Về kiến thức: Giúp HS nắm được: - Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua.. Đời sống nhân dân cực khổ dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc k
Trang 1Chương VI : Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 27:
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I- Mục tiêu bài học.
1 Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua
- Các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây
- Sự phát triển kinh tế dưới thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế Đời sống nhân dân cực khổ dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nông dân dưới thời Nguyễn
2 Về tư tưởng:
- Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế không
có điều kiện phát triển
- Truyền thống chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta thời phong kiến
3 Về kĩ năng:
- Làm quen với sưu tầm tranh ảnh liên quan đến từng thời kì lịch sử
II- Thiết bị dạy học:
- Lược đồ các đơn vị hành chính Đại Nam dưới thời Nguyễn (sgk)
- Tranh ảnh chụp trong SGK.
III- Tiến trình dạy học:
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3 Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản
- Nhà nguyễn đã làm những gì để lập
lại chế độ phong kiến tập quyền ?
- Quan sát lược đồ em hãy kể tên các
tỉnh, phủ nước ta thời Nguyễn ?
I Tình hình chính trị - kinh tế
1 Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
- Năm 1802 Nguyễn ánh đánh bại Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế)
- Năm 1815 ban hành bộ luậy “Hoàng triều luật lệ” (Luật Gia Long)
- Năm 1831 - 1832 (dưới thời vua Minh Mạng) chia nước ta thành 30 tỉnh và 1
Trang 2- Hãy nêu chính sách đối ngoaại của
nhà Nguyễn ?
- Em hãy nêu tình hình nông nghiệp
nước ta thời Nguyễn ?Xác định nguyên
nhân vì sao?
- Còn tình hình thủ công nghiệp lúc bấy
giờ như thế nào ?
- Em hãy cho biết tình hình thương
nghiệp nươc ta bấy giờ ?
phủ trực thuộc (Phủ Thừa Thiên)
- Quan tâm và củng cố quân đội
* Đối ngoại:
+ Thuần phục nhà Thanh mù quáng + Khước từ quan hệ với các nước phương Tây
2 Kinh tế dưới triều Nguyễn:
a Nông nghiệp:
- Chú trọng khai hoang, lập ấp, lập đồn
điền,
- Đê điều không được tu sửa Nạn tham nhũng phổ biến => Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút (Do địa chủ cường hào cướp hết ruộng đất và nạn tham nhũng) b Thủ công nghiệp: Có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm c Thương nghiệp: - Buôn bán trong nước được mở rộng, phố chợ đông đúc, sầm uất
- Ngoại thương: + Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực - nhất là nhà Thanh + Hạn chế buôn bán với các nước phương Tây 4 Củng cố bài: Gọi học sinh trả lời câu hỏi 5 Dặn dò: - Học bài cũ theo SGK và vở ghi - Chuẩn bị mục II IV- Rút kinh nghiệm:
Trang 3
Bài 27:
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN (Tiếp theo)
I- Mục tiêu bài học.
1 Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Sự phát triển kinh tế dưới thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế Đời sống nhân dân cực khổ dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nông dân dưới thời Nguyễn
2 Về tư tưởng:
- Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế không
có điều kiện phát triển
- Truyền thống chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta thời phong kiến
3 Về kĩ năng:
- Làm quen với sưu tầm tranh ảnh liên quan đến từng thời kì lịch sử
- Xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
II- Thiết bị dạy học :
- Lược đồ những nơi bùng nổ các cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX (sgk)
- Tranh ảnh chụp trong SGK.
II.Tiến trình
1.Ổn định lớp
2 Bài cũ: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
3 Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản
- Với những chính sách bảo thủ của nhà
Nguyễn đời sống của nhân dân ta ra
sao ? Biểu hiện như thế nào ?
- Qua phần bạn vừa đọc em có nhận xét
gì về chính quyền phong kiến nhà
Nguyễn ?
- Em hãy hình dung thái độ của nhân
dân ta lúc bấy giờ ?
- Quan sát lược đồ em có nhận xét gì về
II/ Các cuộc nổi dậy của nhân dân
1 Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
- Địa chủ cường hào cướp hết ruộng đất
- Quan lại tham nhũng
- Tô thuế nặng nề, dịch bệnh, đói kém,
…
=> Đời sống nhân dân cực khổ
(Gọi HS đọc phần in nghiêng SGK).
+ Quan lại đục khoét, bóc lột nhân dân + Xã hội loạn lạc, không còn kỷ cương phép nước
=> Căm phẫn, oán ghét chính quyền họ
Trang 4địa bàn hoạt động các cuộc đấu tranh
của nhân dân ta ?
- Tiêu biểu có những cuộc khởi nghĩa
nào ?
- Trình bày những hiểu biết của em về
cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành ?
- Trình bày những hiểu biết của em về
cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân ?
- Trình bày những hiểu biết của em về
cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ?
- Trình bày những hiểu biết của em về
cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát ?
Thảo luận: Theo em, tại sao có hàng
trăm cuộc khởi nghĩa đã diễn ra chống
lại nhà Nguyễn nhưng đều bị thất bại ?
- Dù thất bại nhưng phong trào có ý
nghĩa gì ?
Nguyễn -> họ vùng lên đấu tranh
2 Các cuộc nổi dậy:
=> Quy mô rộng khắp cả nước, từ Bắc chí Nam
a/ Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827):
- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định)
- Năm 1827 quân triều đình bao vây -> Khởi nghĩa bị dập tắt
b/ Khởi nghĩa Nông Văn Vân(1833 -1835):
- Địa bàn: miền núi Việt Bắc
- Năm 1835 khởi nghĩa bị dập tắt
c/ Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 -1835):
- Địa bàn: 6 tỉnh Nam Kì (căn cứ ở Phiên An - Gia Định)
- Năm 1834 Lê Văn Khôi qua đời
- Năm 1835 khởi nghĩa bị dập tắt
d/ Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 -1856):
Dự định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh
-kế hoạch bị bại lộ
- Năm 1855 Cao Bá Quát hi sinh
- Năm 1856 khởi nghĩa bị dập tắt
e/ Nguyên nhân thất bại:
+ Tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng phân tán, thiếu sự liên kết với nhau
+ Quân đội nhà Nguyễn mạnh
g/ ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân chống áp bức, cường quyền ở đầu thế kỉ XIX
4 Củng cố bài:
Các cuộc nổi dậy của nhân dân ta chống triều đình Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến trung du miền núi Đã tập hợp đông đảo quần chúng tham gia, chĩa mũi nhọn vào chính quyền nhà Nguyễn từ trung ương đến địa phương
IV- Bài tập- dặn dò
Trang 51 Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2 Dặn dò:
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài 28
IV- Rút kinh nghiệm: