1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn tập HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG 2 (CTUMP)

32 892 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Trong trường hợp bệnh nhân KHÔNG NÓI ĐƯỢC, chúng ta hỏi câu hỏi CÓ + Yêu cầu bệnh nhân làm động tác gắng sức, thầy thuốc dùng lực mình cản lại + Khám lần lượt từng bên và đủ hai bên  so

Trang 1

ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BỘ MÔN HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG

TÀI LIỆU ÔN TẬP HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG 2

LỚP YA-K41 Năm học: 2017 - 2018 Biên soạn: Bích Trâm + Thế Bảo

Trang 2

KHÁM CƠ LỰC, TRƯƠNG LỰC CƠ, PHẢN XẠ VÀ DẤU HIỆU KÍCH THÍCH MÀNG NÃO

Chào chú, con là … Hôm nay con sẽ phụ trách khám cơ lực, trương lực cơ, phản xạ và dấu hiệu kích thích màng não cho chú Trong quá trình thăm khám nếu có cảm thấy khó chịu, chú nói với con Mong chú hợp tác

1 Khám chức năng cao cấp vỏ não:

- Định hướng bản thân: Cho con hỏi chú tên gì ạ?

- Định hướng thời gian: Chú biết giờ là buổi nào không ạ?

- Định hướng không gian: Chú biết giờ chú đang ở đâu không ạ?

Trong trường hợp bệnh nhân KHÔNG NÓI ĐƯỢC, chúng ta hỏi câu hỏi CÓ

+ Yêu cầu bệnh nhân làm động tác gắng sức, thầy thuốc dùng lực mình cản lại

+ Khám lần lượt từng bên và đủ hai bên  so sánh cơ lực hai bên

 Cơ lực hai bên ngọn chi đều nhau, sức cơ 5/5

+ Khám cơ lực gốc chi: Thầy thuốc giữ vai bệnh nhân

• Cơ gập: bệnh nhân gập cẳng tay, thầy thuốc kéo co với bệnh nhân

• Cơ duỗi: bệnh nhân duỗi cẳng tay đẩy tay thầy thuốc ra

• Nghiệm pháp Barre chi trên: bệnh nhân nâng hai tay 60 0, lòng bàn tay

ngửa, giữ ít nhất 1’ -> (-)

 Cơ lực hai bên gốc chi đều nhau, sức cơ 5/5

- Chi dưới:

+ Khám cơ lực ngọn chi:

Trang 3

• Bệnh nhân gấp các ngón chân vào lòng bàn chân, thầy thuốc dùng tay kéo

ra KHÁM LẦN LƯỢT TỪNG NGÓN VÀ HAI BÊN

 Cơ lực hai bên ngọn chi đều nhau, sức cơ 5/5

+ Khám cơ lực gốc chi: bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân gấp, chân không chạm giường

• Cơ gập: thầy thuốc dùng tay kéo ra trong khi bệnh nhân gấp cẳng chân vào

• Cơ duỗi: thầy thuốc dùng tay đẩy chân vào trong khi bệnh nhân cố duỗi chân ra

• Nghiệm pháp Mingazzini: giơ hai đùi thẳng góc với mặt giường, cẳng chân thẳng góc với đùi, hai chân không chạm vào nhau, giữ trong 1’ =>

(-)

 Cơ lực hai bên gốc chi đều nhau, sức cơ 5/5

- Khi bệnh nhân hôn mê hoặc không hợp tác, ta khám vận động thụ động

+ Nâng từng chi trên và chi dưới sau đó buông ra, bên nào liệt sẽ rơi bịch xuống đất như khúc gỗ

+ Trường hợp hôn mê thật sự, ta xác định bằng kích thích đau (day xương ức)

3 Khám trương lực cơ

- Độ chắc: dùng tay sờ nắn cơ hai bên => độ chắc hai tay/chân đều nhau

- Độ doãi: làm động tác gấp duỗi các khớp, tạo các góc mà đỉnh là khớp => Độ doãi hai tay/chân đều nhau

- Độ ve vẩy: cầm cổ tay/chân bệnh nhân lắc mạnh => Độ ve vẩy hai tay/chân đều nhau

 Bình thường: Trương lực cơ hai tay/chân đều nhau

+ Bệnh nhân nằm hoặc ngồi, nghỉ ngơi hoàn toàn

+ Khám lần lượt và đối xứng hai bên

+ Bộc lộ vùng cần khám

- Phản xạ gân xương (phản xạ sâu)

+ Phản xạ gân cơ nhị đầu cánh tay:

• Cung phản xạ: C5-C6

• Kỹ thuật: Thầy thuốc đỡ tay bệnh nhân, khớp khuỷu gấp 30-900, cẳng tay ngửa lên trên, thầy thuốc đặt ngón cái lên gân cơ nhị đầu ở nếp gấp cẳng tay, gõ búa lên ngón cái thầy thuốc

Trang 4

• Đáp ứng: co cơ nhị đầu gây gấp cẳng tay

+ Phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay:

• Cung phản xạ: C7-C8

• Kỹ thuật: bệnh nhân nằm, cánh tay thư giãn, gấp khuỷu 900, thầy thuốc

đỡ phần giữa cánh tay hoặc bệnh nhân ngồi, gấp khuỷu 30-900, thầy thuốc đỡ phần cẳng tay bệnh nhân

• Đáp ứng: co cơ tam đầu làm duỗi cẳng tay

+ Phản xạ gân gối:

• Cung phản xạ: L3-L4

• Kỹ thuật: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân bắt chéo hoặc bệnh nhân ngồi, hai chân buông thỏng, chân không chạm đất Gõ gân cơ tứ đầu đùi ngay phía dưới xương bánh chè

• Đáp ứng: co cơ tư đầu đùi và duỗi gối

+ Phản xạ gân gót (gân Achille)

• Cung phản xạ: S1-S2

• Kỹ thuật: bệnh nhân nằm ngửa xoay đùi ra ngoài, khớp gối và khớp háng hơi co, thầy thuốc đỡ bàn chân vuông góc cẳng chân Gõ gân gót giữa mắt cá trong và mắt cá ngoài

• Đáp ứng: gập bàn chân về phía gan chân

 Phản xạ tốt, hai bên đều nhau

- Phản xạ da (phản xạ nông):

+ Phản xạ da bụng: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co

• Cung phản xạ: Da bụng trên D8-D9, da bụng giữa D10, da bụng dưới D11

• Kỹ thuật: dùng đầu kim tù vạch da từ ngoài vào trong hướng tâm về rốn

• Đáp ứng: bụng co giật

 Phản xạ tốt, hai bên đều nhau

+ Phản xạ da gan bàn chân (Dấu hiệu Babinski): bệnh nhân nằm ngửa

5 Khám dấu hiệu kích thích màng não: cùng (+) hoặc cùng (-)

❖ Bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng

- Dấu hiệu cổ cứng: Thầy thuốc đặt bàn tay dưới đầu, gập cổ ra phía trước cho

cằm gập vào ngực

Trang 5

❖ MỘT SỐ THÔNG TIN THÊM

- Trong thang điểm Glasgow -> co cứng hai tay (tức không đáp ứng với kích thích đau); không đáp ứng (duỗi cứng mất não)

- Mất ngôn ngữ Broca: không nói được Vị trí Broca ở hồi trán giữa và một phần hồi trán dưới

- Mất ngôn ngữ Wernick: nói được nhưng nói không đúng y lệnh do không hiểu được câu hỏi Wernick là vùng cảm giác (tri giác)

- Thang điểm đánh giá cơ lực: 0-2 liệt; 3-5: yếu

- Tổn thương trung ương: Lan dần từ ngọn chi đến gốc chi

+ Tổn thương bao trong: liệt đồng đều

+ Tổn thương vỏ não: liệt không đồng đều

- Tổn thương ngoại biên: Lan dần từ gốc chi ra ngọn chi

- Tam chứng màng não: nhức đầu – nôn ói – táo bón

Trang 6

VIII: Tiền đình- ốc tai

IX: Thiệt hầu X: Lang thang XI: Phụ

XII: Hạ thiệt Trong đó:

+ 3 đôi hoàn toàn cảm giác 1 2 8

+ Rung âm thoa ở các vị trí đầu gối, mắt cá, cổ tay, yêu cầu bệnh nhân xác

định vị trí cụ thể (ở đâu trên cơ thể, bên nào)

1 Dây I: Dây khứu giác

- Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt

- Bịt một bên mũi, đưa dầu lên mũi cho bệnh nhân ngửi mùi => “Anh ngửi thấy mùi gì không?”

 Bệnh nhân cảm nhận mùi hai bên tốt

Trang 7

2 Dây II: Dây thị giác

- Khám thị lực: đưa bệnh nhân tờ báo, sách và yêu cầu bệnh nhân đọc hoặc giơ ngón tay hỏi mấy ngón ở khoảng cách 1m, 1.5m hoặc bằng bảng thị lực

- Khám thị trường: bệnh nhân và 1 người nữa ngồi đối diện cách nhau 1m, nhìn thẳng vào nhau, che một bên mắt Người khám cầm 1 vật đứng giữa cách xa 2 người kia, sau đó tiến dần lại gần => cùng thấy (biểu hiện bằng cách giơ tay) đều nhau

 Thị trường bệnh nhân và thầy thuốc giống nhau

3 Dây III (vận nhãn), IV (ròng rọc), VI (vận nhãn ngoài):

- Cơ nâng mi trên: yêu cầu bệnh nhân nhắm/mở mắt => không sụp mi

- Khám đồng tử: soi đèn

 Đồng tử tròn, đường kính 2-3mm, phản xạ ánh sáng (+) (đồng tử co khi

soi đèn và giãn khi tắt đèn)

- Khám vận động nhãn cầu: yêu cầu bệnh nhân giữ cố định đầu, cổ, mắt nhìn theo đầu bút Thầy thuốc di chuyển đầu bút theo các hướng sang phải, trái, lên phải, lên trái, xuống phải, xuống trái

 Vận động nhãn cầu tốt, đều 2 bên

- Khám riêng từng dây

+ Vận nhãn chung III: lên, xuống, vào trong

+ Vận nhãn trong IV: xuống vào trong

+ Vận nhãn ngoài VI: trong ra ngoài phía thái dương

4 Dây V: dây sinh ba

- Khám cảm giác cơ bám da mặt:

+ V1 (mũi trán), V2 (mặt – môi trên), V3 (cằm)

+ Bệnh nhân nhắm mắt, dùng vật chạm vào các vị trí trên mặt bệnh nhân yêu cầu xác định vị trí (ở đâu, trái/phải)

 Nhận biết cảm giác tốt, đều 2 nhau

 Bệnh nhân chớp mắt được, đều 2 bên

5 Dây VII: dây mặt

- Khám cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi:

+ Quy ước: vị ngọt giơ 1 ngón tay, mặn giơ 2 ngón

+ Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, lè lưỡi và dặn bệnh nhân không được rút lưỡi

vào khi nếm

 Cảm giác vị giác tốt, nhận biết đúng vị

Trang 8

- Khám vận động

+ Quan sát

 mặt cân đối, nếp nhăn tròn thấy rõ, còn rãnh má mũi 2 bên, nhân trung

nằm giữa

+ Yêu cầu bệnh nhân nhướng mày, nhắm 1 bên mắt rồi 2 bên, cười

 Vận động cơ mặt tốt, đều 2 bên, dấu Charles Bell (-)

6 Dây VIII: dây tiền đình ốc tai

- Bệnh nhân nhắm mắt, giơ tay cùng bên khi nghe thấy âm thanh từ bên đó

- Cho bệnh nhân nghe âm thoa (hoặc cọ ngón tay sát tai)

 Bệnh nhân nghe được âm thanh hai bên tốt

7 Dây IX: dây thiệt hầu

- Khám cảm giác vị giác 1/3 sau lưỡi (ko học)

- Khám vận động: Yêu cầu bệnh nhân há to miệng, phát âm “A, Ê”, quan sát

 Hai bên màn hầu vén lên

8 Dây X: dây lang thang

- Vận động màn hầu: tương tự dây IX

- Vận động dây thanh âm: hỏi bệnh nhân vài thông tin để bệnh nhân nói

 Hai bên màn hầu vén lên, nói tốt

9 Dây XI: dây phụ

- Khám cơ ức đòn chũm: yêu cầu xoay đầu, tay giữ cố định vai và hàm bệnh nhân

 Cơ ức đòn chũm co lại và hằn lên

- Khám cơ thang: yêu cầu nâng vai từng bên rồi hai bên, tay giữ vai bệnh nhân

 Hai vai nâng lên được

10 Dây XII: dây hạ thiệt

- Yêu cầu bệnh nhân thè lưỡi, cử động sang hai bên

 Lưỡi cân đối, di chuyển được sang 2 bên

Trang 9

❖ MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC:

- Liệt VII ngoại biên:

+ 1/2 nửa mặt cùng bên; đối bên

liệt tay chân

+ Dấu hiệu Charles bell (+)

(nhắm mắt không kín, nhãn cầu lên trên

và ra ngoài)

+ Nếp nhăn trán mờ Dấu

Marie-Foix (+) (ấn hàm)

- Liệt VII trung ương:

+ 1/4 dưới đối bên; cùng bên liệt tay chân

+ Dấu Charles Bell (-)

- Vị trí tổn thương

+ Ăn uống sặc nghẹn: Dây VII, IX, X

+ Mắt nhìn không rõ : Dây II

+ Ăn đổ bên nào: Dây VII

- Trung tâm nói: gồm 2 phần

+ Trung tâm Broca nằm ở đối bên tay thuận => xác định bằng cách hỏi bệnh nhân thuận tay nào => ngược lại Nếu tổn thương => hiểu nhưng không nói được

+ Trung tâm Wernick: Nói được nhưng không hiểu, lơ mơ

- Đề cho nếp nhăn mũi má mờ => yêu cầu xác định tổn thương => phải xét vận động của chi cùng bên => áp dụng nguyên tắc liệt dây VII ở trên để trả lời

- Trương lực cơ phản xạ có ý nghĩa gì trên lâm sàng?

+ Trương lực cơ mềm, phản xạ giảm (sờ cơ nhão, độ ve vẫy và doãi cơ tăng) =>

tế bào bị hủy hoại

+ Trương lực cơ tăng, phản xạ tăng (Độ chắc tăng, độ ve vảy và doãi cơ giảm) Nếu trong thời gian ngắn => Hồi phục nhanh (tiên lượng tốt)

Nếu trong thời gian dài => tiến triển chậm

+ Trương lực cơ thay đổi từ cứng sang mềm -> nguy cơ tử vong rất cao

- Dây nào quan trọng nhất?

+ Dây II: Soi đáy mắt => đánh giá huyết áp, khối u não

+ Dây III: Tiên lượng bệnh nhân

Nếu đồng tử dãn to => tiên lượng tử vong cao

Nếu đồng tử co nhỏ, thường trong ngộ độc thuốc trừ sâu

Trang 10

KHÁM CHI TRÊN

 Xác định các mốc giải phẫu:

1 Vai, cánh tay:

- Mỏm vai: cong đều, cân xứng đều hai bên

- Xương đòn: cong đều, nổi rõ dưới da

- Khớp cùng-đòn: không nhô cao

- Rãnh Delta- ngực: thấy rõ nếp nhăn da

+Đường Nelaton (Hueter)

Ba mốc xương: MTLCT-MK-MTLCN ở tư thế khuỷu duỗi tạo thành đường thẳng

+Tam giác Hueter:

Ba mốc xương: MTLCT-MK-MLTCN ở tư thế khuỷu gấp 900 tạo thành tam giác cân

3 Cổ tay-bàn tay

- Xương thuyền nằm ở hõm lào, ấn đau ít (do chạm nhánh cảm giác TK quay)

- Mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm trụ 1cm->1,5cm

 THĂM KHÁM CHI TRÊN

1 Chào hỏi, giới thiệu, giải thích:

Chào Bác, con tên là…… Hôm nay con sẽ khám chi trên cho Bác, bác vui lòng cởi áo ra, để con bắt đầu khám nha Bác, trong lúc khám có gì khó chịu Bác nói với con nha Giờ bác lên ghế đẩu ngồi thả lỏng 2 tay để con bắt đầu khám nha Bác!

2 Nhìn:

- Tổng quát toàn thân: dáng đi, tư thế đứng, thực hiện động tác

- Vùng chi trên:

Trang 11

+ Hình dáng các xương có bất thường hay không, đều 2 bên hay không Nhìn trục chi có biến dạng hay lệch không

+ Có sưng, bầm, biến dạng, khối u, vết thương, lỗ dò gì hay không

3 Sờ:

- Nhiệt độ: có nóng hay lạnh bất thường không, đều hai bên không

- Có tuần hoàn bàng hệ hay không

- Sờ nắn cơ đánh giá trương lực cơ, sức cơ

- Đánh giá gân, dây chằng, bao khớp

- Tìm các mốc xương: ( đã trình bày ở trên)

- Xác định trục chi, vẽ trục chi

- Tìm điểm đau bất thường

- Có biến dạng xương hay khối u bất thường không, mô tả hình dáng kích thước mật đọ nếu có

4 Đo:

- Chiều dài cánh tay (Đo 2 bên rồi nhận xét)

+ Tương đối: mỏm cùng vai -> MTLCN

+ Tuyệt đối: mấu chuyển lớn -> MTLCN

- Chiều dài cẳng tay

+ Tương đối: MTLCN-> mỏm trâm quay

+ Tuyệt đối: MK-> mỏm trâm trụ

 Độ dài chi 2 bên đều nhau, báo kết quả tương đối và tuyệt đối đo được

của cánh tay, cẳng tay

- Vòng chi: tư thế cánh tay trung tính, khuỷu gấp 90 độ lấy MTLC làm gốc, đi ngược lên 1 đoạn 5-10 cm rồi đo, đo 2 bên và so sánh

• Đưa trước - đưa sau ( gấp-duỗi )

• Dạng (dang tay cao lên) – khép (khép tay vào trong áp che tai đối diện)

• Xoay trong - xoay ngoài:

Xoay ngoài: tư thế khởi đầu: ngồi thẳng, cánh tay áp sát thân mình, khuỷu gập 90 độ cẳng tay hướng ra trước; xoay ra ngoài thân mình

Xoay trong: tư thế khởi đầu: ngồi thẳng, cánh tay áp sát thân mình, khuỷu gập 90 độ cẳng tay hướng ra trước; xoay vào trong thân mình

 Biên độ vận động vùng vai, cánh tay không bị giới hạn

- Vận động vùng khuỷu - cẳng tay

+ Gấp - duỗi:

Trang 12

+ Sấp - ngửa: bệnh nhân ngồi thẳng, cánh tay khép sát vào thân mình, khuỷu gấp 900 , cẳng tay trung tính, ngón tay cái chỉ lên trần nhà Yêu cầu bệnh nhân úp tay lại (sấp) quay về ban đầu rồi mở ra ngoài (ngửa)

 Biên độ vận động vùng khuỷu - cẳng tay không bị giới hạn

6 Khám mạch máu: Sờ mạch động mạch quay, động mạch cánh tay và so sánh

với bên đối diện

=> Mạch nhiêu lần/phút, đều ko, mạnh hay yếu …

7 Khám thần kinh: trong bài khám thần kinh

Trang 13

KHÁM CHI DƯỚI

Chào Bác, con tên là…… Hôm nay con sẽ khám chi dưới cho Bác, bác vui lòng cời quần ngoài ra, chỉ mặc quần lót để con bắt đầu khám nha Bác, trong lúc khám có gì khó chịu Bác nói với con nha Giờ bác lên giường nằm duỗi thẳng 2 chân để con bắt đầu khám nha Bác!

- Các mốc xương: GCTT, mấu chuyển lớn, ụ ngồi (dưới nếp lằn mông)

- Liên quan các mốc xương:

+ Đường nối 2 mào chậu khi đứng thẳng bình thường là 1 đường nằm ngang (vuông góc với trục cột sống ở L4-L5)

+ Đường nối 2 GCTT bình thường cũng nằm ngang (dùng trong phép đo nhanh mức độ ngắn chi)

+ Tam giác Bryant: BN nằm ngữa Từ GCTT kẻ 1 đường thẳng vuông góc với mặt giường và từ đỉnh MCL kẻ 1 đường song song với mặt giường, 2 đường cắt nhau tại điểm O GCTT-O-MCL là 1 tam giác VUÔNG CÂN (Trong gãy cổ xương đùi hay trật khớp háng, tam giác này VUÔNG NHƯNG KHÔNG CÂN)

+ Đường Neslaton-Roser : Nằm ngửa, háng gập 45 độ ->3 điểm GCTT-MCL-ụ ngồi NẰM TRÊN 1 ĐƯỜNG THẲNG

+ Tam giác Scarpa: cung đùi + cơ may + cơ lược -> hạch bẹn không to, sờ được

bó mạch thần kinh đùi, chạm cổ xương đùi, ấn không đau (trong gãy cổ xương đùi ấn đau, trong trật khớp háng ra sau không sờ được cổ xương đùi => dấu ổ khớp rỗng)

- Vẽ trục chi

- Chi ấm, đều hai bên

- Trương lực cơ, sức cơ 2 bên đều nhau

- Không có điểm đau bất thường

- Không có biến dạng xương hay khối u bất thường

3 Đo chiều dài và đo vòng chi

(Dùng để xác định độ dài hay ngắn của chi so với bên đối diện Riêng vùng đùi còn để phân biệt chẩn đoán tổn thương nằm trên hay dưới mấu chuyển lớn.)

Trang 14

a Đo chiều dài:

- Chiều dài tuyêt đối đùi (Không qua khớp) : MCL – LCN (khe khớp gối ngoài)

- Chiều dài tương đối đùi (qua khớp): GCTT – LCN (khe khớp gối ngoài)

- Chiều dài tuyệt đối chi dưới: MCL - Mắt cá ngoài

- Chiều dài tương đối chi dưới: GCTT - Mắt cá trong

b Đo vòng chi: chọn 1 mốc xương, đo lên trên hoặc xuống 15cm, đánh dấu Đo bên đối diện So sánh hai bên => Vòng chi hai bên đùi bằng nhau

+ Xoay trong: nắm cẳng chân đưa ra ngoài

+ Xoay ngoài:nắm cẳng chân đưa vào trong

+ Trục đùi: GCTT và giữa xương bánh chè

+ Trục cẳng chân: Lồi củ trước xương chày (giữa xương bánh chè cũng được) - giữa khớp cổ chân đi qua ngón 2

- Góc mở ra ngoài 170 độ (Nếu <170 độ: cẳng chân vẹo trong Trẻ chưa biết đi cẳng chân thường vẹo vào trong.)

2 Sờ nắn:

- Xác định các mốc xương: Củ cơ khép (mỏm trên lồi cầu trong), lồi củ chày,

chỏm xương mác, khe khớp gối ngoài

- Chi ấm, đều hai bên

- Trương lực cơ, sức cơ 2 bên đều nhau

- Không có điểm đau bất thường

- Không có biến dạng xương hay khối u bất thường

3 Đo vòng chi: chọn 1 mốc xương, đo lên trên hoặc xuống 15cm, đánh dấu Đo

bên đối diện So sánh hai bên => Vòng chi hai bên bằng nhau

Trang 15

+ Thực hiện: Dùng ngón 1,3 của 2 tay bóp vào các túi cùng bao khớp gối để dồn dịch đẩy xương bánh chè lên Dùng ngón trỏ của 1 bàn tay ấn mạnh và thả ra nhanh vào phía trước xương bánh chè đẩy xương bánh chè ra sau, nếu nghe

“CỤP,CỤP” của xương bánh chè chạm vào lồi cầu xương đùi => (+)

+ Trong trường hợp dịch quá nhiều, bao khớp căng thì xương bánh chè không chạm vào lồi cầu được, ngón tay có cảm giác đẩy xượng bánh chè xuống và chao qua chao lại => hiện tượng BẬP BỀNH BÁNH CHÈ

 Bình thường (-)

- Nghiệm pháp ngăn kéo

+ Mục đích: chẩn đoán sự dãn hoặc đứt dây chằng chéo trước hoặc dây chằng

chéo sau khớp gối

+ Thực hiện: Nằm ngửa, gối gập 90 độ Thầy thuốc ngồi lên giữ bàn chân BN

xuống giường Dùng 2 bàn tay nắm lấy cẳng chân sát gối kéo ra trước (ngăn kéo trước) hoặc đẩy ra sau (ngăn kéo sau), đông thời quan sát sự di động của lồi củ trước xương chày, nếu có di động bất thường => (+)

 Bình thường (-)

III KHÁM VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN

1 Quan sát

- Hình dáng: cân đối, không có bất thường, không có tổn thương

- Trục bàn chân: giữa cổ chân - xương bàn II - ngón II

2 Sờ nắn

- Vòm gan chân: vòm dọc và ngang

- 3 điểm tì bàn chân: chỏm xương bàn 1, chỏm xương bàn V và củ lớn xương gót

- Gòng chày mác: gọng kìm hợp bởi đầu dưới xương chày và xương mác, giữ bởi dây chằng chày mác dưới và các dây chằng bên

- Các mốc xương: mắt cá trong cao hơn mắt cá ngoài 1,5cm, củ lớn xương

gót

- Chi ấm, đều hai bên

- Trương lực cơ, sức cơ 2 bên đều nhau

- Không có điểm đau bất thường

- Không có biến dạng xương hay khối u bất thường

Trang 16

KHÁM THAI NGOÀI GIAI ĐOẠN

CHUYỂN DẠ

❖ CHUẨN BỊ:

- Thầy thuốc mang nón, mask

- Chào hỏi: Chào chị, tôi là , hôm nay tôi sẽ phụ trách khám thai cho chị Trong quá trình khám có gì khó chịu chị cứ nói cho biết

+ Chị cho tôi hỏi đây là lần mang thai thứ mấy của chị ạ?

+ Lần trước sinh thường hay sinh mổ (Nếu có)

+ Chị có biết con chị được nhiêu kg, nhiêu tháng rồi

+ Chị có bệnh lý tim mạch, huyết áp hay bướu cổ gì không?

+ Trước giờ chị có mổ ngoại khoa như ruột thừa hay túi mật gì không?

- Dặn bệnh nhân đi tiểu

- Hướng dẫn tư thể: nằm lên giường tư thế sản phụ khoa, bộc lộ từ vùng bụng xuống khớp mu

- Leopold 3: dùng tay phải nắn trên vùng xương vệ => xác định lại ngôi

- Leopold 4: dung các ngón tay ấn sâu trên xương vệ theo trục eo trên => xác định thai lọt (2 bàn tay hướng phân kì) và chưa lọt (2 bàn tay hướng hội tụ)

Kết luận: Ngôi đầu/mông, thế trái/phải, lọt/chưa lọt

- Đo bề cao tử cung: từ bờ trên khớp vệ (giao điểm đường giữa bụng với khớp vệ) đến đáy tử cung

 Tính tuổi thai:

Tuổi thai (tháng) = BCTC/4 + 1 Tuổi thai (tuần) = BTTC + 4

- Đo vòng bụng: ngang qua rốn

 Tính trọng lượng thai

Trọng lượng thai (g) = (BCTC+VB) x 100/4 +- 300 g

Ngày đăng: 27/05/2019, 10:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w