XHCN ở nước ta là một tất yếu khách quan, cónghiên cứu về giá trị thặng dư ta mới thấy rõ những đặc tính phổ biến của sảnxuất và phân phối giá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường đinh hướngXHCN ở nước ta, theo mục tiêu đã được Đảng và Nhà nước ta vạch ra, làm dângiàu nước mạnh, xây dựng thành công XHCN ở Việt Nam

Khi nghiên cứu về phàm trù giá trị thặng dư, Mác đã sử dụng nhuầnnhuyễn phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu Người đã gạt bỏ nhữngcái không bản chất của vẫn đề để rút ra bản chất của nó, đi từ cái chung đến cáiriêng, từ trừu tượng đến cụ thể và đặc biệt là việc sử dụng phương pháp trừutượng hóa khoa học

A Mặt chất của giá trị thặng dư:

Mối quan hệ kinh tế giữa người sở hữu tiền và người sở hữu sức lao động

là điều kiện tiên quyết để sản xuất ra giá trị thặng dư Vì vậy, việc phân tích củaMác về quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư và bản chất và nguồn gốc là mộtvấn đề đáng lưu ý

I Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản:

1 Công thức chung của tư bản:

Tiền là sản phẩm cuối cùng của quá trinh lưu thông hàng hóa Đồng thờitiền cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản Song bản thân tiền khôngphải là tư bản mà tiền chỉ trở thành tư bản khi chúng được sử dụng để bóc lột laođộng của người khác Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo côngthức H-T-H, còn tiền được coi là tư bản thì vận động theo công thức T-H-T Tathấy hai công thức này có những điểm giống và khác nhau:

Trang 4

Giống nhau: Cả hai sự vận động đều bao gồm hai nhân tố là tiền và hàng,

và đều có hai hành vi là mua và bán, có người mua, người bán

Khác nhau: Trình tự hai giai đoạn đối lập nhau (mua và bán) trong haicông thức lưu thông là đảo ngược nhau Với công thức H-T-H thì bắt đầu bằngviệc bán (H-T) và kết thúc bằng việc mua (T-H), bán trước mua sau nhưng tiềnchỉ đóng vai trò trung gian và kết thúc quá trình đều là hàng hóa Ngược lại, vớicông thức T-H-T thì bắt đầu bằng việc mua (T-H) và kết thúc bằng việc bán (H-T) Ở đây, tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa đóngvai trò trung gian, tiền ở đây chỉ để chi ra để mua rồi lại thu lại sau khi bán

Từ đó ta thấy giá trị sử dụng là mục đích cuối cùng của vòng chu chuyểnH-T-H giá trị sử dụng tức là nhằm thảo mãn những nhu cầu nhất định Như vậtquá trình này là hữu hạn, nó sẽ kết thúc khi nhu cầu được thỏa mãn Động cơ vàmục đích của vòng chu chuyển T-H-T là bản thân giá trị trao đổi trong lưu thôngđiểm đầu và điểm cuối đều là tiền, chúng không khác nhau về chất Do vậy nếu

số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa Mànhư ta đã biết, một món tiền chỉ có thể khác với một món tiền khác về mặt sốlượng Kết quả là qua lưu thông, số tiền ứng trước không những được bảo tồn

mà còn tự tăng thêm giá trị Nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T' Trong đó T'=T+∆t số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra là ∆t, Các Mác gọigiá trị thặng dư số tiền ứng ra ban đầu chuyển hóa thành tư bản Vậy tư bản là gátrị mang lại giá trị thặng dư nên sự vận động của tư bản lầ không có giới hạn vì

T-H-sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn

Từ phân tích trên, Mác đã phân biệt õ ràng tiền thông thường và tiền tưbản Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông Còn tiền tưbản là giá trị vận động, nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông rồi lại trở lại lưu thông, tựduy trì và sinh sôi nảy nở trong lưu thông quay trở về dưới đạng đã lớn lên vàkhông ngừng bắt đầu lại cùng một vòng chu chuyển ấy T-H-T' mới nhìn thì nó

là công thức vận động của riêng tư bản thương nghiệp nhưng ngay cả tư bảncông nghiệp và tư bản cho vay thì cũng vậy Tư bản chủ nghĩa cũng là tiền được

Trang 5

chuyển hóa thành hàng hóa thông qua sản xuất rồi lại chuyển hóa thành một sốtiền lớn hơn bằng việc bán hàng hóa đó Tư bản cho vay thì lưu thông T-H-T'được biểu hiện dưới dạng thu ngắn lại là T-T' một số tiền thành một số tiền lớnhơn Như vậy T-H-T' thực sự là công thức chung của tư bản.

Nhưng bên cạnh đó, công thức: T-H-T' mâu thuẫn với tất cả các quy luật

về bản chất của hàng hóa, giá trị, tiền và bản thân lưu thông

2 Những mâu thuẫn của công thức chung:

Trong lưu thông có thể có hai trường hợp xảy ra: một là trao đổi tuân theoquy luật giá trị (trao đổi ngang giá); hai là trao đổi không tuân theo quy luật giátrị (trao đổi không ngang giá)

Trường hợp trao đổi ngang giá: Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá thìchỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ T-H và H-T còn tổng giá trị cũng nhưphần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi, trước sau không đổi Tuynhiên về giá trị sử dụng thì cả hai bên đều có lợi Ở đây không có sự hình thànhgiá trị thặng dư

Trường hợp trao đổi không ngang giá: Nếu hàng hóa bán cao hơn giá trịcủa chúng khi đó người bán được lợi một khoản là một phần chênh lệch giữa giábán và giá trị thực của hàng hóa, còn người mua bị thiệt một khoản đúng bằnggiá trị mà người bán được lợi

Tiền đưa vào lưu thông, qua lưu thông thì thu được giá trị thặng dư mà

lưu thông không tạo ra giá trị nên không tạo ra giá trị thặng dư, tiền rút khỏi lưuthông làm chức năng lưu thông thì làm chức năng cất trữ thì không thu được giátrị thặng dư Như vậy cùng với lưu thông và lại không cùng với lưu thông đâychính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Để giải quyết vẫn đề này ta phải đứng trên các quy luật của lưu thônghàng hóa và lưu thông tiền tệ Vấn đề cơ bản là nhà tư bản đã gặp trên thị trườngmột loại hàng hóa đặc biệt mà khi tiêu dùng nó sẽ đem lại giá trị thặng dư đó làsức lao động

Trang 6

3 Hàng hóa- sức lao động:

a Sức lao động và điều kiện tạo ra hàng hóa:

Sức lao động bao gồm toàn bộ sức thần kinh, sức cơ bắp, thể lực, trí lựcttoonf tại trong bản thân con người sống, nó chỉ được bộc lộ qua lao động và làyếu tố chủ thể không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất xã hội

Sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hóa, nó chỉ biến thànhhàng hóa khi có đủ hai điều kiện:

Thứ nhất: Người lao động phải được tự do về thân thể, tự do về năng lựclao động của mình và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định Bởi

vì sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hóa khi

nó được đưa ra thị trường tức là bản thân người có sức lao động đó đem bán nó.Muốn vậy người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức laođộng của minhf thì mới có thể đem bán sức lao động được Người sở hữu sứclao động chỉ nên bán sức lao động trong một thời gian nhất định, nếu bán hẳnsức lao động đó trong một lần thì người đó sẽ trở thành nô lệ

Thứ hai: Người lao động phải bị tước hết tư liệu sản xuất, muốn sông họphải bán sức lao động của mình Vì nếu người lao động được tự do về thân thể

mà lại có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sản xuất ra hàng hóa và bán hàng hóa domình sản xuất ra chứ không bán sức lao động

Khi sức lao động trở thành hàng hóa, nó cũng có hai thuộc tính là giá trị

và giá trị sử dụng nhưng nó là hàng hóa đặc biệt, vì vậy, giá trị và giá trị sử dụngcủa nó có những nét đặc thù so với những hàng hóa khác

b Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng

*Giá trị của hàng hóa sức lao động:

Giá trị hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sảnxuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định Mà sức lao động lại gắn liền với

cơ thể sống Do đó việc sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cũng bao hàmviệc duy trì cuộc sống của con người đó Muốn duy trì cuộc sống của bản thân

Trang 7

mình, con người cần có một số tư liệu sinh hoạt nhất định Mặt khác số lượngcủa những nhu cầu cần thiết ấy, cũng như phương thức thảo mãn những nhu cầu

đó ở mỗi một người, nhóm người lao động lại khác nhau, do các yếu tố lịch sử,tinh thần, nên giá trị của sức lao động còn mang tính tinh thần, thể chất lịch sử.Nhưng những người sở hữu sức lao động có thể chết đi, do vậy muốn người ấykhông ngừng xuất hiên trên thị trường hàng hóa sức lao động thì người bán sứclao động ấy phải trở nên vĩnh cửu bằng cách sinh con đẻ cái Vì vậy tổng sốnhững tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế đó tức là con cái của nhữngngười lao động Gía trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết

để tái sản xuất sức lao động , duy trì đời sống cong nhân Muốn cho người laođộng có kiến thức và sức lao động vận dụng khoa học trong một ngành lao độngnhất định thì cần phải tốn ít nhiều chi phí đào tạo

*Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:

Nó cũng giống như các hàng hóa thông thường khác ở chỗ là nó cũng phảithảo mãn nhu cầu nào đó của người mua Còn khác ở chỗ các hàng hóa thôngthường qua tiêu dùng thì giảm dần còn sức lao động qua tiêu dùng tức là qua laođộng thì nó tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó do người côngnhân theo thời gian đã tích lũy được kinh nghiệm sản xuất Và phần lớn hơn đóchính là giá trị thặng dư cho nhà tư bản Đến đây ta đã hiểu được mâu thuẫnchung của tư bản là cùng lưu thông và không cùng với lưu thông Từ đó ta thấykhi sức lao động trở thành hàng hóa, tiền tệ thành tư bản

II Sản xuất ra giá trị thặng dư:

Khi người có sức lao động đem bán sức lao động thì người mua sẽ tiêudùng sức lao động của họ bằng cách bắt người đó phải lao động Mà giá trị sửdụng của sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động tức làquá trình lao động và trong quá trình ấy sức lao động tạo ra giá trị thặng dư Do

đó để nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư sẽ bắt đầu nghiên cứu quátrình lao động

Trang 8

Lao động và sức lao động khác nhau ở chỗ sức lao động mới chỉ là khảnăng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.Trong quá trình lao động, sức lao động kết hợp với dụng cụ lao động tác độngvới đối tượng lao động và chuyển toàn bộ giá trị của những tư liệu sản xuất vàosản phẩm được tạo ra.

- Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của conngười tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích củacon người

Đối tượng lao động có hai loại: Loại có sẵn như gỗ, rừng, quặng tronglòng đất, tôm cá dưới sông biển…lao động của con người tác động và phục vụngay cho nhu cầu của con người Và một loại qua chế biến được gọi là nguyênvật liệu

- Tư liệu lao động: là những vật hoặc hệ thống những vật mà con ngườidùng để tác động vào đối tượng lao động cho phù hợp với nhu cầu con người.Trong tư liệu lao động trước hết phải kể đến công cụ lao động, đây là yếu tố trựctiếp cải biến đối tượng lao động

Tư liệu lao động và đối tượng lao động có sự phân biệt tương đối Đốitượng lao động và tư liệu lao động trong quá trình lao động sản xuất hợp thành

tư liệu sản xuất Do đó, có thể nói rằng: Qúa trình lao động là sự kết hợp của haiyếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất

Trang 9

Đi từ cái chung là việc nghiên cứu quá trình lao động, Mác đã đi đến phântích quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB.

2 Sản xuất ra giá trị thặng dư:

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà

là giá trị, hơn nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư.Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giátrị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư

Để hiểu rõ hơn quá trình sản xuất giá trị thặng dư Chúng ta lấy việc sảnxuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ:

Giả sử để có sợi bán nhà tư bản đã mua (giả định theo đúng giá trị) 20kgbông giá 20đôla; tiền hao mòn máy móc 3 đôla, tiền thuê công nhân là 4đôla(ngang bằng tư liệu sinh hoạt để họ sống trong một ngày) và giả sử họ kéo hết sốbông trên trong 4 giờ và mỗi giờ tạo ra một lượng giá trị mới là 1 đôla Việc muabán trên là đúng giá trị và điều kiện sản xuất trung bình của xã hội

Quá trình sản xuất được tiến hành trong 4 giờ lao động với tư cách là laođộng cụ thể công nhân kéo hết 20 kg bông thành sợi Giá trị của bông và haomòn máy móc được lao động cụ thể của công nhân chuyển dịch và bảo tồn vàogiá trị của sợi, hình thành ra bộ phận giá trị cũ (C) là 23 đôla Như vậy để sảnxuất ra 20 kg sợi thì nhà tư bản phải ứng trước một số tiền là 23 đôla Để sảnxuất ra 20 kg sợi thì cần phải có 20 kg bông và sự hao mòn của máy móc, khi5kg sợi được sản xuất ra thì không có nghĩa là giá trị của 5 kg bông và phần máymóc bị hao mòn mất đi mà phần giá trị đó được chuyển nguyên vẹn vào giá trịcủa 20kg sợi Như vậy, giá trị của những tư liệu sản xuất 20kg bông và hao mònmáy móc được biểu hiện bằng 23 đôla, là những bộ phận cấu thành giá trị của20kg sợi Chú ý là người ta chỉ chi phí một thời gian lao động cần thiết trongnhững điều kiện sản xuất xã hội nhất định mà thôi, vì vậy dù nhà tư bản có sửdụng những tư liệu sản xuất nào có giá trị lớn hơn 23 đôla như trên đi nữa thì giánhập vào của giá trị của 5kg sợi cũng chỉ là 23 đôla, tức là số lao động xã hộicần thiết của nền sản xuất mà thôi

Trang 10

Xét về phần giá trị mà lao động của người công nhân đã kết hợp vàobông Giả định muốn sản xuất một lượng trung bình những tư liệu sinh hoạt cầnthiết hàng ngày cho một người lao động thì mất 4 giờ lao động trung bình và giả

sử 4 giừ lao động trung bình đã được vật hóa trong 4 đôla

Việc nhà tư bản trả 4 đôla cho một ngày lao động của người công nhân làđúng giá trị của sức lao động Trong quá trình lao động, lao động không ngừngchuyển hóa từ hình thái hoạt động sang hình thái tồn tại, từ hình thái vận độngsang hình thái vật thể Như vậy 4 giờ lao động xã hội cần thiết, vận động kéo sợi

sẽ biểu hiện ra trong một lượng sợi nhất định là 20kg sợi Do đó thành phần giátrị lao động của người công nhân kết hợp vào giá trị của 20kg là 4 giờ lao động

xã hội cần thiết và chỉ là lượng vật chất hóa của số giờ lao động xã hội đó màthôi Vậy cũng với 4 giờ lao động trên với tư cách là lao động trừu tượng sức laođộng của công nhân tạo ra lượng giá trị mới (V+m) là 4 đôla, kết tinh vào giá trịcủa sợi

Bây giờ ta thấy tổng giá trị cuuar 20kg sợi gồm giá trị của 20kg bông là

20 đôla, với hao mòn máy móc là 3 đôla và 4 giờ lao động của người công nhânkéo sợi biểu hiện là 4 đôla Vậy giá trị của 20kg sợi là 27 đôla Họ ứng ra 27đôla thu về 27 đôla như vậy họ không đạt được mục đích Nhà tư bản suy nghĩcông nhân lao động được trả tiền, họ cũng lao động nhưng không được gì Họsuy nghĩ công nhân lao động được trả 4 đôla ngang bằng với tư liệu sinh hoạtsống trong một ngày do đó không thể chỉ lao động 4 giờ mà nhiều hơn nữa là 8giờ chẳng hạn, 4 giờ sau nhà tư bản chỉ phải mua 20kg bông trị giá 20 đôla, haomòn máy móc là 3 đôla Vậy tổng số tiền nhà tư bản ứng trước để sản xuất 40kgsợi là 40 đôla cho 40 kg bông, 6đôla cho hao mòn máy móc, 4đôla để thuê côngnhân Tổng là 50 đôla thì thu được lượng trội hơn là 4đôla (54-50) là giá trịthặng dư của nhà tư bản

Để làm sáng tỏ thêm Các Mác đã lấy ngày công của công nhân để chứngminh Ông chia ngày lao động của công nhân làm hai phần là thời gian lao độngcần thiết và thời gian lao động thặng dư Công nhân làm việc trong phần thời

Trang 11

gian lao động cần thiết tạo sản phẩm cần thiết với tiền công của mình còn làmviệc trong thời gian lao động thặng dư là tạo ra sản phẩm thặng dư cho nhà tưbản Nhà tư bản bán nó thu về giá trị thặng dư.

Từ đó cho ta biết được nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư: là một

bộ phận của giá trị mới, bộ phận giá trị dôi ra ngoài sức lao động của công nhân

Do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không làlao động không công của công nhân cho tư bản Là quá trình sản xuất ra giá trịthặng dư, quá trình sản xuất ra giá trị đến một thời hạn mà ở đó giá trị sức laođộng của công nhân được hoàn lại bằng một bộ phận của giá trị mới

Tư bản ứng trước của nhà tư bản được chia làm hai bộ phận Một là bộphận tư bản được chi ra để mua tư liệu sản xuất ( tư bản bất biến) ký hiệu là C.Hai là bộ phận tư bản được chi ra để mua sức lao động ( tư bản khả biến) kýhiệu là V, bộ phận tư bản này cũng chỉ là một số tiền như tư bản chi ra để mua tưliệu sản xuất nhưng nhờ mua được sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt mà khitiêu dùng nó tạo ra giá trị thặng dư nên tạo thành lượng khả biến Việc phân chianày càng chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là sức lao động chứ không phải làmáy móc hay tư liệu sản xuất khác

Có hai phương thức sản xuất ra giá trị thặng dư:

a Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:

Đây là phương thức sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài tuyệt đốingày lao động trong khi phần thời gian lao đông cần thiết của công nhân khôngđổi Phần thời gian giá trị thặng dư kéo dài bao nhiêu lầ được hưởng bấy nhiêu

Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ trong đó gồm thời gian lao động cần thiết là

4 giờ và 4 giờ thời gian lao động thặng dư Nay ngày lao động kéo dài tuyệt đốithành 10 giờ mà thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao độngthặng dư tăng từ 4 giờ đến 6 giờ Điều này dẫn đến việc đấu tranh của công nhân

và sự đấu tranh đó buộc nhà tư bản phải rút ngắn thời gian lao động Khi đó độdài ngày lao động được xác định và nhà tư bản phải tìm phương thức khác đểsản xuất ra giá trị thặng dư đó là phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Trang 12

b Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối:

Là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động cầnthiết của công nhân trong khi thời gian lao động của người công nhân không đổidựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội

Ví dụ: Người lao động làm việc 8 giờ trong đó 4 giờ là thời gian lao độngcần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư Nay ngày lao động vẫn giữnguyên là 8 giờ nhưng thời gian lao động cần thiết của công nhân rút ngắnxuống còn 2 giờ nên thời gian lao động thặng dư tăng lên từ 4 giờ đến 6 giờ.Như vậy muốn rút ngắn thời gian lao động của công nhân phải tăng năng suấtlao động xã hội và năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho giá trị hàng hóatiêu dùng giảm xuống kéo theo sức lao động giảm Vì vậy 2 giờ lao động cầnthiết cũng đảm bảo khối lượng tư liệu sinh hoạt để công nhân tái sản xuất sứclao động, đồng thời để tăng năng suất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mớicông nghệ Những doanh nghiệp nào đi đầu trong đổi mới công nghệ sẽ thuđược giá trị thặng dư siêu ngạch Gía trị thặng dư siêu ngạch chính là giá trịthặng dư tương đối vì nó đều do tăng năng suất lao động mà có Nhưng khác ởchỗ giá trị thặng dư tương đối do tăng năng suất lao động xã hội do đó tất cả cácnhà tư bản đều được hưởng Còn giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suấtlao động cá biệt nên chỉ có những nhà tư bản nào có năng suất lao động cá biệthơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch Ởđây máy móc công nghệ tiên tiến không tạo ra giá trị thặng dư mà nó tạo điềukiện để tăng sức lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá của thịtrường Nhờ đó mà giá trị thặng dư tăng lên

B.Mặt lượng của giá trị thặng dư:

Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở khốilượng giá trị thặng dư, và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư

I Tỷ suất giá trị thặng dư:

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lê so sánh giữa giá trị thặng dư và tư bản khảbiến (ký hiệu là m')

Trang 13

Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng giá trị mới do sức lao động tạo rathì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm được bao nhiêu đồngthời nó còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư màngười công nhân làm cho tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian laođộng tất yếu làm cho mình Nói lên sự bóc lột của nhà tư bản với công nhân làmthuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột Để phản ánh quy mô bóc lột, Các Mác sửdụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.

II Khối lượng giá trị thặng dư:

Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng

số tư bản khả biến được sử dụng Ký hiệu là M

Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư có thể biểu hiện bằng công thức:

M = m'.V

( Trong đó V là tổng số tư bản khả biến được sử dụng.)

Nhìn vào công thức trên ta thấy, ở cùng một trình độ bóc lột (m') nhấtđịnh, nếu nhà tư bản sử dụng càng nhiều tư bản khả biến thì khối lượng giá trịthặng dư thu được sẽ càng lớn Như vậy có thể thấy giá trị thặng dư phản ánhquy mô của sự bóc lột, hay đó là sự bóc lột theo chiều rộng

III Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư:

Khi ta bán hàng hóa thì giá cả phải luôn cao hơn giá trị của nó Trong giá

cả của hàng hóa gồm giá trị của nó và phần giá trị thặng dư, mà vần giá trị thặng

dư được quyết định bởi ba nhân tố là độ dài ngày lao động, cường độ bìnhthường của lao động và sức sản xuất của lao động

1 Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không đổi (cho sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi:

Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày laođộng đó không đổi, hay giá trị mới được tạo ra trong ngày lao động là khôngđổi Gía trị mới tạo ra này bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư Màgiá trị của sức lao động không giảm xuống, thì giá trị thặng dư không tăng lên,nên để có sự thay đổi đó cần phải thay đổi sức sản xuất

Trang 14

Gỉa định: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, nếu sức sản xuất của laođộng tăng hàng ngày cần thiết mà trước đây phải cần 4 giờ để sản xuất Do đó,giá trị của sức lao động sẽ giảm xuống Ngược lại, nếu sức sản xuất của lao độnggiảm xuống, thì giá trị của sức lao động tăng lên Như vậy, việc tăng năng suấtlao động sẽ làm giảm giá trị của sức lao động, và đồng thời làm tăng giá trịthặng dư mà việc tăng hay giảm của giá trị thặng du luôn là mối quan tâm hàngđầu của các nhà sản xuất, nó là kết quả chứ không phải là nguyên nhân của việctăng hay giảm tương ứng của giá trị sức lao động.

2 Ngày lao động không đổi, sức sản xuất của lao động không đổi, cường độ lao động thay đổi:

Khi cường độ lao động cao thì sản phẩm làm ra trong ngày sẽ nhiều hơn

so với số lượng sản phẩm làm ra trong một ngày có cường độ lao động thấp hơn

mà số giờ lao động thì như nhau

Trong trường hợp này cũng gần giống như trên là đều đem lại số lượngsản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động Song cũng có điểm khác làgiá trị của mỗi đơn vị sản phẩm trong trường hợp này không đổi vì trước cũngnhư sau, để làm ra một sản phẩm đều hao phí một lượng lao động như nhau còntrong trường hợp tăng sức sản xuất của lao động giá trị của mỗi đơn vị sản phẩmgiảm đi vì nó tốn ít lao động hơn trước

Việc tăng cường độ lao động, làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra khi đótăng lên, giá trị lại không giảm, làm tổng giá trị tăng, trong khi đó giá trị của sứclao động không đổi, do đó, làm giá trị thặng dư tăng lên Việc đó khác với việctăng sức sản xuất của lao động, làm cho giá trị của sức lao động giảm đi, màtổng số giá trị không tăng lên ( vì tuy khối lượng sản phẩm tăng, nhưng giá trịcủa mỗi sản phẩm lại giảm đi tương ứng), do đó giá trị thặng dư tăng lên

3 Sức sản xuất của lao động và cường độ lao động không thay đổi, ngày lao động thay đổi:

Ngày lao động có thể thay đổi theo hai chiều, nó có thể được rút ngắn lạihay kéo dài ra

Trang 15

Việc rút ngắn ngày lao động, trong điều kiện năng suất lao động và cường

độ lao động không thay đổi, không làm thay đổi giá trị của sức lao động, haykhông làm thay đổi số thời gian lao động cần thiết, vì thế nó làm thời gian laođộng thặng dư bị rút ngắn, hay làm giá trị thặng dư giảm Đại lượng tuyệt đốicủa giá trị thặng dư giảm làm đại lượng tương đối của nó so với đại lượng khôngđổi của giá trị sức lao động cũng giảm xuống Nên chỉ có bằng cách giảm giá cảcủa sức lao động xuống thì nhà tư bản mới không bị tổn thất Nếu không thì việcrút ngắn thời gian lao động bao giờ cũng gắn liền với sự thay đổi của năng suấtlao động và cường độ lao động

Kéo dài thời gian lao động: Gỉa sử thời gian lao động cần thiết là 4 giờ,hay giá trị của sức lao động là 4 đồng, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ vàgiá trị thặng dư là 4 đồng Toàn bộ ngày lao động là 8 giờ, và biểu hiện trong sảnphẩm là 8 đồng Nếu ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ, và giá cả sức laođộng không thay đổi, thì đại lượng tương đối của giá trị thặng dư tăng lên cùngvới đại lượng tuyệt đối của nó Mà vì giá trị của sức lao động không đổi, giá trịthặng dư lại tăng lên, do đó, đại lượng tương đối của giá trị sức lao động so vớigiá trị thặng dư sẽ giảm xuống Như vậy, giá trị thặng dư tăng lên là nguyênnhân làm đại lượng tương đối của giá trị sức lao động giảm Khi kéo dài ngàylao động cho đến một điểm nhất định, thì sự hao mòn sức lao động tăng lên,người lao động cần nhiều tư liệu sinh hoạt hơn để bù đắp hao mòn đó, do đó, giá

cả của sức lao động phải tăng lên, nhưng ngay cả khi giá cả của sức lao động cótăng lên thì giá trị của sức lao động cung giảm đi tương đối so với giá trị thặngdư

4 Sự thay đổi cùng lúc của ngày lao động, sức sản xuất và cường độ của lao động:

Có hai trường hợp quan trọng sau cần phải nghiên cứu:

Sức sản xuất của lao động giảm xuống, đồng thời ngày lao động bị kéodài

Trang 16

Chúng ta nói đến sức sản xuất của lao động giảm xuống là nói đến nhữngngành lao động mà sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động, như ngànhnông nghiệp, sức sản xuất của lao động đã giảm xuống do độ màu mỡ của đấtkém đi, và giá cả sản phẩm đó đắt lên một cách tương ứng.

Khi sức sản xuất của lao động giảm đi, thì như phân tích ở trên, giá trị củasức lao động sẽ tăng lên, thời gian lao động cần thiết tăng lên, làm thời gian laođộng thặng dư giảm đi, giá trị thặng dư cũng vì thế mà giảm xuống Nếu nhưngày lao động được kéo dài để giá trị thặng dư được sinh ra khi đó đúng bằnglượng giá trị thặng dư trước đó, thì đại lượng của nó vẫn giảm xuống tương đối

so với giá trị sức lao động Và nếu tiếp tục kéo dài thời gian lao động thì có thể

cả hai đại lượng tuyệt đối và tương đối ccuar giá trị thặng dư có thể tăng lên

Cường độ và năng suất lao động tăng lên cùng với việc rút ngắn ngày laođộng

Khi cường độ và sức sản xuất của lao động tăng lên có nghĩa là thời gianlao động cần thiết được rút ngắn lại, đồng thời, thời gian lao động thặng dư đượckéo dài ra, giá trị thặng dư được sinh ra tăng lên Và do đó, có thể rút ngắn ngàylao động đến khi thời gian lao động thặng dư không còn nữa, nhưng cả khi sứcsản xuất và cường độ lao động có tăng đi nữa, giới hạn thời gian lao động cầnthiết vẫn sẽ được nới rộng, bới vì, càng ngày con người càng có nhu cầu sinhsống, hoạt động phong phú hơn, đồng tời một phần lao động thặng dư ngày nay

sẽ được tính vào lao động cần thiết, cụ thể là phần lao động cần thiết cho việchình thành lập quỹ dự trữ và quỹ tích lũy xã hội Năng suất lao động càng pháttriển, thì lại càng có thể rút ngắn ngày lao động, và ngày lao động càng rút ngắnlại thì cường độ lao động càng có thể tăng lên

IV Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư:

Gía trị thặng dư là một phạm trù nói lên bản chất của nền sản xuất TBCN.Trong đời sống thực tế của xã hội tư bản, giá trị thặng dư chuyển hóa và biểuhiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngânhàng, lợi tức cho vay, địa tô TBCN

Trang 17

1 Lợi nhuận:

Muốn tạo ra giá trị hàng hóa tất yếu phải chi ra một số lao động nhất địnhgọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại Laođộng quá khứ (lao động vật hóa) tức là giá trị của tư liệu sản xuất (C), lao độnghiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (V+m) Chi phí laođộng đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí tạo ra giá trị hàng hóa (W).W+C+V+m

Song đối với nhà tư bản họ không phải chi phí lao động đẻ sản xuất hànghóa cho nên họ không quan tâm đến còn trên thực tế họ chỉ quan tâm đến việcứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (C) và mua sức lao đông (V) Do đó nhà tưbản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản chứ không tính đến hao phí hết baonhiêu lao động xã hội Các Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủnghĩa (k) (k=C+V) Như vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghiã là chi phí về tưbản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa Như vậy giá trị hàng hóa là W=C+V+m sẽ chuyển thành W= k+m Nhìn vào công thức trên thì ta thấy sự phânbiệt giữa C và V đã biến mất , người ta thấy dường như k sinh ra m Chính ở đâychi phí lao động bị che lấp bới chi phí tư bản (k) lao động là thực thể, là nguồngốc của giá trị thì bị biến mất và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tưbnar chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng du

Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn cómột khoảng cách chênh lệch cho nên sau khi bán hàng (giá cả bằng giá trị) nhà

tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra mà còn thu được một số tiềnlời ngang bằng với m, số tiền này được gọi là lợi nhuận (p) do đó cơ cấu sảnphẩm là W=k+p

Giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận có sự khác nhau cơ bản về chất vàlượng Gía trị thặng dư thì sinh ra từ V ( tức là lao động của công nhân) còn lợinhuận thì được coi là đã được sinh ra từ C+V (tư bản ứng trước) Nhưng chúngcũng có sự giống nhau ở chỗ đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao độngkhông công của công nhân làm thuê Thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều

Trang 18

là một, lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.Như Các Mác viết:" Gía trị thặng dư hay lợi nhuận chính là phần giá trị dôi ra ấycủa giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó nghĩa là phần dôi ra của tổng

số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trảcông chứa đựng trong hàng hóa Nếu như nhà tư bản bán hàng hóa với giá cảbằng giá trị thì khi đó m=p, nếu bán với giá cao hơn giá trị thì khi đó m<p, nếubán với giá cả nhỏ hơn giá trị thì khi đó m>p Nhưng trong toàn xã hội thì tổnggiá cả luôn bằng tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư Chính sự không nhấttrí giữa m và p nên càng che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

Trong nền kinh tế tư bản mặc dù lợi nhuận là mục đích tực tiếp và tối caocủa các nhà tư bản nhưng khi bắt đầu đầu tư vào một ngành sản xuất kinh doanhnào đó thì cái mà nhà tư bản quan tâm đến trước hết đó là tỷ suất lợi nhuận Tỷsuất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư mà nhà tư bản đãbóc lột được của công nhân làm thuê so với tổng tư bản ứng trước ký hiệu làp'(C+V) vì thế có công thức p'=m x 100% p' không phản ánh trình độ bóc lột

mà nó chỉ phản ánh nơi đầu tư vốn có lợi nhất cho nhà tư bản về lượng Do đóviệc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy, là mụctiêu cạnh tranh của các nhà tư bản Sự thèm khát lợi nhuận không thỏa mãnđược lòng tham vô đáy của chúng Nhưng tỷ suất lợi nhuận lại phụ thuộc vàonhững yếu tố khách quan: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuậncàng lớn và ngược lại, tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, cấu tạo hữu cơ tư bnarcàng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại Nếu tốc độ chu chuyểncủa tư bản càn lớn thì tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm càng tăng lên do đó tỷsuất lợi nhuận cũng càng tăng Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bảnkhả biến không đổi nếu tư bản khả biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn

2 Lợi nhuận thương nghiệp:

Đối với tư bản thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản thì lợi nhuận thươngnghiệp được coi là do mua rẻ bán đắt mà có Các Mác nói: lợi nhuận thương

Ngày đăng: 09/06/2019, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w