BÁO CÁOKết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 18NQTW ngày 25102017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19NQTW ngày 25102017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập”( ) ̅Thực hiện Quyết định số 1671QĐTU ngày 16102018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về việc Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết số 18NQTW ngày 25102017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (gọi tắt là Nghị quyết 18) và Nghị quyết số 19NQTW ngày 25102017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập” (gọi tắt là Nghị quyết 19). Đảng ủy Sở GDĐT báo cáo kết quả như sau:A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNHI. CƠ QUAN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO1. Cơ cấu, tổ chứcSở GDĐT hiện nay được cơ cấu thành 8 phòng, gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Giáo dục Mầm non và Tiểu học, Phòng Giáo dục trung học, Phòng Quản lý Đào tạo và Giáo dục thường xuyên, Phòng Quản lý chất lượng (theo Quyết định số 162018QĐUBND ngày 2382018 của UBND tỉnh).
Trang 1ĐẢNG BỘ KHỐI CCQ TỈNH PHÚ THỌ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
*
Số: -BC/ĐU
BÁO CÁO Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập”
´
Thực hiện Quyết định số 1671-QĐ/TU ngày 16/10/2018 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về việc Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (gọi tắt là Nghị quyết 18) và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập” (gọi tắt là Nghị quyết 19) Đảng ủy Sở GD&ĐT báo cáo kết quả như sau:
A ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I CƠ QUAN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1 Cơ cấu, tổ chức
Sở GD&ĐT hiện nay được cơ cấu thành 8 phòng, gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Giáo dục Mầm non và Tiểu học, Phòng Giáo dục trung học, Phòng Quản lý Đào tạo và Giáo dục thường xuyên, Phòng Quản lý chất lượng (theo Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh)
2 Biên chế
Biên chế được giao năm 2018 là 52, trong đó công chức 49, và 03 hợp đồng theo Nghị định số 68
Biên chế có mặt hiện nay là 47, hiện thiếu 05 so với biên chế được giao
II CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
1 Mạng lưới cơ sở giáo dục, quy mô lớp, học sinh
Trang 21.1 Mạng lưới cơ sở giáo dục
- Công lập: Hiện nay, toàn tỉnh có 900 trường mầm non, phổ thông và trung tâm công lập, trong đó:
+ Trực thuộc Sở GD&ĐT: 38 đơn vị, gồm: 1 trường THCS&THPT; 35 trường THPT; Trung tâm KTTH-HN tỉnh và Trung tâm GDTX tỉnh
+ Trực thuộc các huyện, thành, thị: 862 đơn vị, gồm: 298 trường mầm non, 292 trường tiểu học, 249 trường THCS, 10 trường TH&THCS và 13 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện
- Ngoài công lập: Trên địa bàn tỉnh có 32 trường ngoài công lập đang hoạt động, gồm 10 trường THPT và 22 trường mầm non tư thục
1.2 Quy mô lớp, số lượng học sinh
- Mầm non:
+ Công lập: Tổng số có 3.331 lớp/nhóm với 93.724 trẻ (nhà trẻ 547 nhóm, mẫu giáo dưới 5 tuổi : 1839 lớp; mẫu giáo 5 tuổi: 945 lớp)
+ Ngoài công lập: Tổng số có 191 lớp/nhóm với 5.571 trẻ (nhà trẻ 42 nhóm với 1.063 trẻ, mẫu giáo 149 lớp với 4.508), chiếm 5,64% số trẻ ở bậc học mầm non đến trường
- Tiểu học:
+ Công lập: Tổng số có 4.608 lớp với 135.449 học sinh, tăng 123 lớp so với năm học 2017 - 2018 với 10.084 học sinh (riêng lớp 1 tăng 140 lớp so với năm học trước), nhiều trường phải bố trí tỷ lệ học sinh/lớp cao hơn quy định
+ Ngoài công lập: Tổng số có 13 lớp với 454 học sinh (thuộc Trường Phổ thông Hermann Việt Trì và PT CLC Hùng Vương)
- Trung học cơ sở:
+ Công lập: Tổng số có 2.494 lớp với 82.623 học sinh (trong đó có 36 lớp DTNT cấp THCS), tăng 2 lớp so với năm học trước Bình quân chung toàn tỉnh
là 33,1 học sinh/lớp
+ Ngoài công lập: Có 12 lớp với 462 học sinh (thuộc Trường Phổ thông Hermann Việt Trì và PT CLC Hùng Vương)
- Trung học phổ thông:
+ Công lập: Tổng số có 818 lớp với 32.845 học sinh, bình quân 40,2 học sinh/lớp (trong đó bao gồm 17 lớp DTNT cấp THPT và 30 lớp chuyên)
+ Ngoài công lập (10 trường): Có 140 lớp với 5.691 học sinh, bình quân 40,7 học sinh/lớp Chiếm 14,77% số học sinh trường trung học phổ thông
Trang 3- Trung tâm GDNN-GDTX: Hiện tại toàn tỉnh có 271 lớp với 8.804 học viên GDNN-GDTX, trong đó: Giáo dục thường xuyên cấp THPT có 99 lớp với 3.258 học sinh; học nghề có 172 lớp với 5.546 học viên
2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Năm 2018, khối mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên toàn tỉnh được giao 22.766 biên chế, trong đó khối trực thuộc các huyện, thành, thị được giao 20.367 biên chế (mầm non, phổ thông: 20.041; GDNN-GDTX: 326); khối trực thuộc Sở GD&ĐT được giao 2.399 biên chế
- Biên chế có mặt: 22.122, hiện thiếu 644 người so với biên chế được giao
- Đối chiếu với nhu cầu theo quy định tại Thông tư số 06 và Thông tư 16 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện toàn ngành còn thiếu trên 5.000 biên chế, riêng giáo viên thiếu 3.432
III NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1 Thuận lợi
- Hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết được Trung ương, Tỉnh
ủy và UBND tỉnh triển khai đầy đủ, kịp thời Huy động được sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện rà soát, xây dựng phương án triển khai thực hiện
- Trong những năm qua, ngành Giáo dục được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong đó nổi bật là công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và việc chuẩn bị các điều kiện áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới
- Cùng với việc thực hiện các chương trình, dự án như kiên cố hóa trường/ lớp học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, Ngành được sự quan tâm đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học; quan tâm bố trí đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ bản đủ về số lượng đảm bảo cơ cấu và chất lượng, quan tâm hỗ trợ kinh phí hợp đồng giáo viên mầm non ngoài biên chế tạo điều kiện cho sự phát triển của Ngành học mầm non
- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, công chức tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm, có năng lực; trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn cao, đây là cơ sở giúp Ngành nâng cao chất lượng
- Nhận thức của người dân ngày càng cao, quan tâm đến việc học tập của con em mình, cộng đồng trách nhiệm trong việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết
bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh
Trang 42 Khó khăn
- Trong những năm gần đây, quy mô dân số biến động, dẫn đến tỷ lệ huy động đến trường tăng cao, nhất là ở thành phố, thị xã, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập, nhất là bậc học mầm non trong khi khả năng
xã hội hóa còn hạn chế, hệ thống trường mầm non ngoài công lập phát triển chưa đáp ứng nhu cầu xã hội gây quá tải cho các trường công lập ở một số nơi như thành phố, thị xã, thị trấn
- Quy mô trường, lớp còn nhỏ lẻ, việc bố trí đủ đội ngũ giáo viên theo quy định còn gặp khó khăn, đặc biệt trong điều kiện cả hệ thống chính trị đang thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW, nhất là bậc học mầm non
- Việc thiếu giáo viên, thiếu lớp học dẫn đến một số nơi phải bố trí sỹ số học sinh/lớp cao hơn quy định, nhất là ở cấp học mầm non, tiểu học, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức dạy và học
- Hiện nay toàn Ngành đang thực hiện đổi mới theo tinh thần Nghị quyết
số 29-NQ/TW, khối lượng công việc của Sở rất lớn trong khi biên chế công chức hạn chế, hiện còn thiếu 05 biên chế so với chỉ tiêu được giao gây khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức
B KẾT QUẢ THỰC HIỆN
I VIỆC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, PHỔ BIẾN, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT 18 VÀ NGHỊ QUYẾT 19
1 Công tác quán triệt, học tập, triển khai
- 100% cán bộ đảng viên, công chức tham gia đầy đủ Hội nghị quán triệt, học tập và triển khai Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 do Tỉnh ủy tổ chức
- Đảng ủy Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện nghiêm túc việc học tập, quán triệt nội dung Nghị quyết, đồng thời phối hợp với lãnh đạo Sở triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả trong Ngành (tại Hội nghị Đảng bộ Sở họp ngày 16/11/2017, quán triệt, chỉ đạo các Chi bộ trong Hội nghị Ban Chấp hành ngày 19/12/2017)
- Để triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Sở GD&ĐT đã
tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và toàn bộ cán bộ, đảng viên
cơ quản Sở GD&ĐT (Hội nghị tổ chức ngày 26/12/2018) Tại Hội nghị, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo đối với các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành về nội dung các Nghị quyết của Hội nghị lần
Trang 5thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong đó chú trọng đến việc thực hiện tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế một cách phù hợp trong ngành Giáo dục Công tác tuyên truyền, quán triệt được thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn Ngành
- Sở GD&ĐT phối hợp Sở Nội vụ thành lập Tổ rà soát tiến hành rà soát thực trạng về quy mô trường, lớp và học sinh trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo sát thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của từng huyện, thành, thị
2 Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng ủy Sở và Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện như sau:
- Công văn số 1748/SGD&ĐT-VP ngày 19/12/2017 về việc tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII;
- Kế hoạch hành động số 04-KH/ĐU ngày 29/01/2018 của Đảng ủy Sở GD&ĐT về việc thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19;
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 03/4/2018 của Đảng ủy Sở GD&ĐT về việc thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19;
- Kế hoạch số 18/KH-SGD&ĐT ngày 26/02/2018 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 trong ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ
- Các văn bản khác triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy của Ngành
II KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1 Việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập
1.1 Giai đoạn 2015 - 2017:
Sở GD&ĐT đã xây dựng Đề án, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải thể Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, chuyển giao chức năng, nhiệm vụ về Trường Đại học Hùng Vương; giải thể Trung tâm Ngoại ngữ
- Tin học trực thuộc Sở GD&ĐT
1.2 Giai đoạn 2018 - 2021:
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của hai Nghị quyết và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã chủ trì, phối hợp với các sở/ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo rà soát toàn bộ mạng lưới cơ
Trang 6sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên Ngành giáo dục, tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ cho ý kiến và ban hành Nghị quyết số 53-NQ/TU ngày 09/10/2018; trên cơ sở Nghị quyết, chỉ đạo cảu UBND tỉnh1 và kết quả rà soát, Sở GD&ĐT tiếp tục xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tổng hợp, xây dựng báo cáo trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bước đầu rà soát, dự kiến đến 2021, toàn ngành giảm
95 đầu mối, đạt tỷ lệ 10,48% so với năm 2015 (dự kiến báo cáo Tỉnh ủy trong Quý I/2019)
- Thực hiện nghiêm túc việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Sở, xây dựng Đề án, tham mưu UBND tỉnh quyết định sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Sở GD&ĐT từ 10 phòng xuống còn 8 phòng, giảm 02 phòng (sáp nhập phòng GDMN và phòng GDTH; giải thể phòng CTTT&PC)
- Thực hiện sáp nhập, tổ chức lại các trường TH, THCS thuộc UBND các huyện, trong năm 2018 đã giảm được 6 đơn vị so với đầu năm 20182
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tinh giản biên chế đối với cơ quan Sở GD&ĐT và khối các đơn vị trực thuộc Sở
2 Việc quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
2.1 Cơ quan Sở: Năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo được giao 52 chỉ tiêu, trong đó công chức 49, hợp đồng 68: 03, đã giảm 03 so với năm 2015 Hiện tại số biên chế có mặt là 47, thiếu 5 so với biên chế được giao
2.2 Viên chức các cơ sở giáo dục toàn ngành: Hiện nay, toàn ngành được giao 22.766 biên chế, giảm 42 biên chế so với năm 2017 Biên chế có mặt tại thời điểm tháng 8/2018 là 22.122 người, thiếu 644 người so với chỉ tiêu giao
Trong đó khối trực thuộc Sở được giao 2.399, hiện có mặt 2.339, thiếu 60 người so với chỉ tiêu giao
2.3 Thực hiện tinh giản biên chế
- Cơ quan Sở: Tính đến thời điểm hiện tại, biên chế cơ quan Sở giảm 03 biên chế so với năm 2015, đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra
- Khối các đơn vị trực thuộc: So với biên chế giao năm 2015, đến nay khối các đơn vị trực thuộc Sở giảm được 76 chỉ tiêu biên chế (năm 2016 giảm
54 sau sáp nhập 15 trung tâm, năm 2017 giảm 04, năm 2018 giảm 18)
trường, lớp, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục công lập đến năm 2021.
Thao sáp nhập 2 trường TH (Vĩnh Lại 1, Vĩnh Lại 2), sáp nhập trường TH và THCS Kinh Kệ; Thanh Ba sáp nhập TH&THCS Vũ Yển.
Trang 7Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc quy định về đánh giá, phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Chính phủ (Nghị định số 56/NĐ-CP và Nghị định số 88/NĐ-CP) Thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; cương quyết đưa ra khỏi ngành đối với người không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định (năm 2018 chấm dứt hợp đồng làm việc đối với 01 viên chức 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ)
2.4 Về thực hiện quy định về số lượng cấp phó: Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc quy định về số lượng cấp phó trong các phòng thuộc Sở và các đơn
vị trực thuộc, không có hiện tượng bổ nhiệm mới dẫn đến dôi dư cấp phó theo quy định; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tạm dừng bổ nhiệm mới cấp phó trong giai đoạn thực hiện rà soát và khi Chính phủ chưa có quy định cụ thể (theo văn bản số 3035/UBND-TH ngày 12/7/2018)
3 Thực hiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, phát triển tốt hệ thống các trường ngoài công lập, tỷ lệ học sinh ngoài công lập bậc THPT dần được nâng lên góp phần giảm áp lực đối với các trường công lập và giảm chi ngân sách Hiện tại tỷ
lệ học sinh bậc trung học phổ thông ngoài công lập chiếm 35% so với tổng số học sinh bậc THPT
- Phối hợp với các sở/ngành tham mưu UBND tỉnh thành lập Trường Phổ thông chất lượng cao Hùng Vương với ba cấp học
- Căn cứ Nghị quyết số 53-NQ/TU ngày 09/10/2018, Sở GD&ĐT đang nghiên cứu, phối hợp với các sở/ngành và UBND các huyện, thành, thị xây dựng
Đề án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Sở GD&ĐT đã tổ chức học tập kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu xây dựng mô hình trường trọng điểm chất lượng cao trên cơ sở chuyển đổi các trường mầm non công lập ra ngoài công lập, huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế và cá nhân, nhân dân, phụ huynh nhằm giảm chi ngân sách đối với những trường không thực hiện nhiệm vụ phổ cập)
4 Kết quả việc nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập
- Tổ chức nghiêm túc việc tập huấn, bồi dưỡng nhằm đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý trong Ngành, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị sự nghiệp Năm 2017, Sở GD&ĐT tổ chức cho 100% CBQL khối trực thuộc và trưởng/phó phòng GD&ĐT được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị, chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức cho 100% CBQL các trường MN, TH và THCS
Trang 8- Chỉ đạo thực hiện tốt việc rà soát hạ tầng công nghệ thông tin, Sở GD&ĐT phối với với tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Phú Thọ, VNPT phú Thọ triển khai 100% đường truyền cáp quang đến các cơ sở giáo dục; Triển khai hiệu quả hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại trung tâm hành chính công (50 TTHC mức độ 3), hệ thống phòng họp giao ban trực tuyến kết nối đến 13 điểm cầu của các Phòng GD&ĐT, 19 điểm cầu tại các trường THPT; Sử dụng 100% họp thư công vụ do Bộ GD&ĐT cấp và UBND tỉnh cấp
để gửi nhận và trao đổi công việc giữa Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục; Sử dụng có hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp; Xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối từ Sở GD&ĐT đến các cơ sở giáo dục trong tỉnh; Triển khai một số phần mềm ứng dụng: Cơ sở
dữ liệu ngành; phần mềm Quản lý thi, Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Quản lý cán bộ, Quản lý tài chính, Quản lý thi đua khen thưởng ; 100% các đơn vị trực thuộc được tập huấn và tiếp quản các phần mềm và đưa và sử dụng có hiệu quả; triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành do Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp
Kết quả đạt được năm 2017, Sở GD&ĐT xếp thứ 3/19 sở ngành về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc rà soát vị trí việc làm, bố trí sử dụng đội ngũ một cách phù hợp, đảm bảo tỷ lệ giáo viên theo quy định của Nhà nước
- Chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế làm việc, quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị và các cơ sở giáo dục Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc ban hành quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài chính, tài sản công trong cơ quan, đơn vị; nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu
5 Việc hoàn thiện cơ chế tài chính
- Hàng năm, trên cơ sở quy định của Bộ GD&ĐT và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT triển khai hướng dẫn chi tiết đến thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các phòng GD&ĐT các quy định về thu chi trong trường học
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh báo cáo trình HĐND tỉnh quy định cụ thể về mức thu học phí trên địa bàn tỉnh
6 Kết quả việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Thực hiện nghiêm túc quy định về giao tự chủ cho các cơ sở giáo dục trong thực hiện chương trình, nội dung môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT
Trang 9- Tổ chức nghiêm túc việc rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống, mạng lưới cơ sở giáo dục làm cơ sở xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ của thủ trưởng các đơn vị, qua kết quả kiểm tra kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp có sai phạm
C ĐÁNH GIÁ CHUNG
1 Ưu điểm
- Ngay sau khi Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 được ban hành, thực hiện
Kế hoạch số 40-KH/TU ngày 21/11/2017 của Tỉnh ủy về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII, Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai nội dung Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên
cơ quan Sở GD&ĐT; Trưởng/phó các phòng GD&ĐT huyện, thành, thị; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc Từ đó, việc triển khai thực hiện trong Đảng bộ và tại các cơ quan đơn vị đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động; nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Ngành
- Căn cứ nội dung Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19, thực hiện Kế hoạch hành động số 44-KH/TU và Kế hoạch hành động số 45-KH/TU của Tỉnh ủy Phú Thọ về việc thực hiện Nghị quyết 18, Nghị quyết 19, Đảng ủy Sở và Sở GD&ĐT đã kịp thời ban hành Nghị quyết, kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện
- Quá trình triển khái thực hiện đã đạt được kết quả bước đầu Tính đến thời điểm hiện tại, khối trực thuộc Sở đã giảm được 04 đơn vị so với thời điểm năm 2015
2 Hạn chế, khuyết điểm
- Việc triển khai thực hiện tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu đồng bộ
- Chưa có giải pháp và chưa mạnh dạn trong việc tham mưu cơ chế để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
3 Nguyên nhân
- Yêu cầu vừa đảm bảo quy mô trường, lớp, vừa thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục là một ván đề khó, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện tinh giản biên chế của Bộ GD&ĐT còn chậm, thiếu thống nhất
- Cơ chế để đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục còn thiếu, còn chậm, không đồng bộ
Trang 10D MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
Để tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu Nghị quyết đề ra, trong thời gian tới Ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải phát trọng tâm sau:
1 Tiếp tục phối hợp với các sở/ngành, UBND các huyện, thành, thị rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng Đề án báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong Quý I/2109 và tổ chức triển khai thực hiện
2 Phối hợp Sở Nội vụ tham mưu thực hiện việc điều chỉnh biên chế, điều chuyển giáo viên ở những môn phù hợp giữa các cấp học, giữa các huyện, thành, thị nhằm đảm bảo cân đối, phù hợp
3 Chủ trì, phối hợp với các sở/ngành, UBND các huyện, thành, thị tham mưu xây dựng Đề án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, phát triển hệ thống trường ngoài công lập, trong đó ưu tiên xây dượng trường trọng điểm chất lượng cao ở những nơi có điều kiện nhằm huy động sự đóng góp của người dân và các
tổ chức kinh tế góp phần giảm chi ngân sách
4 Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc, trên cơ sở đó đề ra giải pháp phù hợp, kịp thời trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW
E ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1 Đối với tỉnh
- Nghiên cứu cắt giảm thủ tục trong việc xin chủ trương đầu tư, trình tự thủ tục thành lập trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đầu tư xây dựng trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục duy trì quỹ đất dành cho giáo dục sau khi sáp nhập, giải thể trường để duy trì điểm trường hoặc có chủ trương đấu giá tài sản dành nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
- Trên thực tế, sau khi thực hiện tinh giản biên chế và trên cơ sở dự báo về quy mô lớp, đến năm học 2021-2022, tỷ lệ giáo viên/lớp sẽ giảm nhiều so với hiện nay và thấp hơn mức quy định, điều này sẽ rất khó khăn cho việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, nhất là khi triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới Do vậy Ngành đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, xem xét không giảm biên chế đối với giáo viên để đảm bảo đội ngũ dạy ở các cấp học và chuẩn bị thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2019 – 2020