Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 26)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (8 xã giáp biên) với tổng diện tích tự nhiên là 45.681,67 ha (số liệu tính đến ngày 01/01/2014).

a. Toạđộđịa lý

Huyện có toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 22o34'40” đến 22o50'09” vĩ độ Bắc và từ 106o32'06’’ đến 106o 50'03’’ kinh độ Đông.

b. Ranh giới hành chính

- Phía Đông và Đông Bắc giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa - Phía Nam giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

- Phía Tây giáp huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Phía Tây Nam giáp huyện Quảng Uyên và Phục Hoà tỉnh Cao Bằng. Huyện Hạ Lang là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 72km về phía Đông. Huyện có tuyến đường tỉnh lộ 207, 206, 214 đi qua . Ngoài ra còn có các tuyến đường liên xã và các đường giao thông nội vùng nên thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế với bên ngoài.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hạ lang là huyện có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa các dãy núi đã là những thung lũng tương đối bằng phẳng. Địa hình phân chia không đồng đều chia thành nhiều vùng rõ rệt là: vùng núi cao, vùng bồn địa, tỷ lệ núi đá vôi lớn.

+ Địa hình núi cao phân bố ở các xã vùng cao như núi Lũng Vài, Xa Xe, Nà Ba, Lũng Đăng thuộc xã An lạc, và các xã Vinh Quý, Thái Đức, Thắng Lợi, có độ dốc trên 250 nhiều nơi có đá mẹ lộ thành cụm.

+ Vùng bồn địa: Địa hình vùng này khá bằng phẳng, bao gồm đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng tương đối rộng phân bố chủ yếu ở xã Quang Long, Thị Trấn Thanh Nhật, Việt Chu.

+ Vùng núi đất đá vôi tập trung ở Thị Hoa, Đức Quang, Cô Ngân, địa hình núi cao, chia cắt phức tạp.

19

Nhìn chung địa hình nơi đây khá phức tạp nhưng có thuận lợi phát triển một số loại cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc giao lưu kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông.

4.1.1.3. Khí hậu

Hạ lang năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ giữa các vùng trong huyện không đều hình thành 2 mùa rõ nét: mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400- 1.600 mm lượng mưa thường tập chung vào mùa hè chiếm tới 80-90 % lượng mưa trong năm.

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, mưa ít, bị ảnh hưởng lớn bởi gió mùa Đông bắc.

+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều và thường kèm gió xoáy, mưa đá, lũ quét.

+ Tổng nhiệt độ trong năm < 7500o C. + Nhiệt độ cao tuyệt đối là 35o

C. + Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 0o

C

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên tự nhiên

* Tài nguyên đất

Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất và vị trí địa lý đặc thù của huyện Hạ Lang đã hình thành và phát triển 7 nhóm đất, 19 đơn vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng.

Trong 7 nhóm đất của huyện Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất nông nghiệp là đất phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng đa dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt quan tâm cải tạo và bảo vệ. Đất glây cần được sử dụng hợp lý cho cây trồng nước hoặc theo phương thức đa canh. * Tài nguyên nước

Trên địa bàn huyện có 2 con song lớn chảy qua là song Bắc vọng và sông Quây Sơn. Sông bắc vọng chảy từ huyện Trùng Khánh sang xã Kim Loan, An Lạc có chiểu dài 10km. Sông Quây Sơn chảy dọc biên giới Việt Trung có chiều dài 12km. Ngoài ra huyện còn rất nhiều suối nhỏ phân bố khá đều trên địa bàn huyện.

20 * Tài nguyên khoáng sản

Huyện Hạ lang có 2 điểm mỏ khai thác quặng Mangan gồm: + Điểm mỏ tại xã Lý Quốc hiện nay dang khai thác tận thu.

+ Điểm mỏ tại xã An lạc đang trong quá trình xây dựng bước đầu khai thác.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn nhiều điểm mỏ khai thác đá đã làm vật liệu xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tài nguyên rừng

Có nguồn tài nguyên động thực vật khá phong phú nhưng đã chịu nhiều tác động do con người. Những nơi rừng tự nhiên bị tàn phá mạnh thì phát triển các cây gỗ hỗn tạp, trảng cây bụi. Trong rừng có một số loài gỗ quý như: nghiến, sến, lát, thông tre, đỗ quyên và nhiều dược liệu như hà thủ ô…một số loài có giá trị như báo, hươu, nai, và một số loài chim. Ngoài rừng tự nhiên Cao Bằng còn đẩy mạnh việc trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mấy năm gần đây nhờ có chủ trương và chính sách của tỉnh, giao đất khoán rừng, thực hiện chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, và trồng rừng quốc gia. Nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi, độ che phủ rừng đạt 40% năm 2000, 45% năm 2002. Trữ lượng gỗ, lâm sản tăng lên sẽ đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 26)