1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh hà tĩnh

112 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Phương hướng mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tiến độ triển khai và pháthuy hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng tỷ trọng công nghi

Trang 1

Đà Nẵng- Năm 2011

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng- Năm 2011

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Đức Việt

Trang 4

1.1.1 Cơ cấu 7

1.1.2 Cơ cấu kinh tế và đặc trưng của cơ cấu kinh tế 7

1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế 7

1.2 NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 12

1.2.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12

1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và các hình thức của nó 18

1.2.3.2 Cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành 21

1.2.4.1 Cơ cấu GDP 23

1.2.4.2 Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế 24

1.2.4.3 Cơ cấu hàng xuất khẩu 25

1.3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 27

1.3.2 Vốn đầu tư 28

1.3.5 Thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường 30

1.3.7 Các chính sách của nhà nước 31

Chương 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH HÀ TĨNH 34

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 34

2.1.7 Các chính sách của tỉnh 41

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 45

2.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành ở góc độ chuyển dịch của các ngành 45

2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành ở góc độ nguồn vốn đầu tư vào các ngành.47 2.2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành ở góc độ giải quyết việc làm 48

2.2.2.4 Chuyển dịch cơ cấu ngành ở góc độ cơ cấu ngành hàng xuất khẩu 49

2.2.3 Phân tích, đánh giá nội bộ cơ cấu các ngành kinh tế 51

2.2.3.1 Ngành nông lâm ngư nghiệp 51

Trang 5

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH HÀ TĨNH NHỮNG NĂM TIẾP THEO 66 3.1.1.1 Bối cảnh quốc tế 66 3.1.2.3 Các phương án chọn hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.75 3.2.8 Phát triển đồng đều và bền vững giữa thành thị và nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

Trang 6

CNH Công nghiệp hóa

CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa

Trang 7

2.12 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp theo giá thực tế 522.13 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá thực tế 532.14 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế 542.15 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế 552.16 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế 562.17 Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế 562.18 Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế 582.19 Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế 582.20 Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng theo giá thực tế 592.21 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế 602.22 Giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế 62

2.24 Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế 64

Trang 8

Số hiệu Tên hình vẽ và biểu đồ Trang

Hình 2.1 Hiện trạng và dự kiến Giao thông Hà Tĩnh 35Hình 2.2 Nhiệt độ và lượng mưa trung bình ở Bắc Trung Bộ 2006–

Hình 2.3 Bản đồ các hoạt động nông, lâm và thủy sản 52Biểu đồ 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giá thực tế 53Biểu đồ 2.2 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế 55Biểu đồ 2.3 Sự tương quan giữa công nghiệp và xây dựng 59

Trang 9

Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng hay mỗi tỉnh đều cần thiết phải xác định một

cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó xác định đúng đắn mối quan hệ giữa các ngành kinh

tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế Các mối quan hệ trên được xác lập chặtchẽ thể hiện cả số lượng và chất lượng

Việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

và phát triển bền vững nền kinh tế Ngược lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế cótác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế không cố định mà thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triểncủa nền kinh tế Trong thời gian qua nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế quản lý tậptrung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, do vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là tất yếu khách quan

Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Nềnkinh tế tăng trưởng nhanh, liên tục trong nhiều năm Mức sống người dân từ thànhthị đến nông thôn được cải thiện rỏ rệt, bước đầu đã có tích luỹ nội bộ nền kinh tếcho đầu tư phát triển

Trang 10

Những thành quả đạt được trong thời gian qua bắt nguồn từ chủ trương vàchính sách phát triển hợp lý, trong đó chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóngvai trò quan trọng.

Tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc trung Bộ với diện tích khoảng 602.560 ha, dân

số gần 1,3 triệu người trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân

số Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực, tỷ trọngtrong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 40,29% năm 2006 xuống còn33,7% năm 2010 Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh năm 2006 là26,68% và đến năm 2010 là 33,57% Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến độngnhiều, năm 2006 là 33,03%, năm 2010 là 32,73% Cơ cấu kinh tế vùng đã chuyểnbiến một cách khá rõ nét với việc hình thành ba vùng kinh tế đó là vùng phía nam

Hà Tĩnh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng; vùng phía tây Hà Tĩnh gắn với Khu kinh tếcửa khẩu quốc tế Cầu Treo; vùng kinh tế thành phố Hà Tĩnh gắn với khu khai thác

mỏ sắt Thạch Khê Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời gian, thực hiện chủ trươngsắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nên số doanh nghiệp nhà nước chuyển đổisang hình thức sở hữu mới cơ bản hoàn thành trong năm 2010 Thành phần kinh tếngoài nhà nước phát triển nhanh, Năm 2006 khu vực này mới chỉ có 1.049 doanhnghiệp, nhờ tác động của Luật doanh nghiệp nên đến hết năm 2010 đã có 2.190doanh nghiệp; Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đến hết năm 2010 là 13doanh nghiệp Bên cạnh đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu laođộng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Số lao động trong các ngành côngnghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp

ngày càng giảm xuống

Mặt khác trong những năm gần đây một số dự án lớn đã và đang được triểnkhai như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng

1 và các dự án phát triển công nghiệp tại Khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế cửakhẩu quốc tế Cầu Treo; dự án đầu mối hệ thống thuỷ lợi, thuỷ điện Ngàn Trươi -Cẩm Trang;

Trang 11

Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII (tháng 9/2010) đãxác định Phương hướng mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tiến độ triển khai và pháthuy hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, gắn với chuyển dịch cơcấu lao động; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và xâydựng nông thôn mới.

Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạnhiện nay của tỉnh Hà Tĩnh Việc xác định cơ cấu kinh tế thế nào cho hợp lý nhằmtạo điều kiện cho tỉnh sử dụng hết các tiềm năng lợi thế của tỉnh đảm bảo được cácmục tiêu trước mắt cũng như lâu dài

2 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay có nhiều bài báo, tạp chí và công trình nghiên cứu từ Trungương đến địa phương về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đáng chú ýmột số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước Đề tài KX 02-05

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân củaGS.TS Ngô Đình Giao (nhà xuất bản chính trị quốc gia 1994)

- Tác động của nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng HĐH ở Việt Nam hiện nay của PGS.PTS Nguyễn Cúc (nhà xuất bản chính trị quốcgia 1997)

CNH Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 của

TS Trần Nguyễn Quế (nhà xuất bản khoa học xã hội 2004)

- Giáo trình kinh tế phát triển của PGS.TS Bùi Quang Bình (khoa kinh tế, Đạihọc kinh tế Đà Nẵng)

- Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh của Viện Kinh tếthành phố Hồ Chí Minh

Riêng với Hà Tĩnh, các nghiên cứu liên quan đến đề tài là:

Trang 12

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010

-2020 tầm nhìn đến 2050 do Tập đoàn Monitor của Mỹ thực hiện đến nay đã hoànthành giai đoạn II

- Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn

2006-2015, tầm nhìn đến 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số2451/QĐ-UBND ngày 17/9/2007

-Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ công nghiệp đến 2015tầm nhìn 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2938/QĐ-UBNDngày 8/10/2010

-Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh thời kỳ 2005-2020 đã đượcUBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 15/6/2005

Nhìn chung những công trình đã và đang nghiên cứu chỉ tập trung vào côngtác quy hoạch mà chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về chuyển dịch cơcấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng Nhận thứcđược vấn đề đó, với yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hoá hiện đạihoá, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, tôi

chọn đề tài “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh” làm luận án

Thạc sĩ Trong đó phạm vi nghiên cứu của đề tài là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

Trang 13

- Nội dung

+ Hệ thống cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

+ Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu nội

bộ các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

+ Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhanh, hiệu quả và bền vững trong giaiđoạn tiếp theo

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp duy vật biệnchứng; duy vật lịch sử của chủ nghĩa Macxit; phương pháp so sánh, phương phápphân tích hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia và các phươngpháp khác ; trong tính toán sử dụng giá thực tế và giá so sánh

Dựa vào số liệu, tài liệu của các ngành, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư,Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh Đề tài tổng hợp, xử lý phân tích để đánh giá chuyểndịch cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo tính khách quan và thực tiễn cho các nhận xétđánh giá Ngoài ra đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu của các Bộ, ngành vàđịa phương có liên quan đến đề tài

5 Những đóng góp của đề tài

- Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấukinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Trang 14

- Đánh giá cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh mang tính khoa học, toàn diện vàthực tiễn.

- Đề tài đã đưa ra các quan điểm, giải pháp mang tính toàn diện, đột phá cho

sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Góp phần cung cấp có cơ sở, căn cứ trong việc xây dựng và chỉ đạo thựchiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho các cấp của địa phương

6 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhtỉnh Hà Tĩnh những năm tiếp theo

Trang 15

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ

1.1.1 Cơ cấu

Cơ cấu hay còn gọi là cấu trúc, có nguồn gốc chữ La tinh “Structure” có nghĩa

là xây dựng, là kiến trúc Xét về mặt triết học, cơ cấu là một phạm trù phản ánh cấutrúc bên trong của một số đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản tương đối

ổn định giữa các yếu tố cấu thành đối tượng đó, trong một thời gian, không giannhất định

Trong khi phân tích quá trình phân công lao động chung, Kark Marx đã nói:

“Cơ cấu là sự phân chia về chất lượng theo một cơ cấu về số lượng của quá trìnhsản xuất xã hội”

Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúcbên trong, cơ cấu và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống Cơcấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tốkhác nhau của một hệ thống nhất định Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống Do

đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống

1.1.2 Cơ cấu kinh tế và đặc trưng của cơ cấu kinh tế

1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế

Thực tiễn của nền kinh tế nước ta nói chung cũng như Hà Tĩnh nói riêng đangđứng trước những câu hỏi: thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý? Vì sao chuyển dịch cơcấu kinh tế cả nước và Hà Tĩnh đang rất chậm? làm thế nào để chuyển dịch đượcnhanh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH? Vì vậy nghiên cứu kỹ cả kháiniệm lẫn nội dung cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết

để tạo sự thống nhất hơn trong nhận thức làm cơ sở cho chỉ đạo và vận dụng thựctiễn

Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơcấu kinh tế

Trang 16

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực và các bộ phận kinh tế có quan

hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: cơcấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơcấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế, trong đó cơcấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật mà trước hết cơ cấu công - nông nghiệp là quantrọng nhất Trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến lược kinh tế - xãhội Việt Nam hiện nay là xây dựng một cơ cấu kinh tế gồm: (1) cơ cấu ngành: pháttriển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụquan trọng hàng đầu, đồng thời tăng tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, mởrộng khu vực dịch vụ, từng bước đưa nền kinh tế phát triển toàn diện và theo hướnghiện đại, (2) cơ cấu thành phần: nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó thànhphần kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo, (3) Cơ cấu vùng: phát triển nhữngvùng chuyên môn hoá sản xuất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao Xác định cơ cấukinh tế hợp lý và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố kinh tế, xã hội, kỹthuật cụ thể ở từng vùng trong từng thời gian và khả năng tổ chức sản xuất, quản lýkinh tế, trên cơ sở đó khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên, đất đai, sứclao động, tư liệu sản xuất, tạo ra sự phát triển trên mọi vùng đất nước và tạo điềukiện nâng cao đời sống nhân dân nói chung, khắc phục sự lạc hậu của nhiều vùng,nhiều dân tộc

Cơ cấu kinh tế còn là tổng thể các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu

tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với những điềukiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơcấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốcdân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về sốlượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế cụ thể, chúng vậnđộng hướng vào những mục tiêu nhất định Theo quan điểm này, cơ cấu kinh tế làmột phạm trù kinh tế và là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội

Trang 17

Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ làmột tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trongnhững điều kiện kinh tế xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn địnhlượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nềnkinh tế.

Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được mặt bản chất chủ yếu của

cơ cấu kinh tế Đó là các vấn đề:

- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của mộtquốc gia

- Số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành của các yếu tố cấu thành hệ thốngkinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước

- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố…hướng vào các mục tiêu đã xác định Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù, muốnnắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nềnkinh tế quốc dân

Như vậy cơ cấu kinh tế là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố mang tính địnhtính và định lượng, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trongmột khoảng không gian và thời gian nhất định trong những điều kiện kinh tế và xãhội nhất định Nó thể hiện về cả hai mặt số lượng và chất lượng phù hợp với mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội đã xác được định

Sự hình thành cơ cấu kinh tế thường bị chi phối bởi các nhân tố chủ yếu như:

- Những nhân tố địa lý, tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguồnnước, nguồn năng lượng, đất đai, khí hậu…)

- Nhân tố về chính trị có ảnh hưởng rất quan trọng, có khi mang tính chấtquyết định đến cơ cấu kinh tế, tuỳ đường lối chính trị mỗi thời kỳ mà ảnh hưởngđến hình thành cơ cấu kinh tế

Trang 18

- Nhân tố vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng cho những nước có nền kinh tếchưa phát triển, nó tạo đà cho phát triển kinh tế một cách nhanh và ổn định nếu biếtđầu tư nguồn vốn có hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển.

- Những nhân tố kinh tế xã hội bên trong đất nước, nhu cầu của con người quiđịnh các dạng lao động hoạt động của con người cũng như cơ cấu kết quả nhữnghoạt động đó Nhu cầu xã hội, với tính cách là động cơ thúc đẩy bên trong của sảnxuất là những tiền đề của cơ cấu kinh tế

- Những nhân tố về kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế dướinhiều hình thức sẽ gia tăng thích ứng và phù hợp về cơ cấu của nền kinh tế với bênngoài Tính đa dạng của các nhu cầu phổ biến và sự khác nhau về điều kiện thuậnlợi cho nền sản xuất ở các nước đòi hỏi bất cứ nền kinh tế nào cũng có sự trao đổikết quả hoạt động với bên ngoài với mức độ và phạm vi khác nhau

Như vậy mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của một nền kinh tế trong từngthời kỳ sẽ quyết định việc hình thành các yếu tố, các bộ phận cấu thành về cả haimặt số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng quy định vai trò, vị trí của cácyếu tố, các bộ phận, còn mặt số lượng thể hiện quan hệ cơ cấu của các bộ phận phùhợp với mặt chất lượng đã được xác định Khi số lượng thay đổi sẽ tạo ra khả năngthay đổi về chất, lúc đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu kinh tế Do vậy khi nói đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế là nói đến sự thay đổi cả về chất lượng và số lượngtương ứng với chất lượng đó

Từ những khái niệm trên tác giả cho rằng: cơ cấu kinh tế phải đảm bảo tínhliên kết trong nội bộ nền kinh tế và tác động qua lại lẫn nhau để cùng nhau pháttriển, làm cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế

1.1.2.2 Đặc trưng cơ cấu kinh tế

- Tính khách quan của cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do trình độ phát triển lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội Một cơ cấu kinh tế như thế nào và xuhướng chuyển dịch ra sao thì phụ thuộc vào những điều kiện hoàn cảnh khách quan

Trang 19

về thể chế chính trị, điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định chứ không tùy thuộc vàovềmuốn chủ quan của con người

Khác với quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế vận động và phát huy tác dụngthông qua hoạt động của con người Vì vậy trong quá trình hình thành và chuyểnđổi cơ cấu kinh tế luôn chịu sự tác động nhất định của con người, tuy nhiên sự tácđộng chủ quan này phải phù hợp quy luật khách quan Điều này có nghĩa là ở mỗigiai đoạn nhất định, với trình độ nhất định của sản xuất sẽ cần thiết và có khả năngtồn tại khách quan một cơ cấu kinh tế thích hợp Phát triển kinh tế trên một cơ cấukinh tế hợp lý thì nền kinh tế sẽ phát triển thuận lợi, ngược lại thì nền kinh tế sẽ gặpkhó khăn thậm chí đi vào suy thoái

Việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xác định đúng cơ cấu kinh tế củagiai đoạn hiện tại (cả về mặt định tính và định lượng) và dự báo chính xác cơ cấukinh tế trong tương lai Việc kế thừa những tinh tuý hoặc khắc phục những nhượcđiểm của cơ cấu kinh tế hiện tại để phát triển đúng đắn cơ cấu kinh tế tương lai làquan trọng

- Tính lịch sử cụ thể về thời gian, không gian

Cơ cấu kinh tế thể hiện trình độ phát triển của một quốc gia, sự dịch chuyển cơcấu kinh tế thể hiện chiều hướng phát triển của cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế luôn

có tính kế thừa có nghĩa là cơ cấu kinh tế mới trong từng thời kỳ của từng địaphương và trong cả nước bao giờ cũng đứng trước một cơ cấu kinh tế thời kỳ trước

để lại Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, hoạt động cácquy luật kinh tế đặc thù các phương thức sản xuất sẽ quyết định sự khác biệt về cơcấu kinh tế mỗi vùng, mỗi nước

Cơ cấu kinh tế phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển (đó làchuyển từ cơ cấu bất hợp lý sang một cơ cấu hợp lý hơn) nhưng sự biểu hiện cụ thểphải thích ứng đặc thù của mỗi nước, mỗi vùng về tự nhiên, kinh tế, lịch sử Không

có một cơ cấu mẫu chung cho mọi phương thức sản xuất, mọi vùng kinh tế hoặc đạidiện chung cho nhiều nước khác nhau Mỗi quốc gia, mỗi vùng cần thiết phải lựachọn một cơ cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển lịch sử

Trang 20

- Cơ cấu kinh tế luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện

Sự biến đổi đó gắn liền với sự biến đổi và phát triển không ngừng của tiến bộkhoa học kỹ thuật, cách mạng thông tin… Cơ cấu kinh tế luôn vận động, phát triển

và chuyển hoá cho nhau Cơ cấu kinh tế cũ dịch chuyển dần dần và hình thành cơcấu kinh tế mới Cơ cấu kinh tế mới này ra đời và thay thế cơ cấu kinh tế cũ, sau đó

cơ cấu kinh tế mới lại trở nên không phù hợp và được thay thế bằng cơ cấu kinh tếmới ở trình độ cao hơn và hoàn thiện hơn Cứ như thế, cơ cấu kinh tế vận động biếnđổi không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn điệu đến đa dạng, từ ít hoàn thiệnđến hoàn thiện hơn Sự vận động biến đổi đó là do tác động của các quy luật kinh tế

xã hội, do yêu cầu phát triển văn minh nhân loại

Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn ở các quan hệ giữa các ngành và có tính ổnđịnh mà nó luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từngthời kỳ

1.2 NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đặc trưng vốn có của quá trình phát triểnkinh tế trong dài hạn Một nền kinh tế có cơ cấu linh hoạt sẽ đạt được một sự pháttriển nhanh chóng Đó là một nền kinh tế mà trong đó các mục tiêu và công cụ đượcđiều chỉnh một cách hợp lý để thích ứng với sự thay đổi của giới hạn và cơ hội kinhdoanh Nghĩa là bao gồm sự linh hoạt về cơ cấu thể chế của hệ thống kinh tế - xãhội, sự linh hoạt của chính phủ trong việc điều chỉnh chính sách khi điều kiện thayđổi

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ đưa nền kinh tế từ một cấu trúc hiện tại tươngứng với một trình độ phát triển hiện tại sang một cấu trúc khác tương ứng với mộttrình độ khác tiến bộ hơn Sự thay đổi này phản ánh ở các nội dung và tiêu chí của

nó như sau

1.2.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ tình trạng lạchậu, mang nặng tính chất tự cấp tự túc từng bước vào chuyên môn hoá hợp lý, trang

Trang 21

bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó, tạo ra năng suất lao động cao, hiệuquả kinh tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế nói chung Chuyểndịch cơ cấu kinh tế bao gồm việc cải biến kinh tế theo ngành, theo vùng lãnh thổ và

cơ cấu các thành phần kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề mang tính tấtyếu khách quan và là một quá trình đi lên từng bước dựa trên sự kết hợp mật thiếtcác điều kiện chủ quan, các lợi thế về kinh tế xã hội, tự nhiên trong nước, trongvùng, trong đơn vị kinh tế với các khả năng đầu tư, hợp tác, liên kết, liên doanh vềsản xuất, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm của các nước, các vùng và đơn vị kinh tế khácnhau…

Quá trình phát triển, hoạt động kinh tế của các ngành, các vùng và các thànhphần kinh tế không phải bao giờ cũng đồng đều và nhịp nhàng với nhau, vì trongquá trình ấy có nhiều yếu tố tác động đến xu hướng phát triển của mỗi ngành Ngoài

ra, cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành

cơ cấu kinh tế không cố định Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thayđổi về quan hệ cơ cấu giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiệnhoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơcấu kinh tế không đồng đều Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sangtrạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịchkinh tế

Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về chất vàlượng trong nội bộ cơ cấu Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một

cơ cấu kinh tế hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũlạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung

cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn Như vậy, chuyển dịch cơ cấukinh tế về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện của cơ cấu như đãtrình bày trên nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêukinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển

Trang 22

Cho dù có sự biến đổi trong nội bộ cơ cấu kinh tế, song nếu cơ cấu kinh tế vẫncòn thích ứng, chưa gây ra những trở ngại lớn cho sự phát triển của từng bộ phận và

cả tổng thể thì chưa đòi hỏi phải xác định lại cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra khi:

- Có những thay đổi lớn về điều kiện phát triển

- Có những khả năng và giải pháp mới làm thay đổi phương thức khai thác cácđiều kiện hiện tại

- Trong quan hệ phát triển giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế có những trởngại dẫn đến hạn chế lẫn nhau, làm ảnh hưởng đến phát triển chung

Không phải cơ cấu kinh tế mới được hình thành ngay một lúc và lập tức thaythế cơ cấu cũ Quá trình chuyển dịch cơ cấu trước tiên phải là một quá trình tích luỹ

về lượng, thay đổi về lượng đến một mức nào đó sẽ dẫn đến thay đổi về chất Quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tốtrong đó có sự tác động trực tiếp rất quan trọng của chủ thể lãnh đạo và quản lý

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất thiết phải là một quá trình, nhưng không làmột quá trình tự phát và với các bước tuần tự theo khuôn mẫu nào đó mà ngược lại,con người bằng nhận thức vượt trước và am hiểu thực tế sâu sắc hoàn toàn có thểtạo ra những tiền đề, tác động làm cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn theo hướngđúng, hoàn thiện hơn Nhưng vấn đề quan trọng là phải khởi xướng từ đâu, dùngbiện pháp nào để mở đầu và tạo hiệu ứng lan truyền trong tổng thể nền kinh tế đểchuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả

Các nước trên thế giới đều quan tâm đến việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tếcủa mình, nguyên nhân là các nước quan tâm đến vấn đề này là:

- Trong mấy thập kỷ qua, các nước vùng châu Á Thái Bình Dương đã tận dụngkhá tốt những lợi thế so sánh để phát triển nền kinh tế của mình nên đã đạt tốc độtăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát triển kinh tế năngđộng nhất thế giới Nhờ đó, đã xuất hiện những nước công nghiệp hoá mới, và cónhững nước đứng vào hàng ngũ các nước có tốc độ tăng trưởng cao

Trang 23

- Để đổi mới công nghệ sản xuất, các nước công nghiệp hoá tìm cách chuyểnnhững công nghệ lạc hậu hoặc kém tính cạnh tranh sang các nước kém phát triểnhơn Mặt khác, các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận các công nghệ

có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may, tựđiều chỉnh hành vi và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh vựccông nghệ mới, có hiệu quả cao, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến, có khả năng tiếtkiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường

Một cơ cấu kinh tế hiệu quả và hợp lý trong thực tế được thông qua các biểuhiện sau:

- Cơ cấu kinh tế đó cho phép khai thác tối đa những ưu thế và những thuận lợi

về các nguồn lực chung như: vị thế, đất đai, khí hậu, truyền thống và các tiềm năngvốn có về xã hội, lao động Bảo đảm và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của mỗingành, mỗi vùng và các thành phần kinh tế

- Cơ cấu kinh tế đó tạo được những điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tếphát triển với số lượng và chủng loại sản phẩm đặc trưng, đa dạng, phong phú, đảmbảo tiêu dùng của dân cư và xuất khẩu

- Tạo tích luỹ tối ưu cho nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ việc phải tạo đượckhả năng tích luỹ cao ở những ngành, những vùng có nhiều lợi thế so sánh để chúngvừa có khả năng tự bù đắp cho mình, đồng thời có khả năng hỗ trợ cho các ngành,các vùng khác và góp phần làm tăng tích luỹ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến nhịp độtăng trưởng và quy mô tăng trưởng kinh tế, tạo ra những tiền đề vật chất để pháthuy có hiệu quả hơn nền kinh tế quốc dân Đến lượt nó, sự tăng trưởng kinh tế do

cơ cấu hợp lý là điều kiện cần thiết để phát triển hơn nữa trong tương lai Một cơcấu kinh tế hợp lý sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế, tạo điều kiện thực hiện cácmục tiêu kinh tế - xã hội, khai thác và phát huy những nguồn lực trong vùng, trongnước có hiệu quả

Trang 24

Quá trình chuyển dịch là quá trình thay đổi cấu trúc hay cơ cấu các bộ phậncủa nền kinh tế mà chính những cấu thành này đang quyết định trạng thái và trình

độ phát triển kinh tế của nền kinh tế đó hiện tại sang một cấu trúc khác tiến bộ hơnthúc đẩy phát triển Những thay đổi đó tập trung nhất vào những mặt chính và phảnánh nội dung chuyển dịch cơ cấu

1.2.2 Một số yêu cầu khách quan khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để có được một cơ cấu kinh tế tối ưu thì nó phải đáp ứng được những yêu cầusau:

- Một là, phản ánh được và đúng các quy luật khách quan bao gồm các quyluật tự nhiên, kinh tế - xã hội; nhất là các quy luật kinh tế như: quy luật quan hệ sảnxuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; nhữngquy luật của kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh, quy luật lưu thông tiền tệ; các quy luật của tái sản xuất như: quy luật năngsuất lao động, quy luật tích luỹ, phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốcdân

- Hai là, đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của cả nước chocác phương án sản xuất kinh doanh

- Ba là, sử dụng được ngày càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữacác nước, các vùng và các khu vực Vai trò này gắn liền với việc hình thành “cơ cấukinh tế mở” Ở góc độ vĩ mô phải gắn với việc xây dựng chiến lược hướng mạnh vềxuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất khônghiệu quả, gắn với sự phân công lao động và thương mại quốc tế

- Bốn là, phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ, xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá

- Năm là, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm thước đo kết quả cuối cùng của một

cơ cấu kinh tế tối ưu

Tóm lại, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia thườngđược xem xét như một quá trình làm thay đổi thu nhập bình quân đầu người Mặc

dù có nhiều thay đổi trong quan niệm về tăng trưởng và phát triển nhưng chỉ tiêu

Trang 25

trên vẫn được coi trọng và làm thước đo cho sự phát triển về kinh tế Một xu hướngmang tính qui luật là cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cũng diễn ra một quátrình thay đổi về cơ cấu kinh tế tức là một sự thay đổi tương đối về vai trò mứcđóng góp, tốc độ phát triển của từng thành phần, từng yếu tố riêng về cấu thành nêntoàn bộ nền kinh tế Một trong những cơ cấu kinh tế được quan tâm và nghiên cứunhiều nhất trong mối liên hệ với quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế là cơcấu ngành Cơ cấu đó về phần mình lại được thể hiện trong quá trình sản xuất tiêudùng và ngoại thương Mối quan hệ giữa cơ cấu và sự phát triển kinh tế có vai tròrất quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái về sự phân bổ các nguồn lực hạnhẹp của nền kinh tế một cách tối ưu trong những thời điểm nhất định cho các ngànhsản xuất khác nhau Cơ cấu ngành trong quan hệ ngoại thương cũng thể hiện lợi thếtương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong toàn cảnh nền kinh tế thếgiới Quá trình chuyển dịch cơ cấu là một quá trình tất yếu gắn với sự phát triểnkinh tế Đồng thời nhịp độ phát triển, tính bền vững của quá trình tăng trưởng lạiphụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu linh hoạt, phù hợp với những điều kiệnbên ngoài và các lợi thế tương đối của một nền kinh tế

Một trong những đặc điểm rõ nét nhất của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong quá trình phát triển là việc tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong tổng sảnphẩm quốc nội trong khi tỷ trọng của nông nghiệp lại giảm sút Tuy tất cả các nướcđều có xu hướng chuyển dịch cơ cấu giống nhau nhưng tốc độ chuyển dịch lại hoàntoàn không giống nhau vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác Quá trình chuyển dịchdiễn ra như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố như: quy mô kinh tế, dân số của quốcgia, các lợi thế về tự nhiên, nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hoá… Theo Tomich vàKilby, có hai nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, đó là quátrình chuyên môn hoá và thay đổi công nghệ, tiến bộ kỹ thuật Quá trình chuyênmôn hoá mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại, hoàn thiện tổ chức, áp dụngcông nghệ tiên tiến và nâng cao năng suất lao động Chuyên môn hoá cũng tạo nênnhững hoạt động dịch vụ, chế biến mới Điều đó làm cho tỷ trọng các ngành truyềnthống giảm trong khi tỷ trọng của các ngành công nghiệp mới càng chiếm ưu thế

Trang 26

Chuyển dịch cơ cấu tạo ra những tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện của các thịtrường yếu tố sản xuất và ngược lại, việc hoàn thiện của các thị trường đó lại thúcđẩy quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và do vậy làm sâu sắc thêm quá trìnhchuyển dịch cơ cấu Hai thị trường về tài chính và lao động cũng có liên hệ chặt chẽvới quá trình chuyển dịch cơ cấu Không thể có một chính sách chuyển dịch cơ cấuđáng kể nếu không có các chính sách hỗ trợ về vốn và nguồn lực con người Không

có sự phát triển về nguồn lực thì quá trình chuyển dịch không thể bền vững cũngnhư thiếu vắng một thị trường tài chính sẽ không thể tạo ra sự di chuyển vốn giữacác ngành, không thể có tiền đề để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hạn hẹp của

xã hội

1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và các hình thức của nó

Quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời là quá trình làm thay đổi các loại cơcấu kinh tế nêu trên, kể cả những quan hệ cơ cấu về số lượng lẫn chất lượng Đặcbiệt, thời kỳ công nghiệp hoá với những đảo lộn cách mạng về phương thức sảnxuất, cũng đồng thời là quá trình có sự thay đổi rất lớn về các loại cơ cấu, trước hết

là cơ cấu ngành kinh tế Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triểncủa sức sản xuất xã hội, biểu hiện chủ yếu trên hai mặt: một là, lực lượng sản xuấtcàng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động xã hội trở nênsâu sắc; và hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đến lượt nó lại cànglàm cho các mối quan hệ kinh tế thị trường (cơ chế kinh tế thị trường) càng củng cố

và phát triển Như vậy, sự thay đổi về số lượng và chất lượng của cơ cấu kinh tế, đặcbiệt là cơ cấu ngành (bao gồm tất cả các cấp độ phân ngành) phản ánh trình độ pháttriển của sức sản xuất xã hội Và trong thời kỳ công nghiệp hoá, nó phản ánh mức độđạt được (kết quả) của quá trình công nghiệp hoá

Chính vì thế, ngày nay Kinh tế học phát triển coi chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh

tế Sự khẳng định này là bước tiến rất quan trọng trong nhận thức lý luận và tư duychính sách kinh tế Bởi vì, thực tế cho thấy rằng, có những quốc gia tuy đạt mức độtăng trưởng kinh tế cao (tức là chỉ số gia tăng GDP, GNP hay GDP/người,

Trang 27

GNP/người cao), nhưng cơ cấu của nền kinh tế vẫn ít có sự thay đổi, thậm chí có sựtách rời giữa khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp lạchậu Vì vậy, khu vực nông nghiệp với đông đảo nông dân nghèo khó vẫn khôngđược sẻ chia những thành quả của tăng trưởng kinh tế

Trong quá trình phát triển, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trongGDP và trong tổng nguồn lao động xã hội tăng, trong khi tỷ trọng của nông nghiệp(cũng tính trong GDP và trong tổng nguồn lao động xã hội) giảm Đồng thời dân cưthành thị tăng, dân cư nông thôn giảm Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độthay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực cónăng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hơn và thay thếdần những khu vực sản xuất kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăngthấp

Do quá trình công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển đặc biệt của lịch sửphát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào, trong đó nội dung cơ bản là chuyển toàn

bộ nền sản xuất xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ dựa trên kỹ thuật thủ côngtruyền thống lên một nền kinh tế sản xuất theo lối công nghiệp dựa trên nền tảng củacông nghệ kỹ thuật hiện đại, nên có thể thấy là trong thời kỳ công nghiệp hoá, cơ cấukinh tế có sự thay đổi rất mạnh mẽ Dù quá trình công nghiệp hoá có diễn ra dưới bất

kỳ hình thức (hay mô hình) nào thì sự thay đổi cơ cấu đáng kể nhất của quá trình nàyvẫn là sự thay đổi tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp truyền thống, năng suất thấpvốn chiếm phần lớn trong nền kinh tế sang một nền kinh tế có tỷ trọng lao động côngnghiệp (nhất là công nghiệp chế biến) có năng suất cao hơn Lịch sử công nghiệphoá suốt 300 năm qua cho thấy bước chuyển đổi khái quát của quá trình công nghiệphoá là chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp với trình độ kỹthuật sản xuất lạc hậu sang một nền kinh tế cơ bản dựa trên nền tảng của sản xuấtcông nghiệp, kỹ thuật sản xuất hiện đại Lẽ đương nhiên, cùng với quá trình pháttriển nền sản xuất công nghiệp dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại, một khu vựcdịch vụ hiện đại cũng ra đời và ngày càng phát triển Đặc biệt là, từ một vài thập kỷgần đây, sự phát triển của khu vực dịch vụ này được xem là một trong những đặc

Trang 28

trưng mới của xu hướng phát triển thế giới, xu hướng phát triển của kỷ nguyên hậucông nghiệp, khiến cho cách tiếp cận vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong quátrình công nghiệp hoá có những thay đổi không nhỏ.

Trong khi xem xét về cơ cấu ngành một nền kinh tế, có 2 yếu tố cơ bản cầnđược chú ý, đó là:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành

- Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành

1.2.3.1 Cơ cấu kinh tế theo ngành

Là tổ hợp các ngành hợp thành, các ngành quan hệ gắn bó với nhau theonhững cơ cấu nhất định Cơ cấu kinh tế ngành là biểu hiện rõ nhất của phân cônglao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ pháttriển khoa học công nghệ của nền kinh tế Ngành có thể hiểu là tổng thể các đơn vịkinh tế cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội Cơcấu ngành biểu hiện quan hệ kinh tế giữa các ngành Cơ cấu ngành là bộ phận thenchốt trong nền kinh tế quốc dân vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và cơcấu đầu vào, đầu ra của nền kinh tế Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặctrưng của các nước đang phát triển

Colin Clark, nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra phương pháp phân loại toàn

bộ hoạt động của nền kinh tế thành ba ngành

- Ngành thứ I: Sản phẩm được sản xuất ra có nguồn gốc tự nhiên

- Ngành thứ II: Gia công các sản phẩm được sản xuất ra có nguồn gốc tựnhiên

- Ngành thứ III: Ngành sản xuất ra của cải vô hình

Để thống nhất tiêu chuẩn phân loại ngành giữa các nước, Liên hiệp quốc đãban hành “hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩn quốc tế đối với toàn bộ cáchoạt động kinh tế” Tiêu chuẩn này cũng được gom lại thành ba bộ phận nên nótrùng hợp với phương pháp phân loại của Colin Clark

Trang 29

1.2.3.2 Cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành

Sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã hình thành các phân ngànhnhỏ trong mỗi ngành kinh tế lớn Chẳng hạn trong nông nghiệp, phân công lao độnghình thành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Trong nông nghiệp lại chia thànhtrồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ Tiếp đó trồng trọt lại chia thành sản xuất cây côngnghiệp và cây lương thực

Mỗi ngành sẽ được phân bổ số lượng nguồn lực nhất định chúng tạo ra mộtmức sản lượng nhất định Tập hợp lại các ngành con sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tếtrong nội bộ ngành qua đó quyết định sự phát triển của ngành chính Như vậy, cơcấu kinh tế nội bộ các ngành này phản ảnh mối quan hệ số lượng và chất lượng giữacác bộ phận (ngành nhỏ) trong nội bộ ngành của nền kinh tế quốc dân trong việcphân bổ nguồn lực và mức sản lượng hàng hoá dịch vụ được tạo ra

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chính là quá trình làm thay đổi các mối quan

hệ số lượng và chất lượng giữa các ngành trong nội bộ mỗi ngành trên cơ sở thayđổi việc phân bổ các nguồn lực giữa chúng dưới sự tác động của nhiều nhân tố biêntrong và bên ngoài khác nhau Sự thay đổi phân bổ nguồn lực này sẽ làm thay đổimức sản lượng hàng hoá dịch vụ do mỗi ngành tạo ra và do đó cũng làm thay đổivai trò vị trí của mỗi ngành và cuối cùng những ngành có cấu trúc và công nghệhiện đại hơn sẽ phát triển và đóng góp nhiều hơn nên sản lượng của nền kinh tếcũng tăng lên hay nền kinh tế phát triển

- Nhóm ngành nông nghiệp: Bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp

- Nhóm ngành công nghiệp xây dựng : Bao gồm các ngành công nghiệp vàxây dựng

- Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm thương mại, bưu điện, du lịch…

1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Các ngành chính theo phân ngành của Tổng cục Thống kê và theo thông lệquốc tế gồm các ngành lớn (hay khu vực lớn) Nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng

và dịch vụ Trong các ngành lớn lại chia ra thành những ngành nhỏ hơn như nôngnghiệp chia thành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản mà mức độ tham gia của

Trang 30

từng ngành trong tổng thể ngành nông nghiệp sẽ thể hiện cơ cấu nông – lâm - thuỷsản; Hay công nghiệp chia thành cơ khí hoá chất, điện lực, dệt may trong dịch vụ

có thương mại, ngân hàng, du lịch

Cơ cấu này phản ảnh mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa các ngành củanền kinh tế quốc dân trong việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế từ đó quyết địnhmức sản lượng hàng hóa dịch vụ được tạo ra

Chuyển dịch cơ cấu ngành chính là quá trình làm thay đổi các mối quan hệ sốlượng và chất lượng giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân trên cơ sở thay đổiviệc phân bổ các nguồn lực giữa chúng dưới sự tác động của nhiều nhân tố biêntrong và bên ngoài khác nhau Sự thay đổi phân bổ nguồn lực này sẽ đưa làm thayđổi mức sản lượng hàng hoá dịch vụ do mỗi ngành tạo ra và do đó cũng làm thayđổi vai trò vị trí của mỗi ngành và cuối cùng những ngành có cấu trúc và công nghệhiện đại hơn sẽ phát triển và đóng góp nhiều hơn nên sản lượng của nền kinh tếcũng tăng lên hay nền kinh tế phát triển

Sự thay đổi cấu trúc và phân bổ nguồn lực này chịu ảnh hưởng từ quá trìnhphân công lao động xã hội theo hướng chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng dướiảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy tăng năng suất lao động hình thành các xuhướng chuyển dịch

Sự thay đổi hay chuyển dịch cơ cấu phản ảnh sự thay đổi cơ cấu các yếu tốđầu vào hay sản lượng đầu ra Căn cứ vào đó người ta chỉ ra xu hướng chuyển dịchnhư sau:

Trong tổng sản lượng GDP thì tỷ trọng của nông nghiệp giảm dần và của côngnghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần Trong từng ngành cũng có sự thay đổi tỷtrọng đóng góp chung, chẳng hạn trong ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp thì tỷtrọng chăn nuôi tăng dần và trồng trọt giảm, hay trong ngành trồng trọt tỷ trọng củacây công nghiệp ngày càng tăng và tỷ trọng của cây lượng thực ngày càng giảm

Sự dịch chuyển nguồn lực đặc biệt là lao động cũng diễn ra theo xu hướngdịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Không chỉ laođộng cơ cấu vốn cũng có sự điều chỉnh nhất định

Trang 31

Vì cơ cấu kinh tế phản ánh cả về lượng lẫn về chất mối tương quan cơ cấu giữacác bộ phận hợp thành của nền kinh tế nên khi đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế, cần chú ý cả những quan hệ cơ cấu về mặt lượng cũng như phân tích sự thayđổi về chất (theo quan điểm lượng đổi chất đổi) của các mối tương quan ấy Hơnnữa, trong quá trình phân tích, đánh giá, không thể không chú ý tới những đặc điểmriêng của mỗi loại cơ cấu kinh tế Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế, (và cả cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế …) những tiêuchí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô bao gồm:

1.2.4.1 Cơ cấu GDP

Mặc dù có những khiếm khuyết nhất định, nhưng khoa học kinh tế hiện đại đã

sử dụng chỉ tiêu GDP như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất

để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơcấu của nền kinh tế

Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu GDP giữa cácngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vậnđộng và mức độ thành công của CNH Cơ cấu phần trăm GDP của các ngành cấp I(khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiênthường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.Trong quá trình CNH, mối tương quan này có xu hướng chung là khu vực nôngnghiệp có cơ cấu ngày càng giảm, còn khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp vàdịch vụ) ngày càng tăng lên Và trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại,khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là côngnghiệp và cuối cùng là nông nghiệp

Ở góc độ cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô và cơ cấu các thành phần kinh tế, một chỉ

số kinh tế khác cũng thường được sử dụng là cơ cấu GNP Sự khác biệt giữa cơ cấuGDP và cơ cấu GNP chỉ là ở chỗ, chỉ tiêu GNP chỉ phần giá trị tăng thêm ra hàngnăm được sản xuất ra thuộc sở hữu của một nền kinh tế, còn GDP thì ở trong nềnkinh tế đó Tuy nhiên, sự ưa dùng cơ cấu GDP đối với những nền kinh tế đang pháttriển, đang CNH không phải bởi nhìn chung quy mô GDP ở đây thường lớn hơn

Trang 32

GNP (do phần FDI ở đây thường lớn hơn là đầu tư của họ ra nước ngoài), mà điềuquan trọng là ở chỗ quy mô GDP phản ánh rõ hơn những khía cạnh khác nhau củamôi trường kinh doanh và đặc biệt là cùng với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động của nềnkinh tế cũng được phản ánh rõ ràng hơn

Để đánh giá thực tế hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theohướng CNH, HĐH, việc phân tích cơ cấu các phân ngành (cấp II, cấp III…) có một

ý nghĩa rất quan trọng Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khíacạnh chất lượng và mức độ hiện đại hoá của nền kinh tế Ví dụ, trong khu vực côngnghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớnhay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp … chiếm tỷ trọngcao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ CNH, HĐH cao hơn so với những lĩnh vựccông nghiệp khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp … Trong khu vựcdịch vụ, những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đại như bảohiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông chiếm cơ cấu cao sẽ rất khác với những lĩnhvực dịch vụ phục vụ sinh hoạt dân sự với công nghệ thủ công hoặc trình độ thấp, quy

mô nhỏ lẻ

1.2.4.2 Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Trong quá trình CNH, HĐH sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được đánh giáqua một chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tếđược phân bố như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau Các nhà kinh tế họcđánh giá rất cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế,

vì ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánhsát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình CNH, HĐH.Bởi vì CNH, hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng

tỷ trọng giá trị của sản xuất công nghiệp, mà là cùng với mức đóng góp vào GDPngày càng tăng của lĩnh vực công nghiệp (và hiện nay là công nghiệp và dịch vụ dựatrên công nghệ kỹ thuật hiện đại), phải là quá trình CNH, HĐH đời sống xã hội conngười, trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnhvực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động

Trang 33

đang làm việc trong nền kinh tế

So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành sở dĩ được các nhà kinh

tế học đánh giá cao và coi trọng là do chỉ tiêu này không chỉ phản ánh thực tế hơnmức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một đất nước, mà nó còn ít bị ảnhhưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn Ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng laođộng phi nông nghiệp (nhất là khu vực sản xuất công nghiệp) còn chiếm tỷ trọngnhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều Lý giải cho hiệntượng này, các nhà kinh tế học đã chỉ ra tình trạng “méo mó” về giá cả, nhất là trongnhững trường hợp có sự chênh lệch giá cánh kéo lớn giữa sản phẩm công nghiệp vàdịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp Vì thế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôikhi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế

1.2.4.3 Cơ cấu hàng xuất khẩu

Trong điều kiện của một nền kinh tế đang CNH, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩucũng được xem như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ thànhcông của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Quy luật phổbiến của quá trình CNH (đối với phần lớn các nước đang phát triển hiện nay) là xuấtphát từ một nền kinh tế nông nghiệp, ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu GDP và số lượng lao động làm nông nghiệp chiếm phần lớn nhất trongtổng lực lượng lao động xã hội, và do đó, trong tổng giá trị xuất khẩu ít ỏi mà họ cóđược, một phần rất lớn là sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm của công nghiệpkhai thác ở dạng nguyên liệu thô (chưa qua chế biến hoặc chỉ ở dạng sơ chế) Trongkhi đó, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu phục vụquá trình phát triển công nghiệp lại rất lớn nên tình trạng khan hiếm và thiếu hụtngoại tệ luôn là một điểm yếu mang tính kinh niên

Hầu hết các nước đã trải qua quá trình CNH để trở thành một nước côngnghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơcấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang cácmặt hàng công nghiệp chế biến, lúc đầu là các loại sản phẩm của công nghiệp chếbiến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm dệt may, chế biến

Trang 34

nông lâm thuỷ sản … chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ

kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, hoá chất, điện tử Chính vì vậy, sựchuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sảnphẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ - kỹ thuật cao luôn được xem như một trongnhững thước đo rất quan trọng đánh giá mức độ thành công của CNH, HĐH Hơnnữa, đối với nhiều nước chậm phát triển, do những chỉ số tiêu chuẩn kỹ thuật quốcgia nhiều khi thấp hơn tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế nên cơ cấu sản phẩm xuất khẩu(được thị trường quốc tế chấp nhận) sẽ là một tiêu chí tốt để bổ sung đánh giá kếtquả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Đồng thời, với

cơ cấu giá trị của các sản phẩm xuất khẩu, cơ cấu nguồn lao động trực tiếp và giántiếp tham gia vào chế tạo sản phẩm xuất khẩu cũng có ý nghĩa trong phân tích, đánhgiá quá trình chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động xã hội

Tóm lại, khi phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,các nhà kinh tế học thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu gồm cơ cấu GDP, cơ cấu laođộng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để xem xét Mức độ chi tiết, cụ thể và các khíacạnh tiếp cận của những phân tích này trước hết phụ thuộc vào yêu cầu mục tiêu cầnđánh giá, vào nguồn tài liệu sẵn có và nhiều yếu tố khác Ngoài ra, có thể tập hợp rấtnhiều các tiêu chí có ý nghĩa bổ trợ quan trọng khác như quan hệ giữa khu vực sảnxuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất; giữa khu vực nông nghiệp và phinông nghiệp; những chỉ tiêu về quá trình chuyển giao tiến bộ công nghệ, sự cải thiệncủa cấu tạo hữu cơ, cơ cấu hàng nhập khẩu, sự nâng cấp chất lượng nguồn lao động,

cơ cấu các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường phân theo ngành Mỗi tiêu chínêu trên đều hàm chứa một ý nghĩa kinh tế nhất định trong phân tích quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế của thời kỳ CNH, HĐH Vì vậy, một nhóm các chỉ tiêukhác góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của

cơ cấu phân bổ các nguồn lực xã hội, trước hết là cơ cấu đầu tư Đó là các chỉ số vềtốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, mức độ tiêu hao năng lượngtrên mỗi đơn vị GDP được tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, cơ cấu thấtnghiệp, tốc độ giảm nghèo… Những chỉ tiêu này vốn là những chỉ tiêu tổng hợp

Trang 35

phân tích tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nhưng trong đề tài này, chúnggóp phần đáng kể vào việc đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế đang được xâydựng của một nền kinh tế.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấungành kinh tế Tuỳ từng giai đoạn nghiên cứu và từng góc độ tiếp cận mà người ta cóthể phân chia chúng thành những tổ hợp khác nhau, chẳng hạn trong đề tài này tôinghiên cứu những nhân tố sau

1.3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý và các nhân tố như khí hậu, tài nguyên… có vai trò rất quan trọngđến sự phát triển kinh tế xã hội mà trước hết là sự hình thành cơ cấu ngành kinh tế.Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế truyền thống, sự phân bố tài nguyên thiênnhiên và điều kiện tự nhiên theo vùng có sự ảnh hưởng quyết định đến sự hìnhthành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng hay một quốc gia.Trong các tài nguyên thiên nhiên tác động trực đến cơ cấu kinh tế trước hết làkhoáng sản Trữ lượng, chất lượng, vị trí phân bổ, điều kiện khai thác của các nguồntài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố cácngành kinh tế như: công nghiệp khai khoáng, chế biến quặng, phát triển nôngnghiệp Trong các nước đang phát triển yếu tố khoáng sản có yếu tố quan trọng đặcbiệt, khi một nguồn nguyên liệu mới được tìm thấy sẽ hình thành một ngành kinh tếmới Nó làm dịch chuyển hoặc thay đổi một cơ cấu kinh tế mới

Đất đai, khí hậu, điều kiện sinh thái có ảnh hưởng rất quan trọng đến sản xuấtnông, lâm nghiệp, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lương thực, phát triển

và phân bổ cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc và phát triển các ngànhcông nghiệp chế biến lâm sản, do sự tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấukinh tế

Trang 36

sẽ làm tăng năng suất lao động giúp cho quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn vàcuối cùng là làm tăng trưởng kinh tế bởi vì lao động có kỹ năng cao hơn sẽ vậnhành máy móc dễ dàng và hiệu quả hơn cũng như dễ tiếp thu công nghệ mới hơn Tăng cường đầu tư là động cơ quan trọng nhất cho sự tăng trưởng của thế giới

từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Ngoài ra, ở các nước đang phát triển thì

sự đóng góp của mỗi đồng vốn tính trên mỗi công nhân lại quan trọng đối với tăngtrưởng kinh tế hơn là năng suất của công nhân tính trên mỗi đơn vị vốn Nguyênnhân của nó là ở các nước kém phát triển, do năng suất biên tế cao hơn của vốncũng như tốc độ tăng trưởng của vốn cao hơn Ngoài ra, theo mô hình hồi quy với

cơ cấu tiết kiệm là một biến giải thích cho tăng trưởng thu nhập đầu người, Otani vàvillanuvea (1990) đã tìm ra hệ số ước lượng của cơ cấu tiết kiệm nội địa (được giảđịnh dùng để tài trợ cho đầu tư) rất có ý nghĩa về mặt thống kê và độ lớn của hệ sốước lượng nói lên rằng khi ta tăng cơ cấu tiết kiệm nội địa lên 10% thì tốc độ tăngtrưởng dài hạn của sản lượng theo đầu người sẽ tăng 1% tính chung cho toàn nềnkinh tế Tốc độ tăng trưởng trong thu nhập chỉ có thể duy trì được trong một thờigian dài chỉ khi xã hội có khả năng duy trì mức đầu tư ở một cơ cấu đáng kể nào đó

so với tổng sản phẩm quốc dân

Trang 37

1.3.3 Lao động

Tuy mối quan hệ giữa tốc độ tăng dân số với tốc độ tăng trưởng kinh tế cònkhá phức tạp, có thể thấy rằng rõ ràng có một mối ảnh hưởng giữa lực lượng laođộng, tốc độ tăng của lực lượng lao động đến quá trình tăng trưởng và phát triểnkinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế Lao động là yếu tố sản xuất trực tiếpliên quan đến quá trình sản xuất Một lực lượng lao động dồi dào có thể tác độngtích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua nguồn nhân lực sản xuất nhiều hơn cũngnhư tiềm năng tiêu thụ của thị trường tiêu thụ nội địa

Việc gia tăng và cải thiện chất lượng lao động hay vốn nhân lực có tác dụngkích thích tăng trưởng kinh tế Vốn nhân lực nghĩa là kỹ năng, kiến thức mà ngườilao động tích luỹ được trong quá trình lao động, học hỏi, nghiên cứu, giáo dục…Theo Alfred Mashall: “…kiến thức là động cơ sản xuất mạnh nhất, nó cho phépchúng ta có thể chinh phục được thiên nhiên và thoả mãn những mong muốn củachúng ta…”

1.3.4 Tiến bộ công nghệ

Trong một số mô hình tăng trưởng, đặc biệt là trong hàm sản xuất tân cổ điển,tiến bộ công nghệ được giả định là phần còn lại giữa tốc độ tăng trưởng và tốc độtăng trưởng có trọng số của các yếu tố sản xuất khác, vì vậy nó đại diện cho tất cảnhân tố đóng góp cho sự tăng trưởng, ngoại trừ những sự gia tăng trong những yếu

tố sản xuất chính như lao động và vốn; hay nói cách khác nó đại diện cho tất cả cácyếu tố sản xuất đóng góp cho tổng năng suất, bao gồm lợi thế tăng dần theo quy mô

và sự chuyên môn hoá Người ta lập luận rằng tiến bộ công nghệ rất quan trọng đốivới tăng trưởng vì nó làm tăng năng suất của các yếu tố sản xuất

Theo truyền thống tân cổ điển, sản phẩm biên của các yếu tố giảm dần nêntăng trưởng bền vững chỉ có thể thực hiện được thông qua việc thay đổi công nghệ

và thay đổi công nghệ cũng bao gồm nhiều cách làm giảm chi phí thực tế Trongnghiên cứu thực tiễn của Nafziger 1990, tích luỹ vốn và tiến bộ công nghệ là nhữngnhân tố chính giải thích cho sự tăng trưởng phi thường của các nước châu Âu trong

150 năm trở lại đây

Trang 38

1.3.5 Thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường

Sự ra đời và phát triển các mô hình kinh tế mà nhân loại đã trải qua đến naykhẳng định: kinh tế thị trường có tác động to lớn đến sự phát triển khoa học côngnghệ, đối với sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, đối với việc tăng năng suất lao động

xã hội, đối với việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội Những tác động này vừathách thức vừa đòi hỏi sự đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong nền kinh tếhàng hoá, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, là điểm tập trungcủa quan hệ hàng hoá để đảm bảo sự vận động không ngừng của quá trình tái sảnxuất xã hội Do đó, thị trường luôn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và đặcbiệt, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế Mặtkhác, nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của con người cần được thoả mãn thôngqua thị trường Độ thoả mãn nhu cầu của con người lại phụ thuộc vào nền kinh tếxây dựng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, cho phép trả lờiđược và đúng những câu hỏi mà thị trường đặt ra: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai vàsản xuất như thế nào và bằng công nghệ gì?

Trình độ phát triển của thị trường tỉ lệ thuận với trình độ phát triển và chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân

1.3.6 Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu

Xuất khẩu có thể tác động một cách trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế vì nó làmột phần của tổng sản phẩm Xuất khẩu làm tăng trưởng thông qua việc tăng nhucầu trong nền kinh tế, mở rộng thị trường cho sản xuất nội địa Ngoài ra, xuất khẩucòn tác động tích cực đến tăng trưởng thông qua việc giúp giảm bớt ràng buộc vềcán cân thương mại Việc hướng về xuất khẩu và cởi mở thương mại làm cải thiệnquá trình tái phân bổ nguồn lực, làm tăng năng lực sử dụng và cạnh tranh Xuấtkhẩu có thể kích thích tiết kiệm và làm tăng đầu tư trong nước cũng như thu hút vốnđầu tư nước ngoài Xuất khẩu còn thúc đẩy thay đổi công nghệ và cải thiện nguồnvốn nhân lực, qua đó làm tăng năng suất

Sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có những ảnh hưởng tích cực đến tăngtrưởng Sự phát triển cần phải được kết hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế

Trang 39

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hoá là cần thiết cho tăngtrưởng vì ngành công nghiệp chế biến có những đặc trưng sau: (1) độ co dãn cầucủa hàng công nghiệp chế biến so với thu nhập tương đối cao; (2) hàng công nghiệp

có tính khả thương cao nhưng với mức độ khả năng thay thế khác nhau giữa hàngnội địa và hàng nhập khẩu; (3) việc thành lập các ngành công nghiệp ứng với lợi thế

so sánh cho phép có sự tái phân bổ lao động và vốn đến những ngành có năng suấtcao hơn và khai thác được những lợi thế tiềm năng từ việc chuyên môn hoá cũngnhư lợi thế tăng dần theo qui mô và (4) tăng trưởng trong ngành công nghiệp chếbiến là một trong những nguồn chính cho việc thay đổi công nghệ Vì những đặctrưng trên của ngành công nghiệp chế biến, hàng xuất khẩu công nghiệp có nhữngtác động và những mối liên kết mạnh hơn hàng xuất khẩu nông nghiệp trong nềnkinh tế

1.3.7 Các chính sách của nhà nước

Cũng như các nhân tố cung, các chính sách kinh tế của nhà nước đối với khíacạnh cầu có tác động mạnh tới sự hình thành và phát triển của những phân ngànhkinh tế nhất định Sự khuyến khích hay không khuyến khích, thậm chí cấm ngặt đốivới một số lĩnh vực nào đó sẽ có tác động làm gia tăng mức tăng trưởng hay kìmhãm, thậm chí loại bỏ một số lĩnh vực (sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ) mặc dùtiềm năng cung và mức cầu của dân cư vẫn tồn tại Thường thì đây là những lĩnh vực

có thể đem lại lợi nhuận xét về mặt kinh tế tài chính, nhưng việc có cho phép pháttriển hay không lại phụ thuộc vào các quan điểm chính trị, văn hoá và xã hội, ví dụnhư sản xuất và kinh doanh vũ khí, casino, các hoạt động quán bar, vũ trường v.v Trong phần trình bày về tác động của các nhân tố cung và các nhân tố cầu đốivới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên cũng đã đề cập một phần vấn đề cơ chếchính sách, trước hết là các chính sách kinh tế của nhà nước tác động đến các yếu tốcung và cầu; và qua đó tác động đến cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, với tư cách là mộtloại nhân tố độc lập, cơ chế chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hướngvận động tổng quát của sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấungành kinh tế Những ví dụ chứng minh cho vai trò tác động của cơ chế chính sách

Trang 40

đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì rất nhiều Chẳng hạn, trong một thời giandài trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, xu hướng hình thành cơ cấu kinh tế tổngquát của Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó là “ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng” Ở dạng cực đoan hơn là những chiến dịch như kiểu “nhà nhàlàm gang thép” của Trung Quốc hồi thập kỷ 60-70 Từ sự chỉ đạo này, phần lớn nhấtnguồn lực quốc gia của Việt Nam trong một thời kỳ dài cũng đã được giành cho pháttriển lĩnh vực công nghiệp nặng Vì nhiều lý do, chương trình này đã không đem lạihiệu quả như mong đợi Một chủ trương khác được thay thế vào đầu những năm

1980 là “3 chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàngxuất khẩu” Cơ cấu kinh tế nhờ đó mà có sự điều chỉnh nhất định do các nguồn lựcđược phân bổ lại theo hướng ưu tiên hơn cho những chương trình kinh tế này Tìnhhình cũng diễn ra tương tự như vậy đối với các thành phần kinh tế, khi mà đường lốiđổi mới với chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế được khẳng định, cácthành phần kinh tế ngoài nhà nước đã có điều kiện phát triển lên Các chính sách vềphát triển vùng với hướng tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam haychương trình phát triển kinh tế dải ven biển trước đây là những ví dụ rất rõ ràng vềtác động của nhân tố cơ chế chính sách đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Như vậy trong điều kiện của kinh tế thị trường, việc nghiên cứu tác động củayếu tố thị trường (đầu ra của các sản phẩm) là một nội dung không thể bỏ qua đốivới các chính sách về cơ cấu kinh tế Lý do đơn giản là vì, mức độ ảnh hưởng củachúng đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng mạnh mẽ không kém cácnhân tố cung (đầu vào của sản xuất) Tuy nhiên, đây lại đang là một điểm yếu trongtiếp cận nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay, một phần do

“tập quán” chỉ tập trung vào khía cạnh các nhân tố của sản xuất vật chất trong cơ chếkinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây vẫn còn chi phối mạnh trong tư duy chínhsách kinh tế

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế chịu tác động của nhiềunhân tố Trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, thịtrường hoá, và tiến bộ khoa học - công nghệ diễn ra nhanh chóng, bản thân những

Ngày đăng: 06/06/2019, 09:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS Bùi Quang Bình, (2009) “Giáo trình kinh tế phát triển”, khoa kinh tế, Đại học kinh tế Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình kinh tế phát triển”, khoa kinh tế
[2] PGS.PTS Nguyễn Cúc (1997), “Tác động của nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay”, nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tác động của nhà nước nhằm chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: PGS.PTS Nguyễn Cúc
Nhà XB: nhà xuất bản chính trịquốc gia
Năm: 1997
[6]. E.W Nafziger (1998), kinh tế học các nước đang phát triển, nhà xuất bản thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kinh tế học các nước đang phát triển
Tác giả: E.W Nafziger
Nhà XB: nhà xuất bản thốngkê Hà Nội
Năm: 1998
[7] GS.TS Ngô Đình Giao (1994), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH nền kinh tế quốc dân”, nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân”
Tác giả: GS.TS Ngô Đình Giao
Nhà XB: nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 1994
[8] PGS.TS Phạm Thị Khanh (2010), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng pháttriển bền vững ở Việt Nam”
Tác giả: PGS.TS Phạm Thị Khanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2010
[9] NXB Chính trị quốc gia (2001), “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ”, kinh tế học Chính trị Mác – Lênin tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Tác giả: NXB Chính trị quốc gia
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia (2001)
Năm: 2001
[10] NXB Chính trị quốc gia (2001), “Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, kinh tế học Chính trị Mác – Lênin tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳquá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: NXB Chính trị quốc gia
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia (2001)
Năm: 2001
[11] Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), “chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongđiều kiện hội nhập với khu vực và thế giới
Tác giả: Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ
Nhà XB: nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1999
[12] TS. Trần Nguyễn Quế (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21”, nhà xuất bản khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trongnhững năm đầu thế kỷ 21”
Tác giả: TS. Trần Nguyễn Quế
Nhà XB: nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 2004
[13] UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn đến 2050”, Tập đoàn Monitor của Mỹ thực hiện đến nay đã hoàn thành giai đoạn II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnhHà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn đến 2050
Tác giả: UBND tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2011
[14] UBND tỉnh Hà Tĩnh (2007), “Quy hoạch phát triển CN-TTCN giai đoạn 2006- 2015, tầm nhìn đến 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển CN-TTCN giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến 2020
Tác giả: UBND tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2007
[17] Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, “Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”, nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếthành phố Hồ Chí Minh”
Nhà XB: nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh
[3] Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước. Đề tài KX 02-05 Khác
[4] Cục thống kê Hà Tĩnh (2006), Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2006 Khác
[5] Cục thống kê Hà Tĩnh (2010), Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2010 Khác
[15] UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ công nghiệp đến 2015 tầm nhìn 2020 Khác
[16] UBND tỉnh Hà Tĩnh (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh thời kỳ 2005-2020 Khác
[18] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam từ lần thứ V đến lần thứ XI Khác
[19] Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 16, 17 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w