ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANHTRƯƠNG THỊ PHƯƠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC V
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân
Trước hết cho phép tôi được cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tậpnghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Hoàng Thị Thu đã tận tìnhhướng dẫn và có những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ công chức công tác tại NHNNchi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên,giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn
Trương Thị Phương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể .2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3
4 Đóng góp của Luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH 5
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp nông thôn và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phát triển Nông nghiệp, nông thôn .5
Trang 61.1.2 Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn 8
1.1.3 Cơ sở lý luận chung về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh 15
1.1.3.1 Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh 15
1.1.3.2.Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh .17
1.2 Cơ sở thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh 24
1.2.1 Một số kinh nghiệm trong tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh 24
1.2.2 Bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực thi chính sách thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn .29
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 31
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin và tổng hợp thông tin 33
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 33
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NHNN CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN 36
3.1 Khái quát về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 36
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 36
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Kạn .37
Trang 73.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 41
3.1.4 Tình hình nhân sự của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 42
3.2 Thực trạng nông nghiệp và nông thôn tỉnh Bắc Kạn 43
3.2.1 Một số đặc điểm cơ bản của nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn 43
3.2.2 Kết quả thực hiện công tác nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Kạn 44
3.2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Kạn 50
3.3 Thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 53
3.3.1 Thực trạng chuẩn bị thực thi các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 53
3.3.2 Thực trạng công tác chỉ đạo thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 62
3.3.3 Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 68
3.4 Các yếu tố ảnh hướng đến tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 91
3.4.1 Các yếu tố thuộc về NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 91
3.4.2 Các yếu tố thuộc về các TCTD cho vay vốn 92
3.4.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức và cá nhân vay vốn 92
3.4.4 Các yếu tố thuộc về các cơ quan liên quan 93
3.5 Đánh giá chung vai trò quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn trong việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 94
3.5.1 Kết quả đạt được 94
3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 97
Trang 8CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NHNN CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN 100
4.1 Định hướng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
Kạn 100
4.1.1 Định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .100
4.1.2 Định hướng đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới 103
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 104
4.2.1 Hoàn thiện khâu chuẩn bị triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 104
4.2.2 Hoàn thiện khâu chỉ đạo triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn .104
4.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN tỉnh đối với các TCTD trong việc tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn .110
4.3 Đề xuất, kiến nghị 111
4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương 111
4.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Kạn 111
4.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 112
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 119
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á
Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt NamHĐND : Hội đồng nhân dân
: Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân
hàng thương mại cổ phần NNNT : Nông
nghiệp nông thôn
NTM : Nông thôn mới PTNT
: Phát triển nông thôn QTDND :
Quỹ tín dụng nhân dân Sở KH – ĐT :
Sở Kế hoạch - Đầu tư
Sở KH và CN : Sở Khoa học và Công nghệ
Sở LĐ – TBXH : Sở Lao động – Thương binh xã hội
Sở NN và PTNT : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TC – CT – XH : Tổ chức – Chính trị - Xã hội
TCTD : Tổ chức tín dụng
TD : Tín dụng
TDND : Tín dụng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
WB : Ngân hàng thế giới
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 42Bảng 3.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 44Bảng 3.3: Tình hình thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn tỉnh Bắc Kạn 48Bảng 3.4: Phân công nhân sự tham gia triển khai chính sách tín dụng phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn giaiđoạn 2015 – 2017 54Bảng 3.5: Kế hoạch tổ chức triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triểnnông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 56
Bảng 3.6: Bảng kế hoạch nguồn vốn huy động tại NHNN chi nhánh tỉnh
BắcKạn 58Bảng 3.7: Kế hoạch cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chinhánh tỉnh Bắc Kạn 60Bảng 3.8: Bảng kế hoạch cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của
NHNNchi nhánh tỉnh Bắc Kạn 61Bảng 3.9: Bảng kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền về chính sách tíndụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh
66Bảng 3.10: Kết quả tổ chức triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triểnnông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 69
Bảng 3.11: Bảng kết quả huy động vốn tại NHNN tỉnh Bắc Kạn 70Bảng 3.12: Kết quả dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của cácTCTD tỉnh Bắc Kạn 71Bảng 3.13: Kết quả dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo địabàn và bảo đảm tiền vay của tỉnh Bắc Kạn 76Bảng 3.14: Tình hình nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp,nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 -2017 78
Trang 119Bảng 3.15: Phân loại Nợ xấu trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôncủa NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 80
Trang 12Bảng 3.16: Kết quả Thanh kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các TCTDtrên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 83Bảng 3.17: Thống kê về đối tượng vay vốn chính sách tín dụng phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 86Bảng 3.18: Thống kê nguồn thông tin về chính sách tín dụng phát triển nôngnghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn triển khai tới
87Bảng 3.19: Thống kê về đánh giá thủ tục vay vốn và lãi suất cho vay phát triểnnông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 88
Bảng 3.20: Thống kê về đánh giá thời gian hoàn thiện hồ sơ vay vốn phát triểnnông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 88
Bảng 3.21: Thống kê về đánh giá thời gian hoàn thiện hồ sơ vay vốn phát triểnnông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 89
Bảng 3.22: Thống kê về hỗ trợ kỹ thuật để phát triển nông nghiệp, nông thôncủa NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 90Bảng 3.23: Thống kê về thời gian NHTM tiến hành kiểm tra tình hình vay vốnphát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 90
Trang 131 0
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 38Hình 3.2: Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp, nông thôn tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn 79Hình 4.1: Quy trình thực thi chính sách tín dụng có sự kết hợp giữa các đơn vịtrong tỉnh Bắc Kạn 109
Trang 141
Trang 151 Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc
Bộ, với 85% diện tích đất nông nghiệp được đánh giá là màu mỡ, nhiều nơi tầng đấtdày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp, trồngcây ăn quả và phục hồi rừng Thêm vào đó dân số Bắc Kạn có đến 80% là người dântộc thiểu số, sinh sống chủ yếu dựa vào ngành nông - lâm ngư nghiệp Sự phát triểncủa lĩnh vực nông nghiệp là ưu tiên đầu tiên trong chính sách phát triển kinh tế xãhội của tỉnh Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề nguồn vốn đầu tư là hết sứcquan trọng, trong đó phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của vốn tín dụng ngânhàng, có thể nói nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn cơ bản đáp ứng nhucầu cho nền kinh tế nói chung, cho hoạt động kinh doanh của các hộ sản xuất, doanhnghiệp nói riêng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là mộttrong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, từ đó ban hành, triển khai nhiều chính sách
hỗ trợ nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này Những chính sách kịp thờicủa Chính phủ và NHNN sẽ góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực
mà ít nhà đầu tư muốn bỏ tiền, đặc biệt là ở những nơi không có lợi thế về địa hìnhlại càng khó thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh như ở Bắc Kạn NHNN còn có vaitrò chỉ đạo các TCTD chấp hành nghiêm túc và thực hiện hiệu quả chính sách tíndụng của Chính phủ nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo đủ nguồn vốncho các dự án về lĩnh vực nông nghiệp trên từng địa bàn
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã luônthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước nói chung về tiền tệ, đảm bảo
an toàn sử dụng nguồn vốn và hiệu quả bền vững; Triển khai kịp thời những chínhsách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn; Báo cáo tình hình thực hiện chínhsách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn lên NHNN và Chính phủ từ đó đề xuấtmột số chính sách ưu đãi riêng dành cho địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Tuy việc chuẩn bị thực thi chính sách đến tổ chức triển khai chính sách tíndụng của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã rất kịp thời, nhưng việc kiểm soát việcthực thi chính sách lại chưa được chú trọng, do vậy nguồn vốn cho vay đôi khi vẫn
Trang 16còn chưa được sử dụng đúng mục đích hoặc đem lại lợi nhuận chưa cao Thêm vào
đó NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn chưa kết hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp đểcùng triển khai và thực hiện chính sách tín dụng giúp các dự án sản xuất kinh doanhlĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng năng suất và đem lại nguồn lợi cao hơn nữa
Xuất phát từ thực tế, những điểm còn hạn chế cần khắc phục trong công tác tổchức thực thi chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Bắc Kạn, tôi
chọn đề tài luận văn thạc sỹ: “Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn” để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực thi
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách TDphục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp, nôngthôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
- Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách TD phục vụ phát triển Nôngnghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, từ đó rút ra những điểmmạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong việc tổ chức thực thichính sách tín dụng cho NNNT của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đến 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức thực thi chính sách TD phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn củaNHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Trang 17+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 - 2017.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 9 và 10 năm 2018
+ Các giải pháp hoàn thiện được đề xuất đến năm 2020
4 Đóng góp của Luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về tổ chức thực thichính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bài học kinh nghiệm
và thiết lập khung phân tích tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triểnnông nghiệp, nông thôn
Luận văn đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng về tổ chức thực thichính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánhtỉnh Bắc Kạn theo từng giai đoạn Trong đó chỉ ra rằng, điểm mạnh của công tác tổchức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn củaNHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn ở khâu tuyên truyền, phổ biến và thanh tra giám sát
tổ chức thực thi chính sách
Luận văn đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức thực thichính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chinhánh tỉnh Bắc Kạn: nhân tố thuộc về NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, nhân tốthuộc về các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, nhân tố thuộc về cá nhân và tổ chứcvay vốn, nhân tố thuộc về các cơ quan liên quan Từ đó Luận văn chỉ ra những kếtquả đạt được và những hạn chế để đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác tổchức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn củaNHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượckết cấu thành 4 chương:
Trang 18Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Chương 4: Giải hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp nông thôn và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phát triển Nông nghiệp, nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nông nghiệp
- Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyênliệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu chocông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyênngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cảlâm nghiệp, thủy sản
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà conngười phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩmnhư lương thực, thực phẩm,…để thỏa mãn các nhu cầu của mình
Hiện nay, nông nghiệp cũng chia thành hai loại là nông nghiệp thuần nông vànông nghiệp chuyên sâu, việc phân biệt hai loại nông nghiệp này rất quan trọng đốivới việc đưa ra định hướng phát triển cho từng vùng nông nghiệp
Nông nghiệp thuần nông chủ yếu được áp dụng cho các gia đình sản xuất sảnphẩm để phục vụ cho đời sống hàng ngày của mình, sản phẩm làm ra hạn chế vàhiệu quả kinh tế không cao
Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực được chuyên môn hóa cao từ khâu bắtđầu đến khâu kết thúc một chu trình bao gồm cả việc sử dụng máy móc trong quátrình sản xuất Nông nghiệp chuyên sâu tập trung vào việc thu được năng suất caonhất và thu được lợi nhuận tối đa, do vậy cần sử dụng những hóa chất hay thuốc bảo
vệ thực vật, gia súc, phân bón, chọn lọc lai tạo giống là điều tất yếu
- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
Đối tượng sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và pháttriển theo quy luật tự nhiên, đồng thời sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cho
dù có
Trang 20sự tác động tích cực của con người có thể làm thay đổi về năng suất vật nuôi, câytrồng;
Sản xuất nông nghiệp có tính chất liên ngành và diễn ra trong phạm vi rộnglớn, từ việc cung cấp các điều kiện sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Chính đặcđiểm này, trong quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn cần lưu ýđến hoạt động liên ngành và tuân thủ nguyên tắc kết hợp giữa các ngành, vùng, tiểuvùng và địa phương;
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu,không thể thay thế được và không tăng được Vì vậy, sử dụng đất đai theo hướngvừa sử dụng vừa cải tạo đất nhằm theo hướng khai thác dài lâu;
Trong sản xuất nông nghiệp khó có thể chuyên môn hóa sâu mà thường pháttriển theo hướng tổng hợp và toàn diện Với đặc điểm này, trong sản xuất nôngnghiệp cần nắm những mối quan hệ giữa vật nuôi, cây trồng và việc đào tạo nguồnnhân lực trong sản xuất và quản lý nông nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức rộng Nắmvững các đặc điểm của sản xuất nông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra cácchủ trương, chính sách và sự điều hành, quản lý giữa các cấp và các ngành hữu quan
1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của nông thôn
- Khái niệm nông thôn
Theo Nghị định số 55/2015 ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ,
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã.
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem trên nhiều góc độ: Kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội,…
Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nôngthôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế…vừa có những đặc điểmriêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn
- Đặc điểm về kinh tế - xã hội nông thôn:
So với các ngành kinh tế khác (công nghiệp, dịch vụ) thì giá trị sản xuất nôngnghiệp tăng chậm hơn;
Trang 21Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn chậm sovới yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn (cầu, đường, trường, trạm,…)trong những năm gần đây phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Tuy nhiên, có sựphát triển không đồng đều giữa các vùng, miền khác nhau, đặc biệt là vùng sâu,vùng xa, vùng hải đảo còn phát triển chậm;
Không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và quản lý, các điều kiện cơ
sở vật chất kỹ thuật giữa các vùng và sự đa dạng hóa của các vùng làm cho tínhphức tạp của quản lý tăng lên;
Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn còn thấp và có
sự khác biệt giữa các vùng, miền; thu nhập bình quân đầu người tuy có tăng lênnhưng vẫn còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao;
Trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo của cả hệ thống chính trị ở cơ sở chưađược nâng lên đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước, đặc biệt là đội ngũcán bộ chính quyền xã
1.1.1.3 Phát triển nông nghiệp, nông thôn
Phát triển nông nghiệp nông thôn là một quá trình thay đổi một cách bềnvững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sốngcủa cư dân nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Mụctiêu của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn là phát triển bền vững, trongquá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn cần chú ý:
- Có những chương trình hợp lý để dần dần cải tạo và phát triển nông thôn,rút ngắn khoảng cách nông thôn thành thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoángay từ địa bàn nông thôn như đầu tư về điện, đường, trường, trạm, áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật để nâng cao các hoạt động kinh tế
- Phải nắm chắc điều kiện cụ thể của từng vùng nhằm khai thác tốt tiềm năngcủa vùng đó (mỗi vùng có những nhân tố khác nhau về điều kiện tự nhiên và mỗivùng luôn có những tiềm năng đặc thù riêng) Cần phát huy tiềm năng của từngvùng và không được áp đặt cho các vùng khác nhau
Trang 22- Cần phải phân loại nông thôn theo trình độ phát triển, theo điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội Từ đó có phương hướng, giải pháp thích hợp để phát triểnnông thôn.
- Tính chất đa dạng của nông thôn đòi hỏi khi xây dựng và phát triển nôngthôn phải nắm chắc các điều kiện cụ thể của từng vùng, khai thác và sử dụng tốtnhất tiềm năng của từng vùng Tiếp tục nghiên cứu, phân loại các vùng nông thôntheo trình độ phát triển, theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để có phươnghướng và giải pháp thích hợp nhằm xây dựng các vùng nông thôn khác nhau
1.1.2 Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
1.1.2.1 Khái niệm
Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếchtrương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro,bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Chính sách tín dụng giúp ngân hàng hướng đến danh mục cho vay có hiệuquả, đồng thời hướng dẫn cho cán bộ tín dụng các thủ tục cần thiết, các bước côngviệc cần làm để thực hiện hoạt động cho vay trong giới hạn trách nhiệm của họ
Tại Điều 3, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của
Chính phủ, Chính sách tín dụng phục vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm một số chính sách, biện pháp của Nhà nước để tạo điều kiện đối với tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này, nhằm góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn 1.1.2.2 Mục tiêu của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
Trong những năm qua, Chính phủ và NHNN đã đưa ra nhiều cơ chế, chínhsách nhằm tháo gỡ khó khăn, bơm vốn và tạo thêm vốn cho khu vực nông nghiệp,nông thôn sản xuất kinh doanh Các chính sách được ban hành đã góp phần cho tíndụng của ngân hàng tích cực chảy vào lĩnh vực được ưu tiên là nông nghiệp, nôngthôn, tạo cơ sở để nhiều nguồn vốn khác khơi thông như vốn ngân sách nhà nước,
Trang 23đầu tư trực tiếp nước ngoài, tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi…cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn củachính phủ đưa ra đề nhằm những mục tiêu như:
- Giảm thiểu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất thủ công
- Tăng cường tính liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và
du lịch, tái cơ cấu ngành nông nghiệp để hình thành vùng chuyên canh sản xuấthàng hóa với quy mô lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Đảm bảo thôngsuốt từ khâu sản xuất, vận chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng
- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đã của Nhà nước mộtcách dễ dàng và nhanh chóng nhất, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tưtham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn qua các mô hình liên kết theochuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Chính sách tín dụng cũng khuyến khích trong lĩnh vực khoa học kỹ thuậthay đầu tư vào nguồn giống cung cấp cho ngành nông nghiệp, những lực kỹ thuậtsản xuất, chăn nuôi đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu
- Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống người dân ở nông thôn: cơ
sở hạ tầng được nâng cấp như giao thông, thủy lợi, điện,…phục vụ sản xuất nôngnghiệp, chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn về y tế, giáo dục, an ninh trật tự xãhội,…
1.1.2.3 Nội dung của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Căn cứ vào Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ,Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định55/2015/NĐ-CP, nộng dung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn như sau:
a Đối tượng được vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân bao gồm:
- Cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại;
- Pháp nhân bao gồm:
Trang 24+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn; Ngoạitrừ: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vụsản xuất điện;
+ Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nôngnghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụphẩm nông nghiệp
- Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân bao gồm:
+ Hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn;
+ Tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nôngthôn, ngoại trừ: doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng,các đơn vị sản xuất điện;
+ Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nôngnghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụphẩm nông nghiệp;
b Các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
- Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sảnphẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ
- Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụtrên địa bàn nông thôn
- Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng
và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp
- Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn
- Cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn
- Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp,
Trang 25nông thôn của Chính phủ.
c Nguồn vốn cho vay
Nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn bao gồm:
- Nguồn vốn tự có và huy động của các tổ chức tín dụng theo quy định
- Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
- Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua việc sửdụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ
d) Cơ chế đảm bảo tiền vay
- Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảmhoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật
- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảmtheo các mức như sau:
+ Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vựcnông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ cánhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm);
+ Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn;
+ Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp,cây ăn quả lâu năm;
+ Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;
+ Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản
xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;
+ Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bànnông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
+ Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hảisản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôitrồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt độngsản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai
Trang 26thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm phải nộp cho
tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượngđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dâncấp xã xác nhận Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổchức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhậntrên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định
Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn để phục vụ phát triển nông nghiệp, nôngthôn không phải nộp các lệ phí sau: Lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại
cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng; Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơquan đăng ký giao dịch bảo đảm
e) Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng
và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam trong từng thời kỳ
- Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nôngthôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợthực hiện theo quy định của Chính phủ
- Những khoản cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn củaChính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theoquy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác
Giai đoạn 2015 – 2017, theo quy định của Chính phủ, NHNN tỉnh Bắc Kạn
đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn áp dụng lãi suất cho vay để phát triển nôngnghiệp nông thôn ngắn hạn từ 6 – 7%/ năm (theo quy định của NHNN VN trongtừng thời kỳ), lãi suất cho vay trung, dài hạn để phát triển nông nghiệp nông thôn docác TCTD và khách hàng thỏa thuận, thường thấp hơn các lĩnh vực khác khoảng 1-2%/năm
f) Thời hạn cho vay
Trang 27Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thờihạn thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ củakhách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận thời hạn chovay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng.
Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho khách hàng vay vốn phát triển nôngnghiệp, nông thôn sẽ có thời hạn cho vay vốn dài hơn để phù hợp với chu kỳ sảnxuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng Ngoài ra thời hạn cho vay cóthể được gia hạn nếu lĩnh vực khách hàng đầu tư sản xuất kinh doanh có nhiều biếnđộng khách quan hoặc lĩnh vực ít nhà đầu tư bỏ vốn vào TCTD sẽ xem xét cơ cấulại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng, đồng thời căn cứ vàotính khả thi của dự án để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phụckhó khăn, ổn định sản xuất và thực hiện trả được nợ cũ và mới cho TCTD
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ gốc và lãi đối vớicác khoản cho vay lưu vụ đối với cá nhân, hộ gia đình để nuôi trồng, chăm sóc cáccây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặccác cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm, theo đó tổ chức tín dụng
và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu
kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 (hai) chu kỳ sản xuấtliên tiếp
g) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới
- Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn, chưa có khả năng hoặckhông có khả năng trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân Chi nhánh tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thểthiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tàichính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời giankhoanh nợ tối đa là 02 (hai) năm Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợnhư đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ Số tiền lãi tổ chức tín dụng khôngthu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấptương ứng từ ngân sách địa phương Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn,
Ủy ban nhân dân Chi nhánh tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngânhàng
Trang 28Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương.
Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phải chịu nhiều rủi ro về thời tiết, thiên tai,dịch bệnh rất dễ xảy ra và gây thiệt hại lớn, Chính phủ cho phép các TCTD đượcthực hiện khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại trong thời gian tối đa 2năm và các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khithực hiện khoanh nợ Khoản tiền lãi mà TCTD không thu được do thực hiện khoanh
nợ cho khách hàng sẽ được Ngân sách nhà nước cấp tương ứng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xétquyết định việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các
tổ chức tín dụng trong cùng một đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cùng đợt xảy ra rủi ro
do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo quy định từ 01 (một) tỷ đồng trởxuống; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định nếu tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trên 01(một) tỷ đồng Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính khôngthống nhất được việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợcủa các tổ chức tín dụng từ 01 (một) tỷ đồng trở xuống, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
- Tổ chức tín dụng thực hiện xử lý rủi ro cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn theo quy định của pháp luật
Trang 29- Trường hợp rủi ro phát sinh trên phạm vi rộng do các nguyên nhân kháchquan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ theo quy định.
1.1.3 Cơ sở lý luận chung về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh
1.1.3.1 Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh
(a) Khái niệm Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh
* Ngân hàng Nhà nước
Tại Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Là một pháp nhân và có vốn pháp định thuộc sở hữu của Nhà nước, NHNN Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sauđây gọi tắt là NHNN Chi nhánh) là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu
sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước(sau đây gọi tắt là Thống đốc) có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhànước về tiền tệ hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một sốnghiệp vụ ngân hàng Trung ương theo sự uỷ quyền của Thống đốc Chi nhánh làđơn vị hạch toán, kế toán phụ thuộc; có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quyđịnh của pháp luật
(b) Vai trò của NHNN Chi nhánh tỉnh
NHNN tỉnh là một trong những đơn vị thuộc NHNN có các vai trò cụ thể:
- Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tổ chức thực thi chính sách tín dụng màChính phủ và NHNN ban hành
Trang 30- Theo dõi và phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý các vấn đề phát sinhtrong việc triển khai chính sách TD.
- Chủ trì việc kiểm tra, xác nhận, tổng hợp số liệu đề nghị khoanh nợ, xóa nợcủa các TCTD để tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, NHNN
- Từ thực trạng, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tại địa phương, thực tếhoạt động TD tại cơ sở, NHNN tỉnh tham mưu, đề xuất, góp ý sửa đổi, bổ sung, banhành các chính sách của Nhà nước, của Ngành liên quan đến hoạt động ngân hàngnói chung, đến hoạt động TD đối với khu vực Nông nghiệp, nông thôn nói riêng
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động ngân hàng trên địa bàn,NHNN tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các chi nhánh TCTD trên địa bàn chấphành, thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách của Nhà nước, quy định củaNgành nói chung và hoạt động TD phục vụ Nông nghiệp, nông thôn nói riêng
- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các chỉ đạo, định hướng của Trungương, tình hình hoạt động của từng Ngân hàng, NHNN tỉnh xây dựng chương trình,
kế hoạch, mục tiêu hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa bàn trong từng giaiđoạn
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông của tỉnh để tuyên truyền,phổ biến rộng rãi các cơ chế, chính sách của Nhà nước, quy định của Ngành về TD
để mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết, hiểu, qua đó tạo được
sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện, góp phần mang lại kết quả và hiệuquả
cao
- NHNN tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan để thực thichính sách, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phátsinh trong quá trình triển khai thực hiện
Trang 31- Thực hiện kiểm soát việc thực thi chính sách trên địa bàn: Thông qua cáchoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; hoạt động tổng hợp, phân tích các báo cáocủa các Chi nhánh TCTD trên địa bàn và các hoạt động khác, NHNN tỉnh thườngxuyên theo dõi, thu thập được các thông tin về thực hiện chính sách TD trên địa bàn;kịp thời chấn chỉnh các sai sót của các Chi nhánh TCTD trong quá trình thực thi.
- Định kỳ, NHNN tỉnh tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách.Qua đó có những đánh giá mặt được, mặt còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướngmắc, nguyên nhân và rút ra được các bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra định hướngthực hiện chính sách trong thời gian tiếp theo
1.1.3.2.Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
(a) Khái niệm Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa cách ứng xử củachủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhắm đạt mục tiêu định hướng
Tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực
Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nôngthôn của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh là quá trình biến các chính sách thànhkết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh,nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tín dụng phụ vụ phát triển nông nghiệp,nông thôn do NHNN Chi nhánh tỉnh đặt ra
(b) Nội dung tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
Do tầm quan trọng của giai đoạn hiện thực hoá chính sách nên các cơ quannhà nước cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiệnchính sách Quá trình tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp, nông thôn của NHNN chi nhánh tỉnh gồm các giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
Trang 32- Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách: Kế hoạch triển khai
thực thi chính sách được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống Các cơquan triển khai thực thi chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xâydựng kế hoạch, chương trình thực hiện Kế hoạch triển khai thực thi chính sách baogồm những nội dung cơ bản sau:
+ Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ
thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng vàchất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; những dự kiến về cơ chế trách nhiệmcủa cán bộ quản lý và công chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp thực thichính
sách
+Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các
cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách; cácnguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm
+ Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời
gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyêntruyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm
+ Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực thi chính sách là những dự kiến về tiến
độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách
+ Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực thi chính
sách bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ vàquyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điềuhành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổchức thực thi chính sách
- Ra các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triểnnông nghiệp, nông thôn
- Tổ chức tập huấn triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp, nông thôn
Trang 33* Giai đoạn 2: Tổ chức chỉ đạo thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp các
cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch được phê duyệt Muốn
tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữacác cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham giathực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách
- Truyền thông và tư vấn chính sách
Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, NHNN chi nhánhtỉnh tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch Việc trước tiên cần làmtrong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chínhsách Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và cácđối tượng thực thi chính sách Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho cácđối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêucầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhấtđịnh; và về tính khả thi của chính sách Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, côngchức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ,quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giảipháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi cóhiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao
- Đôn đốc thực hiện chính sách
Đôn đốc thực hiện chính sách là hoạt động của NHNN tỉnh thực hiện thôngqua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức tráchnhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách
* Giai đoạn 3: Kiểm soát sự thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
Việc tổng kết thực chi chính sách Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh được tiến hành liêntục trong thời gian duy trì chính sách từ đó có biện pháp kiểm soát sự thực hiệnchính
Trang 34sách Trong quá trình đó người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quảthực thi chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chínhsách Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách được hiểu là quátrình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đốitượng thực thi chính sách Bao gồm 4 nội dung:
- Xây dựng thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện chính sách
- Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện
- Điều chỉnh chính sách
- Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
(c) Các công cụ để tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
Chính sách TD phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn được thực hiệnthông qua các công cụ cơ bản:
*) Công cụ hành chính
- Hệ thống văn bản pháp luật:
+ Chính phủ ban hành Nghị định, Quyết định để đưa chính sách TD phục vụphát triển Nông nghiệp, nông thôn vào thực tiễn; ban hành quy hoạch phát triểnngành, vùng Nông nghiệp, nông thôn để định hướng việc đầu tư TD vào khu vựcNông nghiệp, nông thôn
+ Trên cơ sở Nghị định, Quyết định của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành cóliên quan như Bộ Tài Chính, NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện(Quyết định, Thông tư, Công văn)
+ Các TCTD tự ban hành quy chế TD cho Nông nghiệp, nông thôn phù hợpvới tổ chức của mình trên cơ sở tham khảo các văn bản pháp luật liên quan để triểnkhai chính sách
+ Trên cơ sở mục tiêu của chính sách TD phục vụ phát triển Nông nghiệp,nông thôn; các cơ quan thực thi xây dựng các kế hoạch nêu cụ thể các mục tiêu vàbiện pháp thực hiện để đảm bảo cân đối nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đềra
- Tổ chức bộ máy :
+ Chính phủ xác định bộ máy tham gia vào việc thực thi chính sách
Trang 35+ Các cơ quan tham gia vào việc thực thi chính sách xác định các bộ phận,phòng ban đơn vị của mình tham gia vào việc thực thi chính sách TD phục vụ pháttriển Nông nghiệp, nông thôn.
- Các cơ chế hỗ trợ nhằm khuyến khích hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vựcNông nghiệp, nông thôn Thông qua các công cụ chính sách tiền tệ như tái cấpvốn, dự trữ bắt buộc, công cụ lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, NHNN thực hiện
hỗ trợ cho các TCTD cho vay đối với Nông nghiệp, nông thôn Ngoài ra, tùy vàođặc điểm về tình hình thực tế trong từng giai đoạn, Nhà nước sẽ quyết định việc
sử dụng các công cụ kinh tế khác như công cụ thuế, bảo hiểm, giá cả để khuyếnkhích các TCTD đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn
*) Công cụ giáo dục, tâm lý
Là cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệthống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiệnnhiệm vụ, như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Website của Ngành,
tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn,
*) Công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ
Trên cơ sở các quy định về cho vay, các TCTD xây dựng quy trình cấp TD
kể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi TCTD ra quyếtđịnh cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng TD Tuỳ theo đặc điểm tổ chức vàquản trị, mỗi TCTD đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình TD riêng
(d) Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
Tổ chức thực thi chính sách TD phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn làmột quá trình phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các yếu tố, làm
Trang 36thúc đẩy hoặc cản trở kết quả thực thi Đối với NHNN tỉnh, việc tổ chức thực thi chính sách TD phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn chịu tác động của các yếu
tố sau:
*) Các yếu tố thuộc về NHNN tỉnh
- Khối lượng nhiệm vụ được giao của NHNN tỉnh, như:
+ Số lượng, khối lượng công việc được NHNN Việt Nam ủy quyền thực hiện;yêu cầu về hiệu quả, hiệu lực quản lý và chất lượng công việc được
- Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức của NHNN tỉnh Có thể nhận thấy,đây là một yếu tố mang tính quyết định sự thành công của mọi hoạt động Chấtlượng công chức cao thì khả năng triển khai thực hiện nhiệm vụ sẽ càng nhanh vàchất lượng Đối với NHNN tỉnh, đội ngũ công chức ngày càng được đào tạo bài bản
và nâng cao, nhờ đó đã đóng góp tích cực vào thành tích chung của đơn vị Tuynhiên, thực hiện chủ trương giảm biên chế của Nhà nước nên hiện nay, biên chếđược giao của NHNN tỉnh thấp, nhiều Chi nhánh, số lượng công chức còn thiếu sovới biên chế được giao Do vậy, đòi hỏi người công chức NHNN không chỉ giỏi vềchuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạođức tốt
*) Các yếu tố thuộc về các TCTD cho vay vốn
Các Chi nhánh TCTD là đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN tỉnh
Do đó, các Chi nhánh TCTD có mạnh, có tốt thì việc thực hiện vai trò của NHNNtỉnh trong tổ chức thực thi chính sách mới tốt được Điều này thể hiện:
Trang 37+ Qui mô vốn và tình hình tài chính thể hiện tiềm lực tài chính của TCTD.Muốn đẩy mạnh TD đối với lĩnh vực phát triển Nông nghiệp, nông thôn các ngânhàng cần phải có tiềm lực tài chính mạnh, bên cạnh đó, ngân hàng phải có kếhoạch sử dụng vốn đầu tư TD cho lĩnh vực này Tiềm lực tài chính của ngân hàngthương mại bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động…Nguồn vốn huyđộng càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng và lợi thế trong việc đẩy mạnh TDđối với khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng phục vụ khu vực Nông nghiệp, nôngthôn Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc đẩy mạnh TD nói chung và đẩy mạnh
TD trong lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn của NHTM Trong môi trường cạnhtranh ngày càng gay gắt, ngân hàng không thể thụ động chờ khách hàng đến quan
hệ mà phải chủ động tiếp cận, thu hút khách hàng Thông qua hoạt động Marketing,ngân hàng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ với khách hàng; tư vấn và thực hiện cáchoạt động chăm sóc khách hàng cá nhân, hộ gia đình ở khu vực nông thôn Đồngthời, ngân hàng sẽ hiểu thêm về các yêu cầu của khách hàng để có những sản phẩmphù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đó
+ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của các TCTD Đây là yếu tố quan trọngtrong hoạt động TD góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, kháchhàng và cho xã hội TCTD áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng đểxây dựng được hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho lĩnh vựcnông nghiệp sẽ là một yếu tố tác động tích cực đến vai trò NHNN tỉnh Vì thông tin
do các TCTD cung cấp là cơ sở để giúp NHNN tỉnh có những đánh giá ban đầuđúng đắn về hoạt động của ngân hàng Sự che đậy thông tin, làm sai lệch thông tin
sẽ dẫn đến NHNN tỉnh có cái nhìn sai lệch và dẫn đến những quyết định khôngchính xác gây hưởng tiêu cực đến việc thực thi chính sách
*) Các yếu tố thuộc về tổ chức và cá nhân vay vốn
- Khách hàng vay vốn - đối tượng hưởng chính sách Đây là nhân tố quan trọng
tác động đến việc triển khai thực hiện chính sách của NHNN tỉnh Thể hiện:
+ Khách hàng hoạt động tốt thì vừa có khả năng vay vốn, vừa đảm bảo trả nợngân hàng đúng hạn, từ đó làm cho hoạt động TD có chất lượng tốt, mang lại lợi
Trang 38nhuận cho các TCTD, khuyến khích các TCTD tăng cường đầu tư cho vay đối vớilĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn, từ đó tác động tích cực tới việc tổ chức thực thichính sách của NHNN tỉnh.
+ Trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của khách hàng cao sẽ thuận lợi choNHNN tỉnh trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách
*) Các yếu tố thuộc về các cơ quan liên quan
- Hoạt động phối hợp giữa NHNN tỉnh với các sở, ngành, tổ chức trên địa bàn Phát triển Nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà
nước ta Tham gia quản lý, điều hành trong lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn có rấtnhiều sở, ngành, tổ chức như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính,
Sở Công thương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Do đó, việc đưa ra cơ chế phối hợpphù hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực thi chính TD Nông nghiệp,nông thôn sẽ giúp NHNN tỉnh tận dụng được các nguồn lực, nguồn thông tin trongthực hiện vai trò của mình
1.2 Cơ sở thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh
1.2.1 Một số kinh nghiệm trong tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN Chi nhánh tỉnh
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái
Hiện nay, Yên Bái có 05 Chi nhánh NHTM, Ngân hàng CSXH tỉnh, Ngân
hàng Phát triển tỉnh và 17 Quỹ TDND (Nguồn: Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh Yên Bái).
Là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, Yên Bái cũng có nhiều đặc điểmtương đồng với Bắc Kạn về địa hình, khí hậu, Trong những năm qua, nguồn vốn
TD của ngân hàng đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương, làmthay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh Cụ thể: Nguồn vốn của các chi nhánh ngânhàng, QTDND cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các đối tượng thuộc chínhsách TD phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn, bình quân giai đoạn 2012-
2016, nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng và QTDND tăng 20,3%/năm, trong
đó nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 21%/năm (Nguồn: Phòng Tổng hợp
và kiểm soát nội bộ
Trang 39NHNN tỉnh Yên Bái) Dư nợ cho vay đối với Nông nghiệp, nông thôn năm sau cao
hơn năm trước và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay trên địabàn Năm 2016, dư nợ cho vay Nông nghiệp, nông thôn đạt 6.898 tỷ đồng, chiếm47,1%/tổng dư nợ, tăng 38,4% so với năm 2012 Qua đó đã góp
phần:
- Tháo gỡ những vướng mắc và tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động sảnxuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế Nôngnghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, bìnhquân giảm 4%/năm;
- Phát triển nhanh Nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa,thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng kết cấu
hạ tầng nông nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống, chế biến nông, lâmnghiệp, ;
- Góp phần đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, làmthay đổi bộ mặt nông thôn, đến nay đã có 18 xã đạt chuẩn NTM
Để đạt được những kết quả trên, các TCTD, QTDND trên địa bàn đã quántriệt và triển khai tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc chính sách TD phục vụ pháttriển Nông nghiệp, nông thôn từ chi nhánh tỉnh, huyện, thị xã và thành phố phù hợpvới tình hình hoạt động của từng đơn vị; đồng thời đã có những giải pháp tích cực,từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động các phòng giao dịch, điểm giao dịch đếnđịa bàn nông thôn để triển khai thực hiện Trong quá trình tổ chức thực hiện, bêncạnh việc làm tốt công tác quán triệt, phổ biến, thông tin tuyên truyền, lập kế hoạch,xây dựng chương trình hành động, NHNN tỉnh Yên Bái đã tranh thủ sự ủng hộ củachính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị
xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua việc ký kết Quy chế, Chương trình phối hợptrong việc thực hiện chính sách TD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.Không những thế, NHNN tỉnh còn chỉ đạo các TCTD trên địa bàn chủ động trongviệc phối với các đơn vị, tổ chức liên quan để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đượcgiao (Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT tỉnh đã ký kết và thực hiện nghiêm túc thỏathuận liên ngành với Hội nông dân, Hội phụ nữ tỉnh trong việc tổ chức thực hiệnchính sách TD nông nghiệp, nông thôn) Thông qua việc ký kết các văn bản thỏathuận, các chương trình phối hợp
Trang 40với các tổ chức chính trị xã hội đã đảm bảo nguồn vốn TD đến đúng đối tượng, sửdụng đúng mục đích Việc liên kết, giúp đỡ nhau để phát triển sản xuất kinh doanhthông qua các tổ chức chính trị xã hội gắn với việc cho vay của các chi nhánhTCTD, QTDND đã và đang từng bước xã hội hóa hoạt động TD trên địa bàn nôngthôn, làm cho đồng vốn TD sử dụng đạt hiệu quả cao hơn.
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi thuộc phía Bắc của đất nước, giáp với phíaBắc và Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn Hà Giang ở trên một vùng đất dốc, nhiều núi đácao, giao thông đi lại khó khăn, gây nhiều trở ngại cho phát triển kinh tế xã hội củatỉnh Cũng như Bắc Kạn, với hơn 90% dân số làm nông nghiệp, trên 85% là đấtnông, lâm nghiệp, lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng lớn tới sự phát triểnkinh tế, xã hội của Hà Giang Do vậy nên việc đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp,nông thôn luôn được chính quyền tỉnh, các sở ngành nói chung và ngành Ngân hàngtrên địa bàn nói riêng đặc biệt quan tâm, chú trọng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 04 chi nhánh NHTM, Chi nhánh Ngân hàngCSXH tỉnh, 11 Chi nhánh loại 2, 49 phòng giao dịch, 09 QTDND thuộc quyền quản
lý của NHNN tỉnh và Ngân hàng Phát triển tỉnh (Nguồn: Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh Hà Giang) Trong giai đoạn 2012-2016, tuy gặp rất nhiều
khó khăn nhưng ngành ngân hàng Hà Giang đã nỗ lực khắc phục khó khăn và đoànkết đạt được nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, cụthể:
Đến 31/12/2016, tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD đạt 15.210 tỷđồng, trong đó huy động tại địa phương đạt 8.046 tỷ đồng, bình quân giai đoạn2012-2016 tăng gần 22%/năm; dư nợ đầu tư cho nền kinh tế đạt 11.099 tỷ đồng,
bình quân giai đoạn 2012-2016 tăng 17,6%/năm (Nguồn: Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh Hà Giang) Cho vay đối với lĩnh vực Nông nghiệp, nông
thôn đạt 4.544 tỷ đồng, chiếm 41%/tổng dư nợ và có xu hướng tiếp tục tăng trưởngmạnh (so với 31/12/2012, dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng 24,2%); trong đó, Chinhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị chủ lực, luôn duy trì
tỷ trọng cho vay đối với Nông nghiệp, nông thôn ở mức 82,5%/tổng dư nợ cho vaycủa chi nhánh