Nội dung bài mới Hoạt động 1: Cả lớp * Mức độ kiến thức cần đạt: HS cần nắm được cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO
Trang 1Bài 26 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ.
VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hòa
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phái chủ chiến (1885)
2 Kỹ năng
- Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ,tường thuật những sự kiện lịch sử Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu
3 Tư tưởng
- Giáo dục cho các em lòng yêu nướctự hào dân tộc.Trân trọng và biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc
II THIẾT BỊ
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
- Chân dung Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiết
III TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Em hãy cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?
3 Bài mới
a Giới thiệu bài mới
Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), triều đình phong kiến nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp, nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp khắp Bắc Trung Kì vẫn pháp triển mạnh với hình thức Cần vương mà chỗ dựa chủ yếu là phe chủ chiến trong triều, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, mở đầu cho phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiết đầu bài 26
b Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được cuộc phản công quân Pháp của
phái chủ chiến ở kinh thành Huế
* Tổ chức thực hiện:
GV: Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử của vụ
binh biến kinh thành Huế (5-7-1885)
HS: Trả lời
GV: Sau hai Hiệp ước 1883-1884, triều đình Huế
bị phân hoá thành hai bộ phận: chủ chiến và chủ
hoà
GV: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến của
vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885
1 Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885
a Bối cảnh
- Sau hai Hiệp ước 1883và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp
- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu
b Diễn biến:
- Đêm mùng 4 rạng sáng 5 - 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ
- Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản
Trang 2HS: Tường thuật lại.
Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được hai giai đoạn của phong trào
Cần vương
* Tổ chức thực hiện:
GV: Cho học sinh quan sát hình 89, 90 (SGK),
tìm hiểu nét chính về vua Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết
GV: Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần
Vương ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến hai giai
đoạn của phong trào Cần Vương
GV: Em cho biết thái độ của dân chúng đối với
phong trào Cần Vương như thế nào ?
HS: Dựa vào phần chữ nhỏ trả lời
GV: Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần
Vương như thế nào ?
HS: 1886, Tôn Thất Thuyết lên đường sang
Trung Quốc cầu viện 11 – 1888, vua Hàm Nghi
bị bắt và bị đầy sang An-giê-ri
công, chiếm kinh thành Huế
2 Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy
ra Tân Sở (Quảng Trị) Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm
1885 đến cuối thế kỉ XIX
- Diễn biến, chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888), phong trào bùng
nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra
+ Giai đoạn 2 (1888-1896), phong trào quy
tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì
4 Củng cố
- Trình bày bối cảnh, diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885
- Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào “Cần Vương”
5 Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập
- Xem trước bài 26/phần II, trả lời các câu hỏi trong SGK
Bài 26 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (Tiếp theo)
II NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩaBa Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa)
2 Kỹ năng
- Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ,tường thuật những sự kiện lịch sử Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu.Phân tích,tổng hợp,đánh giá các sự kiện lịch sử
3 Tư tưởng
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước tự hào dân tộc.Trân trọng và biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc
Trang 3II THIẾT BỊ
- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
- Tranh ảnh các nhân vật lịch sử
III TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Trình bày bối cảnh, diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885
- Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào “Cần Vương”
3 Bài mới
a Giới thiệu bài mới
Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau vụ binh biến kinh thành Huế, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, phong trào phát triển sôi nổi khắp Bắc, Trung Kì Tháng 1 năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, kết thúc giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương Từ đó trở đi, phong trào phát triển mạnh qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
b Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa
Ba Đình
* Tổ chức thực hiện:
GV: Hướng dẫn quan sát H.91, xác định địa bàn
của cuộc khởi nghĩa Ba Đình
GV: Lãnh đạo khởi nghĩa là ai ?
HS: Trả lời
GV: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc
khởi nghĩa
GV: Cho HS quan sát H.92 và đặt câu hỏi: Vì
sao nghĩa quân lại rút lên Mã Cao ?
HS: Suy nghĩ trả lời
Hoạt động 1: Cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa
Bãi Sậy
* Tổ chức thực hiện:
GV: Giới thiệu về địa bàn của cuộc khởi nghĩa
Bãi Sậy
GV: Lãnh đạo cao nhất là ai ?
HS: Trả lời
GV: Cho HS tìm hiểu đôi nét về Nguyễn Thiện
Thuật
GV: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra như thế
nào ?
HS: Trả lời
Hoạt động 1: Cả lớp
1 Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
- Địa bàn: thuộc huyện Nga Sơn - Thanh Hoá
- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công
Tráng
- Diễn biến:
+ Từ 12-1886 đến 1-1887, nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc nhiều cuộc tấn công của quân Pháp
- Cuối cùng, nghĩa quân rút lên Mã Cao, tiếp tục chiến đấu them một thời gian rồi tan rã
2 Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883-1892
- Địa bàn: thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) và Kinh Môn (Hải Dương)
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
- Diễn biến:
+ Trong những năm 1885 - 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp
+ Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã
3 Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
Trang 4* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa
Hương Khê
* Tổ chức thực hiện:
GV: Giới thiệu về địa bàn của cuộc khởi nghĩa
Hương Khê
GV: Lãnh đạo khởi nghĩa là ai ?
HS: Trả lời
GV: Cho HS tìm hiểu về Phan Đình Phùng
GV: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương
Khê ? Giải thích khởi nghĩa Hương Khê là cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu
GV sơ kết bài: Mặc dù đã chiến đấu rất anh
dũng (biểu hiện cụ thể là những cuộc khởi nghĩa
Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê) nhưng cuối cùng
phong trào vẫn bị thất bại
- Địa bàn: huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tỉnh
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- Diễn biến:
+ Từ 1885 đến 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí
+ Từ 1889 đến 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã
4 Củng cố
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê ?
5 Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập
- Xem trước bài 27, trả lời các câu hỏi trong SGK