BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX I, CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ.. - Những nét khái quát về phong trào Cần Vương trong gi
Trang 1BÀI 26:
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I, CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ.
VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: hs nắm được
- Nguyên nhân và diễn biến vụ biến kinh thành Huế 5/7/1885
- Những nét khái quát về phong trào Cần Vương trong giai đoạn đầu và vai trò của văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương
2 Tư tưởng:
Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc
3 Kĩ năng
Rèn HS kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến các trân đánh
II CHUẨN BỊ
- GV : SGK, Lược đồ vụ biến kinh thành Huế, tranh ảnh và tài liệi có liên quan
- HS : SGK, VBT, Vở ghi
III TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ
? Trình bày nội dung điều ước Hắc-Măng và Patơnot ?
? Chứng minh rằng từ 1858-1884 là quá trình dầu hàng từng bước đến toàn bộ của triều đình Huế với thực dân Pháp ?
3 Bài mới
Trang 2HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc phản công của phái chủ
chiến ở Huế 7/1885
Hs đọc mục 1 sgk 125-126-127
? Hoàn cảnh dẫn đến cuộc nổi dậy ở kinh thành huế
(7/1885) ?
Hs nêu hoàn cảnh
? Trước việc phe chủ chiến tích cực chuẩn bị phản
công Pháp đã làm gì ?
Hs trả lời
Diễn biến kinh thành Huế
GV trình bày diễn biến trên lược đồ
Hs quan sát, lắng nghe
1 Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế (7/1885)
a Hoàn cảnh
* Triều đình :
- Phe chủ chiến hi vọng giành lại quyền thống trị từ tay Pháp khi có điều kiện
- Họ xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới
- Đưa vua Hàm Nghi lên ngôi
- Chuẩn bị phản công
* Pháp : Lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến
b Diễn biến
- Đêm 4 rạng 5/7/1885 + Ta: Tấn công đồn Mang
cá và Toà Khâm Sứ + Địch : Lúc đầu hoảng loạn sau đó chiếm lại Hoàng thành
Chúng tàn sát hàng trăm
Trang 3Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào Cần Vương
Cần Vương là gì?
Cần Vương là hết lòng giúp vua cứu nước
PT Cần Vương là phong trào đấy tranh chống ngoại
xâm của ND, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước
? Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh
nào ?
Hs trả lời
GV giới thiệu cho hs nội dung của chiếu Cần Vương
Hs lắng nghe
? Địa bàn nổ ra khởi nghĩa ?
Hs nêu địa bàn
GV dùng bản đồ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ
XIX để trình bày diễn biến
Hs lắng nghe, ghi nhớ
? Số lượng, thành tham gia và lãnh đạo của PT?
Hs trả lời
Hs quan sát hình 89- 90 nêu hiểu biết của bản thân về
vua Hàm Nghi và nhân vật Tôn Thất Thuyết
người vô tội
2 Phong trào Cần Vương
a Hoàn cảnh
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại
- Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
b Diễn biến
- Khởi nghĩa nổ ra khắp miễn Bắc và Trung Kì được đông đảo quần chúng ủng
hộ
- DB: SGK
Trang 4Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, lên ngôi năm 14 tuổi
Là vị vua trẻ tuổi, yêu nước, có tinh thần chống Pháp
Tôn Thất Thuyết sinh tại thôn Phú Môn, xã Xuân Long
nay thuộc thành phố Huế, xuất thân trong gia đình
hoàng tộc Ông là người đứng đầu phái chủ chiến trong
kinh thành Huế Ông sang TQ cầu viện, nhưng nhà
Thanh bắt tay với thực dân Pháp, sau đó ông buồn chán
và bị an trí tại TQ, qua đời ngày 22-9-1913 tại TQ
? So sánh phong trào kháng chiến chống Pháp trong
giai đoạn 1 với các giai đoạn trước ?
Hs so sánh, nhận xét
Về thực chất đây là pt yêu nước chống xâm lược, vắng
mặt sự tham gia của quân triều đình Lãnh đạo không
còn là những võ quan nữa như trong thời kì đầu chống
Pháp mà là những sĩ phu, văn thân yêu nước, có chung
nỗi đau với quần chúng lao động, tự động đứng về phía
ND chống TD Pháp Đây là cơ sở cho pt diễn ra quyết
liệt hơn kể cả khi vua Hàm Nghi bị bắt
- Kết thúc giai đoạn 1: + Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện + Vua Hàm Nghi bị bắt
4 Hoạt động nối tiếp
a Củng cố: Hs đánh giá về giai đoạn 1 của PT ?
b Dặn dò: Học bài cũ, nghiên cứu và soạn bài tiếp
BÀI 26 (Tiếp) :
II, NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
Trang 5- HS nắm được đây là giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương, mỗi cuộc khởi nghĩa đều có những đặc điểm riêng nhưng tất cả đều do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo
2 Tư tưởng
Giáo dục HS truyền thống yêu nước, đánh giặc của dân tộc Biết trân trọng và kính yêu những anh hùng dân tộc hi sinh vì nghĩa lớn
3 Kĩ năng
Rèn HS kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa
Phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử
II CHUẨN BỊ
GV: SGK, Bản đồ các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê
HS: SGK, VBT, Vở ghi
III TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của vụ biến kinh thành Huế ?
? Trình bày diễn biến phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1?
3 Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình
1886-1887
Hs đọc mục 1 sgk trang 127-128
? Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình ?
GV treo lược đồ khu căn cứ Ba Đình và giới thiệu
1 Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
a Căn cứ
- Căn cứ Ba Đình (Nga Sơn –
Trang 6về khu căn cứ
? Quan sát lược đồ và cho biết điểm mạnh và
điểm yếu của căn cứ Ba Đình?
Hs quan sát, phân tích
? Người lãnh đạo phong trào?
Hs trả lời
? Thành phần tham gia khởi nghĩa?
Hs nêu thành phần
GV: Trình bày diễn biến trên lược đò
Hs lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 2: Tìm hiểu khởi nghĩa Bãi Sậy
1883-1892
GV treo lược đồ và trình bày về căn cứ Bãi Sậy
? Tại sao những người lãnh đạo lại không xây
dựng nơi đây thành khu căn cứ kiên cố như ở Ba
Đình ?
Học sinh thảo luận bàn 3’
Thanh Hoá ) là chiến tuyến phòng thủ kiên cố gồm 3 làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê
b Lãnh đạo
- Phạm Bành
- Đinh Công Tráng
c Thành phần tham gia
- Gồm cả người Kinh, Mường Thái
d Diễn biến
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt suốt 34 ngày đêm
- Pháp dùng súng phu lửa và đại bác để triệt hạ căn cứ Xoá tên 3 làng trên bản đồ
=> Khởi nghĩa thất bại, nghĩa quân rút lên Mã Cao
2 Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)
a Căn cứ
- Bãi Sậy (Hưng Yên) là vùng lâu sậy um tùm thuộc các huyện Văn Lâm, Khoái Châu, Mĩ Hào,
Trang 7? Lãnh đạo ?
Hs trả lời
GV giới thiệu H83: NTT quê ở Mĩ Hào Hưng Yên
Ông từng làm Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương
Khi triều đình kí Hiệp ước Hác- măng, NTT bỏ
sang TQ, sau đó trở về quê mộ quân, lập căn cứ
kháng chiến
? Tóm tắt diễn biến ?
Hs lên lược đồ trình bày
Hoạt động 3: Tìm hiểu khởi nghĩa Hương Khê
1885-1895
? Những hiểu biết về người lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa?
Hs trình bày những hiểu biết của mình
PĐP từ nhỏ nổi tiếng có tính kiên trì Trong suốt
khoảng 4- 5 năm, trong tay ông không rời sách vở,
chân không bước ra đường, ông thi đỗ TS và từng
Yên Mĩ
b Lãnh đạo
- 1883 – 1885: Đinh Gia Quế
- 1885 – 1892: Nguyễn Thiện Thuật
c Diễn biến
- 1883 khởi nghĩa bùng nổ
- Nghĩa quân đánh theo lối đánh
du kích, địch bao vây nhiều lần nhưng thất bại Tuy nhiên lực lượng nghĩa quân bị hao mòn
- 1892 Khởi nghĩa tan rã
3 Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895)
a Lãnh đạo
- Phan Đình Phùng
- Cao Thắng
Trang 8làm quan Vì tính khẳng khái, cương trực ông phản
đối việc phế, lập trong triều đình nên ông bị Tôn
Thất Thuyết cắt chức, đuổi về quê Khi vua Hàm
Nghi kêu gọi kháng chiến, ông đã đứng lên mộ
quân khởi nghĩa, trở thành lãnh đạo tối cao của
cuộc khởi nghĩa Về sau ông bị thương và hi sinh
GV trình bày diễn biến trên lược đồ
Hs quan sát, lắng nghe
? Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa
Hương Khê?
Hs nêu nguyên nhân
Hạn chế của ý thức hệ pk là chỉ đáp ứng 1 phần
nhỏ, trước mắt, yêu cầu của dân tộc còn về thực
chất không đáp ứng một cách triệt để yêu cầu khách
quan của sự phát triển xã hội cũng như nguyện
vọng sâu sắc của nd là muốn thoát khỏi sự bóc lột
của pk, tiến lên XH cao hơn
Hạn chế của những người lãnh đạo: chiến đấu mạo
hiểm, phiêu lưu, chưa tính đến kết quả lâu dài,
chiến lược, chiến thuật sai lầm, thiếu liên hệ với
nhau, khi thất bại dễ sinh ra bi quan, chán nản,
không tin vào thắng lợi
? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu
biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? Hs
thảo luận theo nhóm 5’
- Lãnh đạo: Phần lớn là các văn thân ở các tình
Thanh- Nghệ- Tĩnh
b Diễn biến
- Giai đoạn 1: Nghĩa quân lo xây dựng căn cứ, tổ chức huấn luyện, rèn đúc vũ khí, tập trung lương thảo
- Giai đoạn 2: Là thời kì chiến đấu của nghĩa quân với chiến thuật đánh du kích đã gây cho địch nhiều tổn thất
Trang 9- Thời gian tồn tại: 10 năm
- Quy mô rộng lớn
- Tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình pk bù
nhìn
- Lập nhiều chiến công
? Ba cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý
nghĩa như thế nào ?
Hs nêu ý nghĩa
4 Hoạt động nối tiếp
a Củng cố: học sinh làm bài tập trong sbt
b Dặn dò: Học bài cũ Chuẩn bị bài mới, sưu tầm tài liệu liên quan đến bài