PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TẾ BÀO

17 1.7K 11
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TẾ BÀO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .2 PHẦN II: NỘI DUNG .3 I. Kính hiển vi .3 II. Các nguyên lí cơ bản của các loại kính hiển vi 3 III. Kính hiển vi điện tử 5 1. Kính hiển vi điện tử truyền qua 5 2. Kính hiển vi điện tử quét đầu dò (Scanning Probe Microscope - SPM) .8 3. Kính hiển vi hiệu ứng đường hầm 9 IV. Phương pháp nguyên tử đánh dấu .10 V.Phương pháp phóng xạ tự ghi .11 VI. Phương pháp ly tâm 12 VII. Máy vi quang phổ .13 VIII. Phương pháp điện di 14 IX. Đánh dấu các phân tử của tế bào đồng vị phóng xạ và các chất kháng thể 15 PHẦN: KẾT LUẬN .16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .17 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Muốn nghiên cứu tế bào, cần phải phát minh, chế tạo dụng cụ phóng đại; các loại kính hiển vi, phân tích cấu trúc bằng tia rơnghen. Các dụng cụ phóng đại khác nhau được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các dạng của bức xạ điện tử. Từ bức xạ tia Rơnghen, sóng cực ngắn, tia điện tử, các loại tia tử ngoại(10-380 nm) các tia sáng nhìn thấy(380-780 nm) và các tia hồng ngoại đều có thể sử dụng chế tạo các dụng cụ phóng đại. Các bức xạ điện từ giống nhau là truyền theo hạt hay sóng và khác nhau do độ dài bước sóng của chúng khác nhau. Độ phóng đại tỷ lệ nghịch với độ dài bước sóng. 2 PHẦN II: NỘI DUNG I. Kính hiển vi. Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát vật chất nhỏ bé so với kích thước của con người mà mắt thường không quan sát được. Những kính hiển vi đầu tiên quan sát vật thể nhỏ bé bằng ánh sáng, sử dụng các thấu kính quang học hay gương quang học để tăng độ phóng đại của hệ quang học. Chúng được gọi là kính hiển vi quang học. Ngày nay có nhiều phương pháp khác không sử dụng ánh sáng để quan sát các vật thể nhỏ bé và các kính hiển vi thuộc những loại này có tên gọi đặc trưng cho từng phương pháp quan sát. II. Các nguyên lí cơ bản của các loại kính hiển vi. * Cấu tạo các loại kính hiển vi sử dụng các tia sáng thấy. Kính hiển vi quang học thông thường gồm hai bộ phận chủ yếu đó là cơ học và quang học. Bộ phận quang học gồm hệ thống thấu kính của kính vật và mắt kính. • Vật kính O 1 : Là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn dùng để tạo ra ảnh thật A 1 B 1 lớn hơn vật cần quan sát. • Thị kính O 2 : Đóng vai trò là một kính lúp có tiêu cự ngắn. • Hai kính đặt đồng trục và khoảng cách giữa chúng không đổi. • Bộ phận tụ sáng : dùng để chiếu sáng vật cần quan sát. Cách ngắm chừng - Sơ đồ tạo ảnh của một vật qua kính hiển vi 3 Độ bội giác • khi ngắm chừng ở Cc hoặc Cv • khi ngắm chừng ở vô cùng Cấu tạo của hệ thống thấu kính người ta có thể hoàn thiện tối đa và do đó độ phóng đại của kính hiển vi quang học thông thường phụ thuộc bản chất của tia sáng thấy. Độ phân giải của kính hiển vi quang học là d = 1/3.0,6µ. Hệ thống thấu kính của vật hoàn thiện của kính vật hoàn thiện có độ phóng đại tối đa 120 lần, độ phóng đại tối đa của kính mắt là 30 lần. Do đó độ phóng đại tối đa của kính hiển vi quang học là 3.600 lần. Trong nghiên cứu sinh học, người ta thường sử độ phóng đại vài nghìn lần, nếu lớn hơn thì có những quang sai do kính. Có nhiều loại kính hiển vi như: kính hiển vi phân cực, kính hiển vi đối pha,kính hiển vi giao thoa… trong đó kính hiển vi đáy đen được xem là tiến bộ nhất (kính siêu vi). Loại kính này khác với kính hiển vi quang học thông thường ở chỗ nó được thiết kế để ánh sáng không đi trực tiếp xuyên qua tiêu bản đi lên vật kính, mà đi chéo qua tiêu bản và do đó vật kính được chiếu sáng bằng các tia 4 tán xạ trên nền tối. ví dụ: nếu ta để lên tiêu bản một giọt nước cất, có cấu tạo đồng nhất thì nhìn vào kính hiển vi không thấy gì cả. Ngược lại, nếu để trên mâm kính một vâth thể có cấu tạo không đồng nhất ( ví dụ: tế bào ) thì tế bào sẽ nhiễu xạ ánh sáng(ánh sáng tán xạ), chiếu vào vật kính và tạo ra ảnh ảo tế bào như nhân, các bào quan, các thể vùi trên nền đen thể trong suốt nên cho ảnh rõ hơn. III. Kính hiển vi điện tử Ta biết rằng kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát các vật nhỏ, do đó độ phân giải của kính hiển vi bị giới hạn bởi bước sóng ánh sáng khả kiến, và không thể cho phép nhìn thấy các vật có kích thước nhỏ hơn. Một điện tử chuyển động với vận tốc v, sẽ có xung lượng p = m 0 .v, và nó tương ứng với một sóng có bước sóng cho bởi hệ thức de Broglie: Ta thấy rằng bước sóng của điện tử nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng khả kiến nên việc sử dụng sóng điện tử thay cho sóng ánh sáng sẽ tạo ra thiết bị có độ phân giải tốt hơn nhiều kính hiển vi quang học. Người phát minh ra kính hiển vi điện tử là Ruska, sinh năm 1906 là kỹ sư điện tử ở viện đại học kỹ thuật Berlin. Năm 1934 đạt được học vị tiến sĩ vật lý. Năm 1959 đạt học hàm giáo sư ở viện đại học Berlin. Kính hiển vi điện tử phát minh năm 1932, nhưng mãi đến năm 1939 thì kính hiển vi điện tử mới sử dụng được vào lĩnh vực nghiên cứu sinh học. Về nguyên tắc, nguyên lý cấu tạo kính hiển vi điện tử giống kính hiển vi quang học. Đường đi của tia điện giống tia sáng thấy. vì vây công thức tính toán của kính hiển vi điện tử giống như kính hiển vi quang học gọi là “quang điện tử”. khác cơ bản là nguồn năng lượng của kính hiển vi điện tử là chùm điện tử, của kính hiển vi quang học là chùm tia sáng mặt trời hoặc ánh sáng điện… 1.Kính hiển vi điện tử truyền qua. Kính hiển vi điện tử truyền qua (transmission electron microscopy, viết tắt: TEM) là một thiết bị nghiên cứu, sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu nhỏ và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể tới 5 hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film quang học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số. (Hình trên: Sơ đồ nguyên lý của kính hiển vi điện tử truyền qua) Nguyên tắc tạo ảnh của TEM gần giống với kính hiển vi quang học, điểm khác quan trọng là sử dụng sóng điện tử thay cho sóng ánh sáng và thấu kính từ thay cho thấu kính thủy tinh. Sóng điện tử được phát ra từ súng phóng điện tử, có thể là sợi đốt tức là điện tử phát xạ nhiệt, phát ra do năng lượng nhiệt đốt nóng ca tốt (thường dùng sợi tungsten, Wolfram, LaB 6 .); hoặc đầu phát xạ trường (field emission gun), điện tử phát ra do hiệu điện thế cao đặt vào . Sau đó được tăng tốc dưới điện trường V, động năng của điện tử thu được sẽ là: Và xung lượng p sẽ được cho bởi công thức: Như vậy, bước sóng của điện tử quan hệ với thế tăng tốc V theo công thức Với thế tăng tốc V = 100 kV, ta có bước sóng điện tử là 0,00386 nm. Nhưng với thế tăng tốc cỡ 200 kV trở nên, vận tốc của điện tử trở nên đáng kể so với vận tốc ánh sáng, và khối lượng của điện tử thay đổi đáng kể, do đó phải tính theo công thức tổng quát (có hiệu ứng tương đối tính): Sau đó chùm điện tử được hội tụ, thu hẹp nhờ hệ thấu kính từ và được chiếu xuyên qua mẫu quan sát đã được làm mỏng đến độ dày cần thiết để điện tử xuyên qua. Ảnh sẽ được tạo bằng hệ vật kính phía sau vật, hiện ra trên màn huỳnh quang, hay trên phim 6 ảnh, trên các máy ghi kỹ thuật số . Tất cả các hệ này được đặt trong buồng được hút chân không cao. Kính hiển vi điện tử truyền qua truyền thống (conventional transmission electron microscopy) sử dụng chùm điện tử song song chiếu qua mẫu. Một loại kính hiển vi điện tử truyền qua khác là kính hiển vi điện tử truyền qua quét (scaning transmission electron microscopy - STEM) sử dụng một chùm điện tử hội tụ chiếu xuyên qua và quét trên mẫu, tạo độ phân giải cao hơn nhiều. Các hãng kính hiển vi điện tử nổi tiếng hiện nay là Jeol, Hitachi, FEI, Philips . Sự tạo ảnh trong TEM: Độ tương phản trong TEM khác so với tương phản trong hiển vi quang học do điện tử ảnh tạo ra do điện tử bị tán xạ nhiều hơn là do bị hấp thụ như hiển vi quang học. Ảnh trường sáng (bright field image) là ảnh tạo giống như nguyên tắc quang học thông thường, khá nhạy với các sai hỏng mạng tinh thể. Một kiểu tạo ảnh khác là ảnh trường tối (dark field image) tạo ra từ việc thu các chùm tia tán xạ lệch xa trục quang học. Một chế độ tạo ảnh mạnh của TEM là ảnh hiển vi điện tử truyền qua độ phân giải cao (high resolultion electron microscopy - HRTEM) cho phép ta quan sát các mặt tinh thể với độ tương phản cao. Chế độ này chỉ có thể thực hiện khi mẫu đủ mỏng và quang sai của kính đủ nhỏ cho phép. Khi mẫu có từ tính, điện tử còn bị tán xạ do lực Lorentz (tương tác với các đômen từ), và ta sẽ có ảnh Lorentz về cấu trúc đômen của vật rắn (chế độ Fresnel, Foucault, toàn ảnh điện tử .). Để có thể quan sát được ảnh trong TEM, mẫu phải đủ mỏng sao cho không làm hấp thụ hết chùm điện tử. Bởi thế phải xử lý sao cho mẫu đủ mỏng. Các phép xử lý này là mài cơ học (sơ cấp khi mẫu còn quá dày), ăn mòn điện hóa, ăn mòn bằng chùm ion (để tạo mẫu đủ mỏng), hoặc cắt các lát mỏng bằng chùm ion hội tụ (focused Ion beam - FIB - hình vẽ). Hạn chế của TEM: Hạn chế lớn nhất của kính hiển vi điện tử truyền qua là phải xử lý mẫu đủ mỏng để có thể cho chùm điện tử đi xuyên qua mẫu quan sát. Để hoạt động ở 7 (Kính hiển vi điện tử truyền qua TECNAI T20 ở Khoa Vật lý và Thiên văn, Đại học Glasgow) chế độ HRTEM, mẫu càng phải mỏng. Vì thế, cần phải có những cách xử lý thích hợp để không phá hủy cấu trúc của mẫu, và vì thế công việc xử lý này tốn rất nhiều thời gian và công sức. Một điều nữa là do sử dụng chùm điện tử năng lượng cao, nên hiển vi điện tử truyền qua chỉ hoạt động được ở chế độ chân không cao. 2.Kính hiển vi điện tử quét đầu dò (Scanning Probe Microscope - SPM) Kính hiển vi quét đầu dò là tên gọi chung cho một họ kính hiển vi mới được các nhà vật lý trên thế giới phát minh trong thời gian gần đây. Đây là một trong những loại thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, có nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong công nghệ nano và sinh học phân tử. Chúng ta biết rằng kính hiển vi quang học không thể phóng đại các mẫu vật có kích thước tí hon nhỏ hơn 1 phần triệu met, chẳng hạn như virút và phân tử. Kính hiển vi điện tử, sử dụng chùm electron, có thể khắc phục những nhược điểm của hiển vi quang học song rất ''khó tính'', cồng kềnh và cũng rất đắt tiền. Mọi mẫu vật đều phải được đặt trong điều kiện chân không, chẳng hạn muốn nhìn ảnh virus thì trước tiên phải làm chết virus, sấy khô rồi phủ lên virus một loại màng để dễ dàng hiện được ảnh. Do vậy, với kính hiển vi điện tử con người chỉ nhìn thấy hình ảnh của mẫu vật “không còn nguyên dạng” mà thôi. Còn kính hiển vi quét đầu dò phóng đại mẫu vật trong môi trường không khí mà không cần xử lý trước như phủ, mạ .thực tế thì tiền thân của SPM chính là kính kính hiển vi STM (Scanning Tuneling Microscope ) mà các cán bộ khoa học của Viện hợp tác với các nhà khoa học Đức chế tạo năm 2000 nhằm mục đích học tập cũng như nghiên cứu. Tuy nhiên, STM chỉ hữu ích đối với các nhà nghiên cứu vật lý cơ bản và chỉ phóng đại được mẫu vật là chất dẫn điện. Chính vì lý do này mà các nhà khoa học thế giới phát triển họ kính hiển vi quét đầu dò (SPM), có phạm vi ứng dụng rộng lớn hơn, dựa trên nguyên lý của STM. Kỹ thuật SPM là một trong những công cụ mới và mạnh nhất giúp con người nhìn và xử lý mẫu vật ở kích thước nano (1 nano bằng một phần tỷ của một mét). Nó giúp cho chúng ta nghiên cứu tiêu bản siêu hiển vi hình thái. Ở Việt nam, Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học vừa công bố kính hiển vi quét đầu dò (SPM) - thiết bị thuộc loại cao cấp nhất được chế tạo tại nước ta, với giá thành rẻ hơn nhiều sản phẩm nhập ngoại. Bước đột phá này đã mở rộng đường cho ngành công nghệ nano - sinh học phân tử của Việt Nam. Giáo sư Vũ Đình Cư, Chủ tịch hội đồng nghiệm thu, đánh giá: "Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam tiến hành chế tạo SPM 8 cực kỳ tinh vi, nó chụp được hình một con virus vào cỡ 100 nanomét (1 nanomét = 1 phần tỷ mét) mà không cần dùng tới chân không . Đây là sự việc đáng ghi nhớ trong nền khoa học công nghệ Việt Nam". GS Trần Xuân Hoài, Viện trưởng và là chủ nhiệm đề tài, cho biết: SPM là tên chung của một họ kính hiển vi hoạt động theo nguyên lý mới, được các nhà vật lý thế giới phát minh gần đây, dùng để nghiên cứu đặc điểm bề mặt ở cấp độ cực nhỏ (nguyên tử). Kính hoạt động theo nguyên lý quét một mũi dò nguyên tử trên một bề mặt mẫu ở khoảng cách nguyên tử. Hình ảnh sẽ được hiển thị trên máy tính với hệ số phóng đại lớn ở dạng một chiều, hai chiều hoặc ba chiều. Chiếc kính hiển vi SPM "made in Việt Nam" đã được thử nghiệm để đo cấu trúc màng TiO2 (mẫu do Viện Ứng dụng công nghệ gửi) và xác định hình dạng, cấu trúc của virus gây bệnh xoăn lá cà chua (mẫu do Viện Công nghệ sinh học gửi), cho ra hình ảnh rất rõ nét. Những hình ảnh này sẽ hỗ trợ đắc lực các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, tìm hiểu đặc tính gây bệnh của các loài sâu bệnh . ( Kính hiển vi quét đầu dò) (Giáo sư Trần Xuân Hoài) 3. Kính hiển vi hiệu ứng đường hầm. Kính hiển vi lực nguyên tử hay kính hiển vi nguyên tử lực là một thiết bị quan sát cấ u trúc vi mô bề mặt của vật rắn dựa trên nguyên tắc xác định lực tương tác nguyên tử giữa một đầu mũi dò nhọn với bề mặt của mẫu, có thể quan sát ở độ phân giải nanômét, được sáng chế bởi Gerd Binnig, Calvin Quate và Christoph Gerber vào năm 1986. 9 (Sơ đồ giải thích cơ chế làm việc của kính hiển vi lực nguyên tử) Sau khi kính hiển vi đường hầm điện tử được chế tạo, cho phép quán sát được từng nguyên tử trên bề mặt mẫu vật, người ta nhận ra rằng kính hiển vi đường hầm điện tử còn một số hạn chế. Hạn chế rõ nhất là kính hiển vi này chỉ nghiên cứu được mẫu dẫn điện (như kim loại hoặc bán dẫn), vì cần có sự di chuyển (xuyên hầm lượng tử) của điện tử giữa mũi nhọn máy quét và mẫu. Theo lời tự thuật của các nhà sáng chế ra kính hiển vi lực nguyên tử, việc mũi nhọn của kính hiển vi đường hầm điện tử nằm rất gần bề mặt mẫu khiến họ nghĩ đến việc tính lực nguyên tử giữa đầu mũi và các nguyên tử ở bề mặt. Họ thấy lực này đủ lớn để đo và thể hiện rõ khoảng cách giữa đầu đo và bề mặt. Ví dụ, khi mũi nhọn ở ngay trên nguyên tử, nó sẽ bị hút mạnh; còn khi ở vào khoảng giữa hai nguyên tử, nó sẽ bị hút yếu. Như vậy, việc đo lực khi quét mũi nhọn trên mẫu vật sẽ cho phép dựng lại độ lồi lõm của bề mặt.Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi bề mặt, không nhất thiết phải dẫn điện, do không cần có dòng điện giữa đầu đo và mẫu vật. Vấn đề còn lại là máy phải đủ nhạy với các biến đổi lực hút giữa nguyên tử, vốn rất yếu. IV. Phương pháp nguyên tử đánh dấu. Phương pháp này dùng để nghiên cứu các vấn đề hấp thụ, thải loại các chất, động học của quá trình sinh hóa, sự biến đổi tương hỗ của các chất trao đổi chất, các chất cấu tạo các tổ chức trong tế bào .Bản chất của phương pháp này là đưa thêm chất đồng vị vào nguyên tố hóa học đang được nghiên cứu về sự trao đổi chất của nó. Khi đó, ta thu được thành phần đồng vị của nguyên tố dị thường không có trong môi trường thiên nhiên đó. Tùy thuộc vào chất đồng vị nào được sử dụng, mà chia ra bằng phương pháp chất chỉ thị đánh dấu phóng xạ hay chất chỉ thị ổn định. Nguyên tố có thành phần đồng vị dị thường gọi là nguyên tố đánh dấu. Chất chứa trong thành phần của nguyên tố đánh dấu gọi là nguyên tố đánh dấu. Trong phương pháp nguyên tử đánh dấu người ta dùng đơn vị đo là đơn vị hoạt tính phóng xạ. Hoạt tính phóng xạ là độ phóng xạ đo bằng tốc độ phân rã của nguyên tử. Đơn vị phóng xạ quy ước là Curi. Người ta không có thói quen dùng trị số hoạt độ tuyệt đối của nó, mà dùng trị số hoạt độ tương đối của nó. Độ hoạt độ tương đối là tính ra xung lượng/phút hay xung lượng/giây. Trị số hoạt độ tương đối chiếm bao nhiêu phần của hoạt độ tuyệt đối gọi là số đếm. Khi đó hoạt độ của những chất đồng vị phát ra hạt β có năng lượng bé thì hệ số đếm lớn nhất(đến 80% và 10 [...]... những tế bào, chúng ta có thể xác định tỉ lệ định lượng các chất bắt màu trong những phần tế bào hoặc khi ta dùng fucsin kiềm trong phản ứng Feulgen và kết hợp với phương pháp quang phổ kế, ta có định lượng hàm lượng ADN trong tế bào Ngày nay, với phương pháp quang phổ kế tế bào, người ta xác định được các chất trong tế bào với lượng 10-12- 10-14 trên diện tích µ2 Kết hợp phương pháp hóa tế bào và... xạ V .Phương pháp phóng xạ tự ghi Phương pháp nghiên cứu nguyên tố hóa học phóng xạ bởi kính hiển vi trong tế bào trên cơ sở chụp ảnh các bức xạ ion lên các vật cảm quang tốt, cho người ta không những chỉ định tính sự phân bố của những chất phóng xạ, xác định cấu trúc sinh hóa phức tạp định khu trong tế bào, mà còn cho phép nghiên cứu sự hình thành và sự cấu thành các chất mà chúng ta cần nghiên cứu. .. bào và kính hiển vi huỳnh quang cho phép chúng ta nghiên cứu sự phân bố trong tế bào các chất protit, lipit, axit nucleic và các chất pôlisaccarit phương pháp này đã được áp dụng tìm hiểu sâu đặc tính trao đổi protit trong tế bào VIII Phương pháp sắc kí Phương pháp này ra đời vào những năm 40 và đã cách mạng hóa phân tích hóa sinh thời đó 1 Phương pháp sắc kí trên giấy Mẫu phân tích được đặt lên một... truyền cũng được sử dụng để nghiên cứu tế bào PHẦN: KẾT LUẬN 15 Tóm lại, về nguyên tắc tất cả các tính chất của một phần tử trong tế bào sống đều có thể được phát hiện bằng những phương pháp tinh vi khác, tùy vào điều kiện trang thiết bị và cấu trúc tiêu bản mà chúng ta lựa chọn phương pháp cho phù hợp để kết quả nghiên cứu đạt kết quả cao TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 1 Sinh học tế bào- Nguyễn Như Đối 2 Công... metol hạt nhỏ hydroquinon với borat, có loại thuốc định hình tương ứng cho các thuốc hiện nói trên VI Phương pháp ly tâm Trong phương pháp nghiên cứu tế bào, sinh lí, hóa sinh hiện đại, phương pháp ly tâm, giữ vai trò lớn trong việc phân tích, ngưng tụ, tách chiết những thành phần riêng biệt của tế bào như màng sinh chất, nhân, lục lạp, ty thể, riboxom khi quay li tâm thì lực li tâm sẽ làm cho các... tế bào, sau một thời gian ta xem trên phim, nơi nào đen lại nơi đó tương ứng với nhân tế bào, bởi vì timidin sau khi vào tế bào, sẽ tập trung vào nhân, ở đó tổng hợp nên ADN Có thể dùng phương pháp phóng xạ tự ghi kính hiển vi điện tử Sau khi xử lí mẫu vật như trên, làm tiêu bản siêu hiển vi và quan sát dưới kính hiển vi điện tử Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp sắc ký phóng xạ tự ghi để nghiên. .. được dùng để xác định khối lượng và các hình dạng của các hạt keo, của các cấu trúc tế bào, các cao phân tử trong dung dịch Các mẫu vật như mô, tế bào muốn đem vào sử dụng trong phương pháp li tâm, trước tiên phải được nghiền nhỏ bằng máy nghiền thích ứng Máy nghiền bằng siêu âm thường được dùng trong nghiên cứu tế bào, sinh học phân tử và phải nghiền trong các môi 12 trường thích hợp của nhiệt độ,... chất rắn xốp như tinh bột giữ lại Hiện nay phương pháp điện di trên gel polyacrymit SDS được sử dụng rộng rãi Phương pháp hoàn thiện hơn là điện di hai chiều trên gel, kết hợp hai kiểu tách khác nhau Nó có dung dịch độ tách cao hơn 1000 protein khác nhau trên một bản gel IX Đánh dấu các phân tử của tế bào đồng vị phóng xạ và các chất kháng thể Đây là hai phương pháp giúp phát hiện các chất đặc hiệu trong... phân tử tế bào ở tốc độ cao Để lắng các chất kỹ hơn, phương pháp trên thang nồng độ của đường saccaroza hay cloritcesium được sử dụng Để đánh giá tốc độ lắng xuống đáy của ống li tâm người ta dùng hệ số lắng S Hệ số này được tính bằng đơn vị S (Svedberg ) và S= 1cm 10-13giây VII Máy vi quang phổ Đây là phương pháp kiểm tra định lượng Trong máy vi quang phổ có thể do sự hấp thụ ánh sáng của từng tế bào. .. giấy ảnh cho thấy rõ vị trí chỗ đồng vị phóng xạ nằm Ví dụ: ủ tế bào thymidine H3 cho thấy ADN được tổng hợp trong nhân và ở lại đấy Dùng Uridine H3(tiền thân của uracil) cho thấy ARN được tổng hợp lúc đầu trong nhân sau ra ngoài tế bào chất Phản ứng đặc hiệu kháng nguyên-kháng nguyên cũng được dùng để phát hiện các chất đặc hiệu trong tế bào Thường kháng thể được gắn với một chất fluorome, sau khi . các thuốc hiện nói trên . VI. Phương pháp ly tâm. Trong phương pháp nghiên cứu tế bào, sinh lí, hóa sinh hiện đại, phương pháp ly tâm, giữ vai trò lớn trong. liều lượng bức xạ . V .Phương pháp phóng xạ tự ghi. Phương pháp nghiên cứu nguyên tố hóa học phóng xạ bởi kính hiển vi trong tế bào trên cơ sở chụp ảnh

Ngày đăng: 02/09/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan