Người được quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án Người được quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự bao gồm người được thi hành án và người phải thi hành án.1 • Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thi
Trang 1CÔNG TY TNHH
XD - TM THUẬN VIỆT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp HCM, ngày _ tháng _ năm 2018
BÁO CÁO TRÌNH TỰ THỦ TỤC GỬI ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12, được sửa đổi bổ sung bởi Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13;
- Căn cứ Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GỬI ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1 Người được quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án
Người được quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự bao gồm người được thi hành án và người phải thi hành án.1
• Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 định nghĩa “Người được
thi hành án” là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong
bản án, quyết định được thi hành
• “Người phải thi hành án” theo khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự
2008 là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành
Để thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, người được thi hành án, người phải thi
hành án là cá nhân có quyền tự mình yêu cầu thi hành án Đối với những trường
hợp mà người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân là người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì thực hiện quyền yêu cầu thi hành án thông qua người đại diện theo pháp luật
Người được thi hành án, người phải thi hành án là pháp nhân thực hiện quyền
yêu cầu thi hành án của mình thông qua người đại diện theo pháp luật
Bên cạnh cách thức quan trọng là tự mình thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án còn có thể thực hiện quyền yêu
cầu thi hành án thông qua việc uỷ quyền Cá nhân, người đại diện theo pháp luật
của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện việc yêu cầu thi hành
1 Khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 sửa đổi bổ sung điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008
Khoản 5 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 bổ sung Điều 7a vào Luật Thi hành án dân sự 2008
Trang 2án Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền và người đại diện chỉ được thực hiện việc đại diện trong phạm vi được uỷ quyền
2 Thời hiệu yêu cầu thi hành án
Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật,
người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.2
Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án
Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu nêu trên thì người yêu cầu có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.3
3 Cách thức thực hiện quyền yêu cầu thi hành án
Người được thi hành án, người phải thi hành án hoặc người được uỷ quyền yêu cầu thi hành án có thể thực hiện quyền yêu cầu thi hành án bằng một trong các cách thức sau đây:4
a) Đến cơ quan thi hành án dân sự để trực tiếp nộp đơn yêu cầu thi hành bằng văn bản;
b) Đến cơ quan thi hành án dân sự để trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành
án bằng lời nói;
c) Gửi đơn yêu cầu thi hành án qua đường bưu điện đến cơ quan thi hành án dân sự
Việc lựa chọn cách thức nào trong ba cách trên đây là do người yêu cầu quyết định phù hợp với ý chí của mình mà không bị ràng buộc bởi điều kiện cụ thể nào
4 Nội dung đơn yêu cầu thi hành án, tài liệu cần thiết
Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung chính:5
a) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ người được thi hành án, người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
2 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008
3 Khoản 2, 3, 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP
4 Khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân
sự 2008
5 Khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 sửa đổi bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Thi hành
án dân sự 2008
Trang 3e) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
Người được thi hành án không phải trả phí xác minh điều kiện thi hành
f) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có
Trong trường hợp người yêu cầu thi hành án thực hiện quyền yêu cầu theo cách thức đến cơ quan thi hành án dân sự để trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án bằng lời nói thì phải có chữ ký của người lập biên bản và biên bản này có giá trị pháp lý như đơn yêu cầu
Gửi kèm đơn yêu cầu thi hành án hoặc yêu cầu thi hành án trực tiếp, người yêu cầu phải cung cấp cho cơ quan thi hành án bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và các tài liệu khác có liên quan nếu có
Tài liệu khác có liên quan có thể là văn bản thoả thuận giữa các bên về việc thi hành án, kết quả hai bên thực hiện thoả thuận, tài liệu chứng minh người yêu cầu có điều kiện thi hành án, tài liệu chứng minh người yêu cầu thi hành
án đã tiến hành các biện pháp xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nhưng không có kêt quả nên yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh, tài liệu yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác minh, tài liệu yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định tại Điều 66 Luật Thi hành án dân
sự 2008 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/NĐ-CP
5 Cơ quan thụ lý đơn yêu cầu thi hành án
Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật Thi hành án dân sự thì thuộc thẩm quyền tổ chức thi hành của cơ quan thi hành án dân sự Người yêu cầu thi hành án cần gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự để được tổ chức thi hành
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự (trừ tổ chức thi hành án trong quân đội) gồm có7:
a) Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành
án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
b) Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
6 Khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 sửa đổi bổ sung điểm e khoản 1 Điều 7 31 Luật Thi hành
án dân sự 2008; khoản 30 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 sửa đổi bổ sung điểm b khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008
7 Khoản 1 Điều 52 Nghị định 62/2015/NĐ-CP
Trang 4c) Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Chi cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân
sự trực thuộc Cục Thi hành án dân sự
Nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của cơ quan thi hành án dân sự được quy định cụ thể:8
- Đối với cơ quan thi hành án cấp huyện:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với bản
án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành
án dân sự có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu
ủy thác
- Đối với cơ quan thi hành án cấp tỉnh:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng địa bàn;
b) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành
án dân sự cấp tỉnh;
d) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
e) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
f) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
g) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
h) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên
để thi hành;
i) Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.”
8 Khoản 14, khoản 48 Điều 1 Luật thi hành án dân sự 2014 sửa đổi bổ sung k hoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân
sự 2008
Trang 56 Xử lý đơn yêu cầu thi hành án
Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nôi dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, ghi vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu Nếu thấy đơn yêu cầu chưa có đủ nội dung, nội dung chưa rõ ràng hoặc chưa đủ tài liệu kèm theo thì phải thông báo cho người yêu cầu bổ sung
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu có căn cứ từ chối
nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi văn bản thông báo cho đương sự biết về việc từ chối nhận đơn và nêu rõ lý do 9Căn cứ
từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án là:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu
thi hành án Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.10 Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện
quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày ra văn bản.11
9 Khoản 13 Điều 1 Luật thi hành án dân sự 2014 sửa đổi bổ sung k hoản 5 Điều 31 Luật thi hành án dân sự 2008
10 Khoản 15, Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2014 sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008
11 Điều 39 Luật Thi hành án dân sự 2008 được hướng dẫn thi hành tại Điều 12 Nghị đinh 62/2015