1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý tổng hợp khu rừng tràm gáo giồng, tỉnh đồng tháp

164 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 8,67 MB

Nội dung

Nếu như áp dụng các quy định trên vào HST rừng tràm trên vùng ĐNN ở ĐBSCL thì rất lãngphí tài nguyên đặc biệt là nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá đen nóiriêng các loài cá này

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thựchiện trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018

Các nội dung nghiên cứu của luận án này có sử dụng các số liệu nghiên cứucủa dự án “Điều tra hiện trạng đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp bảo tồn, sửdụng bền vững khu rừng Tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” đượcthực hiện từ năm 2014-2015 do Tiến sĩ Nguyễn Chí Thành làm chủ nhiệm Dự ánnày tác giả là cộng tác viên chính tham gia thiết kế, xây dựng đề cương và phối hợpvới Viện Sinh thái học miền Nam, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II trongcông tác điều tra, thu thập số liệu tại hiện trường và xử lý số liệu

Các số liệu trong luận án này đã được chủ nhiệm dự án là người hướng dẫnkhoa học, là thủ trưởng đơn vị của tác giả đồng ý cho sử dụng

Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công bốtrong bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịutrách nhiệm./

Người viết cam đoan

Lê Hữu Phú

Trang 4

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Đình Quế, TS.Nguyễn Chí Thành là người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian và côngsức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.

Xin chân thành cảm ơn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngậpnước (là người hướng dẫn khoa học) và các đồng nghiệp trong đơn vị đã tạo điềukiện, động viên tác giả hoàn thành luận án này

Xin cảm ơn Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện CaoLãnh, Ban quản lý rừng Tràm Gáo Giồng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tácgiả nghiên cứu tại hiện trường

Xin cảm ơn người thân trong gia đình và tất cả bạn bè đã động viên tác giảhoàn thành luận án này

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Lê Hữu Phú

Trang 5

MỤC LỤC

Tran g

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Những đóng góp mới của luận án 3

5 Đối tượng nghiên cứu 4

6 Phạm vi và địa điểm nghiên cứu 4

7 Thời gian thực hiện 4

8 Bố cục luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.1 Nghiên cứu về rừng Tràm cajuputi 5

1.1.2 Nghiên cứu về đất ngập nước 6

1.1.3 Quản lý rừng tràm trên vùng ĐNN 9

1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 12

1.2.1 Nghiên cứu về rừng Tràm cajuputi 12

1.2.2 Nghiên cứu về đất ngập nước 14

1.2.3 Quản lý rừng tràm trên vùng ĐNN 18

1.3 Thảo luận chung 27

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Nội dung nghiên cứu 29

2.1.1 Đặc điểm rừng tràm ở Gáo Giồng, tỉnh Đồng Tháp 29

2.1.2 Đặc điểm chế độ ngập nước và đất 29

2.1.3 Ảnh hưởng chế độ ngập nước, sinh cảnh và theo mùa đến tài nguyên rừng 29 2.1.4 Đặc điểm cộng đồng dân cư và thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Gáo Giồng, tỉnh Đồng Tháp 30

Trang 6

2.1.5 Đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp rừng tràm trên vùng đất ngập nước 30

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp tiếp cận 30

2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 31

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 44

2.2.4 Xây dựng các loại bản đồ 50

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

3.1 Đặc điểm rừng tràm ở Gáo Giồng, tỉnh Đồng Tháp 51

3.2 Đặc điểm chế độ ngập nước và đất 55

3.2.1 Đặc điểm chế độ ngập nước 55

3.2.2 Chất lượng nước 58

3.2.3 Đặc điểm đất 60

3.3 Ảnh hưởng của chế độ ngập nước, sinh cảnh và theo mùa đến tài nguyên rừng 63

3.3.1 Ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến các chỉ tiêu sinh trưởng (D1,3m, Hvn) rừng tràm 63

3.3.2 Ảnh hưởng chế độ ngập nước và theo mùa đến các loài thực vật thân thảo 69 3.3.3 Ảnh hưởng của chế độ ngập nước và theo mùa đến các loài cá 75

3.3.4 Ảnh hưởng của sinh cảnh và theo mùa đến các loài chim 83

3.3.5 Ảnh hưởng của sinh cảnh và theo mùa đến các loài bò sát 90

3.3.6 Ảnh hưởng của sinh cảnh và theo mùa đến các loài lưỡng cư 97

3.3.7 Ảnh hưởng của sinh cảnh và theo mùa đến các loài thú 102

3.4 Đặc điểm cộng đồng dân cư và thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Gáo Giồng, tỉnh Đồng Tháp 109

3.4.1 Đặc điểm cộng đồng dân cư 109

3.4.2 Thực trạng quản lý 113 3.5 Đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp rừng tràm trên vùng đất ngập nước .120

Trang 7

3.5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng tràm trên vùng

đất ngập nước 120

3.5.2 Biện pháp quản lý tổng hợp khu rừng Tràm Gáo Giồng 121

3.5.3 Dự kiến hiệu quả mô hình 133

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134

1 Kết luận 134

2 Tồn tại và kiến nghị 135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 136

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

Trang 8

Đa dạng sinh họcĐất ngập nướcĐồng Tháp Mười

Hệ thống thông tin địa lý

Hệ sinh thái

Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiênKhu bảo tồn

Nghị địnhPhòng cháy, chữa cháy rừngPhát triển nông thôn

Quản lý bảo vệ rừngCông ước quốc tế về các vùng ĐNN quan trọng như lànơi sống của các loài chim di cư

Rừng đặc dụngTiêu chuẩn Việt NamTài nguyên Môi trường

Trang 9

Chữ viết tắt Giải nghĩa đầy đủ

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại đất phèn vùng Đồng Tháp Mười 15

Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa thực bì ưu thế chỉ thị với các đặc trưng hình thái phẫu diện của các loại đất phèn 21

Bảng 1.3 Mực nước ngầm và nguy cơ cháy rừng tràm 22

Bảng 1.4 Tổng hợp diện tích rừng Tràm ở các khu RĐD ĐBSCL 24

Bảng 2.1 Thống kê số ô điều tra theo cấp tuổi và chế độ ngập nước 32

Bảng 2.2 Thống kê các điểm lấy mẫu theo chế độ ngập nước 33

Bảng 2.3 Chỉ số Braun-Blanquet S 33

Bảng 2.4 Dụng cụ phân tích các chỉ tiêu nước 35

Bảng 2.5 Phương pháp phân tích mẫu đất 35

Bảng 2.6 Thống kê tuyến điều tra động vật theo các sinh cảnh 39

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng rừng tràm ở cấp tuổi I đến IV 51

Bảng 3.2 Hiện trạng rừng và các sinh cảnh ĐNN theo các chế độ ngập nước 52

Bảng 3.3 Phân bố diện tích theo chế độ ngập nước trong năm 56

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng T.I theo chế độ ngập nước 63

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng T.II theo chế độ ngập nước 64

Bảng 3.6 Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng T.III theo chế độ ngập nước 65

Bảng 3.7 So sánh sự đồng nhất giữa các chế độ ngập nước đến D1,3m ở T.III 66

Bảng 3.8 Các chỉ tiêu sinh trưởng rừng T.IV theo chế độ ngập nước 67

Bảng 3.9 So sánh sự đồng nhất giữa các chế độ ngập nước đến D1,3m ở T.IV 68

Bảng 3.10 So sánh sự đồng nhất giữa các chế độ ngập nước đến Hvn ở T.IV 68

Bảng 3.11 Chỉ số đa dạng thực vật thân thảo theo chế độ ngập nước vào mùa mưa 70 Bảng 3.12 Chỉ số đa dạng thực vật thân thảo theo chế độ ngập nước vào mùa khô 72 Bảng 3.13 Các loài cá quý hiếm ở khu rừng Tràm Gáo Giồng 76

Bảng 3.14 Các chỉ số đa dạng cá theo chế độ ngập nước ở mùa mưa 78

Bảng 3.15 Các chỉ số đa dạng cá theo chế độ ngập nước vào mùa khô 80

Trang 11

Bảng 3.16 Các chỉ số đa dạng chim theo các sinh cảnh vào mùa mưa 85

Bảng 3.17 Các chỉ số đa dạng chim theo các sinh cảnh vào mùa khô 87

Bảng 3.18 Các chỉ số đa dạng bò sát theo các sinh cảnh vào mùa mưa 92

Bảng 3.19 Các chỉ số đa dạng bò sát theo các sinh cảnh vào mùa khô 94

Bảng 3.20 Thành phần các loài lưỡng cư theo mùa 97

Bảng 3.21 Các chỉ số đa dạng lưỡng cư theo các sinh cảnh vào mùa mưa 99

Bảng 3.22 Các chỉ số đa dạng lưỡng cư theo các sinh cảnh vào mùa khô 100

Bảng 3.23 Thành phần các loài thú theo mùa 103

Bảng 3.24 Các chỉ số đa dạng thú theo các sinh cảnh vào mùa mưa 104

Bảng 3.25 Các chỉ số đa dạng thú theo các sinh cảnh vào mùa khô 106

Bảng 3.26 Số nhân khẩu và lao động chính trong hộ gia đình 109

Bảng 3.27 Thống kê phân loại hộ giàu nghèo 111

Bảng 3.28 Thực trạng các hoạt động sinh kế của người dân 112

Bảng 3.29 Nhận thức của người dân về vai trò của khu rừng Tràm Gáo Giồng .113 Bảng 3.30 Tổng hợp các chỉ tiêu phục vụ công tác dự báo cháy rừng 113

Bảng 3.31 Thống kê diện tích các vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng 114

Bảng 3.32 Tình hình khai thác rừng tràm trong 7 năm gần đây 116

Bảng 3.33 Nhu cầu mức thủy cấp và diện tích thực bì khô để rừng ở mức cháy thấp hoặc trung bình 124

Bảng 3.34 Nhu cầu mức độ ngập nước để rừng tràm sinh trưởng nhanh nhất 124

Bảng 3.35 Nhu cầu mức độ ngập nước để bảo tồn sinh cảnh đồng cỏ 125

Bảng 3.36 Cơ cấu thu thập của các hộ dân tham gia chia sẻ lợi ích tại khu vực bảo tồn và sử dụng tài nguyên ĐNN 128

Bảng 3.37 Nhu cầu mức thủy cấp và diện tích thực bì khô để rừng ở mức cháy thấp hoặc trung bình 130

Bảng 3.38 Nhu cầu mức độ ngập nước để rừng tràm sinh trưởng nhanh nhất 130

Bảng 3.39 Cơ cấu thu thập của các hộ dân tham gia chia sẻ lợi ích tại khu vực phát triển và sử dụng tài nguyên ĐNN 132

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu 31

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí ô điều tra hiện trạng rừng tràm theo cấp tuổi 37

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí các điểm lấy mẫu nước, phẫu diện đất và điều tra cá, thực vật thân thảo 38

Hình 2.4 Cách đo đạc các chỉ tiêu phân loại ở thú nhỏ 40

Hình 2.5 Sơ đồ thiết kế tuyến điều tra để thu thập thông tin về chim, thú, bò sát, ếch nhái tại vùng nghiên cứu 41

Hình 2.6 Sơ đồ bố trí các điểm điều tra thu thập các chỉ tiêu dự báo cháy rừng 45

Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng và sinh cảnh ĐNN vùng nghiên cứu 53

Hình 3.2 Một số sinh cảnh ĐNN vùng nghiên cứu 54

Hình 3.3 Bản đồ chế độ ngập nước vùng nghiên cứu 57

Hình 3.4 Biểu đồ DO theo chế độ ngập nước tại vùng nghiên cứu 58

Hình 3.5 Biểu đồ TDS theo chế độ ngập nước tại vùng nghiên cứu 59

Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện giá trị pH theo chế độ ngập nước tại vùng nghiên cứu 59

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện giá trị EC theo chế độ ngập nước tại vùng nghiên cứu 60 Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện các chỉ số phèn theo chế độ ngập nước 61

Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện hàm lượng các chất tổng số theo các chế độ ngập nước 61 Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện các chất dễ tiêu có trong đất theo các chế độ ngập nước 62 Hình 3.11 Biểu đồ hàm lượng cation trao đổi có trong đất theo chế độ ngập nước 62 Hình 3.12 Biểu đồ so sánh số loài thực vật thân thảo theo mùa và chế độ ngập nước 69 Hình 3.13 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã thực vật thân thảo theo các chế độ ngập nước ở các mức tương đồng 14%, 24% và 34% vào mùa mưa 71

Hình 3.14 Biểu đồ phân tích tương quan các loài thực vật thân thảo ở các mức tương đồng 14%, 24%, 34% vào mùa mưa 71

Trang 13

Hình 3.15 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã thực vật thân thảo ở các mứctương đồng 5%, 15% và 30% vào mùa khô 73Hình 3.16 Biểu đồ phân tích tương quan các loài thực vật thân thảo ở mức tươngđồng 9%, 19%, 29% vào mùa khô 73Hình 3.17 Biểu đồ so sánh chỉ số đa dạng Shannon thực vật thân thảo theo chế độngập nước và theo mùa 74Hình 3.18 Hình ảnh một số loài cá quý, hiếm ở khu rừng Tràm Gáo Giồng 76Hình 3.19 So sánh số lượng các loài cá theo mùa và các chế độ ngập nước 77Hình 3.20 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã cá theo chế độ ngập nước ởmức tương đồng 37%, 47% vào mùa mưa 79Hình 3.21 Biểu đồ phân tích tương quan các loài cá ở mức tương đồng 36%, 46%,56% vào mùa mưa 79Hình 3.22 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã cá theo chế độ ngập nước ởmức tương đồng 40%, 55% vào mùa khô 81Hình 3.23 Biểu đồ phân tích tương quan các loài cá ở mức tương đồng 32%, 42%,52% vào mùa khô 81Hình 3.24 Biểu đồ so sánh chỉ số đa dạng Shannon cá theo mùa và chế độ ngập .82Hình 3.25 Biểu đồ so sánh số lượng loài chim theo các sinh cảnh và theo mùa 83Hình 3.26 Một số sinh cảnh chính là nơi cư trú của một số loài chim 84Hình 3.27 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã chim theo các sinh cảnh ởmức tương đồng 30%, 36% và 70% vào mùa mưa 86Hình 3.28 Biểu đồ phân tích tương quan các loài chim ở mức tương đồng 21%,41%, 51% vào mùa mưa 86Hình 3.29 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã chim theo các sinh cảnh ở cácmức tương đồng 28%, 38% vào mùa khô 88Hình 3.30 Biểu đồ phân tích tương quan các loài chim ở các tương đồng 29%,39%, 50% vào mùa khô 88Hình 3.31 Biểu đồ so sánh các chỉ số đa dạng Shannon của các loài chim 89Hình 3.32 Hình ảnh một số loài bò sát 91

Trang 14

Hình 3.33 Biểu đồ so sánh số lượng loài bò sát theo sinh cảnh và theo mùa 91

Hình 3.34 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã bò sát theo các sinh cảnh ở mức tương đồng 38%, 48% vào mùa mưa 93

Hình 3.35 Biểu đồ phân tích tương quan các loài bò sát ở các tương đồng 43%, 53%, 70% vào mùa mưa 93

Hình 3.36 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã bò sát theo các sinh cảnh ở tương đồng 31% và 41% vào mùa khô 95

Hình 3.37 Biểu đồ phân tích tương quan các loài bò sát ở mức tương đồng 40%, 55%, 80% vào mùa khô 95

Hình 3.38 Biểu đồ so sánh các chỉ số đa dạng Shannon của các loài bò sát 96

Hình 3.39 Một số hình ảnh các loài lưỡng cư 97

Hình 3.40 Biểu đồ so sánh số lượng loài lưỡng cư theo sinh cảnh và theo mùa 98

Hình 3.41 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã lưỡng cư ở mức tương đồng 60%, 70% vào mùa mưa 99

Hình 3.42 Biểu đồ phân tích tương quan các loài lưỡng cư ở mức tương đồng 65%, 75% vào mùa mưa 100

Hình 3.43 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã lưỡng cư ở mức tương đồng 34% và 40% vào mùa khô 101

Hình 3.44 Biểu đồ phân tích tương quan các loài lưỡng cư ở mức tương đồng 52%, 82% vào mùa khô 101

Hình 3.45 Biểu đồ so sánh các chỉ số đa dạng Shannon lưỡng cư 102

Hình 3.46 Hình ảnh một số loài thú 103

Hình 3.47 Biểu đồ so sánh số lượng loài thú theo sinh cảnh và theo mùa 104

Hình 3.48 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã thú ở mức tương đồng 16%, 35% vào mùa mưa 105

Hình 3.49 Biểu đồ phân tích tương quan các loài thú ở mức tương đồng 25%, 36%, 82% vào mùa mưa 106

Hình 3.50 Biểu đồ phân tích tương quan các quần xã thú ở mức tương đồng 16% và 31% vào mùa khô 107

Trang 15

Hình 3.51 Biểu đồ phân tích tương quan các loài thú ở mức tương đồng 24%, 34%

và 68% vào mùa khô 108

Hình 3.52 Biểu đồ so sánh các chỉ số đa dạng Shannon của các loài thú 108

Hình 3.53 Bản đồ phân bố dân cư tại vùng đệm Khu rừng Tràm Gáo Giồng 110

Hình 3.54 Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2005 - 2017 114 Hình 3.55 Bản đồ phân vùng dự báo cháy vùng nghiên cứu 115

Hình 3.56 Bản đồ thực trạng phân vùng sử dụng vùng nghiên cứu 119

Hình 3.57 Sơ đồ tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên ĐNN 120

Hình 3.58 Sơ đồ quản lý tổng hợp khu rừng Tràm Gáo Giồng 122

Hình 3.59 Sơ đồ hệ thống các giải pháp quản lý ở khu vực bảo tồn và sử dụng tài nguyên ĐNN 123

Hình 3.60 Sơ đồ vị trí vùng cần điều tiết nước 126

Hình 3.61 Sơ đồ hệ thống các giải pháp quản lý ở khu vực phát triển và sử dụng tài nguyên ĐNN 129

Hình 3.62 Cơ cấu tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên ở khu vực phát triển và sử dụng tài nguyên ĐNN 131

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 3,9 triệu ha, trong đó hơn 80% là ĐNN[57] Trong đó có 8 khu RĐD có HST rừng tràm và ĐNN, với tổng diện tích khoảng30.000 ha [63] Thực trạng quản lý rừng hiện nay tại các khu rừng này được thực hiệntheo cách tiếp cận riêng lẻ các yếu tố, chủ yếu quan tâm đến rừng tràm, trong khi cácyếu tố khác của HST ĐNN (nước, đất, động thực vật, cảnh quan…) thì

vẫn còn ít được quan tâm Việc giữ mực nước cao quanh năm để giảm nguy cơ cháyrừng đã làm HST ĐNN theo mùa trở thành HST ĐNN quanh năm, làm hạn chế sinhtrưởng của cây tràm, làm gốc cây tràm không còn bám được vào đất và cây sẽ chết,môi trường sống của các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa bị thu hẹp, từ đó làmmất đi nơi cư trú của các loài chim nước, lưỡng cư, bò sát, cá, thú, thực vật

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật trước đây (Luật Bảo vệ và phát triểnrừng 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật này) và hiện nay (LuậtLâm nghiệp số 16/2017/QH14 [48], Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 củaChính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp) về khai thác, sửdụng tài nguyên trong RĐD chỉ quy định đối với đối tượng là rừng và RĐD

ở vùng cao Còn các tài nguyên của ĐNN trong RĐD ở vùng ĐNN chưa được quyđịnh rõ ràng Qua đó cho thấy các văn bản pháp luật trên chỉ áp dụng đúng cho cáckhu RĐD ở vùng cao, còn các khu RĐD ở vùng ĐNN chưa hề đề cập đến Nếu như

áp dụng các quy định trên vào HST rừng tràm trên vùng ĐNN ở ĐBSCL thì rất lãngphí tài nguyên đặc biệt là nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá đen nóiriêng (các loài cá này theo nước lũ sẽ di cư từ sông Mê Công vào trú trong các khurừng ở vùng Đồng Tháp Mười, vào mùa khô nếu không khai thác thì cá cũng chết

do nước rút dần, nếu khai thác thì vi phạm quy chế quản lý RĐD đối với Phân khubảo vệ nghiêm ngặt) Trong khi đó cuộc sống của CĐĐP sống trong vùng đệm cáckhu bảo tồn là hết sức khó khăn, rất cần một cơ chế chia sẻ lợi ích tài nguyên rừnggắn với việc quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của CĐĐP

Trang 17

Khu rừng Tràm Gáo Giồng, tỉnh Đồng Tháp là một vùng ĐNN, được thànhlập theo Quyết định số 372/2001/QĐ-UB ngày 14 tháng 5 năm 2001, của UBNDhuyện Cao Lãnh, với diện tích khoảng 1.500 ha, trong đó hơn 1.000 ha là rừng tràm

trồng (Melaleuca cajuputi Power), còn lại là diện tích trảng cỏ, kênh mương… Qua

hơn 17 năm hoạt động, khu rừng Tràm Gáo Giồng đã mang lại hiệu quả về kinh tế

-xã hội lớn cho địa phương Tuy đây là một khu rừng sản xuất, nhưng với phươngthức quản lý trên không gian được quy hoạch một cách rõ ràng, gồm khu vực chomục đích bảo tồn ĐDSH; đồng cỏ ngập nước theo mùa; sử dụng cảnh quan tự nhiênĐNN cho phát triển du lịch; tỉa thưa và khai thác tràm; các hoạt động sử dụng vàbảo tồn đều có sự tham gia của CĐĐP, qua đó thu nhập của các hộ trong vùng đệmđược cải thiện, nơi đây trở thành một trong những “lá phổi xanh” của vùng ĐồngTháp Mười, là một trong những điểm dừng chân của du khách trong và ngoàinước Như vậy, về hình thức quản lý của khu rừng Tràm Gáo Giồng vừa thực hiệnchức năng bảo tồn đa dạng sinh học, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và ĐNN

có sự tham gia của CĐĐP, đây có thể được coi như một “mô hình” về quản lý tổnghợp một khu rừng tràm trên vùng ĐNN

Trước đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề có liênquan đến rừng tràm và ĐNN Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại nghiên cứu

về một khía cạnh nào đó về quản lý rừng tràm, chưa có công trình nào nghiên cứuviệc quản lý rừng tràm gắn với các yếu tố ĐNN có sự tham gia của CĐĐP

Để có cơ sở khoa học quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên rừng tràm trên

vùng ĐNN, việc kế thừa những tài liệu đã có và tiếp tục đi sâu “Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý tổng hợp khu rừng Tràm Gáo Giồng, tỉnh Đồng Tháp” nhằm đề

xuất phương thức quản lý tổng hợp để đáp ứng mục tiêu bảo tồn ĐDSH với sử dụngtài nguyên rừng một cách hợp lý có sự tham gia của CĐĐP là cần thiết để các khurừng tràm khác có điều kiện tương tự tham khảo

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu lý luận: Đề xuất một mô hình quản lý rừng tràm ở Gáo Giồng dựatrên cơ sở khoa học về các mối quan hệ của rừng tràm với các yếu tố ĐNN theo

Trang 18

phương thức tiếp cận quản lý HST có sự tham gia của CĐĐP, khai thác và sử dụngtài nguyên rừng tràm và ĐNN một cách bền vững đồng thời vẫn duy trì chức năng

và giá trị của rừng tràm và HST

Mục tiêu thực tiễn:

- Nghiên cứu xác định sự ảnh hưởng của chế độ ngập nước, sinh cảnh vàtheo mùa đến tài nguyên rừng và ĐNN làm cơ sở đề xuất cơ sở khoa học cho việcquản lý tổng hợp HST rừng tràm

- Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp rừng tràm dựa trên mối quan hệ sinh tháigiữa rừng tràm với các yếu tố đất ngập nước có sự tham gia của cộng đồng địaphương, gắn giữa bảo tồn với khác thác, sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học:

+ Xây dựng luận cứ khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp mộtkhu rừng tràm trên vùng ĐNN dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố tự nhiên (tàinguyên động/thực vật, chế độ ngập nước, đất) và các yếu tố xã hội (cộng đồng dân

cư, thực trạng quản lý tài nguyên rừng và ĐNN);

+ Đóng góp các dữ liệu khoa học vào kho tư liệu nghiên cứu về rừng tràm vàĐNN ở Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một biện pháp quản lý tổng hợp rừng tràm từthực tiễn của Ban quản lý Khu rừng tràm Gáo Giồng nhằm góp phần nâng cao nhậnthức chung về quản lý rừng tràm theo cách tiếp cận quản lý hệ sinh thái ĐNN

4 Những đóng góp mới của luận án

i) Xác định được cơ sở khoa học của việc quản lý rừng tràm trên vùng ĐNNtheo cách tiếp cận HST dựa trên mối liên hệ giữa các yếu tố ĐNN gồm rừng tràm, thực vật, động vật, đất theo chế độ ngập nước, theo mùa và các sinh cảnh rừng

ii) Đề xuất được mô hình quản lý tổng hợp rừng tràm trên vùng ĐNN ở GáoGiồng, tỉnh Đồng Tháp theo mục đích sử dụng bền vững các tài nguyên của hệ sinhthái có sự tham gia của cộng đồng địa phương nhưng vẫn duy trì các chức năng, giátrị của rừng tràm và ĐNN

Trang 19

5 Đối tượng nghiên cứu

Khu rừng Tràm Gáo Giồng là một khu rừng sản xuất, thuộc HST ĐNN, đểhình thành cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng biện pháp quản lý tổngkhu rừng Tràm Gáo Giồng được nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng là: (i) Nhómyếu tố tự nhiên: Rừng tràm, thực vật thân thảo, cá, chim, thú, bò sát, ếch nhái và chế

độ ngập nước; (ii) Nhóm yếu tố xã hội: Công tác quản lý và sử dụng tài nguyênĐNN, đặc điểm dân cư sống giáp ranh khu rừng Tràm Gáo Giồng

6 Phạm vi và địa điểm nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Chỉ dừng lại ở việc đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp khu rừng tràm mà chưa có thời gian kiểm nghiệm, đánh giá

Địa điểm nghiên cứu: Điều tra thu thập số liệu tại khu rừng Tràm Gáo Giồng

và các hộ dân thuộc ấp 6 xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

7 Thời gian thực hiện

Thời gian điều tra thu thập số liệu tại hiện trường:

- Mùa mưa: Lần 1: Vào thời điểm cuối mùa lũ (tháng 12 năm 2014); Lần 2: Vào thời điểm đầu mùa lũ (tháng 9 năm 2015);

- Mùa khô: Vào thời điểm giữa mùa khô (tháng 4 năm 2015)

Thời gian xử lý số liệu và viết báo cáo: Năm 2016 – 2018

8 Bố cục luận án

Luận án dài 147 trang, gồm các nội dung sau:

Mở đầu: 4 trang

Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 24 trang

Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 22 trang

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 83 trang

Kết luận và kiến nghị: 2 trang

Các công trình đã công bố liên quan đến đề tài : 1 trang

Tài liệu tham khảo: 11 trang

Phụ lục

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu về rừng Tràm cajuputi

1.1.1.1 Đặc điểm phân loại

Theo Chevalier (1927) [20] và CAB (2006) [76 , về mặt phân loại, Tràm

(Melaleuca cajuputi Powell) (gọi tắt là tràm cajuputi) là một trong 10 loài hợp thành phức hệ M leucadendra hay còn gọi là M leucadendron Do chúng có nhiều

đặc điểm giống nhau, nên những loài thuộc phức hệ này rất khó phân biệt, nhất là ở

những vùng chúng sống gần nhau Trong phức hệ M leucadendra, loài Melaleuca cajuputi có quan hệ gần gũi với M viridiflora Sol ex Gaertner và M quinquenervia (Cav.) S T Blake Những đặc tính phân biệt Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là

cuống lá dài 3-11 mm; phiến lá hầu hết có kích thước lớn hơn 5 cm; lá già lốm đốmtuyến dầu, hoa văn mắt lưới nổi rõ như gân lá; chồi non có nhiều nhánh nhỏ vươn

rộng Trái lại, loài M viridiflora Sol ex Gaertner có cuống lá dài 1-2 cm; phiến lá

rất mỏng và rộng hơn 2,5 cm; chồi non có nhiều nhánh nhỏ mềm mượt ép sát vào

nhau Loài M quinquenervia giống Melaleuca cajuputi nhưng tuyến dầu không nổi

rõ trên lá già, không tạo thành hoa văn mắt lưới mỏng

Tràm cajuputi, phân bố tự nhiên ở Bắc nước Úc, Papua New Guinea, một số

đảo của Indonesia, Malaysia, Thái lan và Việt Nam Trước đây loài cây này đã bị

định danh nhầm là Melaleuca leucadendron L hoặc M leucadendra L Loài có 3

phân loài cụ thể như sau (Brophy, Doran, 1996) [75]: M cajuputi subsp Cajuputi:

Có phân bố tự nhiên ở Tây Bắc nước Úc và Đông Indonexia (gồm cả đảo Buru và

Ceram); M cajuputi subsp Cimingiana: Có phân bố tự nhiên kéo dài từ Việt Nam qua Thái lan, Malaysia tới Tây Indonexia; M cajuputi subsp Platyphylla: Gặp chủ

yếu ở Bắc nước Úc, Nam Papua New Guinea, Irian Jaya và một số đảo lân cận

1.2.1.2 Điều kiện hình thành và phân bố rừng tràm

Theo Doran, J.C và Gunn, B.V (1994) [81], Tràm cajuputi phân bố tự nhiên

ở miền Bắc nước Úc và Papua New Guinea Tuy nhiên, loài cây này cũng phân bốrộng rãi trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Myanma, Thái Lan,

Trang 21

Việt Nam và Ấn độ Nói chung, Tràm cajuputi phân bố tự nhiên từ 120 độ vĩ Bắcđến 180 độ vĩ Nam Trong tự nhiên, Tràm cajuputi mọc chủ yếu ở các miền duyên

hải của vùng nhiệt đới nóng ẩm với nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng nóngnhất là 31 - 330C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng lạnh nhất là 17 - 220C.Loài Tràm cajuputi còn sống ở vùng có tới 230 ngày nhiệt độ trên 320C, nhưng chỉ

có vài ngày nhiệt độ trên 380C Nó cũng mọc cả ở vùng không có sương giá, lượngmưa trung bình năm dao động từ 1.300 - 1.750mm, gió mùa mạnh

Về độ cao, Tràm cajuputi phân bố từ gần biển đến khoảng 200 m so với mặtbiển, sống tốt nhất ở những vùng đầm lầy ven biển; trong đó đất được hình thành từphù sa bồi tụ, giàu hữu cơ, khả năng tiêu nước kém, độ màu mỡ thấp, nhiều axit

sunphat Trong các đầm lầy, Tràm cajuputi cùng với Lộc vừng (Barringtonia actangula), và Gáo vàng (Nauclea orientalis) hình thành rừng thưa hỗn hợp hay

rừng gỗ Ngược lại, tại đảo Moluccas Tràm cajuputi hình thành rừng gần như thuần

loại, nó cũng có thể mọc cả ở đất liền và trên những vùng đồi đất cằn cỗi với tầngđất sét nâu đỏ Ở phía Tây đảo Seram (Indonesia), Tràm cajuputi hình thành rừngthuần loại hoặc những quần thể rải rác ở vùng đất thấp và đồi thấp từ 30 - 150m so

với mặt biển Ở vùng ven biển phía Nam đảo Buru (Indonesia), Tràm cajuputi thường mọc hỗn giao với các loài M leucadendra và M quinquenervia; còn ở bán

đảo Hoamoal là rừng thuần loại (150.000ha) (Nguyen Van Cuong (2004) [78],Pham The Dung (2005) [82], Hankaew, C (2003) [86])

Ở Úc có 7,1 triệu ha rừng tràm (4% diện tích rừng toàn quốc), nhưng chúng

là loại rừng có diện tích lớn thứ 3 sau rừng Eucalyptus và Acacia [71],[80].

1.1.2 Nghiên cứu về đất ngập nước

1.1.2.1 Nghiên cứu về các đặc điểm đất phèn

- Đất phèn được gọi bằng một số tên sau đây: Van der Spek (1950) gọi là

“catclays”, muốn chỉ đất chua, có tầng sunphat sắt hay sunphat nhôm, có nhữngđốm vàng trong tầng phẫu diện; Edelman và Van Staveren (1956) lại gọi là

“mudclays”, ý muốn nói tầng đất này chứa nhiều sét bùn, chua, có chất nhờn; Hoặc

có tác giả gọi đất phèn là đất “thiosol”, muốn chỉ rằng trong đất có nhiều lưu huỳnh

Trang 22

hay sunfat; hay còn gọi là đất “acid peat soil”, muốn nói trong đất chua vừa cónhiều hữu cơ dạng gần giống than bùn và nhiều axit sunphuric Cũng có tác giả gọi

là “strong acid sulphate soil of salty padly fields” để chỉ những cánh đồng trồng lúagiàu axit sunphuric và mặn ven biển Nhật Bản Ngày nay, ở Hội nghị đất phèn thếgiới đều lấy tên chung của đất phèn là “acid sunlphate soil”, trong đó bao hàm cảloại đất có tiềm năng sinh ra phèn, trích dẫn Lê Huy Bá (2003) [2]

- Dựa trên sự hình thành và phát triển của đất, Pons (1973), trích dẫn bởi Lê Huy Bá (2003) [2] đã chia đất phèn ra làm hai loại:

+ Đất phèn tiềm tàng: Hình thành trong điều kiện khử, là đơn vị đất thuộcnhóm đất phù sa phèn Đất phèn tiềm tàng được hình thành trong vùng chịu ảnhhưởng của nước có chứa nhiều sulfat Trong điều kiệm yếm khí cùng với hoạt độngcủa vi sinh vật, sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất này sẽ kết hợp với sắt

có trong trầm tích để tạo thành FeS2

+ Đất phèn hoạt động: Là một đơn vị đất thuộc nhóm đất phèn, được hìnhthành sau khi đất phèn tiềm tàng diễn ra quá trình oxy hóa Khi khoáng pyrit trongđất phèn tiềm tàng bị ôxy hóa hoàn toàn để hình thành khoáng jarosit ở đất phènhoạt động thì cứ 1 mol FeS2 khi bị ôxi hóa sẽ sản sinh ra 4 mol ion H+ Do có sự giatăng nồng độ H+ nhiều như thế nên có sự gia tăng độ chua trong đất Môi trườngđất lúc bấy giờ có pH khá thấp, thông thường pH = 3,5 Tuy nhiên, ở một vài nơi cóđiều kiện rửa phèn khá tốt, có thể có giá trị pH cao hơn (pH = 3,7 hoặc 3,9)

1.1.2.2 Quản lý đất ngập nước

Quản lý ĐNN theo cách tiếp cập HST đã được IUCN, 2004 [30 định nghĩa

như sau: “là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng”.

Theo Patrik J Dugan (1993) [101], định nghĩa về ĐNN của Công ước Ramsar(2000) [102], là một định nghĩa có tầm rộng nhất, được nhiều quốc gia và tổ chức quốc

tế sử dụng Theo đó, “ĐNN là những vùng đầm lầy không than bùn, đầm lầy có than

bùn, đất than bùn hoặc nước, dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay

Trang 23

nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6 mét” Quan điểm của công ước Ramsar về quản lý bền vững ĐNN: “Sử dụng khôn khéo” ĐNN và được định nghĩa như sau: “duy trì đặc điểm sinh thái của ĐNN qua thực hiện cách tiếp cận HST trong khuôn khổ của phát triển bền vững” Do đó tâm điểm của “Sử dụng khôn khéo” là bảo tồn và sử dụng

bền vững ĐNN và tài nguyên của chúng vì lợi ích của con người

- Theo IUCN (2009) [32], quản lý ĐNN theo cách tiếp cận HST đã liệt kê 12nguyên tắc hướng dẫn cần phải nhớ khi thực hiện cách tiếp cận này, trong đó nổibật là tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụngĐDSH; thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan; và nên xem xét tất cảcác dạng của thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học và bản địa

và địa phương, sự đổi mới và thực tiễn

Về quản lý nguồn tài nguyên trong các khu bảo tồn có sự tham gia của

CĐĐP, tổ chức IUCN (2008), [31 , đã đề ra 5 nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc 1: CĐĐP, người dân bản địa đã gắn bó lâu đời với tự nhiên vàthấu hiểu sâu sắc tự nhiên Họ đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ các HST củatrái đất thông qua sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững và tôn trọng tựnhiên dựa trên nền tảng bản sắc dân tộc Chính vì vậy mà xung đột giữa mục tiêubảo tồn với sự tồn tại của người dân địa phương sống bên trong và xung quanhranh giới KBT đã không xảy ra Hơn thế, họ phải được coi là những đối tác bìnhđẳng và được hưởng lợi trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược bảotồn có những tác động đến đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, duyên hải và các nguồnlợi khác, đặc biệt tác động đến quá trình xây dựng và quản lý các KBT

Nguyên tắc 2: Xây dựng và quản lý các KBT cần dựa trên sự tôn trọng tất cảcác quyền của CĐĐP và người bản địa trong việc sử dụng theo truyền thống và bềnvững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, bờ biển và các nguồn lợi khác Đồng thời, cácthoả thuận đó phải trên cơ sở khẳng định trách nhiệm của CĐĐP, người dân bản địatrong việc bảo tồn ĐDSH, tính toàn vẹn của HST, nguồn tài nguyên thiên nhiên cótrong các KBT

Trang 24

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc phân cấp, tham gia, minh bạch và trách nhiệm cầnđược thể hiện trong tất cả các hoạt động liên quan đến lợi ích chung của khu bảotồn thiên nhiên, CĐĐP, người dân bản địa.

Nguyên tắc 4: CĐĐP, người dân bản địa phải có khả năng chia sẻ một cáchcông bằng và đầy đủ các lợi ích có liên quan đến các KBT, được công nhận tất cảcác quyền công bằng như các đối tác khác

Nguyên tắc 5: Quyền của CĐĐP, người dân bản địa đối với các KBTthường gắn với trách nhiệm có tính quốc tế vì nhiều vùng đất đai, lãnh thổ, nguồnnước, biển, bờ biển và các nguồn tài nguyên khác mà họ sở hữu hoặc chiếm dụngthường liên biên giới quốc gia

1.1.3 Quản lý rừng tràm trên vùng ĐNN

1.1.3.1 Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến sinh trưởng rừng tràm

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng của rừng

Tràm cajuputi cũng đã được một số tác giả quan tâm Khi nghiên cứu rừng Tràm cajuputi trồng ở vùng đầm lầy Thailand, Yamanoshita Takashi (2001) [106] nhậnthấy tăng trưởng chiều cao cây trong mùa ngập nước lớn hơn mùa khô

Theo Nakabayashi Kazua (2001) [100], tổng sinh khối của rừng Tràm

cajuputi 1 năm tuổi được trồng trên líp lớn hơn 23,7% rừng trồng không lên líp.

Năm 2002, sau khi mô hình hóa quá trình sinh trưởng của 591 cây mẫu tạiNarathiwat (Thái Lan) bằng hàm bậc 3, Wuthipol Hoamuangkeaw (2002) [88], [89]

đã đề xuất chu kỳ kinh doanh rừng tràm không vượt quá 12 năm; đồng thời chu kỳ

khai thác thích hợp đối với rừng Tràm cajuputi trên ba cấp lập địa là 9, 10 và 11

tuổi Khi nghiên cứu về tiềm năng sử dụng gỗ tại tỉnh Narathiwat (Thái Lan),Benjachaya, S (2002) [73], [74 cũng đã chỉ ra rằng, rừng Tràm cajuputi từ 3 tuổi trở

lên có thể cho gỗ để sản xuất than, còn trên 5 tuổi cho gỗ làm cột nhà

Theo Wuthipol Hoamuangkaew (2002) [89], rừng Tràm cajuputi ngày càng

đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan, nhất là đối với cộng đồng dân

cư trong khu vực rừng đầm lầy Toe Daeng thuộc tỉnh Narathiwat Những nghiêncứu đã chỉ ra rằng, so với sản xuất gỗ, sản xuất xi măng tấm và dầm gỗ từ một tấn

Trang 25

gỗ Tràm cajuputi mang lại lợi nhuận cao hơn Một số nước Đông Dương còn dùng thân cây Tràm cajuputi làm trụ cầu, cột, khung kèo nhà ở và nọc tiêu [20].

1.1.3.2 Phương thức quản lý rừng tràm và ĐNN

Kết quả nghiên cứu của Turner T.D (1998) [107], về kiểm soát sinh học loài

Melaleuca quinquenervia ở vùng ĐNN phía nam Florida, Hoa Kỳ cho thấy biện

pháp chặt bỏ thủ công, máy, đốt chủ động, thuốc diệt cỏ mang lại hiệu quả khôngcao về kinh tế, xã hội, môi trường Bằng biện pháp sinh học, dùng Mọt lá để chốnglại cỏ dại ở Florida mang lại hiệu quả cao, tốc độ lây lan và phục hồi của chúngchậm hơn và không gây tổn thương đến môi trường đất, nước

Kết quả nghiên cứu của Frank J Mazzotti (1997) [85] về ngăn chặn sự xâmlấn các loài sinh vật ngoại lai và tăng tính ĐDSH ở các vùng ĐNN tại công viênquốc gia miền Nam Florida, đã xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp, trong đó đãxây dựng kế hoạch quản lý nước theo các tiểu vùng sinh thái có sự tham gia củaCĐĐP và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

Keddy và cộng sự (2009) [93 , đã nghiên cứu một số dịch vụ HST vùngĐNN tại 4 vùng ĐNN (vùng đất than bùn lớn nhất ở vùng đất thấp Tây Siberia;vùng ngập nước lớn nhất ở lưu vực sông Amazon; vùng ĐNN ít được biết đến nhất

ở lưu vực sông Congo và vùng ĐNN phát triển nhất ở lưu vực sông Mississippi),trong đó các tác giả đã xây dựng bản đồ ĐNN và chứng minh sự đa dạng sinh học,các giá trị bảo tồn cho mỗi vùng ĐNN khác nhau làm cơ sở cho việc xây chiến lượcquản lý bền vững trên toàn lưu vực

Lin và cộng sự 2018 [95 , đã nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng cóthể làm mất đi vùng ĐNN ven biển ở ba cụm đô thị ven biển ở Trung Quốc tronggiai đoạn 1990 – 2015 là do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai, trong đó, chỉ tiêuchất lượng nước mặt là chỉ thị quan trọng để đánh giá suy thoái sinh thái Việc bảotồn HST ĐNN ven biển là một trong những nội dung quan trọng để xây dựng kếhoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Theo Vymazal (2010) [113], việc tạo lập các vùng ĐNN đã trở thành mộtcông nghệ xử lý nước thải hiệu quả cho các loại nước thải khác nhau Việc phân

Trang 26

loại các vùng đất ngập nước được xây dựng dựa trên các yếu tố: loại thảm thực vật;thủy văn (mặt nước, nước ngầm); và vùng ĐNN chảy ngầm có thể được phân loạithêm theo hướng dòng chảy (dọc hoặc ngang).

Theo báo cáo của Russi và cộng sự (2013) [105 , đã nhấn mạnh tầm quantrọng cơ bản của vùng ĐNN trong chu trình nước và trong việc giải quyết các mụctiêu nước được thể hiện trong thỏa thuận Rio +20, các mục tiêu phát triển thiênniên kỷ và phát triển bền vững Báo cáo này trình bày cái nhìn sâu sắc về cả dịch vụHST, việc tìm hiểu tất cả các lợi ích từ HST mang lại cho xã hội, môi trường, kinh

tế sẽ là động lực cho các bên có liên quan tham gia đầu tư bảo tồn, phục hồi gắn với

sử dụng khôn ngoan tài nguyên ĐNN Để hiểu được hết các giá trị HST đòi hỏi cầnphải thảo luận với cộng đồng để xác định các dịch vụ có nguồn gốc từ nước vàvùng ĐNN, trong đó nhấn mạnh vai trò kiến thức bản địa của CĐĐP

Một phân tích về sự thay đổi cảnh quan đầm lầy trong khu bảo tồn thiênnhiên quốc gia Honghe, Trung Quốc của Luan và cộng sự (2013) [96 , đã đượcnghiên cứu, kết quả chỉ ra rằng sự phát triển nông nghiệp đã biến một cảnh quanđầm lầy tự nhiên độc đáo thành một cảnh quan nông nghiệp (90% các vùng đầm lầy

tự nhiên đã bị mất) Để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng đối với môitrường sống ĐNN còn lại, việc nghiên cứu điều tiết nước thông qua các dự án thủylợi đóng một vai trò hết sức quan trọng

Theo Harrington (2011) [87], việc sử dụng bền vững 16 vùng ĐNN đượcthực hiện theo mô hình ở vùng Waterford, Đông Nam Ireland theo cách tiếp cậnHST đã được sự đồng thuận cao của các bên có liên quan khi giải quyết hài hòa cáckhía cạnh về lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế Kết quả cho thấy việc quản lýcách tiếp cận này đã làm chất lượng nước được cải thiện, tính đa dạng sinh họctăng lên, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và được chấp nhận của CĐĐP

Moreno Mateos và cộng sự (2010) [99 , đã dựa trên cơ sở các mục tiêu truyềnthống của chiến lược quản lý vùng ĐNN như cải thiện chất lượng nước, tăng cườngĐDSH và kiểm soát lũ lụt để đề xuất 4 bước cơ bản để đưa ra cách xác định mục tiêutổng hợp phục hồi ĐNN: (1) Dựa trên nhu cầu và giới hạn của cộng đồng

Trang 27

địa phương về sử dụng tài nguyên rừng và ĐNN; (2) Xác định quy mô, phạm vi,ranh giới vùng ĐNN muốn tạo ra hoặc khôi phục; (3) Nghiên cứu, xác định các mối

đe dọa và đồng thuận trong các mục tiêu đã đưa ra; (4) Xác định chiến lược thànhlập hoặc phục hồi các vùng ĐNN Theo các hướng dẫn này, các vùng ĐNN đượckhôi phục hoặc tạo ra tương tự như vùng ĐNN tự nhiên sẽ có nhiều chức năng sinhthái hơn, có thể cung cấp một loạt các dịch vụ môi trường, sinh thái phù hợp vớinhu cầu của CĐĐP

Tóm lại, cách quản lý rừng tràm và ĐNN ở trên thế giới đều dựa trên mụctiêu quản lý tổng hợp chứ không riêng vì mục tiêu kinh tế, quản lý và sử dụng tất cảcác dịch vụ HST ĐNN có sự tham gia của CĐĐP và giải quyết hài hòa về lợi ích xãhội, môi trường, kinh tế

1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu về rừng Tràm cajuputi

1.2.1.1 Đặc điểm phân loại

Ở Việt Nam, Tràm cajuputi là một trong số ít loài cây gỗ có sự đa dạng vềsinh thái và hình thái Ở miền Nam người dân quen gọi loài là "Tràm cừ" do gỗ của

nó được sử dụng chủ yếu để làm cừ Tuy nhiên, ngoài dạng tràm có thân cao để làm

cừ, ở nước ta còn có dạng tràm thân thấp như cây bụi, do nó được dùng để chưngcất tinh dầu, nên người ta gọi là "Tràm gió" Theo Hoàng Chương (2004) [78], cả 2dạng Tràm cừ và Tràm gió đều thuộc loài Tràm cajuputi

Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010) [37], Tràm cajuputi là một trong 250 loàicủa chi Melaleuca Dựa vào đặc điểm hình thái, hàm lượng hóa học và phân bố địa

lý, Chevalier (1927) [20], CAB (2006) [76] đã phân chia Tràm cajuputi thành 3

phân loài: cajuputi, cumingiana (Turcz.) Barlow và platyphylla Barlow.

Theo Thái Văn Trừng (1998) [67], tràm là loài cây chiếm ưu thế trong HSTrừng ngập nước phèn ở ĐBSCL, là một thành phần của HST ĐNN phèn, sự sinhtrưởng và phát triển của rừng tràm có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường ĐNN

1.2.1.2 Các điều kiện hình thành rừng Tràm cajuputi

Theo Lâm Bỉnh Lợi (1981) [35], rừng tràm ở vùng ĐBSCL hình thành

Trang 28

những quần thụ thuần loài trên đất phèn có độ pH trên dưới 4 Theo hệ thống phânloại rừng của Thái Văn Trừng (1998) [67], rừng tràm thuộc “Hệ sinh thái rừng úngphèn”; trong đó Tràm cajuputi là loài cây thích nghi và có thể sinh trưởng trongnước ngập phèn ngay từ khi còn là cây mầm và cây mạ, có thể hình thành trênnhững giồng cát bị ngập úng Phát triển rất mạnh ở khu vực Tứ Giác Long Xuyên,Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau Riêng khu vực trũng vùng U Minh có mộtkiểu phụ diễn thế nguyên sinh, đó là rừng ngập nước hỗn hợp trên đất than bùn.

Những nghiên cứu của Nguyễn Văn Cường và cộng sự (2004) [78] cho thấy,

Tràm cajuputi có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành những đám nhỏ trên những

bãi đất trũng xung quanh những hồ nước nằm xen giữa những đồi đất thấp ở phíaNam tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và có thể bắt gặp trên nhiều loại đất khác nhau

từ Nghệ An đến miền duyên hải Trung Trung Bộ và kéo dài đến Cà Mau, Kiên

Giang Tràm cajuputi có biên độ thích ứng rộng với nhiều nhân tố khí hậu, điều kiện

đất đai và địa hình, chế độ thủy văn Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Trốn(2006) [65], Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1997) [66] cho

thấy rừng Tràm cajuputi trồng chỉ sinh trưởng, phát triển mạnh ở những nơi có khí

hậu nhiệt đới nóng ẩm với hai mùa mưa và khô rõ rệt; trong đó tổng lượng mưa

hàng năm không dưới 1.500 mm Tràm cajuputi cũng đòi hỏi đất sâu và ẩm, thành

phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt, không phèn hoặc phèn nhẹ với độ pHkhông thấp hơn 3,8; thời gian rừng bị ngập nước không kéo dài quá 3 – 4 tháng

Cây tràm không chịu được độ mặn cao Nếu độ mặn lên cao tới >20 ‰ thì sẽlàm chết cây tràm con nhỏ hơn 4 tuổi và ức chế mạnh sinh trưởng của các cây tràmlớn tuổi Trong mùa mưa, nước ngập trên mặt đất càng sâu và thời gian ngập nướccàng kéo dài thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây tràm càng mạnh Mức độphèn của đất càng mạnh thì càng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây tràm (ĐỗĐình Sâm (2001) [51])

Theo Dương Văn Ni [38], Tràm cajuputi thường sinh trưởng trên đất phèn

chua nặng, ẩm ướt, hay nơi bị ngập trên 10 cm đến vài mét vào tháng 7 và tháng 8

Độ chua có xu hướng cao hơn vào cuối mùa nắng đầu mùa mưa Do đó, trừ Tràm

Trang 29

cajuputi và cỏ năng Eleocharis dulcis (một loại cỏ chịu ngập), không cây nào khác

có thể thích nghi điều kiện đất chua nặng như thế trừ khi đất được cải tạo

1.2.2 Nghiên cứu về đất ngập nước

1.2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm của đất phèn

- Moormann F.R (1964), đã xây dựng bản đồ đất Nam Việt Nam tỷ lệ

1:1000.000, trích dẫn Phan Liêu (1998) [33 , trong đó ở ĐTM có mặt các đơn vị đất sau:

+ Đất phù sa sông Mê Công, dọc theo sông Tiền

+ Đất phèn nhiều (Strongly Acid Sulphate Soils)

+ Đất phèn ít (Lightly Acid Sulphate Soils)

+ Đất xám Podzolic (Grey podzolic Soils)

- Năm 1974, trong khuôn khổ khổ hoạt động của Ủy ban Mê Công Quốc tế,đoàn chuyên gia Hà Lan đã xây dựng bản đồ “Tài nguyên đất sông Mê Công” tỷ lệ1:250.000, trích dẫn Phan Liêu (1998) [33], vùng Đồng Tháp Mười cũng đã đượcnghiên cứu với các đơn vị “Địa mạo – Thổ Nhưỡng – Thủy văn” như sau:

+ Đồng bằng ngập lụt của sông (dọc sông Tiền) gồm 2 đơn vị nhỏ:

1) Vùng đất cao, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất không chua

2) Đầm lầy, thành phần cơ giới sét, đất không chua

+ Vùng trũng rộng (vùng trũng ĐTM) gồm:

1) Đầm lầy với đất phèn, sét, đất chua

2) Đầm lầy với đất phèn, sét, đất rất chua

- Bậc thềm (vùng phù sa cổ cao ven biên giới Campuchia) gồm 2 bậc

1) Bậc thềm cao/thành phần cơ giới nhẹ, đất không chua

2) Bậc thềm thấp/đất nặng, không chua

- Theo Phan Liêu (1998) [33 , đất phèn có độ phì tiềm tàng cao nhưng do chua

và hàm lượng độc tố lớn nên cần giữ rừng tràm và thảm thực vật đặc trưng của

đất phèn ngập nước để làm nơi cư trú của các loài chim nước, động vật và các loàithủy sản Đất phèn ở vùng ĐTM phân bố chủ yếu ở phần giữa của lãnh thổ với tổngdiện tích đất phèn 273.659 ha, chiếm 39,27% tổng diện tích tự nhiên vùng ĐTM

Trang 30

Bảng 1.1 Phân loại đất phèn vùng Đồng Tháp Mười

STT Hệ thống phân loại Việt Nam Hệ thống FAO/UNESCO

1 Đất phèn tiềm tàng Sp Protothioni Thionic Fluvisols Flt.p

- Đất phèn tiềm tàng Sp1 Epi Protothioni Thionic Flt.pep

3 Đất phèn hoạt động Sj Orthioni Thionic Fluvisols FLt.o

- Đất phèn hoạt động Sj1 EpiOrthioni Thionic FLt.oep

Nguồn: Tài nguyên đất Đồng Tháp Mười, Phan Liêu, 1998

- Tùy vào mức độ phèn khác nhau (chủ yếu là đất phèn hoạt động) Đỗ ĐìnhSâm và cộng sự (2005) [52], đã phân chia: Đất phèn mạnh, đất phèn trung bình và đất phèn yếu Căn cứ vào 2 tính chất của đất để phân loại như sau:

Trang 31

năng rửa phèn để làm cơ sở cho việc phân chia lập địa đất phèn ứng dụng trong sản xuất lâm nghiệp:

- Yếu tố 1: Loại đất (Mức độ phèn): Căn cứ vào hoạt động của tầng sinhphèn trong đất chia ra 3 loại:

+ Đất phèn tiềm tàng, ký hiệu (I);

+ Đất phèn hoạt động ít và trung bình, ký hiệu (II);

+ Đất phèn hoạt động mạnh, ký hiệu (III)

- Yếu tố 1 Loại đất: Tùy đặc điểm loại đất phèn chia 3 cấp

+ Cấp 1: Rất thuận lợi trong sử dụng;

+ Cấp 2: Thuận lợi trong sử dụng, chủ yếu là đất than bùn, phèn và đất phènhoạt động nông;

+ Cấp 3: Hạn chế sử dụng, chủ yếu là đất phèn hoạt động, nông, nhiễm mặn

- Yếu tố 2 Hàm lượng chất hữu cơ: Cấp 1: < 8%; Cấp 2: 8 – 15%; > 15%

- Yếu tố 3 Chế độ ngập nước: Cấp 1: < 60cm; Cấp 2: 60 – 100cm; > 100cm

- Yếu tố 4 Khả năng cấp nước ngọt rửa phèn: Gồm 3 cấp

+ Cấp 1: Thuận lợi, nước tưới tự chảy 9 tháng trong năm, nguồn nước phong phú trong kênh, rạch;

+ Cấp 2: Có khó khăn, có nước tưới nhưng thiếu các kênh trục chính và kênh rạch nội đồng để dẫn nước;

Trang 32

+ Cấp 3: Rất khó khăn, rất khó dẫn nước tưới vì quá xa nguồn nước ngọt.

1.2.2.2 Nghiên cứu về phân loại đất ngập nước

Theo Nguyễn Chí Thành, 2007 [57], trên thế giới đã có trên 50 định nghĩakhác nhau về ĐNN Nước ta tham gia Công ước Ramsar năm 1989, do vậy địnhnghĩa về ĐNN trong Công ước Ramsar (1971) đã được định nghĩa trong LuậtĐDSH [47 và được sử dụng chính thức trong Chiến lược quốc gia và kế hoạchhành động về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN Việt Nam Bên cạnh đó Bộ Nôngnghiệp và PTNT đã ban hành Tiêu Chuẩn Ngành số 04 TCN 67-2004 kèm theoQuyết định số 646/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/3/2004 về hệ thống phân loại ĐNNViệt Nam [13] để áp dụng trong phạm vi quản lý chuyên ngành đối với lĩnh vựcNông nghiệp và PTNT, trong đó định nghĩa ĐNN theo Công ước Ramsar cũng đãđược sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống phân loại ĐNN

Nguyễn Chí Thành (2007) [57], đã xây dựng hệ thống phân loại ĐNN ở vùngĐBSCL được đề xuất gồm 4 cấp phân vị như sau:

- Cấp 1: Tên gọi là Hệ thống (System), là đơn vị đầu tiên được xác lập dựa vào yếu tố bản chất của nước Gồm có 2 hệ thống, đó là ĐNN mặn và ĐNN ngọt

- Cấp 2: Tên gọi là Hệ thống phụ (Sub-System), được phân chia từ đơn vị hệthống dựa vào yếu tố địa mạo Gồm có 06 hệ thống phụ (i) ĐNN mặn ven biển; (ii)ĐNN mặn cửa sông; (iii) ĐNN mặn đầm phá; (iv) ĐNN ngọt thuộc sông; (v) ĐNNngọt thuộc hồ; (vi) ĐNN ngọt thuộc đầm

- Cấp 3: Tên gọi là Lớp (Class), được phân chia từ đơn vị hệ thống phụ dựavào yếu tố chế độ ngập nước Gồm có 12 lớp: ĐNN mặn ven biển thường xuyên;(ii) ĐNN mặn ven biển không thường xuyên; (iii) ĐNN mặn cửa sông thườngxuyên; (iv) ĐNN mặn cửa sông không thường xuyên; (v) ĐNN mặn đầm phá

thường xuyên; (vi) ĐNN mặn đầm phá không thường xuyên; (vii) ĐNN ngọt thuộcsông thường xuyên; (viii) ĐNN ngọt thuộc sông không thường xuyên; (ix) ĐNNngọt thuộc hồ thường xuyên; (x) ĐNN ngọt thuộc hồ không thường xuyên; (xi)ĐNN ngọt thuộc đầm thường xuyên; (xii) ĐNN ngọt thuộc đầm không thườngxuyên

Trang 33

- Cấp 4: Tên gọi là Lớp phụ (Sub-Class), là đơn vị cuối cùng của hệ thống phânloại, được phân chia từ đơn vị Lớp dựa vào yếu tố nền đất, thảm thực vật và hiện trạng

sử dụng đất Gồm 69 lớp phụ, tên gọi của mỗi lớp phụ thể hiện đầy đủ các đặc tính củamột đơn vị phân loại ĐNN từ cấp 1 đến cấp 4 (hệ thống - hệ thống phụ - lớp - lớp phụ)

Qua đó, cho thấy việc phân loại ĐNN theo hệ thống thể hiện quan điểm coiĐNN là HST Trong đó, rừng tràm nằm trong Lớp ĐNN ngọt ngập nước thườngxuyên hoặc không thường xuyên, thuộc Hệ thống phụ ĐNN ngọt thuộc đầm

1.2.3 Quản lý rừng tràm trên vùng ĐNN

1.2.3.1 Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến sinh trưởng rừng Tràm cajuputi

Theo Thái Thành Lượm (1996) [36], rừng Tràm cajuputi trồng tại Kiên

Giang và Tứ Giác Long Xuyên có tốc độ sinh trưởng bình quân hàng năm trong 5năm đầu là 0,86m về chiều cao và 1,13cm về đường kính Phùng Trung Ngân vàcộng sự (1987) [39], khi nghiên cứu rừng Tràm cajuputi ở U Minh (Cà Mau), cho

thấy lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm có thể đạt 0,7 – 1,0m về chiều cao;0,6 – 0,7cm về đường kính và 8 – 10 (m3/ha/năm) Kết quả nghiên cứu tốc độ sinh

trưởng của rừng Tràm cajuputi ở tuổi 6 và 9 ở 3 tỉnh Long An, Kiên Giang, Cà Mau

của Phạm Xuân Quý, (2010) [50], cho thấy lượng tăng trưởng thường xuyên hàngnăm lớn nhất về đường kính (ZDmax) và chiều cao (ZHmax) thân cây Tràm cajuputitrên cả ba cấp đất đều rơi vào tuổi 2 Đại lượng Dmax đạt tại tuổi 2 (cấp đất I) vàtuổi 3 (cấp đất II và III); còn Hmax đạt ở tuổi 4 (cấp đất I và II) và 3 (cấp đất III)

Thái Thành Lượm (1996) [36], đã chỉ ra rằng, sinh trưởng của rừng Tràm

cajuptuti trồng trên líp từ năm thứ 3 trở đi diễn ra nhanh hơn so với rừng trồng trên

nền đất tự nhiên (không lên liếp)

Sau khi so sánh trồng rừng quảng canh cải tiến (trồng cây rễ trần, lên líp,không chăm sóc, không bón phân) ở những khu vực khác nhau, Nguyễn Thanh Bình(2006) [4], đã nhận định sinh trưởng của rừng tràm ở khu vực Cà Mau và KiênGiang tốt hơn so với khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên

Hồ Văn Phúc (1999) [46], cho rằng, thời gian ngập nước trong năm có ảnh

hưởng tuyến tính đến tăng trưởng chiều cao thân cây Tràm cajuputi Sau khi mô tả

Trang 34

quá trình sinh trưởng đường kính, chiều cao và trữ lượng lâm phần bằng mô hìnhtuyến tính dạng Y = a + b*ln(A).

Theo Phùng Trung Ngân (1987) [39], Tràm cajuputi có thể sinh trưởng trên

đất chua phèn nhưng không chịu được điều kiện ngập úng quanh năm

Theo Võ Ngươn Thảo (2003) [60], sinh trưởng của rừng tràm ở Cà Mau khácnhau trên ba dạng lập địa (đất sét thực bì năng, đất sét thực bì sậy và đất than bùn)

Lê Minh Lộc (2005) [34], khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập và loạiđất lên sinh khối rừng tràm ở khu vực U Minh Hạ cho thấy: Sinh khối tươi lẫn sinhkhối khô của rừng tràm ở tuổi 5 - 8 - 11 trên đất phèn đều đạt được cao nhất trên độngập thấp, kế đến là độ ngập trung bình, sau cùng là độ ngập cao (Thấp: độ ngập <30cm; Trung bình: Độ ngập từ 30 – 60cm; Cao: Độ ngập > 60cm)

Trần Thị Kim Hồng (2017) [29], khi nghiên cứu sinh khối rừng tràm theo 3mức ngập (< 30cm, 30 - 60cm, > 60cm) khác nhau ở VQG U Minh Hạ cho thấysinh khối tươi của cây tràm trên mặt đất không khác biệt ý nghĩa, sinh khối bìnhquân từ 270 – 307 tấn/ha, ở mức ngập thấp nhất cho sinh khối lớn nhất

Theo Trần Văn Thắng (2017) [61], chế độ giữ nước trong VQG U MinhThượng đã tác động mạnh tới sinh trưởng phát triển và cấu trúc của rừng tràm.Trong những khu vực ngập nước càng sâu và bị ngập càng lâu dài thì sinh trưởng

và phẩm chất cây càng kém

Theo Phạm Văn Tùng (2017) [64], mực nước ngập có ảnh hưởng mạnh đếnsinh trưởng và phát triển của rừng tràm tái sinh

- Ở mức độ ngập nông từ 0 - 30cm, sinh trưởng đường kính, chiều cao ởrừng tràm tái sinh cao nhất và giảm dần ở các mức ngập cao hơn

- Mật độ cây tràm tái sinh ở rừng tràm tái sinh sau cháy rừng có quan hệ chặtchẽ với mức độ ngập nước và đường kính của cây Khi đường kính tăng đến mộtmức độ thì mật độ cây có xu thế giảm Mật độ cây tái sinh cao nhất khi rừng tràmtái sinh được 7 năm và tương ứng với mức ngập nông từ 0 - 30cm

- Trữ lượng rừng tràm tăng dần theo thời gian và tỷ lệ nghịch với mức độngập nước

Trang 35

- Sinh khối rừng tràm tái sinh cao nhất ở mức độ ngập nông từ 0 - 30cm và giảm dần ở các mức ngập cao hơn.

1.2.3.2 Ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến các yếu tố của HST rừng

tràm a) Ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến các quần xã thực vật

(1) Ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Theo báo cáo của Vườn quốc gia Tràm Chim (2011) [70], việc mực nướcluôn được giữ cao nhiều tháng trong năm để hạn chế cháy rừng, đã làm cho HSTsuy giảm một cách trầm trọng, diện tích các quần xã cỏ năng thức ăn chính của sếu

và lúa ma đã giảm nhanh chóng, quần xã rừng tràm kém phát triển hoặc bị đổ ngã,chất lượng nước bên trong ngày một suy giảm

Năm 2006, dự án MWBP, trích dẫn bởi Vườn quốc gia Tràm Chim (2011),[70 đã nghiên cứu và xây dựng mực nước cần quản lý cho từng phân khu trong suốtmột năm dựa trên phương pháp cân bằng nước và bước đầu đã đem lại kết quả rấttích cực, diện tích các quần xã năng và lúa ma đã được phục hồi nhanh chóng

(2) Ở Vườn quốc gia U Minh Thượng

Theo báo cáo của Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ (2014) [41],công tác điều tiết nước đã được thực hiện theo 4 bậc và chia thành 6 khu quản lýnước Mô hình này đảm bảo gần 80% diện tích rừng tràm được phục hồi và pháttriển, duy trì được diện tích cần thiết để bảo tồn các giống loài có yêu cầu sinh thái

về nước khác nhau, đặc biệt là các loài chim nước và thủy sinh vật

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Thắng (2017) [61] cho thấy chế độ ngậpnước ảnh hưởng đến sự thay đổi thảm thực vật, mức ngập nước sâu và thời gianngập dài là nguyên nhân suy thoái HST thực vật ở VQG U Minh Thượng Để duytrì ĐDSH rừng tràm mực nước ngập tối đa không quá 40cm, thời gian ngập khôngquá 6 tháng

Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tùng (2017) [64], đã xác định được chế

độ quản lý nước hợp lý cho từng khu đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đề ra: (i) chế độngập nước phù hợp cho sinh trưởng của cây tràm; (ii) chế độ ngập nước phù hợpcho bảo tồn ĐDSH; (iii) chế độ ngập nước phù hợp cho phòng chống cháy rừng

Trang 36

b) Ảnh hưởng của tính chất đất đến thực vật chỉ thị

Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [51], cho biết theo kiến thức bản địa củangười dân ở ĐBSCL, họ đã dựa vào màu sắc, độ đục của nước, thực bì chỉ thị đểđánh giá mức độ phèn khác nhau: Nước ngập trong suốt, thực bì chỉ thị: Cỏ năng

kim (Eleocharis ochrostachys) biểu hiện đất phèn hoạt động mạnh; nước có màu đỏ đục với thực bì tự nhiên: Cỏ mồm (Ischaenum indicum), rau muống đồng (Ipomaea aquatica), cỏ sậy (Phramites karka), biểu hiện đất phèn hoạt động trung bình và

yếu

Theo Ngô Đình Quế (2003) [49], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thực bì ưuthế chỉ thị với các đặc trưng hình thái phẫu diện để nhận biết loại đất phèn

Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa thực bì ưu thế chỉ thị với các đặc trưng hình thái phẫu

diện của các loại đất phèn

Ngập nước nông Ngập nước tương đối sâu Ngập nước sâu

Nguồn: Ngô Đình Quế (2003) [49]

c) Ảnh hưởng chất lượng nước với tài nguyên thủy sản

Vũ Vi An (2011) [1], khi nghiên cứu và so sánh tính chất của ĐNN tại cáckhu RĐD ở ĐBSCL cho thấy:

- Ở VQG Tràm Chim: Sự đa dạng và phong phú của cá tương quan có ýnghĩa về mặt thống kê (P<0,05) bao gồm pH, độ trong và NH3-N Đây là mối tươngquan thuận, khi các yếu tố này tăng thì mức độ đa dạng và phong phú của cá cũng tăng theo và ngược lại

- Ở Khu Bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư: Sự đa dạng và phong phú của

cá có mối tương quan với yếu tố nhiệt độ và oxy hòa tan

Trang 37

- Ở VQG U Minh Hạ: Sự đa dạng và phong phú của cá tương quan có ýnghĩa về mặt thống kê (P<0,05) bao gồm các yếu tố: TDS, EC, độ trong và độ kiềm.Trong đó, TDS và EC có mối tương quan nghịch Trong khi đó độ trong và độ kiềm

có mối tương quan thuận đối với mức độ đa dạng và phong phú đối với cá

Tóm lại, chất lượng nước có ảnh hưởng đến tính đa dạng và phong phú đốivới cá ở các KBT và tác động này có thể là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp Chấtlượng nước ở VQG Tràm Chim được cải thiện đáng kể theo thời gian, do đó thànhphần loài ngày càng đa dạng Đối với Khu Bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư,chất lượng nước khá khắc nghiệt, không có sự cải thiện đáng kể so với trước đây.VQG U Minh Hạ là một thủy vực kín, không có sự trao đổi nước với môi trườngbên ngoài, do đó chất lượng nước bị ô nhiễm mùn, hữu cơ và oxy hòa tan rất thấp,thành phần loài cá chỉ có nguồn gốc tại chỗ, thành phần loài kém đa dạng hơn

d) Ảnh hưởng mức thủy cấp đến nguy cơ cháy rừng tràm

Quy trình phòng cháy chữa cháy rừng tràm (2006) [14], đã xác định mứcthủy cấp có mối liên hệ tương ứng với các cấp theo nguy cơ cháy rừng tràm

Bảng 1.3 Mực nước ngầm và nguy cơ cháy rừng tràm

ngầm (thủy cấp) vật liệu cháy của cháy rừng

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Thắng (2017) [61], nguy cơ cháy rừngtràm ở VQG U Minh Thượng phụ thuộc vào kiểu rừng và mực nước ngầm Khimực nước ngầm cách mặt đất, hoặc mặt than bùn dưới 100cm và độ ẩm VLC thấphơn 12%, thì tốc độ bén lửa cao và dễ dàng gây cháy lớn Khi mực nước ngầm cáchmặt đất không quá 50 cm và độ ẩm VLC > 20%, thì khả năng bén lửa thấp và ítnguy hiểm đến cháy rừng Như vậy, để đảm bảo an toàn cho rừng tràm khỏi cháythì độ sâu mực nước ngầm cần được duy trì ở mức < 50cm cách mặt than bùn

Trang 38

1.2.3.3 Thực trạng quản lý rừng tràm và đất ngập nước tại các khu bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long có sự tham gia của cộng đồng địa phương

a) Các chính sách liên quan đến cộng đồng tham gia quản lý

Tại điều 56, Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14 [48 đã quy định các BQLRĐD khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo

vệ, phát triển rừng Nghị định 168/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định

về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các BQL RĐD, rừng phòng

hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp [23 Các điềukhoản của Luật và Nghị định trên ra đời đều vì mục đích cải thiện cuộc sống củaCĐĐP thông qua việc nhận khoán bảo vệ rừng nhằm giảm áp lực vào rừng

Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 02/2/2012 của Thủ tướng chính phủ về việcthí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững RĐD tại VQGXuân Thủy, VQG Bạch Mã, [62 Theo đó mục đích của chia sẻ lợi ích tài nguyênlâm sản để góp phần cải thiện đời sống cho người dân địa phương nhưng vẫn phảiđảm bảo các giá trị ĐDSH, chức năng của rừng đồng thời quản lý, ngăn chặn vàkiểm soát được các hoạt động làm mất rừng và suy thoái rừng

Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ,

về chính sách đầu tư phát triển RĐD giai đoạn 2011-2020, theo đó mức kinh phí hỗtrợ cho mỗi thôn bản trong vùng đệm các khu RĐD là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm

Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBT thiên nhiên tại

Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007của Bộ Nông nghiệp và PTNT, [16] theo đó khái niệm và nguyên tắc tổ chức các hoạt động DLST đều quy định

cộng đồng dân cư ở địa phương được tham gia và hưởng lợi từ các hoạt độngDLST để nâng cao thu nhập cũng như nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH

Một trong những mục tiêu của chính sách chi trả DVMTR (Nghị định số156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 [24]) là cải thiện sinh kế, gắn với xóa đói giảmnghèo, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống gắn bó với rừng

Tóm lại, các chính sách hỗ trợ cho CĐĐP tại các khu bảo tồn chủ yếu tậptrung vào các khu RĐD ở vùng cao, còn các khu bảo tồn ở vùng ĐNN ít được quan

Trang 39

tâm, người dân chưa được hưởng lợi Việt Nam chưa có luật riêng về ĐNN, cònthiếu các quy định, pháp luật về quản lý, bảo tồn, sử dụng khôn khéo và phát triểnbền vững các khu rừng tràm trên vùng ĐNN Những quy định điều chỉnh trực tiếphoạt động quản lý và bảo tồn ĐNN chủ yếu do Bộ và các địa phương ban hành, cònthiếu các văn bản mang tính pháp lý cao như Nghị định của Chính phủ Hiện nay,mới chỉ có Nghị định 109/2003/NĐ-CP [21] của Chính phủ ban hành là văn bản cógiá trị pháp lý cao nhất liên quan trực tiếp đến phân công trách nhiệm quản lý ĐNN.

b) Rừng tràm trong HST ĐNN ở các khu RĐD vùng đồng bằng sông Cửu Long

Có 8 KBT có HST rừng tràm và ĐNN ở vùng ĐBSCL, với tổng diện tích tựnhiên giao cho các chủ rừng quản lý là 32.314,9ha (bao gồm cả diện tích rừng tràm

và các sinh cảnh ĐNN khác), rừng tràm chỉ chiếm 57,7% tổng diện tích tự nhiên

Trang 40

Ở ĐBSCL có một số khu RĐD đã có vùng đệm, gồm: VQG Tràm Chim,VQG U Minh Thượng, Khu DTTN Láng Sen, Khu BVCQ rừng Tràm Trà Sư…Nhưng vùng đệm có quy chế quản lý và chia sẻ lợi ích đã được cộng đồng dân cưđồng thuận, được UBND tỉnh phê duyệt như một căn cứ pháp lý chính thức vàđang được thực hiện có hiệu quả chỉ có vùng đệm của VQG Tràm Chim Ngoài ra ởVQG U Minh Thượng, Khu DTNT Láng Sen cũng có thực hiện chia sẻ lợi ích tàinguyên thông qua các dự án phát triển sinh kế cộng đồng do các tổ chức nước ngoàitài trợ, khi dự án kết thúc thì việc chia sẻ tài nguyên cũng tạm dừng, chưa trở thànhmột công cụ để quản lý tài nguyên do chưa có cơ sở pháp lý.

d) Thực trạng phát triển du lịch sinh thái

(1) VQG Tràm Chim: Theo Nguyễn Chí Thành (2013) [58], đã hình thànhcác tuyến DLST, đi qua các sinh cảnh đặc trưng của VQG Các sản phẩm du lịchbao gồm: Tham quan các sinh cảnh ĐNN Đồng Tháp Mười bằng xuồng hoặc ô tô;quan sát các loài chim nước, đặc biệt là quan sát Sếu đầu đỏ; giải trí trong khungcảnh thiên nhiên (đặc biệt là câu cá, cắm trại); và nghiên cứu về HST ĐNN

(2) VQG U Minh Thượng: Theo báo cáo dự án Quy hoạch bảo tồn và Phát

Ngày đăng: 23/05/2019, 05:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Vi An (2006), Đánh giá hiện trạng ĐDSH động vật thủy sản ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng ĐBSCL, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 204 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Vi An (2006), "Đánh giá hiện trạng ĐDSH động vật thủy sản ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng ĐBSCL
Tác giả: Vũ Vi An
Năm: 2006
2. Lê Huy Bá (2003), Những vấn đề về đất phèn nam bộ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 452 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Huy Bá (2003), "Những vấn đề về đất phèn nam bộ
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
3. Ban quản lý rừng Tràm Gáo Giồng (2013), Báo cáo kết quả sử dụng tài nguyên đất ngập nước và các hoạt động du lịch năm 2013 - 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban quản lý rừng Tràm Gáo Giồng (2013)
Tác giả: Ban quản lý rừng Tràm Gáo Giồng
Năm: 2013
4. Nguyễn Thanh Bình (2006), Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp khắc phục, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 77 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Bình (2006), "Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp khắc phục
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2006
5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), TCVN 7376:2004, chất lượng đất – giá trị chỉ thị về hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số trong đất Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2004)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2004
6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004). TCVN 7373:2004, chất lượng đất – giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số trong đất Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2004)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2004
7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), TCVN 7374:2004, chất lượng đất - giá trị chỉ thị về hàm lượng Phốt pho tổng số trong đất Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2004)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2004
8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004). TCVN 7375:2004, chất lượng đất - giá trị chỉ thị về hàm lượng Kali tổng số trong đất Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2004)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2004
9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), TCVN 7377:2004, chất lượng đất – giá trị pH trong đất Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2004)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2004
10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách Đỏ Việt Nam (Phần I. Động vật), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). "Sách Đỏ Việt Nam (Phần I. Động vật)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách Đỏ Việt Nam (Phần II. Thực vật), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). "Sách Đỏ Việt Nam (Phần II. Thực vật)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Quyết định số 127/2000-QĐ- BNN-KL, ngày 11/12/2000 về việc ban hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000)
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2000
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), ĐNN Việt Nam - Hệ thống phân loại, (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 67-2004, ban hành kèm theo Quyết định số 646/QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 3 năm 2004), 112 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), "ĐNN Việt Nam - Hệ thốngphân loại
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2004
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Quy trình Phòng cháy, chữa cháy rừng tràm, (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 88- 2006, ban hành kèm theo Quyết định số 4110QĐ/ BNN - KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2006), 18 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), "Quy trình Phòng cháy, chữa cháy rừng tràm
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Tài liệu tập huấn công tác Phòng cháy chữa cháy rừng 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007)
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2007
16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quyết định số 104/2007/QĐ- BNN ngày 27/12/2007 về ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007)
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2007
17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), số QCVN 38:2011/BTNMT, ngày 12/12/20111 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011)
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2011
18. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012), TCVN 9236-1: 2012, chất lượng đất - giá trị chỉ thị hàm lượng các chất vô cơ trong các nhóm đất chính ở việt nam - phần 1: giá trị chỉ thị hàm lượng canxi trao đổi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên Môi trường (2012), "TCVN 9236-1: 2012, "ch
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2012
19. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012), TCVN 9236-2:2012, chất lượng đất - giá trị chỉ thị hàm lượng các chất vô cơ trong các nhóm đất chính ở việt nam - phần 2: giá trị chỉ thị hàm lượng magiê trao đổi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên Môi trường (2012)
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2012
20. Chevalier, A., (1927), Cây tràm phát sinh tiến hóa địa hình và xã hội thực vật của Melaleucalum (Nguyễn Văn Lương dịch). Tập san KHKT Lâm nghiệp phía Nam, số 18/1084 trang (40 – 46) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chevalier, A., (1927), Cây tràm phát sinh tiến hóa địa hình và xã hội thực vật của "Melaleucalum" (Nguyễn Văn Lương dịch). "Tập san KHKT Lâm nghiệp phía Nam
Tác giả: Chevalier, A
Năm: 1927

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w