1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế: Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông Tại Huyện Ngọc Hồi

116 211 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 680 KB

Nội dung

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế: Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông Tại Huyện Ngọc Hồi Đại Học Đà Nẵng - Trường Đại Học Kinh Tế HD: TS. Ninh Thị Thu Thủy Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả - Trần Thị Thu Thảo

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THU THẢO QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2017 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THU THẢO QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa: TS NINH THỊ THU THỦY Đà Nẵng - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tác giả Trần Thị Thu Thảo MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT CSHTGT : Cơ sở hạ tầng giao thông CTXD : Công trình xây dựng CV : Chuyên viên GTNT : Giao thông nông thôn GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân TVGS : Tư vấn giám sát HTGT : Hạ tầng giao thông KCHTKT : Kết cấu hạ tầng kỹ thuật KT-XH : Kinh tế - xã hội NS : Ngân sách NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương QLDA TPCP : Quản lý dự án : Trái phiếu chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Kon Tum được tái lập lại năm 1991, hạ tầng giao thông của tỉnh ngày ấy nghèo nàn, trong khi đó lại nằm ở vị trí địa lý quan trọng thuộc trung tâm tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Hệ thống giao thông còn quá thiếu, tại thời điểm đó giao thông đối ngoại chỉ có một hướng về phía nam theo Quốc lộ 14 bằng đường bộ Sau khi tái lập tỉnh, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cũng như được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, nhiều con đường được đầu tư xây dựng, từ những tuyến đường quốc lộ đến tỉnh lộ, liên xã, liên thôn được ưu tiên nguồn vốn để mở rộng Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 12 công trình trọng điểm được đầu tư với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần kết nối hạ tầng giao thông giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh lận cận, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, đuợc thành lập vào ngày 15/10/1991 và nằm ở ngã ba Đông Dương giáp 2 nước Lào và Campuchia, là nơi hội tụ của đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 40 và Quốc lộ 14c, đặc biệt có cửa khẩu quốc tế Bờ Y nên có vị trí rất quan trọng về đầu mối giao lưu kinh tế-văn hóa-xã hội, có nhiều điều kiện thuận lợi tạo thành hành lang thương mại quốc tế nối từ Myanma-Đông Bắc Thái Lan-Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của huyện đã có nhiều thay đổi tích cực, giao thông đối ngoại không chỉ phá thế ngõ cụt mà còn đảm bảo giao lưu thuận tiện cả bốn hướng - đi các tỉnh phía bắc, phía nam bằng đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, xuống các tỉnh ven biển bằng Quốc lộ 24 và kết nối với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan 2 bằng Quốc lộ 40 theo hướng liên kết giữa các vùng, miền, mở hướng giao thương thông suốt, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương trong đó có huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum Đến nay, toàn huyện có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã Hệ thống đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cấp VI miền núi và hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã cơ bản được xây dựng đảm bảo giao thông thông suốt Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn nhiều tồn tại cần khắc phục, tình trạng thất thoát gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao vẫn còn diễn ra cần sớm được khắc phục Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên thì nhiều nhưng quy tụ lại là do một số nguyên nhân chủ yếu như: Từ khâu lập quy hoạch, thiết kế, dự toán, đấu thầu; thi công xây dựng; công tác lập kế hoạch chưa phù hợp; có dự án xác định quy mô chưa phù hợp với khả năng nguồn vốn bố trí; bố trí vốn đầu tư CSHTGT còn phân tán, dàn trải; bộ máy quản lý vốn đầu tư năng lực chưa cao, hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý… Hơn nữa, do đặc thù vốn đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực giao thông có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn của nhà nước Vậy, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn của nhà nước, sử dụng đúng mục đích những khoản đóng góp từ nguồn nộp ngân sách của nhân dân cho mục đích phát triển kinh tế và nâng cao trình độ dân trí của người dân, góp phần khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian qua là một việc làm cấp thiết Do vậy đề 3 tài “Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” được chọn làm đề tài nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của huyện Ngọc Hồi trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của huyện Ngọc Hồi trong thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông - Phân tích thực trạng quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn tiếp theo 3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Nội hàm công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước là gì? Câu hỏi 2: Tình hình quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách huyện Ngọc Hồi đang diễn ra như thế nào? Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước? 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông 4.2 Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ 4 tầng giao thông (trong đó chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ) từ nguồn vốn ngân sách của huyện Ngọc Hồi + Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum + Về thời gian: Các số liệu sử dụng để nghiên cứu được cập nhật trong giai đoạn 2011-2016; các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2020 5 Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng có nhiều cách tiếp cận để giải quyết như (1) theo nội dung quản lý hay (2) theo chức năng quản lý Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng cách thứ nhất Tức là theo cách tiếp cận nội dung Đầu tiên phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp thu thập tài liệu, thông tin như: Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo UBND Huyện, Phòng Tài chính kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Báo cáo đánh giá của Hội đồng nhân dân huyện, báo cáo của các Ban Quản lý dự án huyện, niên giám thống kê của Huyện qua các năm Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Tạp chí Kinh tế, Tạp chí Tài Chính, Báo chí, Internet Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, tham khảo các báo cáo đánh giá công tác giám sát đầu tư của HĐND – UBND huyện, Phòng Tài chính kế hoạch huyện; các báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn của huyện Ngọc Hồi qua các năm Các phương pháp này còn được dùng trong đánh giá công tác Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, đề xuất các giải pháp và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN Đầu tư xây dựng CSHTGT vững mạnh là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của một quốc gia Tuy nhiên, việc đầu tư CSHTGT cần phải có khối lượng vốn lớn, chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Vì vậy, cần có cơ sở lý thuyết về quản lý đầu tư CSHTGT từ nguồn ngân sách nhà nước để từ đó phân tích tình hình quản lý của địa phương và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất Những nội dung cơ bản để quản lý đầu tư CSHTGT bằng vốn ngân sách bao gồm: (1) công tác quy hoạch đầu tư; (2) công tác lập, thực hiện kế hoạch vốn ngân sách đầu tư; (3) công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; (4) công tác quản lý thi công công trình đầu tư; (5) công tác vận hành, sử dụng công trình đầu tư và (6) công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đầu tư Trong giai đoạn 2011-2015, UBND huyện Ngọc Hồi đã đầu tư nhiều công trình CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Các công trình 97 được hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá Hiệu quả đầu tư cho CSHTGT thời gian qua được đánh giá khá cao nhưng việc quản lý hoạt động này còn vấn đề tồn tại, hạn chế như: Công tác quy hoạch đầu tư chất lượng quy hoạch chưa cao, điều chỉnh quy hoạch chưa kịp thời, tình trạng quy hoạch “treo” vẫn còn tồn tại…; Công tác lập, thực hiện kế hoạch vốn còn dàn trải, tình trạng nợ đọng của các năm trước chưa xử lý dứt điểm,…; Công tác thẩm định và phê duyệt dự án còn điều chỉnh nhiều lần, chất lượng thẩm định chưa cao,…; Công tác quản lý thi công chưa chặt chẽ, quy trình kỹ thuật chưa tuân thủ nghiêm túc, công tác giám sát còn lỏng lẻo, …; Công tác quản lý vận hành, sử dụng công trình chưa được nghiêm, nhiều công trình phải sửa chửa lại khi đưa vào sử dụng, chưa có bảng quy định trọng tải,…; Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa được thực hiện thường xuyên, thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước,… Để khắc phục tồn tại, hạn chế về đầu tư xây dựng CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách huyện Ngọc Hồi thời gian qua và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư CSHTGT, cụ thể: (1) Hoàn thiện công tác quy hoạch đầu tư CSHTGT; (2) Hoàn thiện công tác lập, thực hiện kế hoạch vốn ngân sách đầu tư CSHTGT; (3) Hoàn thiện công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; (4) Hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (5) Hoàn thiện công tác quản lý vận hành, sử dụng công trình đầu tư 98 CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT bằng vốn ngân sách là hoạt động quan trọng đến sự phát triển của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, hoạt động đầu tư đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cấp, các ngành, sự vào cuộc mạnh mẽ của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia giám sát của cộng đồng xã hội trong tất cả các khâu của hoạt động đầu tư Thực hiện tốt việc này, huyện Ngọc Hồi tiếp tục sẽ có những thành công trong thời gian tới 2 KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với Trung ương Năm 2013, Chính phủ ban hành hai nghị định về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư (số 155/2013/NĐ- CP) và quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản,… (số 121/2013/NĐ-CP) đã nêu cụ thể hướng xử lý đối với các đơn vị vi phạm Tuy nhiên, Chính phủ cần nâng mức xử phạt và đưa ra biện pháp khắc phục nghiêm khắc hơn Chính phủ cần ban hành văn bản chỉ đạo về việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn phải quán triệt quan điểm tập trung, không dàn trải Đặc biệt, vốn đầu tư công cần ưu tiên cho các dự án lớn, quan trọng, có tính liên kết vùng, liên vùng, có vai trò lan tỏa lớn; Vốn đối ứng các dự án ODA; Thanh toán nợ xây dựng cơ bản; Quan tâm hỗ trợ các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư và giá trong lĩnh vực xây dựng của các ngành kinh tế để quản lý chặt chẽ, tiết 99 kiệm đầu tư CSHTGT Hoàn thiện và tiến hành triển khai trên toàn quốc hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư công từ nguồn NSNN, hỗ trợ phát triển chính thức ODA, trái phiếu chính phủ ); Xây dựng quy định bảo đảm triển khai hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin; Hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công… Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Thủ tướng Chính phủ tăng nguồn vốn NSNN cho tỉnh Kon Tum để tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới 2.2 Đối với UBND tỉnh Kon Tum Đảm bảo nguồn ngân sách cung cấp kịp thời, đúng kế hoạch để thực hiện đạt mục tiêu và đảm bảo đúng lộ trình đầu tư, phát huy hiệu quả sử dụng vốn; ban hành cơ chế lồng ghép và quản lý ngân sách đối với các chính sách, chương trình, dự án để các địa phương, chủ đầu tư có cơ sở thực hiện, đảm bảo được khả năng huy động, điều tiết nguồn vốn thực hiện mục tiêu đầu tư đồng bộ, phát huy hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án; tăng cường bố trí ngân sách nhà nước các cấp cho các cơ chế, chính sách theo hướng “kích cầu“ như hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nông dân để phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng giao thông thiết yếu Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá và kiểm tra, thanh tra đầu tư CSHTGT, nhất là sự giám sát của người dân và cộng đồng Các dự án đầu tư nên được theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả Ngoài ra, cần thực hiện giám sát ngay từ khâu lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật và quy hoạch, kế hoạch được duyệt; Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư CSHTGT 100 Tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư từ năm 2016 trở đi nếu không giải quyết dứt điểm nợ đọng XDCB thì không được khởi công đầu tư mới Có các chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị liên quan để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định của nhà nước về tổ chức triển khai thực hiện và quản lý dự án (như: thực hiện sai quy hoạch, sai thiết kế-dự toán, đấu thầu, nghiệm thu sai khối lượng, quản lý vốn không chặt chẽ, công tác báo cáo không kịp thời, nợ đọng XDCB,…) Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp… trên địa bàn về lợi ích của việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Trên cơ sở đó, vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp… tự nguyện đóng góp kinh phí, đất đai hoa màu… để làm công trình cơ sở hạ tầng giao thông; quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch, thực hiện tốt nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo… các công trình giao thông, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và cộng đồng; có cơ chế quản lý chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn được triển khai đúng quy định, đối tượng, đạt chất lượng và hạn chế tối đa lãng phí, thất thoát 101 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tình hình nguồn nhân lực quản lý đầu tư CSHTGT Stt Đơn vị Hội đồng 01 nhân dân huyện Ủy ban 02 nhân dân huyện Số lượng CBCC Trình độ chuyên môn - Chủ tịch và 02 phó chủ 01 chủ tịch, 02 Phó chủ tịch, tịch: Đại học 31 đại biểu HĐND huyện - 31 đại biểu HĐND: Trung cấp trở lên - Chủ tịch và 01 phó chủ tịch: Đại học 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch, 13 thành viên - 02 phó chủ tịch: Thạc sỹ kinh tế - 13 thành viên Ủy ban: Trung cấp trở lên 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng, 10 chuyên viên ( 01 CV phụ trách quản 03 Phòng Tài lý tài sản công và công tác chính kế giá cả; 02 CV phụ trách ngân hoạch sách huyện, xã; 04 CV phụ huyện trách đầu tư XDCB; 01 CV Đại học trở lên phụ trách xây dựng, lập kế hoạch, phát triển kinh tế - văn hóa xã hội 01 trưởng phòng Phòng kinh 04 tế hạ tầng huyện 05 02 phó trưởng phòng 05 chuyên môn (01 CV phụ trách giao thông, 02 CV phụ Đại học trở lên trách xây dựng, 01 CV phụ Kho bạc trách thương mại, 01 kế toán) 01 giám đốc, 01 phó giám Đại học trở lên Nhà nước đốc, 8 chuyên viên ( 05 CV huyện kế toán, 02 CV đầu tư, 01 thủ Stt Đơn vị Số lượng CBCC Trình độ chuyên môn quỹ) 01 giám đốc, 01 phó giám 06 07 Ban quản đốc, 13 chuyên môn (03 CV lý dự án phụ trách giao thông, 04 CV huyện phụ trách dân dụng, 05 CV UBND các xã, thị trấn kế toán, 01 CV tổng hợp) Mỗi xã, thị trấn gồm 01 chủ - Giám đốc: Thạc sỹ - Phó giám đốc: Đại học - 10 Đại học, 03 cao đẳng, 01 trung cấp tịch, 02 phó chủ tịch và 05 Trung cấp trở lên thành viên UB (Nguồn: Thu thập và tổng hợp của tác giả) Phụ lục 2 Tình hình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên địa bàn huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2015 Năm Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 Năm cuộc thanh tra 2011 2012 2013 2014 2015 04 cuộc 07 cuộc 04 cuộc 06 cuộc 03 cuộc Quyết định số 913/QĐCT ngày 16/12/2010 của Chủ Văn bản tịch UBND áp dụng huyện phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2011 Quyết định Quyết định số số 1005/QĐ- Quyết định 825/QĐ-CT CT, ngày số 689/QĐ- ngày 24/12/2012 CT ngày 23/12/2011 của Chủ tịch 24/12/2013 của Chủ tịch UBND của Chủ tịch UBND huyện huyện phê UBND phê phê duyệt kế duyệt kế duyệt kế hoạch thanh hoạch thanh hoạch thanh tra năm 2012 tra năm 2013 tra năm 2014 Quyết định số 785/QĐCT ngày 19/12/2014 của Chủ tịch UBND phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2015 Thanh tra - Thanh tra - Kiểm tra - Thanh tra - Đường - Thanh tra theo kế tình hình công tác lập, việc quản lý, trục chính công tác đền hoạch thu, quản lý thực hiện kế sử dụng thôn Hào bù, giải và sử dụng hoạch vốn ngân sách Nưa, xã Đắk phóng mặt tiền do nhân ngân sách chi nhà nước Kan bằng tại Hội dân đóng đầu tư cơ sở đầu tư các - Đường góp làm hạ tầng giao công trình thôn 7-1 Thị đường thông tại giao thông trấn Plei trợ và tái GTNT xã Phòng TCKT giai đoạn Kần định cư Đắk Ang huyện 2010-2012 - Đường huyện trong - Kiểm tra - Công trình: tại xã Bờ Y DH 74 vào 3 năm 2009- về việc quy Đường vào hoạch, kế trường tiểu Đường - Đường - Thanh tra hoạch và học xã Đắk GTNT thôn trục chính nguồn vốn công tác Kan Dục Nhầy, nội đồng nhân dân quản lý, sử - Thanh tra xã Đắk Dục thôn Chả đóng góp thi dụng đất chuyên đề về - Công trình Nhầy 1, xã trên địa bàn việc chấp đường vào huyện Ngọc hành các qui khu sản xuất - Công trình công ty 732 Đắk Dục đồng bồi thường, hỗ 2011 công công trình Đường vào khu sản Năm 2011 2012 định pháp 2013 2014 2015 luật về đầu tư xây dựng cơ bản đối với Ban quản lý Hồi - Công trình Đường GTNT thôn Nông Nội, xã Đắk Nông các công trình XDCB huyện - Công trình: Đường vào nhà máy mỳ xuất thôn thôn Ngọc Nông Nhầy Tặng, xã Bờ II, xã Đắk Y Nông Foceco, xã Đắk Nông - Công trình: Đường GTNT thôn Giang Lố, xã Sa Long - Kiểm tra - Công trình: Thanh tra đột xuất Đường vào khu sản xuất thôn Đắk Răng, xã Đắk Dục Xử lý vi Thu nộp công tác thẩm - Thanh tra định các dự công trình án đầu tư Đường vào CSHTGT tại - Công bãi rác xã Phòng KTHT trình Đường Đắk Kan huyện nội đồng - Kiểm tra - Kiểm tra thôn Chiên đột xuất đột xuất quá Chiết, xã công trình trình thi công Đắk Xú Đường trục các công trình chính thôn GTNT trên Sơn Phú, xã địa bàn xã Sa Loong Đắk Xú Thu nộp ngân Thu nộp Thu nộp - Công trình Đường ngõ xóm thôn 4, Thị trấn Plei Kần - Đường trục chính nội đồng thôn Bun Ngai, xã Đắk Kan Thu nộp Năm 2011 ngân sách 62.700.000 phạm đồng; xử lý khác 55.131.590 đồng 2012 sách nhà 2013 ngân sách 2014 2015 ngân sách nước nhà nước 194.572.956 77.919.345 ngân sách 47.554.000 đồng; thu hồi đồng; thu hồi nhà nước đồng; thu hồi trả cho tổ trả cho tổ 114.858.048 trả cho tổ chức chức đồng; xử lý chức 14.664.000 23.200.000 khác 12.106.760 đồng; xử lý đồng; xử lý 57.826.000 đồng; xử lý khác khác đồng khác 121.185.286 38.920.059 121.185.286 đồng đồng đồng nhà nước (Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra nhiệm kỳ 2010-2015 của phòng Thanh tra huyện Ngọc Hồi) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình Kinh tế Vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam [2] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông [3] Chính phủ (2004), Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này [4] Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng [5] Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình [6] Chính phủ (2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư [7] Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ [8] Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng [9] Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu [10] Bùi Mạnh Cường (2007), “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 348), tr 33 -36 [11] Bùi Đại Dũng, Sách Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2007 [12] Phạm Phan Dũng (2007), “Năm mới bàn chuyện hợp tác công - tư”, Tạp chí Tài chính (số 507), tr 24 -27 [13] Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội [14] Nguyễn Đẩu (2005), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [15] Hồ Hoàng Đức (2005), Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sỹ luật học [16] Đoàn Thế Hải (2016), Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Bình Định, luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng [17] Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [18] Nguyễn Đức Lợi (2008), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Tài chính [19] Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; [20] Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13/ ngày 26/11/2013; [21] Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; [22] Dương Thị Bình Minh (2006), Sách quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Tài chính [23] Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước [24] Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng [25] Niên giám Thống kê huyện Ngọc Hồi năm 2011-2015 [26] Ngô Tuấn Nghĩa (2006), “Tài chính công Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập WTO”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 342), tr 3 - 17 [27] Bùi Xuân Phong (2006), Giáo trình Quản trị dự án đầu tư, Nhà xuất bản Học viện Bưu chính viễn thông [28] Nguyễn Minh Phong (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách nhà nước”, Tạp chí Tài chính (số 5) [29] Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2013), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân [30] Trần Võ Hùng Sơn (2001), Nhập môn phân tích lợi ích chi phí, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh [31] Trà Văn Thể (2016), Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng [32] Cấn Quang Tuấn, 2009, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội [33] Lê Văn Thịnh (2008), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Cục Giám định NN về Chất lượng CTXD - Bộ Xây dựng [34] UBND huyện Ngọc Hồi (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hồi giai đoạn 5 năm 2016-2020 [35] UBND tỉnh Kon Tum (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum 5 năm 2016-2020 [36] Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ngọc Hồi lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015-2020 [37] Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ngọc Hồi lần thứ XII nhiệm kỳ 2015-2020 [38] Phạm Hữu Vinh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông V, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng [39] Bùi Quang Vinh (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước”, Báo điện tử Tạp chí cộng sản [40] Trần Quốc Vinh (2009), Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội ... Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Ngọc Hồi Ban quản lý dự án huyện Ngọc Hồi UBND xã, thị trấn Kho bạc nhà nước huyện Ngọc Hồi Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức thực quản lý đầu tư sở hạ tầng giao thông huyện Ngọc. .. 8,3 bác sĩ/ vạn dân 2.1.3 Bộ máy nguồn nhân lực quản lý đầu tư sở hạ tầng huyện Ngọc Hồi a Bộ máy quản lý đầu tư CSHTGT HĐND huyện Ngọc Hồi UBND huyện Ngọc Hồi Phịng Tài kế hoạch huyện Ngọc Hồi Phòng... thông vốn ngân sách huyện Ngọc Hồi thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa sở lý luận đầu tư sở hạ tầng giao thơng - Phân tích thực trạng quản lý đầu tư sở hạ tầng giao thông huyện Ngọc

Ngày đăng: 22/05/2019, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w