TẠI SAO PHẢI BẢO MẬT WLAN?Các mạng không dây hay vô tuyến sử dụng sóng vô tuyến xuyên qua vật liệu của các tòa nhà và như vậy sự bao phủ là không giới hạn ở bên trong một tòa nhà.. Để
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẢO MẬT
MẠNG WLAN
GV: LƯƠNG MINH HUẤN
Trang 2NỘI DUNG
I Tại sao phải bảo mật WLAN?
II Thiết lập bảo mật WLAN
III Khái niệm mã hóa
IV.Các giải pháp bảo mật
V Một số kiểu tấn công trong WLAN
Trang 3I TẠI SAO PHẢI BẢO MẬT WLAN?
Các mạng không dây (hay vô tuyến) sử dụng sóng vô tuyến xuyên qua vật liệu của các tòa nhà và như vậy sự bao phủ là
không giới hạn ở bên trong một tòa nhà
Sóng vô tuyến có thể xuất hiện trên đường phố, từ các trạm phát từ các mạng LAN này, và như vậy ai đó có thể truy cập nhờ thiết bị thích hợp
Do đó mạng không dây của một công ty cũng có thể bị truy cập từ bên ngoài tòa nhà công ty của họ.
Trang 4I TẠI SAO PHẢI BẢO MẬT WLAN?
Trang 5Để bảo mật mạng không dây ta cần:
Cách thức để xác định ai có quyền sử dụng WLAN - yêu cầu này được thỏa mãn bằng cơ chế xác thực( authentication)
Một phương thức để cung cấp tính riêng tư cho các dữ liệu không dây – yêu cầu này được thỏa mãn bằng một thuật toán mã hóa ( encryption).
Trang 6I TẠI SAO PHẢI BẢO MẬT WLAN?
Trang 7II THIẾT LẬP BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY
Một WLAN gồm có 3 phần: Wireless Client, Access Points và
Access Server.
Wireless Client điển hình là một chiếc laptop với NIC (Network
Interface Card) không dây được cài đặt để cho phép truy cập vào mạng không dây.
Access Points (AP) cung cấp sự bao phủ của sóng vô tuyến trong
một vùng nào đó (được biết đến như là các cell (tế bào)) và kết nối đến mạng không dây.
Access Server điều khiển việc truy cập Một Access Server (như là
Enterprise Access Server (EAS) ) cung cấp sự điều khiển, quản lý, các đặc tính bảo mật tiên tiến cho mạng không dây Enterprise
Trang 8II THIẾT LẬP BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY
EAS có thể được đặt trong chế độ gateway mode hoặc controller mode
Trong Gateway Mode, EAS được đặt giữa mạng AP và phần còn lại
của mạng Enterprise Vì vậy EAS điều khiển tất cả các luồng lưu
lượng giữa các mạng không dây và có dây, thực hiện như một tường lửa.
Trang 9II THIẾT LẬP BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY
Trang 10 Trong Controll Mode, EAS quản lý các AP và điều khiển việc truy
cập trên mạng không dây, nhưng nó không liên quan đến việc truyền tải dữ liệu người dùng Trong chế độ này, mạng không dây có thể bị
phân chia thành mạng dây với firewall thông thường hay tích hợp hoàn toàn trong mạng dây Enterprise.
Trang 11II THIẾT LẬP BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY
Trang 12Các thiết lập bảo mật mạng không dây:
Trang 13II THIẾT LẬP BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY
Device Authorization: Các Client không dây có thể bị ngăn chặn
theo địa chỉ phần cứng (ví dụ như địa chỉ MAC) EAS duy trì một
cơ sở dữ liệu của các Client không dây được cho phép và các AP riêng biệt khóa hay lưu thông lưu lượng phù hợp
Encryption: WLAN cũng hổ trợ WEP, 3DES và chuẩn TLS
(Transport Layer Sercurity) sử dụng mã hóa để tránh người truy
cập trộm Các khóa WEP có thể tạo trên một per-user, per
session basic.
Trang 14II THIẾT LẬP BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY
Authentication: WLAN hổ trợ sự ủy quyền lẫn nhau (bằng việc sử dụng 802.1x EAP-TLS) để bảo đảm chỉ có các Client không dây
được ủy quyền mới được truy cập vào mạng EAS sử dụng một RADIUS server bên trong cho sự ủy quyền bằng việc sử dụng các chứng chỉ số
Firewall: EAS hợp nhất packet filtering và port blocking firewall
dựa trên các chuỗi IP Việc cấu hình từ trước cho phép các loại lưu
lượng chung được enable hay disable.
VPN: EAS bao gồm một IPSec VPN server cho phép các Client
không dây thiết lập các session VPN vững chắc trên mạng
Trang 15III MÃ HÓA
Khái niệm mã hóa
Các loại mật mã
Một số kỹ thuật mã hóa
Trang 16III.1 KHÁI NIỆM MÃ HÓA
Mã hóa là biến đổi dữ liệu để chỉ có các thành phần được xác nhận mới có thể giải mã được nó
Quá trình mã hóa là kết hợp plaintext với một khóa để trở thành văn bản mật (Ciphertext)
Sự giải mã được bằng cách kết hợp Ciphertext với khóa để tái tạo lại plaintext gốc
Quá trình sắp xếp và phân bố các khóa gọi là sự quản lý khóa
Trang 17III.1 KHÁI NIỆM MÃ HÓA
Trang 18III.2 CÁC LOẠI MẬT MÃ
Có 2 loại mật mã
Mật mã dòng (stream cipher)
Mật mã khối (block cipher)
Cả hai loại mật mã này hoạt động bằng cách sinh ra một chuỗi
khóa ( key stream) từ một giá trị khóa bí mật Chuỗi khóa sau đó
sẽ được trộn với dữ liệu (plaintext) để sinh dữ liệu đã được mã hóa
Hai loại mật mã này khác nhau về kích thước của dữ liệu mà
chúng thao tác tại một thời điểm
Trang 19III.2 CÁC LOẠI MẬT MÃ
Mật mã dòng dùng phương thức mã hóa theo từng bit, mật mã
dòng phát sinh chuỗi khóa liên tục dựa trên giá trị của khóa
Ví dụ một mật mã dòng có thể sinh ra một chuỗi khóa dài 15 byte
để mã hóa một frame và một chuỗi khóa khác dài 200 byte để mã hóa một frame khác
Mật mã dòng là thuật toán mã hóa khá hiệu quả, ít tiêu tốn tài nguyên CPU
Trang 20III.2 CÁC LOẠI MẬT MÃ
Trang 21Mật mã khối sinh ra một chuỗi khóa duy nhất và có kích thước cố định (64 hoặc 128 bit)
Chuỗi kí tự chưa được mã hóa (plaintext) sẽ được phân mảnh thành những khối (block) và mỗi khối se được trộn với chuỗi khóa một cách độc lập
Nếu như khối plaintext nhỏ hơn khối chuỗi khóa thì plaintext sẽ được đệm thêm vào để có được kích thước thích hợp
Tiến trình phân mảnh cùng với một số thao tác khác của mật mã khối sẽ làm tiêu tốn nhiều tài nguyên CPU
Trang 22III.2 CÁC LOẠI MẬT MÃ
Trang 23Tiến trình mã hóa dòng và mã hóa khối còn được gọi là chế độ mã
hóa khối mã điện tử ECB ( Electronic Code Block)
Chế độ mã hóa này có đặc điểm là cùng một đầu vào plaintext
( input plain) sẽ luôn luôn sinh ra cùng một đầu ra ciphertext
(output ciphertext)
Đây chính là yếu tố mà kẻ tấn công có thể lợi dụng để nhận dạng của ciphertext và đoán được plaintext ban đầu
Trang 24III.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT MÃ HÓA
Để khắc phục tình trạng hacker có thể nhận dạng ciphertext để dịch ngược lại plaintext, người ta đưa ra các kỹ thuật mã hóa để hạn chế vấn đề này
Một số kỹ thuật mã hóa đơn cử như:
Sử dụng vector khởi tạo (Initialization vector)
Chế độ phản hồi (feed back)
Thuật toán WEP
Trang 25III.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT MÃ HÓA
Vector khởi tạo (IV) là một số được thêm vào khóa và làm thay đổi khóa
IV được nối vào khóa trước khi chuỗi khóa được sinh ra, khi IV thay đổi thì chuỗi khóa cũng sẽ thay đổi theo và kết quả là ta sẽ có ciphertext khác nhau
Ta nên thay đổi giá trị IV theo từng frame Theo cách này nếu một frame được truyền 2 lần thì chúng ta sẽ có 2 ciphertext hoàn toàn khác nhau cho từng frame
Trang 26III.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT MÃ HÓA
Trang 27Chế độ phản hồi cải tiến quá trình mã hóa để tránh việc một plaintext sinh ra cùng một ciphertext trong suốt quá trình mã hóa Chế độ phản hồi thường sử dụng với mật mã khối.
WEP (Wire Equivalent Privacy) là thuật toán mã hóa được sử dụng bởi tiến trình xác thực khóa chia sẻ, để xác thực người dùng
và mã hóa dữ liệu trên phân đoạn mạng không dây
Trang 28III.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT MÃ HÓA
Trang 29Tuy nhiên, người ta có thể dùng các phần mềm miễn phí để tìm kiếm khóa WEP như là: AirCrack , AirSnort, dWepCrack, WepAttack, WepCrack, WepLab
Khi khóa WEP đã bị crack thì việc giải mã các gói tin có the được thực hiện bằng cách lắng nghe các gói tin đã được quảng bá, sau
đó dùng khóa WEP để giải mã chúng
Trang 30III.3 MỘT SỐ KỸ THUẬT MÃ HÓA
Để gia tăng mức độ bảo mật cho WEP, người ta đề ra các biện pháp như:
Sử dụng khóa WEP có độ dài 128 bit.
Thực thi chính sách thay đổi khóa định kỳ
Sử dụng các công cụ theo dõi để thống kê dữ liệu trên đường truyền.
Ngoài các kỹ thuật mã hóa được trình bày trên thực tế còn nhiều loại như:
TKIP
AES
WPA
Trang 31IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO MẬT
Người ta đưa ra một số biện pháp bảo mật như:
WLAN VPN
Lọc (filtering)
Trang 32IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO MẬT
WLAN VPN: Mạng riêng ảo VPN bảo vệ mạng WLAN bằng
cách tạo ra một kênh che chắn dữ liệu khỏi các truy cập trái phép
VPN tạo ra một sự tin cậy cao thông qua việc sử dụng một cơ chế
bảo mật như IPSec (Internet Protocol Security)
Khi được sử dụng trên mạng WLAN, cổng kết nối của VPN đảm nhận việc xác thực, đóng gói và mã hóa
Trang 33IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO MẬT
Trang 34Lọc là cơ chế bảo mật cơ bản có thể sử dụng cùng với WEP Lọc
hoạt động giống như Access list trên router, cấm những cái
không mong muốn và cho phép những cái mong muốn Có 3 kiểu lọc cơ bản có thể được sử dụng trong wireless lan:
Lọc SSID
Lọc địa chỉ MAC
Lọc giao thức
Trang 35IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO MẬT
Lọc SSID là một phương thức cơ bản của lọc và chỉ nên được sử dụng cho việc điều khiển truy cập cơ bản.
SSID của client phải khớp với SSID của AP để có thể xác thực và kết nối với tập dịch vụ SSID được quảng bá mà không được mã hóa trong các Beacon nên rất dễ bị phát hiện bằng cách sử dụng các phần mềm
Trang 36IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO MẬT
Lọc MAC: Hầu hết các AP đều có chức năng lọc địa chỉ MAC
Người quản trị có thể xây dựng danh sách các địa chỉ MAC được cho phép
Nếu client có địa chỉ MAC không nằm trong danh sách lọc địa chỉ MAC của AP thì AP sẽ ngăn chặn không cho phép client đó kết
nối vào mạng
Nếu công ty có nhiều client thì có thể xây dựng máy chủ RADIUS
có chức năng lọc địa chỉ MAC thay vì AP Cấu hình lọc địa chỉ
MAC là giải pháp bảo mật có tính mở rộng cao
Trang 37IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO MẬT
Trang 38Lọc giao thức: mạng WLan có thể lọc các gói đi qua mạng dựa
trên các giao thức từ lớp 2 đến lớp 7 Trong nhiều trường hợp người quản trị nên cài đặt lọc giao thức trong môi trường dùng chung
Trang 39V MỘT SỐ KIỂU TẤN CÔNG
Một số kiểu tấn công trong mạng WLAN
De-authentication Flood Attack(tấn công yêu cầu xác thực lại )
Fake Access Point
Tấn công ngắt kết nối (Disassociation flood attack)
Roque (tấn công giả mạo)
Trang 40V.1 De-authentication Flood Attack
Kẻ tấn công xác định mục tiêu tấn công là các người dùng trong mạng wireless và các kết nối của họ(Access Point đến các kết nối của nó).
Chèn các frame yêu cầu xác thực lại vào mạng WLAN bằng cách
giả mạo địa chỉ MAC nguồn và đích lần lượt của Access Point và các người dùng.
Trang 41V.1 De-authentication Flood Attack
Người dùng wireless khi nhận được frame yêu cầu xác thực lại thì nghĩ rằng chúng do Access Point gửi đến.
Sau khi ngắt được một người dùng ra khỏi dịch vụ không dây, kẻ tấn công tiếp tục thực hiện tương tự đối với các người dùng còn lại.
Thông thường người dùng sẽ kết nối lại để phục hồi dịch vụ,
nhưng kẻ tấn công đã nhanh chóng tiếp tục gửi các gói yêu cầu
xác thực lại cho người dùng.
Trang 42V.1 De-authentication Flood Attack
Trang 43V.2 Fake Access Point
Kẻ tấn công sử dụng công cụ có khả năng gửi các gói beacon với địa chỉ vật lý(MAC) giả mạo và SSID giả để tạo ra vô số Access Point giả lập.Điều này làm xáo trộn tất cả các phần mềm điều khiển card mạng không dây của người dùng
Trang 44V.2 Fake Access Point
Trang 45V.3 Tấn công ngắt kết nối
Kẻ tấn công xác định mục tiêu ( wireless clients ) và mối liên kết giữa AP với các clients
Kẻ tấn công gửi disassociation frame bằng cách giả mạo Source
và Destination MAC đến AP và các client tương ứng
Client sẽ nhận các frame này và nghĩ rằng frame hủy kết nối đến
từ AP Đồng thời kẻ tấn công cũng gởi disassociation frame đến AP.
Trang 46V.3 Tấn công ngắt kết nối
Sau khi đã ngắt kết nối của một client, kẻ tấn công tiếp tục thực hiện tương tự với các client còn lại làm cho các client tự động ngắt kết nối với AP.
Khi các clients bị ngắt kết nối sẽ thực hiện kết nối lại với AP ngay lập tức Kẻ tấn công tiếp tục gởi disassociation frame đến AP và client
Trang 47V.3 Tấn công ngắt kết nối
Trang 48V.4 Roque (Tấn công giả mạo)
Giả mạo AP là kiểu tấn công “man in the middle” cổ điển Đây là
kiểu tấn công mà tin tặc đứng ở giữa và trộm lưu lượng truyền giữa 2 nút
Kiểu tấn công này rất mạnh vì tin tặc có thể trộm tất cả lưu lượng
đi qua mạng
Rất khó khăn để tạo một cuộc tấn công “man in the middle” trong mạng có dây bởi vì kiểu tấn công này yêu cầu truy cập thực sự đến đường truyền
Trong mạng không dây thì lại rất dễ bị tấn công kiểu này
Trang 49V.4 Roque (Tấn công giả mạo)
Tin tặc tạo ra một AP thu hút nhiều sự lựa chọn hơn AP chính
thống AP giả này có thể được thiết lập bằng cách sao chép tất
cả các cấu hình của AP chính thống đó là: SSID, địa chỉ MAC v.v Bước tiếp theo là làm cho nạn nhân thực hiện kết nối tới AP
giả
Cách thứ nhất là đợi cho nguời dùng tự kết nối.
Cách thứ hai là gây ra một cuộc tấn công từ chối dịch vụ DoS trong
AP chính thống do vậy nguời dùng sẽ phải kết nối lại với AP giả.