1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án đề Ngữ Văn khối C năm 2009

3 352 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C- NĂM HỌC 2009- 2010 A. Phần chung: * Câu I: Những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ: 1. Những nét chính về tình cảm nhân đạo: -Xót thương cho những kiếp người nghèo khổ, sống cuộc sống quẩn quanh, bế tắc nới phố huyện nghèo. - Cảm thông, trân trọng trước những mong ước tuy còn rất mơ hồ của người dân phố huyện về một cuộc sống tươi sáng hơn. 2. Những nét chính về bút pháp nghệ thuật: - Cốt truyện mỏng, đi sâu vào miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật với những xúc cảm mơ hồ, mong manh, tinh tế. - Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản. - Cấu tứ như một bài thơ trữ tình. - Giọng điệu tâm tình; ngôn ngữ, diễn đạt tinh tế, giàu chất thơ. * Câu II: 1. Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề cần nghị luận; trích câu nói của Tổng thống Mĩ A. Lin- côn. 2. Giải thích câu nói: Câu nói là những lời nhắn gửi tha thiết đầy tâm huyết của vị Tổng thống Mĩ về một phương pháp giáo dục - người thầy hãy dạy cho học sinh đức tính trung thực trong thi cử và trong cả cuộc sống. 3. Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về đức tính trung thực: Sau đây là một gợi ý tham khảo: a. Trung thực là gì? Là sự ngay thẳng, thật thà; làm đúng với sự thực. b. Vì sao phải trung thực trong thi cử và trong cuộc sống? (Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng và lập luận để thuyết phục người đọc) - Thi cử là khâu đánh giá kết quả của một quá trình dạy và học, nếu gian lận trong thi cử sẽ không đánh giá đúng thực chất của quá trình này. Thi cử có khi cũng là khâu lựa chọn nhân tài cho đất nước, nếu không trung thực, hậu quả của nó sẽ khôn lường, ảnh hưởng đến số phận của cả một dân tộc. - Thiếu trung thực trong cuộc sống sẽ làm mất lòng tin ở người khác, đánh mất nhân cách của bản thân và có thể gây những hậu quả xấu cho xã hội. c. Biểu dương một số tấm gương trung thực đồng thời biết phê phán một số những biểu hiện của sự thiếu trung thực trong thi cử và cuộc sống (đưa dẫn chứng cụ thể để chứng minh) d. Làm thế nào để có được đức tính trung thực? 4. Liên hệ bản thân và rút ra bài học. B. Phần riêng: * Theo chương trình chuẩn: Cảm nhận về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt- Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu) Gợi ý: 1. Giới thiệu về hai nhân vật trong hai tác phẩm và yêu cầu của đề. 2. Cả hai nhà văn đều phát hiện ra ở hai người phụ nữ những vẻ đẹp tâm hồn ánh lên từ một vẻ bề ngoài xấu xí, từ chính cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn; cả hai đều không có tên riêng; đều được xuất hiện trong những tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa; tâm lí nhân vật được diễn tả chân thực, tinh tế. Cụ thể: - Ở người vợ nhặt: sau hình hài tiều tuỵ vì đói khát là một niềm khát khao được sống, được hạnh phúc (Phân tích sự liều lĩnh của Thị khi theo Tràng, sự thay đổi của Thị buổi sáng hôm sau). Đói khổ cũng không làm Thị đánh mất sự nhạy cảm về thời cuộc. - Ở người đàn bà hàng chài: đằng sau sự lam lũ, đói khổ là sự hi sinh, tình thương con, là sự từng trải, am hiểu sâu sắc về chồng, về con, về cuộc đời và bản thân mình, là sự chi chút hạnh phúc đời thường…(Phân tích dẫn chứng cụ thể để chứng minh) 3. Nét riêng: - Kim Lân phát hiện, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người vợ nhặt để cất lên bài ca ca ngợi sức sống của người nông dân: trước bờ vực của cái chết, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống. - Nguyễn Minh Châu đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà hàng chài để không chỉ thể hiện tình yêu tha thiết đối với những cảnh đời trớ trêu mà còn gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật của người nghệ sĩ. 4. Đánh giá: Cả hai nhà văn đều đi sâu khám phá bản chất con người để tạo nên những hình tượng văn học có sức ám ảnh. * Theo chương trình nâng cao: 1. Dẫn dắt để giới thiệu về hai tác phẩm, hai đoạn thơ. 2. Cảm nhận được những nét đặc sắc chung và riêng về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ: - Nét chung: Hai đoạn thơ đều diễn tả nỗi nhớ người yêu và đều diễn tả nỗi nhớ tha thiết ấy vừa trực tiếp, vừa thông qua những hình ảnh thiên nhiên; cách thể hiện đậm đà tính dân tộc (giọng điệu trữ tình tha thiết; sử dụng thể thơ lục bát, …) - Nét riêng: mỗi đoạn thơ mang nét riêng của phong cách mỗi nhà thơ. + Ở đoạn 1: Nỗi tương tư người yêu của chàng trai chốn thôn quê được thể hiện đậm đà phong vị ca dao dân gian. (Cần phân tích hiệu quả của cách nói bóng gió, cách sắp xếp từ ngữ ở câu thứ hai,cách sử dụng thành ngữ, cách định nghĩa về tương tư ở câu ba…) + Ở đoạn 2: Nỗi nhớ đối với Việt Bắc da diết như nỗi nhớ người yêu –tình cảm cách mạng vốn trừu tượng đã trở nên gần gũi, thân thương như nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa -> phù hợp với phong cách thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu. (Cần phân tích: Cách nói so sánh “Nhớ gì…người yêu”; Nỗi nhớ người và cảnh Việt Bắc tha thiết trong không gian và thời gian…) 3. Đánh giá chung: Khẳng định sự đóng góp của hai nhà thơ; Lí giải nguyên nhân: vì sao lại có những nét chung và riêng ở hai đoạn thơ trên? . ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ THI ĐẠI H C KHỐI C- NĂM H C 2009- 2010 A. Phần chung: * C u I: Những nét chính về tình c m nhân đạo và bút pháp nghệ thuật c a Thạch. yêu c a chàng trai chốn thôn quê đư c thể hiện đậm đà phong vị ca dao dân gian. (C n phân tích hiệu quả c a c ch nói bóng gió, c ch sắp xếp từ ngữ ở c u

Ngày đăng: 02/09/2013, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w