1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và gợi ý đáp án môn Văn TSDH 2009

6 460 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 81 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 Môn thi: NGỮ VĂN; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Gợi ý: 1. Giới thiệu ngắn gọn về Thạch Lam truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Thạch Lam là một nhà văn của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng đã tạo được một “lối đi riêng” nhờ những trang văn thấm đẫm cảm xúc phong cách truyện ngắn trữ tình độc đáo. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được rút từ tập “Nắng trong vườn” là một tác phẩm tiêu biểu cho đặc sắc phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. 2. Tình cảm nhân đạo. Sự cảm thông niềm xót thương với cuộc sống mòn mỏi, tù túng của những con người nơi phố huyện nghèo như: hai chị em Liên An, mẹ con chị Tí, gia đình bác xẩm… Khám phá những vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn hai đứa trẻ dù cho phải sống trong tình trạng mòn mỏi tù túng: niềm thương cảm, sự xúc động thuần khiết, đôn hậu với lũ trẻ nhà nghèo; tâm hồn trong trẻo (ngắm bầu trời đầy sao với những liên tưởng thơ trẻ), tình yêu quê hương (cảm nhận “mùi riêng của đất”, “mùi của quê hương”). Tất cả toát lên vẻ đẹp của sự tinh tế nhạy cảm. Nâng niu những khát vọng ước mơ của con người. 3. Bút pháp nghệ thuật. Truyện không có cốt truyện: toàn bộ câu chuyện xoay quanh diễn biến tâm trạng của Liên An. Giọng văn: hồn hậu, điềm đạm trữ tình. Ngôn ngữ: tinh tế, giàu cảm xúc. Bút pháp: lãng mạn kết hợp với hiện thực. Bao trùm là phong cách văn chương nhẹ nhàng, trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc gợi trong lòng người đọc những ám ảnh khôn khuây về hiện thực những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của nhân vật. Câu II (3,0 điểm) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi trong cuộc sống. Gợi ý: 1. Thực trạng: Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng gia tăng với nhiều biểu hiện phức tạp đã đang trở thành vấn đề nhức nhối. Trong cuộc sống, sự không trung thực, gian dối cũng không phải hiếm hoi, xảy ra ở phạm vi từ gia đình cho tới toàn bộ xã hội. 2. Sự cần thiết của việc tu rèn đức tính trung thực Trung thực là thẳng thắn, thành thực, sống đúng với bản chất con người, năng lực, trình độ của mình; với sự thực không gian dối. Trung thực trong khi thi sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp học sinh phát huy được năng lực, thúc đẩy sự tiến bộ trong giáo dục. Trung thực là một đức tính nền tảng của con người giúp bản thân, gia đình, xã hội phát triển. 3. Biện pháp: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường xã hội để tu rèn đức tính trung thực cho học sinh. Ngăn chặn hiện tượng không trung thực trong giáo dục cuộc sống. Nêu gương cho thế hệ những tấm gương về trung thực. 4. Liên hệ: Liên hệ với quá trình tu dưỡng của bản thân. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm). Cảm nhận của anh / chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Gợi ý: 1. Giới thiệu ngắn gọn về hai tác giả, hai tác phẩm, hai nhân vật. - Kim Lân là nhà văn viết nhiều viết khá hay về đời sống nông thôn cũng như những người nông dân hiền lành chất phác. Viết về cuộc sống, số phận, cảnh ngộ của những con người trong những năm xảy ra nạn đói năm Ất Dậu, “Vợ nhặt” là một tác phẩm tiêu biểu cho những khám phá của nhà văn về vẻ đẹp của người nông dân mà nổi bật là hình ảnh người vợ nhặt với khát vọng sống mãnh liệt. - Nguyễn Minh Châu là một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam sau năm 1975. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được kể lại từ điểm nhìn trần thuật của người nghệ sĩ mang tên Phùng – một nghệ sĩ trên hành trình khai phá nghệ thuật đồng thời tác phẩm cũng góp phần thể hiện những khám phá mới mẻ của nhà văn về hiện thực về con người. Một thành công nổi bật của tác phẩm là những phát hiện về vẻ đẹp của người đàn bà làng chài. 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của hai nhân vật. a. Người vợ nhặt Xuất hiện trong bối cảnh ngày đói quay quắt, ý chí bám lấy sự sống vấn rất mạnh mẽ trong nhân vật (bỏ qua ý thức về danh dự, chấp nhận theo không Tràng). Khi trở thành vợ của Tràng, ở chị không còn vẻ “chao chát”, “chỏng lỏn” mà thay vào đó là sự “hiền hậu đúng mực”, sự “ý tứ” với hành động “ngồi mớm ở mép giường”, “điềm nhiên vào miệng”, “miếng cám nghẹn bứ, đắng chát”, cách đối xử chân tình với người chồng mới, ý thức tu sửa dọn dẹp mái ấm gia đình. Nghệ thuật miêu tả nhân vật: đặt nhân vật trong tình huống “nhặt được vợ” vừa lạ vừa tội nghiệp, cùng với khả năng phân tích tâm lí sắc sảo, ngòi bút Kim Lân đã đi sâu khơi tìm đằng sau hiện thực khốn quẫn là vẻ đẹp tâm hồn của con người. b. Người đàn bà làng chài. Đối lập với vẻ ngoài xấu xí, thô kệch là vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo cao khiết. Mọi sự cam chịu đến nhẫn nhục của nhân vật đều xuất phát từ tình yêu thương con tha thiết, từ trái tim hồn hậu, vị tha của một người mẹ. Chị cũng là một người phụ nữ giàu đức hi sinh. Đặc điểm này cũng xuất phát từ tình mẫu tử, lòng yêu con tha thiết. Không những thế, người đàn bà tưởng như “khép nép”, “sợ sệt” lại là một người thấu hiểu lẽ đời, tình người. Trong khi Phùng Điểu kết tội gã đàn ông là kẻ độc ác nhất thế gian thì chị lại lí giải những trận đòn kia bằng nỗi khổ vật chất đè nặng lên vai người đàn ông. Qua câu chuyện đời tự kể của chị, Phùng Điểu mới dần cảm nhận được lẽ đời nhân tình thế thái một cách chân thực. Sử dụng biện pháp đối lập (giữa hình thức tâm hồn), đặt nhân vật trong tình huống nhận thức độc đáo, Nguyễn Minh Châu giúp người đọc khám phá “….ẩn dấu” trong “bể sâu tâm hồn” người đàn bà hàng chài. 3. So sánh: a. Điểm tương đồng: Viết về hai người đàn bà trong hai bối cảnh khác nhau nhưng các nhà văn đều dồn tâm sức khai phá vẻ đẹp tiềm ẩn, khó thấy, khuất lấp của người phụ nữ bên cạnh số phận đau khổ, cảnh sống khốn cùng. Người vợ nhặt hay người đàn bà hàng chài đều là những nhân vật không tên tuổi, trở thành những khái quát nghệ thuật đặc sắc. Họ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Khám phá vẻ đẹp của người phụ nữ, cả hai nhà văn đều thể hiện niềm tin vào phẩm chất của con người dù trong hoàn cảnh khốn cùng nhất. b. Điểm khác biệt: Đặt nhân vật trong bối cảnh nạn đói nên tâm điểm nghệ thuật của Kim Lân là khát vọng sống mãnh liệt, là những căn tích tốt đẹp bây lâu bị cái đói làm cho chìm khuất. Nguyễn Minh Châu lại xây dựng hình tượng người đàn bà trong bối cảnh xã hội sau năm 1975, khi chiến tranh đã đi qua nhưng cái nghèo, cái lạc hậu vẫn chưa hết, vì vậy nhân vật của ông được khám phá ở vẻ đẹp của nhận thức của sự thấu trải lẽ đời, tình người. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm). Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55) Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. (Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008 , tr. 84) Gợi ý: 1. Giới thiệu chung về hai tác giả, hai tác phẩm, hai đoạn trích. - Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang vẻ đẹp “chân quê” với những mối duyên quê, tình quê hồn hậu, thắm thiết “ Tương tư” rút từ tập “Lỡ bước sang ngang” là bài thơ mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Bài thơ viết về nỗi nhớ tình yêu với những cung bậc sắc thái tinh tế. Trong đó, đoạn thơ được trích là “khúc dạo đầu” bâng khuâng mà tha thiết. - Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông phản ánh sâu sắc các vấn đề chính trị, đậm tính sử thi cảm hứng lãng mạn, đi vào lòng người bởi giọng điệu tâm tình ngọt ngào sâu lắng. Viết về buổi chia ta đầy lưu luyến giữa quân dân, nhân sự kiện tháng 10 – 1954 – Trung ương Đảng chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, “Việt Bắc” là một trong những kết tinh nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ xứ Huế. Đoạn thơ được trích là một khúc trong dòng chảy nhớ thương của “ta” – người kháng chiến. 2. Cảm nhận về hai đoạn thơ. a. Đoạn trích “Tương tư” – Nguyễn Bính. - “Tương tư” là nhớ nhau, thường được hiểu là nỗi nhớ đơn phương đầy xao xuyến phong phú với rất nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau. Đoạn trích nằm ở vị trí đầu của bài thơ mở ra mạch cảm xúc chủ đạo của toàn bộ bài thơ “Tương tư”. Hạt nhân cảm xúc của đoạn trích là “nhớ”, nỗi nhớ dằng dặc, triền miên, đằng đẵng như hai miền không gian, thao thức “chín nhớ mười mong”. Không chỉ giản đơn là những nhớ nhung, cảm xúc bâng khuâng, nỗi nhớ còn được “trầm trọng hóa” thành một thứ “bệnh của tôi” để so sánh với chuyện gió mưa là “bệnh của giời”. - Mượn cách nói ca dao với những địa danh phiếm định “Thôn Đoài”, “Thôn Đông” cùng với các thành ngữ dân gian như “chín nhớ mười mong”, cách nói đậm chất thôn quê “giời”, Nguyễn Bính đã khéo léo kéo gần nỗi tương tư về với những mối tình trong ca dao truyền thống giản dị mà kín đáo của người Việt. Thế đặt sóng đôi “bệnh của giời” với “bệnh của tôi” là một cách nói ngông “đậm chất” Nguyễn Bính, bởi thế mạch cảm xúc trong đoạn thơ vừa giản dị lại vừa trong sáng mà hồn hậu, thân thương. b. Đoạn hai: trích “Việt Bắc” của Tố Hữu - Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ cũng là nỗi nhớ. Nỗi nhớ đồng bào Việt Bắc – vốn là một tình cảm lớn lao được giản dị hóa thành nỗi “nhớ người yêu” – một tình cảm riêng tư, thầm kín. Hình ảnh thiên nhiên “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” hài hòa với hình ảnh con người “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” trong “bản khói cùng sương”vừa cụ thể, gần gũi mà rưng rưng bao nỗi nhớ thương tha thiết trong lòng người ra đi. Nó gắn với những kỉ niệm quân – dân cá nước trong những năm kháng chiến chống Pháp. - Điệp từ “nhớ” đặt ở hai cặp câu như một nốt nhấn cảm xúc, diễn tả nỗi nhớ nhung thường trực, tha thiết như từng lớp sóng dềnh lên. Thể thơ lục bát truyền thống kết hợp với giọng thơ trữ tình ngọt ngào có tác dụng làm cho tình cảm quân – dân trở nên giản dị mà gắn bó sâu nặng. 3. So sánh hai đoạn thơ - Điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ: + Đều có mạch cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ. + Vẻ đẹp: đều mang âm hưởng dân gian của thể thơ lục bát giọng điệu thơ trữ tình ngọt ngào. - Điểm khác biệt: + Đoạn trích “Tương tư” viết về nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa, còn đoạn trích “Việt Bắc” lại mượn nỗi nhớ trong tình yêu để diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ với đồng bào Việt Bắc. + Hình ảnh trong thơ Nguyễn Bính không cụ thể mà nghiêng về biểu tượng, có tác dụng khái quát các cung bậc cảm xúc trong tình yêu – nỗi nhớ. Hình ảnh trong thơ Tố Hữu với những nét đặc trưng của đất con người nơi vùng cao Việt Bắc đã hằn in trong tâm hồn người kháng chiến vừa gần gũi, thân thuộc vừa mới mẻ, hiện đại in đậm dấu ấn phong cách thơ tình Nguyễn Bính. ----- Hết ----- . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 Môn thi: NGỮ VĂN; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN. thi và trong cuộc sống. Gợi ý: 1. Thực trạng: Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng gia tăng với nhiều biểu hiện phức tạp đã và đang trở thành vấn đề

Ngày đăng: 01/09/2013, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w