ĐỀ CƯƠNG(Kèm theo Công văn số UBNDKGVX ngày 52018)BÁO CÁOKết quả rà soát và phương án sắp xếp lại trường, lớp, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non, trường phổ thông và các trung tâm thuộc sự nghiệp giáo dục công lập đến năm 2021Mở đầuNêu khái quát về công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác rà soát, sắp xếp trường, lớp, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non, trường phổ thông và các trung tâm thuộc sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn huyện, thành, thị;Công tác tuyên truyền, quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương; kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh (Nghị quyết 18, 19 của Trung ương; Nghị quyết 08, 10 của Chính phủ, Kế hoạch 44, 45 của Tỉnh ủy và Kế hoạch kèm theo Quyết định 579, 580 của UBND tỉnh ...).Phần ITHỰC TRẠNG QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, CÁN BỘ QUẢN LÝ,GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊNI. QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, SỐ LƯỢNG HỌC SINHBáo cáo chi tiết theo từng cấp học, cụ thể về số trường, điểm trường, lớp, học sinh; công lập, ngoài công lập; tỷ lệ huy động ra lớp, tỷ lệ học sinh vào công lập năm học 2017 2018 ...).1. Mầm non1.1. Trường mầm non: (Báo cáo về tổng số trường mầm non, trong đó công lập, ngoài công lập, phân bố, bình quân số trườngxã phường, thị trấn).1.2. Lớp (nhóm), số trẻ: (Báo cáo về số lớp (nhóm), số trẻ công lập, ngoài công lập, tỷ lệ huy động chung, tỷ lệ huy động vào công lập, ...).
Trang 1ĐỀ CƯƠNG
(Kèm theo Công văn số /UBND-KGVX ngày /5/2018)
BÁO CÁO Kết quả rà soát và phương án sắp xếp lại trường, lớp, biên chế cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non, trường phổ thông và các trung
tâm thuộc sự nghiệp giáo dục công lập đến năm 2021
Mở đầu
Nêu khái quát về công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác rà soát, sắp xếp trường, lớp, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non, trường phổ thông và các trung tâm thuộc
sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn huyện, thành, thị;
Công tác tuyên truyền, quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương; kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh (Nghị quyết 18, 19 của Trung ương; Nghị quyết 08, 10 của Chính phủ, Kế hoạch 44,
45 của Tỉnh ủy và Kế hoạch kèm theo Quyết định 579, 580 của UBND tỉnh )
Phần I THỰC TRẠNG QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, CÁN BỘ QUẢN LÝ,
GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
I QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, SỐ LƯỢNG HỌC SINH
Báo cáo chi tiết theo từng cấp học, cụ thể về số trường, điểm trường, lớp, học sinh; công lập, ngoài công lập; tỷ lệ huy động ra lớp, tỷ lệ học sinh vào công lập năm học 2017 - 2018 )
1 Mầm non
1.1 Trường mầm non: (Báo cáo về tổng số trường mầm non, trong đó công lập, ngoài công lập, phân bố, bình quân số trường/xã phường, thị trấn)
1.2 Lớp (nhóm), số trẻ: (Báo cáo về số lớp (nhóm), số trẻ công lập, ngoài công lập, tỷ lệ huy động chung, tỷ lệ huy động vào công lập, )
2 Tiểu học
3 Trung học cơ sở
Trang 2
4 Trung học phổ thông
5 Trung tâm GDNN - GDTX
(Thống kê theo Phụ lục 1.1 đến 1.5 đính kèm)
II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
Khái quát chung về tổng số biên chế được giao, thực trạng thừa, thiếu tại thời điểm tháng 5/2018
Báo cáo thực trạng đội ngũ về số lượng, tỷ lệ giáo viên/lớp, cơ cấu giáo viên từng cấp học; nhu cầu giáo viên theo định mức quy định tương ứng với từng cấp học; đối chiếu với định mức số lượng người làm việc được giao để xác định số lượng giáo viên dôi dư (hoặc thiếu) so với thực tế năm học 2017 - 2018
Riêng số lượng, cơ cấu viên chức nghỉ hưu theo từng môn, nhóm môn thống kê theo từng năm từ 2018 đến 2021
1 Mầm non
2 Tiểu học
3 Trung học cơ sở
4 Trung học phổ thông
5 Trung tâm GDNN - GDTX
(Thống kê theo Phụ lục 2.1 đến 2.4 và Phụ lục 5 đính kèm)
III KẾT QUẢ TRIỂN KHAI RÀ SOÁT, SẮP XẾP MẠNG LƯỚI CƠ
SỞ GIÁO DỤC, TINH GIẢN BIÊN CHẾ GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 (nêu rõ
công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai việc rà soát, sắp xếp, kết quả việc thực hiện xóa điểm trường, sáp nhập trường, tinh giản biên chế, )
1 Công tác chỉ đạo triển khai
Trang 3
2 Kết quả thực hiện việc sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục
2.1 Sáp nhập, giảm trường
2.2 Sắp xếp, thu gọn điểm trường
3 Kết quả thực hiện tinh giản biên chế (số biên chế giảm hàng năm
theo quyết định giao của UBND tỉnh)
(Thống kê theo Phụ lục 3.1 đính kèm)
IV ĐÁNH GIÁ CHUNG
1 Những thuận lợi, khó khăn
2 Kết quả đạt được (ưu điểm)
3 Những hạn chế bất cập
4 Nguyên nhân của hạn chế bất cập
Phần II PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TRƯỜNG, LỚP; BIÊN CHẾ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP ĐẾN
NĂM 2021
I MỤC TIÊU
1 Mục tiêu chung
Nêu ngắn gọn mục tiêu chung (thực hiện các nghị quyết của Trung ương,
kế hoạch, chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, )
2 Mục tiêu cụ thể
Xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2021 giảm được bao nhiêu đầu mối, tương ứng tỷ lệ % là bao nhiêu đơn vị sự nghiệp giáo dục và giảm được bao nhiêu chỉ tiêu số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục so với năm
2015, tương ứng tỷ lệ % là bao nhiêu?
II NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ SẮP XẾP TRƯỜNG, LỚP; BIÊN CHẾ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP
Trang 41 Nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp trường, lớp
Căn cứ đặc điểm tình hình của địa phương, quy mô trường, lớp theo thực
tế và dự báo trong những năm tiếp theo, xây dựng và quy định một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục
Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng sắp xếp, lưu ý một số yêu cầu sau:
- Sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với tình hình thực
tế và các quy định của pháp luật; đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có, không gây sáo động, gây bức xúc người dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh; giảm biên chế; đảm bảo quyền lợi CB,GV,NV trong biên chế nhà nước
- Việc sắp xếp vẫn phải đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2019-2020
- Về quy mô trường học:
+ Bậc mầm non: Mỗi xã, phường, thị trấn xem xét chỉ bố trí 01 trường mầm non công lập (trừ trường hợp đặc biệt do mật độ dân số cao, học sinh đông
có thể xem xét bố trí điểm trường hoặc 2 trường để đảm bảo không vượt quá 20 lớp, nhóm/trường1; nếu do địa bàn rộng, có thể sáp nhập và bố trí thành các điểm trường); quy mô trẻ/lớp (nhóm) theo quy định hiện hành, tuy nhiên cần chú ý tới yếu tố vùng, miền
+ Cấp tiểu học: Mỗi xã, phường, thị trấn xem xét chỉ bố trí 01 trường công lập có từ 10 lớp trở lên (trừ trường hợp đặc biệt do mật độ dân số cao, học sinh đông có thể xem xét bố trí điểm trường hoặc 2 trường để đảm bảo không vượt quá 30 lớp/trường2); quy mô học sinh tối thiểu/trường tính theo vùng
miền: Miền núi 250 học sinh; trung du, đồng bằng 280 học sinh; thành phố, thị
xã, thị trấn 310 học sinh
+ Cấp trung học cơ sở: Mỗi xã, phường, thị trấn xem xét chỉ bố trí 01 trường công lập có từ 8 lớp trở lên (trừ trường hợp đặc biệt do mật độ dân số cao, học sinh đông có thể xem xét bố trí 2 trường để đảm bảo không vượt quá 45 lớp/trường3, trong đó ưu tiên bố trí trường chất lượng cao); quy mô học sinh tối
1 Điểm d Khoản 1 Điều 8 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 về Điều lệ trường mầm non.
2 Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 về công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
3 Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 về công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
Trang 5thiểu/trường tính theo vùng miền: Miền núi 250 học sinh; trung du, đồng bằng
270 học sinh; thành phố, thị xã, thị trấn 290 học sinh
+ Cấp THPT: Về cơ bản duy trì quy mô hiện tại, tuy nhiên đối với trường
có dưới 15 lớp sẽ xem xét sáp nhập với trường THCS trên địa bàn
- Tiêu chí sáp nhập, ghép trường:
+ Đối với các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét ghép với
trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn xã; các xã có hai trường tiểu học, xem xét sáp nhập thành một trường nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và thuận lợi cho học sinh đến trường
+ Đối với các trường trung học cơ sở có quy mô dưới 08 lớp, xem xét
ghép với trường tiểu học trên cùng địa bàn xã; những nơi có điều kiện giao thông thuận lợi thì có thể xem xét sáp nhập theo mô hình liên xã
+ Đối với trường trung học phổ thông có quy mô dưới 15 lớp, xem xét
sáp nhập với trường trung học cơ sở thành trường phổ thông 2 cấp học (trung học cơ sở và trung học phổ thông)
Khuyến khích sắp xếp, sáp nhập trường có quy mô lớn hơn (trên 8 lớp đối với THCS, trên 10 lớp đối với tiểu học)
2 Sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Trên cơ sở dự kiến sắp trường, lớp để thực hiện việc bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL, GV, NV đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Nhà nước và mục tiêu thực hiện tinh giản biên chế
- Nhân viên: Phương án 1: Nghiên cứu, xem xét bố trí mỗi trường học có
02 nhân viên, trong đó 01 nhân viên kế toán kiêm văn thư, 01 nhân viên đảm nhận các công việc khác; Phương án 2: Mỗi xã, phường, thị trấn xem xét chỉ bố trí 01 nhân viên kế toán thực hiện nhiệm vụ cho tất cả các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn xã, phường, thị trấn; mỗi trường bố trí thêm 01 nhân viên đảm nhận công tác văn thư và các công việc kiêm nhiệm khác
- Sau khi sắp xếp (sáp nhập, giải thể, ), Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy định hiện hành để bố trí, sắp xếp CBQL,
GV, NV một cách hợp lý, đồng thời thực hiện chế độ, chính sách đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước
- Thực hiện việc bố trí sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư của các trường mầm non, phổ thông theo các văn bản quy định hiện hành nhằm
sử dụng và phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 6- Xây dựng đề án tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị quyết 19-NQ/TW… , Kế hoạch hành động số 45 của Tỉnh ủy trên cơ sở phải đảm bảo đủ
số lượng, cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo quy định để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2019-2020
III CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1 Xác định tỷ lệ huy động trẻ, học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục công lập các cấp học trên địa bàn các huyện, thị, thành và toàn tỉnh giai đoạn 2018-2021
Căn cứ tình hình thực tế của các huyện, thị, thành và toàn tỉnh; trên cơ sở điều kiện thực tiễn của các đơn vị, Sở GD&ĐT, ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị xác định tỷ lệ huy động trẻ, học sinh vào học tại cơ sở giáo dục công lập các cấp học của từng năm học trong cả giai đoạn 2018-2021, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện/tỉnh
- Nhà trẻ:……%
- Mẫu giáo:
Trong đó:
+ 3 tuổi:……
+ 4 tuổi: ………
+ 5 tuổi:……
- Lớp 6:………
- Lớp 10:………
2 Dự kiến quy mô trường, lớp, học sinh các cấp học các năm học từ 2018-2019 đến năm học 2021-2022
Trên cơ sở quy mô trường, lớp, học sinh hiện tại; số liệu dự báo tỷ lệ huy động trẻ, học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục công lập các cấp học trên địa bàn các huyện, thị, thành và toàn tỉnh giai đoạn 2018-2021 Sở GD&ĐT, ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành xác định rõ quy mô trường, lớp, học sinh các cấp học, từng năm học từ 2018-2019 đến năm học 2021-2022 làm cơ sở cho việc sắp xếp mạng lưới trường, lớp các cơ sở giáo dục công lập
(Thống kê theo Phụ lục 4.1 đến 4.3 đính kèm)
Lưu ý: Tùy tình hình cụ thể, các địa phương có thể nghiên cứu, tính toán theo một số mức đề xuất như sau:
+ Đối với mầm non: đảm bảo tỷ lệ học sinh/lớp (nhóm) đúng quy định
Trang 7+ Đối với cấp tiểu học: Tại các điểm trung tâm của trường, sỹ số học
sinh/lớp tối thiểu tính theo vùng miền: Miền núi 25 học sinh; trung du, đồng
bằng 28 học sinh; thành phố, thị xã, thị trấn 31 học sinh
+ Cấp trung học cơ sở: Tại các điểm trung tâm của trường, sỹ số học
sinh/lớp tối thiểu tính theo vùng miền: Miền núi 31 học sinh; trung du, đồng
bằng 34 học sinh; thành phố, thị xã, thị trấn 37 học sinh
+ Cấp trung học phổ thông: sỹ số học sinh/lớp tối thiểu 37 học sinh.
(Những trường hợp đặc biệt, mà sắp xếp số học sinh/lớp dưới mức tối thiểu trên, thì các huyện, thành, thị phải xem xét kỹ lưỡng và có giải trình cụ thể trong báo cáo)
3 Sắp xếp mạng lưới trường, lớp các cơ sở giáo dục công lập
3.1 Căn cứ vào tình hình thực tế, dựa trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp trường, lớp nêu trên, Sở GD&ĐT, ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành tiến hành chốt phương án sắp xếp và xây dựng Đề án thực hiện việc rà soát, sắp xếp trường, lớp các cơ sở giáo dục công lập theo lộ trình cụ thể
(Chi tiết việc ghép hoặc sáp nhập và số lượng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học của huyện, thị xã, thành phố đến năm 2021 Phụ lục 3.2 đính kèm)
3.2 Xử lý tài sản
Khi đã chốt phương án sát nhập, Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành, thị thực hiện việc xử lý tài sản theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế
Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền:
- Gợi ý:
+ Đối với các trường mới ghép hoặc sáp nhập nếu chưa có đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức học tập trung tại một địa điểm thì vẫn tiến hành dạy học ở các địa điểm cũ, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và các nhà trường sẽ chịu trách nhiệm bố trí giáo viên giảng dạy đúng, đủ số môn và thời gian biểu theo quy định
+ Đối với các trường mới ghép hoặc sáp nhập nếu có đủ cơ sở vật chất, điều kiện để tổ chức học tập trung tại một điểm trường, thì cơ sở vật chất dôi dư
sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật theo hướng đề xuất phương án tăng cường nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất của trường
+ Đối với các trường sáp nhập hoặc ghép có một cấp học đạt chuẩn quốc gia, chính quyền địa phương có trách nhiệm quan tâm đầu tư bổ sung, cải tạo cơ
sở vật chất trang thiết bị để cấp học còn lại được công nhận đạt chuẩn quốc gia
Trang 8+ Đối với các trường sáp nhập theo mô hình liên xã (phương án này cần nghiên cứu kỹ), nếu tập trung về một địa điểm thì chính quyền địa phương các
xã cần tiếp tục quan tâm và phối hợp đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường
4 Phương án bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
4.1 Định mức cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định hiện hành
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Liên bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (Thông tư 06; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (Thông tư 16), cụ thể là:
- CBQL: Xác định số CBQL theo "hạng trường"4 đối với từng cấp học;
- Giáo viên:
+ Mầm non: Nhà trẻ 2,5 GV/nhóm trẻ; Mẫu giáo học 2 buổi/ngày 2,2 GV/lớp; mẫu giáo học 1 buổi/ngày: 1,2 GV/lớp
+ Tiểu học: 1,5 GV/lớp (học 2 buổi/ngày); 1,2 GV/lớp (học 1 buổi/ngày); khi thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (bắt đầu từ năm học 2019 - 2020) phải đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp để thực hiện dạy 2 buổi/ngày
+ THCS: 1,9 GV/lớp thường; 2,2 GV/lớp DTNT
+ THPT: 2,25 GV/lớp thường; 2,4 GV/lớp DTNT; 3,1 GV/lớp chuyên
4.2 Quy định số lượng cán bộ quản lý, tỷ lệ giáo viên/lớp, nhân viên các cấp học, trung tâm của huyện, thị, thành và Sở GD&ĐT
Căn cứ quy định tại Thông tư 16, tình hình thực tế về số lượng CBQL,
GV, NV hiện có do Sở GD&ĐT, huyện, thị, thành quản lý trực tiếp; Sở GD&ĐT, UBND các huyện tính toán cụ thể số lượng, tỷ lệ CBQL, GV, NV/trường và tổng
số lượng nhu cầu thực tế; xác định rõ số lượng dôi dư (hoặc thiếu); kế hoạch điều động, thuyên chuyển, tinh giản biên chế (nếu có)
* Riêng cấp tiểu học tính toán số lượng giáo viên dôi dư, thiếu theo 02 phương án sau:
4 Thông tư 06 và Thông tư 16 không quy định hạng trường, tuy nhiên có quy định cụ thể theo vùng miều, số lớp, nhóm trẻ.
Trang 9+ Phương án 1: Tính theo tỷ lệ 1,5 GV/lớp (học 2 buổi/ngày) để xác định xác định rõ số lượng dôi dư (hoặc thiếu); kế hoạch điều động, thuyên chuyển, tinh giản biên chế
+ Phương án 2: Tính theo tỷ lệ mặt bằng chung của toàn tỉnh hiện tại là 1,38 GV/lớp để xác định xác định rõ số lượng dôi dư, thiếu; kế hoạch điều động, thuyên chuyển, tinh giản biên chế
Một số điểm lưu ý: Việc bố trí sắp xếp cần:
+ Thực hiện đúng quy định của pháp luật
+ Bảo đảm quyền lợi CB, GV, NV trong biên chế nhà nước
+ Đảm bảo định mức cán bộ quản lý, giáo viên/ trường, lớp các cấp học theo các văn bản quy định hiện hành; đủ số lượng, cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo quy định để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2019-2020; xem xét thực hiện việc bố trí giáo viên giảng dạy
ở một số trường gần nhau, nhất là các môn chung như: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, ngoại ngữ,
5 Thực hiện tinh giản biên chế
Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị, thành căn cứ vào thực tế, trên cơ sở
dự kiến sắp xếp quy mô trường, lớp để xác định nhu cầu CBQL, GV, NV đến năm 2021, từ đó thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình cụ thể từng năm từ năm 2018 đến năm 2021; trong đó có tính đến nhu cầu đào tạo lại, nhu cầu sử dụng giáo viên các môn mới (mỹ thuật, âm nhạc, ) để thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới
(Thống kê theo Phụ lục 6 đính kèm)
Lưu ý:
- Trong giai đoạn 2018-2021, khi thực hiện tinh giản biên chế cần tính toán đến việc bố trí đủ số lượng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; cần tính toán nhu cầu giáo viên theo cần bổ sung
dự báo quy mô lớp, học sinh thực tế tăng tất cả các cấp học; số giáo viên một số môn mới (âm nhạc, mỹ thuật) cần bổ sung
- Nguồn biên chế làm cơ sở cho việc tinh giản biên chế gồm: Số biên chế CBQL, GV, NV dôi dư do sát nhập trường, lớp; dồn, xóa điểm lẻ; xin chuyển công tác ra ngoài tỉnh hoặc ngành khác; số nghỉ hưu không tuyển bổ sung; xin nghỉ hưu trước tuổi; số CBQL,GV,NV chấm dứt hợp đồng sau 02 năm không hoàn thành nhiệm vụ …
6 Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; phát triển mạnh mẽ các cơ sở giáo dục ngoài công lập đáp ứng nhu cầu học tập của người dân
Trang 10- Việc ban hành các quy định, cơ chế, chính sách, cải cách hành chính thu hút huy động các nguồn lực; liên doanh, liên kết,…
- Đề xuất cấp có thẩm quyền có chính sách ưu đãi, thu hút đối với các nhà đầu tư trong việc xây dựng trường ngoài công lập như ưu đãi về đất (miễn thuế),
hỗ trợ kinh phí
- Nghiên cứu, xem xét thực hiện:
+ Chuyển một số các trường mầm non công lập sang mô hình tư thục nơi
có điều kiện (do Nhà nước quản lý)
+ Xây dựng một số trường THCS chất lượng cao (không thực hiện nhiệm
vụ phổ cập giáo dục) nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn của các huyện, thị, thành và huy động sự đóng góp của người dân (ở nơi có điều kiện)
+ Đẩy mạnh việc xây dựng một số trường THPT tư thục chất lượng cao (nhằm thu hút học sinh vào học các trường ngoài công lập và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục)
+ Xây dựng một số trường thí điểm tư thục liên cấp chất lượng cao (không làm nhiệm vụ phổ cập giáo dục)
7 Tổng hợp về dự kiến sắp xếp mạng lưới trường, lớp, học sinh; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục công lập đến năm 2021
7.1 Kết quả sắp xếp mạng lưới trường, lớp, học sinh
(Phân tích trên cơ sở Phụ lục 3.2, đánh giá kết quả thực hiện việc tinh gọn đầu mối, tỷ lệ % giảm so với năm 2015, )
7.2 Kết quả thực hiện tinh giản biên chế
(Phân tích trên cơ sở Phụ lục 6, đánh giá kết quả thực hiện việc tinh giản biên chế, tỷ lệ % giảm so với năm 2015, )
IV ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Đề xuất về cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ
hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập;
- Đề xuất về cơ chế thực hiện việc thực hiện hợp đồng giáo viên (đối với những bộ môn thiếu);
- Đề xuất tỷ lệ tinh giản biên chế, tỷ lệ giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp theo đặc thù vùng miền;
- Đề xuất về phương án xử lý tài sản (đất và tài sản gắn với đất) của các đơn vị dôi ra sau khi sáp nhập, giải thể;