1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

170 119 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt NamQuan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Bùi Nhật Quang

2 PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng

Hà Nội, Năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nào khác

Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

NGUYỄN XUÂN BÁCH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thày cô giáo, chuyên viên Khoa Quốc tế học, Phòng Quản lý đào tạo, Học viện Khoa học xã hội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận

án tiến sỹ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Nhật Quang và PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, những người thày hướng dẫn khoa học đã chỉ dẫn cho tôi những kiến thức chuyên sâu và phương pháp luận trong thời gian tôi nghiên cứu, thực hiện luận án

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Hà nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

NGUYỄN XUÂN BÁCH

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 11

1.1 Các nghiên cứu trong nước 11

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 14

1.3 Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và vấn đề tiếp tục nghiên cứu 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI 23

2.1 Cơ sở lý luận cho việc đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi 23 2.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi 39

Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 61

3.1 Thực trạng quan hệ thương mại của Trung Quốc với Châu Phi 61

3.2 Thực trạng quan hệ đầu tư của Trung Quốc với Châu Phi 71

3.3 Thực trạng viện trợ của Trung Quốc dành cho Châu Phi 88

3.4 Đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi từ năm 2000 đến nay 98

Chương 4 : TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 119

4.1 Triển vọng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi trong giai đoạn mới 119

4.2 Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi thời gian qua 131

4.3 Bài học cho Việt Nam từ quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi 140

4.4 Kiến nghị chính sách cho Việt Nam 145

KẾT LUẬN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: FOCAC và các kết quả đạt được trong giai đoạn 2000-2015 45

Bảng 3.1: Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các đối tác chính ở châu Phi năm 2017 (USD) 63

Bảng 3.2 Các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu từ 65

Châu Phi trong năm 2012 (triệu USD, tỷ lệ %) 65

Bảng 3.3 Cơ cấu xuất khẩu 10 hàng hóa chủ đạo của 67

Trung Quốc sang Châu Phi năm 2012 67

Bảng 3.4: FDI của Trung Quốc phân theo điểm đến năm 2012 75

Bảng 3.5: Tổng số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Châu Phi năm 2012 phân theo nước tiếp nhận đầu tư 76

Bảng 3.6 Đặc điểm cơ bản của SEZs của Trung Quốc ở một số nước Châu Phi 82

Bảng 3.7: FDI của Trung Quốc vào các SEZs ở Châu Phi tính đến hết năm 2013 83

Bảng 3.8: Tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc 85

Bảng 3.9: Đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp ở Châu Phi 86

Bảng 3.10: Viện trợ của Trung Quốc dành cho Châu Phi dưới phân theo các loại hình viện trợ, giai đoạn 2000-2011 (số dự án) 92

Bảng 3.11: 10 nước Châu Phi tiếp nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc, Mỹ và Ủy ban viện trợ phát triển (DAC) của OECD, giai đoạn 2000-2011 95

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Con đường chủ nghĩa thực dân mới Trung Quốc ở châu Phi 33 Hình 3.1: Cán cân thương mại Trung Quốc – Châu Phi 2002-2016 (tỷ USD) 62 Hình 3.2: Các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc ở Châu Phi 68 Hình 3.3: FDI của Trung Quốc tại Châu Phi giai đoạn 2004-2012 (tỷ USD) 73 Hình 3.4: Tỷ trọng của FDI của Trung Quốc trong dòng vốn FDI vào Châu Phi Nam Sahara giai đoạn 2001-2012 74 Hình 4.1 Chỉ số giá một số hàng hóa cơ bản của Châu Phi nam Sahara 128

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIIB Asian Infrastructure Investment

Bank

Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á

AU African Union Liên minh châu Phi

EU European Union Liên minh châu Âu

FAO Food and Agriculture

Organization

Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc

FDI foreign direct investment đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOCAC Forum of China-Africa

Cooperation

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi

GDP gross domestic product tổng sản phẩm trong nước

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ILO International Labor

Organization

Tổ chức Lao động quốc tế

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh

tế OPEC Organization of the Petroleum

Exporting Countries

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu

mỏ

TNC Transnational Corporation Tập đoàn đa quốc gia

UN United Nations Liên hợp quốc

UNCTAD The United Nations Conference

on Trade and Development

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

Trang 9

UNDP The United Nations

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) tổ chức năm 2000 và với việc triển khai chiến lược “Đi ra ngoài” của Trung Quốc, quan

hệ Trung Quốc – Châu Phi đã bước sang giai đoạn phát triển mới, trên nhiều phương diện từ kinh tế cho đến chính trị, ngoại giao và văn hóa–xã hội

Với mục tiêu phục hưng kinh tế, thực hiện nhanh các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong giai đoạn 2015-2030, nhiều nước Châu Phi đã coi Trung Quốc là nền kinh tế mới nổi,

có khả năng hợp tác cùng tiến bộ và vì lợi ích phát triển chung Đối với Trung Quốc, Châu Phi là nơi giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dung lượng thị trường lớn, đang có nhu cầu ổn định chính trị và phát triển kinh tế Mở rộng quan hệ với các nước Châu Phi là một nhiệm vụ đối ngoại chiến lược của Trung Quốc nhằm phát triển và duy trì ảnh hưởng ở châu lục đen và trên thế giới Sách trắng Trung Quốc về Châu Phi năm 2006 đã nhấn mạnh vấn đề hợp tác kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như: thương mại, đầu tư, nông nghiệp, viện trợ kinh tế v.v…Đến nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Châu Phi, đồng thời cũng là một trong những nhà tài trợ lớn cho sự phát triển của châu lục này Điều kiện phát triển và ý chí của mỗi bên cho thấy, tiềm năng hợp tác kinh tế của Trung Quốc với châu Phi là rất lớn Trung Quốc đã và đang đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo ra một môi trường quốc tế mới có lợi hơn và gia tăng ảnh hưởng toàn diện Châu Phi đóng vai trò quan trọng trong những chiến lược

phát triển mới đây của Trung Quốc như “vành đai, con đường” với mục tiêu mở

ra một kỷ nguyên mới mà Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc địa-chính trị và địa-kinh tế hàng đầu thế giới

Cũng như Trung Quốc, Việt Nam có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống hết sức tốt đẹp với nhiều nước châu Phi, khởi nguồn từ những chia sẻ và cảm nhận chung trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc

Kể từ năm 1955, tại Hội nghị Bandung của Phong trào không liên kết, Việt Nam bắt đầu thiết lập những mối quan hệ ngoại giao đầu tiên với các nước châu Phi

Trang 11

Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, đường lối đối ngoại của Việt Nam nhấn mạnh tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, đấu tranh vì hòa bình và phát triển, đồng thời đề cao vai trò của các nước nước Á-Phi

đã được nhiều nước châu Phi ủng hộ và tán đồng Quan hệ chính trị-ngoại giao

và kinh tế giữa Việt Nam với các nước châu Phi vẫn chưa thực sự có chiều sâu, các nội dung hợp tác chưa theo chiến lược dài hạn và có hệ thống Quan hệ kinh

tế Việt Nam với các nước châu Phi hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của hai phía do nhiều nguyên nhân khác nhau Việt Nam đã không tận dụng tốt mối quan hệ truyền thống tốt đẹp này để nâng quan hệ Việt Nam-châu Phi lên một tầm cao mới Đây là những thị trường đầy tiềm năng, có sức mua lớn, có khả năng giúp Việt Nam hạn chế được nguy cơ “bão hoà” hàng hoá trên các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản Khu vực châu Phi đang được xác định là một hướng đi chiến lược, quan trọng và lâu dài đối với chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, sau Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi, Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015, Việt Nam dường như vẫn chưa thực hiện thành công Đề án này và còn rất nhiều những trở ngại và rào cản cần khắc phục mới có thể đưa khu vực Châu Phi trở thành đối tác quan trọng và lâu dài Đặc biệt, trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có nhiều biến động trong nửa cuối thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam và khu vực châu Phi có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước đó Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn nhận lại các tiềm năng, lợi thế, khó khăn, rào cản và các phương thức tiếp cận thị trường khu vực Châu Phi, để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông – Châu Phi giai đoạn 2016-2025” của chính phủ

Việc học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong hợp tác kinh tế với các nước châu Phi, từ đó rút ra các kiến nghị chính sách cho Việt Nam là một nhiệm

vụ quan trọng bởi Trung Quốc trong thời gian qua tiến hành rất mạnh việc thúc đẩy quan hệ chính trị ngoại giao và kinh tế với Châu Phi Trung Quốc hiện nay

là nước có tầm ảnh hưởng quan trọng trong khu vực châu Phi, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, viện trợ, được nhiều nước châu Phi hoan nghênh và

Trang 12

chào đón; tuy nhiên, những dự án kinh doanh, đầu tư và viện trợ của Trung Quốc

ở châu Phi hiện nay cũng đang bị các nước phương Tây đánh giá là một hiện tượng ”chủ nghĩa thực dân mới” ở châu Phi và cũng bị một số nước châu Phi và người dân châu Phi lên án vì gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ năng lực cạnh tranh của hàng hoá châu Phi, không tạo công ăn việc làm cho người dân châu Phi, tiếp sức cho các chính phủ châu Phi tham nhũng… Những thành tựu và hạn chế trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi thực sự là bài học quý giá cho Việt Nam trong việc tìm phương thức và cách tiếp cận hợp tác phù hợp với các

nước trong lục địa này Do vậy, đề tài luận án "Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt Nam" mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, nhằm đánh giá tác động của

quan hệ kinh tế với Trung Quốc đối với các nước Châu Phi, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi trong thời gian tới

Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Lợi ích của Trung Quốc và các nước Châu Phi trong việc thúc đẩy quan

hệ kinh tế với nhau là gì?

- Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000 đến nay

đã phát triển như thế nào trong những lĩnh vực chủ yếu?

- Có thể nhìn nhận, đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi như thế nào?

- Có thể rút ra những bài học và những kiến nghị chính sách gì cho Việt Nam trong quan hệ kinh tế với Châu Phi từ việc nghiên cứu quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi?

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Luận án làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

kể từ năm 2000 đến nay, phân tích thành công và hạn chế của mối quan hệ này, rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị những giải pháp đối với Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Trang 13

Thứ nhất, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và quan điểm nghiên cứu về

quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng, phân tích những thành công và hạn chế

của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay; nhận định và dự báo xu hướng phát triển của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi

Thứ ba, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đồng thời đề xuất

một số giải pháp chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Châu Phi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi,

trong đó tập trung vào ba lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư và quan

+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến nay

Năm 2000, đánh dấu hai sự kiện quan trọng: Một là Bộ chính trị Trung Quốc chính thức thông qua Chiến lược Đi ra ngoài; Hai là việc lãnh đạo Trung

Quốc và lãnh đạo các nước Châu Phi tuyên bố khẳng định tăng cường quan hệ hợp tác Trung Quốc với Châu Phi bằng cách thiết lập Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc –Châu Phi (FOCAC)

+ Phạm vi nội dung: tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng là thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển

Do tính chất bất đối xứng của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi (quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn nhiều quy mô của các nền kinh

Trang 14

tế ở châu Phi) nên Luận án tiếp cận quan hệ này chủ yếu theo chiều từ phía Trung Quốc, đặc biệt là trong quan hệ đầu tư (chủ yếu là đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi), quan hệ thương mại (xuất nhập khẩu hai chiều Trung Quốc với châu Phi) và viện trợ (viện trợ của Trung Quốc cho châu Phi) cũng như là các chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi

Luận án chủ yếu cũng nghiên cứu phản ứng của các nước Châu Phi đối với các hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại châu lục này

4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích

4.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

+ Tiếp cận lịch sử: trong quá trình nghiên cứu luận án xem xét quan hệ

kinh tế của Trung Quốc với châu Phi đặt trong một bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể từ năm 2000 trở lại đây Ngoài ra, luận án cũng xem xét quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi trong giai đoạn trước năm 2000 để so sánh, đối chiếu

+ Tiếp cận lợi ích: khi xem xét mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với

châu Phi, luận án chú trọng phân tích lợi ích của các bên, nhìn nhận mối quan hệ lợi ích này một cách toàn diện, từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau; đồng thời đánh giá những mâu thuẫn xoay xung quanh vấn đề lợi ích đó

+ Tiếp cận liên ngành: bên cạnh cách tiếp cận kinh tế quốc tế, luận án

phân tích tác động của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi dưới một số khía cạnh như xã hội, chính trị v.v…

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân kỳ lịch sử để phân tích, đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi qua các giai đoạn

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm phân tích rõ thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và chính sách của mỗi bên nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác này

- Phương pháp thống kê đơn giản (giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối, tần suất ), mô tả thông qua các hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu

Trang 15

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp Các trường hợp được nghiên cứu sâu trong luận án là quan hệ kinh tế của Trung Quốc với ba nước Châu Phi: Nam Phi, Nigeria và Ethiopia

- Phương pháp dự báo, dựa trên các kịch bản với các yếu tố chính tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc và của các nước châu Phi

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: luận án sẽ tiến hành phỏng vấn một

số chuyên gia của Việt Nam về mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi trong thời gian qua và quan điểm của các chuyên gia về các giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – châu Phi trong thời gian tới Phương pháp này là cần thiết để tìm kiếm các nội dung, ý kiến của các nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạt động thực tế trên địa bàn châu Phi, từ đó có những kiến nghị giải pháp mang tính chất thiết thực hơn cho luận án

+ Nguồn dữ liệu: luận án chủ yếu sử dụng các tài liệu thứ cấp được thu

thập thông qua giáo trình, bài giảng, các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, các công trình đã có ở trong nước, một số văn bản, chính sách của Việt Nam, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Phi, Quỹ tiền

tệ Quốc tế, các chuyên gia kinh tế của Trung Quốc, Châu Phi, Việt Nam và các nước khác trên thế giới, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của các

cơ quan hữu quan trên tất cả các khía cạnh liên quan đến quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

Luận án cũng sử dụng một số tài liệu sơ cấp, được lấy từ Vụ Tây Á – Châu Phi Bộ ngoại giao và Viện nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông Đây là những tài liệu đánh giá thực tế các chuyến khảo sát của các đoàn học giả, ngoại giao và lãnh đạo Việt Nam đến một số nước châu Phi trong thời gian vừa qua Các tài liệu này sẽ giúp tác giả luận án có thêm thông tin và kiến thức thực tế để đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi trong thời gian qua và đưa ra các kiến nghị giải pháp sau khi nghiên cứu bài học từ Trung Quốc trong quan hệ với các nước châu Phi

4.3 Khung phân tích của luận án:

Trang 16

Xuất phát điểm phân tích của luận án là mối quan hệ lợi ích giữa Trung Quốc với các nước châu Phi, đặc biệt được thể hiện trong ba lĩnh vực phân tích

cụ thể là: thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển

Có hai quan điểm khi đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi Quan điểm thứ nhất nhìn vào sự hợp tác cùng có lợi và những khẩu hiệu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và nhấn mạnh tính tích cực của quan

hệ này, nhất là vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các nước châu Phi phát triển kinh tế-xã hội Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đặt ra yêu cầu xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới thể hiện rõ ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại Điều này cũng hàm ý rằng, các nước đang phát triển, trong đó có cộng đồng các nước châu Phi, sẽ được chia sẻ lợi ích từ mục tiêu chung đó Ngược lại, quan điểm thứ hai nhìn vào các vấn đề như: bòn rút tài nguyên, tàn phá môi trường và giành giật công ăn việc làm của các công ty và lao động Trung Quốc để lên án khía cạnh tiêu cực của mối quan

hệ này

Luận án này cho rằng: quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi mang nhiều đặc điểm của “chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của Trung Quốc ở châu Phi, thể hiện bởi các chính sách và hoạt động khai thác tài nguyên, thị trường, viện trợ và di dân của Trung Quốc ở các nước châu Phi Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới trong bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh phương thức phát triển và trước những phản ứng mạnh mẽ hơn từ phía người dân và chính phủ ở các nước châu Phi Trung Quốc hiện cũng đang đứng trước nhiều mâu thuẫn khó hoá giải, trong đó có mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế trong ngắn hạn với những lợi ích về chính trị và ngoại giao trong nỗ lực nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình ở châu lục này

Trên cơ sở đó, luận án xây dựng một khung phân tích như sau:

Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

Đánh giá triển vọng của quan

hệ

Trang 17

Quan điểm về sự hợp tác cùng có lợi giữa các nền kinh tế đang phát triển; Chủ thuyết

về Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại của Trung Quốc Quan điểm về sự phụ thuộc và chủ nghĩa thực dân kiểu mới

- Thông qua bối cảnh và yếu

tố mới:

+ Sự phát triển của Trung Quốc; cục diện phát triển của Châu Phi; Bối cảnh phát triển của thế giới và đặc thù của châu Phi

+ Các mâu thuẫn của Trung Quốc: giữa những lợi ích về kinh tế ngắn hạn với những lợi ích tổng thể; giữa mục tiêu nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp với mục tiêu xây dựng hình ảnh tốt đẹp; giữa lợi ích phát triển quốc gia với lợi ích phát triển trong dài hạn của Châu Phi

Đánh giá động cơ

của quan hệ

Đánh giá thực trạng của quan hệ

Đánh giá tác động của quan hệ

Đánh giá triển vọng của quan hệ

5 Các đóng góp mới của luận án

Luận án đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và quan điểm nghiên cứu về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi Luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi và làm rõ một số vấn đề nổi bật của quan hệ kinh tế của Trung Quốc vơi châu Phi từ năm 2000 đến nay;

- quan hệ thương mại

- quan hệ đầu tư

- quan hệ viện trợ

Tích cực

Tiêu cực

Thách thức/thời cơ

Trang 18

chỉ ra được động cơ lợi ích của Trung Quốc và châu Phi trong quan hệ hai bên; phân tích phản ứng của châu Phi đối với mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Về luận điểm khoa học, Luận án góp phần chứng minh rằng, quan hệ kinh

tế của Trung Quốc với châu Phi đã đạt được những thành công nhất định, đem lại nhiều tác động tích cực đối với một số nền kinh tế các nước châu Phi Tuy nhiên, luận án cũng chỉ rõ xu hướng chuyển sang một hình thức “chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của Trung Quốc ở châu Phi, thể hiện bởi các chính sách và hoạt động khai thác tài nguyên, thị trường, viện trợ và di dân của Trung Quốc ở các nước châu Phi Luận án cũng nhận định rằng, quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh phương thức phát triển theo hướng giảm

sự lệ thuộc vào tài nguyên và trước những phản ứng mạnh mẽ hơn từ phía người dân và chính phủ ở các nước châu Phi đối với các tác động tiêu cực từ những hoạt động kinh tế của Trung Quốc Trong việc xử lý quan hệ kinh tế với châu Phi, Trung Quốc hiện cũng đang đứng trước nhiều mâu thuẫn khó hoá giải, trong đó

có mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế trong ngắn hạn với những lợi ích về chính trị và ngoại giao trong nỗ lực nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình ở châu lục này

Về đóng góp chính sách, từ việc phân tích quan hệ kinh tế của Trung

Quốc với châu Phi, luận án này cũng cho rằng, Việt Nam cần phát huy được mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với các nước châu Phi, dùng ngoại giao làm cầu nối, mở đường cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước này trong thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận và quan điểm nghiên cứu về quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi nói riêng Luận án có ý nghĩa lý luận trong việc nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Châu Phi, đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin Trong đó, đề tài tập trung phân

Trang 19

tích quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi đặt trong một bối cảnh lịch sử

và những điều kiện cụ thể từ năm 2000 trở lại đây Ngoài ra, luận án cũng xem xét quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi trong giai đoạn trước năm 2000

để so sánh, đối chiếu

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án tập trung phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quan hệ kinh

tế của Trung Quốc với châu Phi và làm rõ một số vấn đề nổi bật của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay Trong đó, tập trung phân tích các lĩnh vực chính là thương mại, đầu tư giữa Trung Quốc với châu Phi trong thời gian từ năm 2000 đến nay

Luận án cũng đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với các nước châu Phi cần phát huy được mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với các nước châu Phi, dùng ngoại giao làm cầu nối, mở đường cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước này trong thời gian tới

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm có bốn chương chính:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

Chương 3: Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay

Chương 4: Triển vọng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Các nghiên cứu trong nước

Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi là chủ đề nổi bật được nhiều học giả quan tâm tìm hiểu trong những năm trở lại đây Có thể phân loại các công trình nghiên cứu trong nước về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi theo các nội dung sau:

Một là nghiên cứu về quan hệ của các nước lớn đối với khu vực Châu Phi

Trong đó có quan hệ của Trung Quốc với Châu Phi Cuốn sách “Châu Phi và

Trung Đông năm 2008: những vấn đề và sự kiện nổi bật” của Đỗ Đức Định và

Nguyễn Thanh Hiền (2009) đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật của Châu Phi – Trung Đông trong năm 2008, trong đó có đánh giá quan hệ của các nước lớn (gồm cả Trung Quốc) và Việt Nam với hai khu vực này trong

năm 2008 Cuốn sách “Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu

của Châu Phi” của Nguyễn Thanh Hiền (2008) đã phân tích, đánh giá vị trí của

Châu Phi trong hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển toàn cầu hiện nay, những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội mà các nước Châu Phi đang phải đối mặt và sự hợp tác của các nước trên thế giới (trong đó có Trung Quốc) giúp Châu Phi giải quyết các vấn đề trên

Ngoài ra, nhiều khía cạnh của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi như đầu tư, hợp tác phát triển nông nghiệp còn là nội dung quan trọng của

một số nghiên cứu về các vấn đề phát triển của Châu Phi như “Hợp tác nông

nghiệp ở Châu Phi: thực trạng và xu hướng” của Trần Thị Lan Hương (2009)

Các nghiên cứu này cũng nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc, phân tích về vai trò và ảnh hưởng của nước này ở khu vực Châu Phi Điển hình trong số các

nghiên cứu này có thể kể đến cuốn sách “Ngoại giao Trung Quốc trong quá

trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Lê Văn Mỹ (2013)

Cuốn sách đưa ra một cái nhìn tổng quan về ngoại giao Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỉ XXI; tổng hợp những đánh giá, dự báo của các học giả Trung Quốc và học giả thế giới về ngoại giao với sự trỗi đậy của Trung Quốc những

Trang 21

năm đầu thế kỉ XXI, trong đó có vấn đề điều chỉnh chính sách ngoại giao của Trung Quốc giai đoạn 2011-2020

Hai là nghiên cứu quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, được

phân tích, đánh giá thông qua các tác phẩm tiêu biểu, như:“Quan hệ hợp tác

nông nghiệp Trung Quốc – Châu Phi”, tác giả Đỗ Minh Cao (2008); “Trung Quốc – đối tác nông nghiệp quan trọng của Châu Phi trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” (Trần Thị Lan Hương và Đặng Thị Thư, 2009); “Quan hệ Trung Quốc – Angola thời gian gần đây” (Lê Thị Tố Uyên, 2010); “Di chuyển lao động của Trung Quốc đến Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, (Nguyễn Hồng

Thu, 2010); “Quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi” (Nguyễn Nhâm,

2011) v.v…Ngoài ra có một bài viết rất đáng chú ý của tác giả Võ Minh Tập về

“Chính sách của Trung Quốc đối với Châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI”

đã đánh giá vị trí của Châu Phi trong chính sách của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI từ đó đưa ra những đánh giá về những thành công, thách thức về chính sách của Trung Quốc với Châu Phi Trong các tác phẩm nghiên

cứu này, quan hệ kinh tế Trung Quốc – Châu Phi được phân tích qua một số lĩnh

vực: thương mại, đầu tư, hợp tác lao động…Tuy nhiên, trong hầu hết các tác phẩm chưa đánh giá được toàn diện mối quan hệ hợp tác kinh tế Châu Phi – Trung Quốc cũng như tác động của mối quan hệ hợp tác này đối với khu vực Châu Phi Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cố gắng rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi như nghiên cứu

“Quan hệ thương mại Trung Quốc – Châu Phi và một số bài học kinh nghiệm

đối với Việt Nam” (Trần Thị Tuyết Lan, 2012) Nghiên cứu này đã nêu lên một

số bài học cho Việt Nam từ thực trạng thương mại của Trung Quốc với châu Phi Tuy nhiên, các bài học này chưa toát lên tính tổng thể và toàn diện Các phương pháp sử dụng chủ yếu là mô tả thực trạng giới hạn trong thời gian gần đây song tính cập nhật chưa cao

Đặc biệt, Tờ Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam đăng tải khá nhiều bài viết của các tác giả nước ngoài và được dịch sang tiếng Việt từ nhiều nguồn tạp chí nước ngoài khác nhau, điển hình là các tạp chí như: “Le

Trang 22

Quotidien d’Oran” (Algeria), “Afrik” (Morocco), “Liberté” (Algeria),

“Libération”, “Le Monde Diplomatique”và “Politique Étrangère (Pháp),

“Elwantan” (Algeria), “Good Morning Afrika”, “Newsweek” (Mỹ),

“L’Expression” (Algeria), “Peace and Development” (Trung Quốc), “World Today” (Anh), “Chính trị quốc tế” và “Tin tức quốc tế” (Trung Quốc),

“Geopolitique”, “Les cahiers” v.v Những chuyên trang này có các bài bình luận

và phân tích khá sâu về quan hệ của Trung Quốc với châu Phi trên nhiều mặt, song nổi bật nhất vẫn là chính trị-ngoại giao và kinh tế Dù vậy, quan điểm của một số tác giả phương Tây có phần tiêu cực, chủ yếu chỉ đánh giá, phát hiện những mặt hạn chế của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, chưa đánh giá đúng mặt tích cực của mối quan hệ này

Các bài đăng tải trên Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã đã đề cập và phân tích nhiều vấn đề xung quanh những chính sách ngoại giao của Trung Quốc, những chiến lược của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với trật tự thế

giới Ví dụ, bài “Chiến lược cùng tồn tại của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với

trật tự thế giới” (Jamestown Foundation, 2013) là một bài viết chuyên sâu về

chiến lược hiện nay của Trung Quốc Bài viết đã phân tích về vị thế của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế Chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi hoạt động quốc tế của các nước khác mà không cần thúc đẩy việc thành lập một

trật tự thế giới hoàn toàn mới Bài “Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược dầu lửa tại

Iraq” (Jamestown Foundation, 2013) đã cho biết trong khi cộng đồng quốc tế

vẫn đang quan tâm đến tình trạng bạo lực tràn lan và khả năng sản xuất dầu lửa nhưng ít chú trọng tới những thay đổi trong chính sách ngoại giao của Iraq đặc

biệt với Trung Quốc trong thời kì hậu Saddam Bài viết “Chính sách kinh tế của

Trung Quốc tại Ăngola” (2013) đưa ra đánh giá những phản ứng khác nhau, đặc

biệt xu hướng quan ngại về việc mở rộng địa chính trị và xác định chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Trung Quốc ở Châu Phi

Nhìn chung, các tác phẩm nghiên cứu nói trên đã cung cấp được những thông tin bổ ích; phân tích về tình hình đất nước, con người, hệ thống chính trị, thực trạng kinh tế, phát triển xã hội của khu vực và một số nước Châu Phi Do

Trang 23

vậy, đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá để luận án tham khảo các luận điểm cũng như có thêm bằng chứng minh hoạ cho một số yếu tố tác động đến quan hệ kinh tế giữa Châu Phi và Trung Quốc

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Tài liệu nước ngoài về quan hệ giữa Châu Phi và Trung Quốc rất phong phú Đặc biệt, các bài báo về quan hệ ngoại giao chính trị kinh tế của khu vực Châu Phi và Trung Quốc rất nhiều Từ khi biến động chính trị Mùa xuân Arab xảy

ra tại Trung Đông – Bắc Phi năm 2011, bối cảnh khu vực ngày càng biến đổi kéo

theo sự điều chỉnh và thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của rất nhiều quốc gia ở đây cũng như của các nước lớn, điển hình như Trung Quốc, có mặt ở khu vực này

Các công trình nghiên cứu của những học giả Trung Quốc về quan hệ kinh tế Trung Quốc – Châu Phi tiêu biểu gồm: 中国对非政策的调适与转变 (Điều chỉnh và thay đổi chính sách của Trung Quốc về Châu Phi) của Li Anshan (2006);论中国对非洲援助的阶段性演变及意义 (Viện trợ của Trung Quốc ở Châu Phi và vai trò của nó) của Luo Jianbo và Liu Hongwu (2007); 非洲一体化与中非关系 (Liên kết ở Châu Phi và mối quan hệ Trung Quốc – Châu Phi) của Luo Jianbo (2006); 中国对非政策文件 (Năm lĩnh vực trong chính sách của Trung Quốc với Châu Phi) đăng trên Báo nhân dân Trung Quốc, ngày 13/1/2006; Sách trắng Hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc – Châu Phido Hội đồng nhà nước Trung Quốc xuất bản năm 2013; 中国对非洲的政策 , 其软实力 (Chính sách Trung Quốc ở Châu Phi và quyền lực mềm của nó) của Luo Jianbo và Zhang Xiaomin (2009)

Các ấn phẩm của các học giả Trung Quốc đã khái quát chung về các chính sách ngoại giao, kinh tế của Trung Quốc đối với Châu Phi kể từ năm 1979 đến nay, nhấn mạnh đến các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể, lịch sử phát trển mối quan hệ của Trung Quốc với châu Phi Dựa trên các tác phẩm của người Trung Quốc, luận án đã có những tư liệu xác thực nhất về các chính sách, chiến lược và phương thức tiếp cận thị trường Châu Phi của người Trung Quốc Tuy nhiên, các

ấn phẩm này không có nhiều ở Việt Nam, chưa cập nhật thông tin và những đánh

Trang 24

giá toàn diện về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, còn thiên về ý kiến chủ quan của người Trung Quốc khi đánh giá mối quan hệ này

Ngoài ra, các học giả thế giới cũng rất quan tâm nghiên cứu quan hệ kinh

tế của Trung Quốc với châu Phi, tập trung vào các nhóm chủ đề cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu bức tranh chung về hợp tác kinh tế và chính sách của Trung Quốc với Châu Phi

Bài viết “Chính sách đối ngoại phục vụ thương mại: Quan hệ thương mại

của Trung Quốc với Châu Phi và Mỹ Latinh 1992-2006”của Gustavo A Flores

Macia (2013) đã phân tích lịch sử của mối quan hệ thương mại Trung Quốc với khu vực Châu Phi và Mỹ Latinh, các vấn đề chính sách của mối quan hệ thương

mại song phương này Bài viết “Trung Quốc và Châu Phi: Chính sách và thách

thức” của Li Anshan (2007) phân tích các chính sách Châu Phi của Trung Quốc,

tầm quan trọng của Châu Phi đối với Trung Quốc và những thách thức trong hợp

tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi Bài viết “Nhân tố mới trong phát triển quốc

tế: trường hợp của Trung Quốc ở Châu Phi” của He Wenping (2013) phân tích

lịch sử phát triển viện trợ của Trung Quốc đối với Châu Phi, các chính sách thương mại và đầu tư của Trung Quốc ở Châu Phi và vai trò của Trung Quốc tại khu vực này

Đặc biệt, một trong những vấn đề được nhiều nghiên cứu tập trung thảo luận là các chiến lược can dự về kinh tế của Trung Quốc ở Châu Phi Ví dụ, bài

viết “Can dự của Trung Quốc ở Châu Phi: Phạm vi, tầm quan trọng và hệ quả”

của Denis M Tull (2006) đánh giá tầm quan trọng của Trung Quốc ở Châu Phi

và một số chính sách cũng như hiệu quả chính sách hợp tác kinh tế ở Châu Phi

Bài viết “Quan hệ Trung Quốc – Châu Phi trong thế kỷ 21: can dự, mặc cả và

tranh luận” của Keiran E Uchehara (2009) phân tích chính sách đối ngoại của

Trung Quốc đối với Châu Phi kể từ năm 2000, các chương trình hợp tác kinh tế–

xã hội song phương, những mất cân bằng trong mối quan hệ thương mại – đầu tư giữa hai bên, một số vấn đề tồn tại trong quan hệ Trung Quốc và châu Phi Cuốn

sách “Châu Phi và Trung Quốc: Đối tác, Đối thủ cạnh tranh hay bá chủ” của

Chris Alden (2007) đã phân tích tương đối cặn kẽ những mốc chính trong quan

Trang 25

hệ ngoại giao giữa khu vực Châu Phi và Trung Quốc để từ đó nhấn mạnh quan điểm rằng mục đích chính yếu của Trung Quốc khi đặt quan hệ ngoại giao với Châu Phi không ngoài vấn đề năng lượng dầu mỏ Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng thương mại trao đổi hai chiều của khu vực Châu Phi và Trung

Quốc đã và đang tăng mạnh Cuốn sách “Quan điểm của Trung Quốc và Châu

Phi về Trung Quốc ở Châu Phi?” của Axel Harneit-Sievers, Stephen Marks và

Sanusha Naidu (2010) đã đưa ra những phân tích về lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc – Châu Phi và những điểm chín muồi trong mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Châu Phi với Trung Quốc để giải quyết một cách thấu đáo rằng tại sao Trung Quốc có thể sử dụng linh hoạt mối quan hệ giữa viện trợ, trao đổi thương mại và nợ nần với các nước Châu Phi Cuốn sách cũng đưa ra những phân tích cụ thể về quan hệ ngoại giao kinh tế chính trị…với từng nước trong

khu vực Châu Phi Cuốn sách “Trung Quốc và Châu Phi: Một thế kỷ Cam kết”

của David H Shinn và Joshua Eisenman (2012) đã đưa ra những phân tích tương đối chi tiết mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, ngoại giao, đầu tư, giáo dục và văn hóa…

Ngoài các ấn phẩm tiêu biểu trên, chính sách hợp tác kinh tế của Trung Quốc với châu Phi còn có thể tìm thấy trong nhiều công trình nghiên cứu ngoài

nước khác như: “Quan hệ Trung Quốc Châu Phi trong kỷ nguyên thay đổi to

lớn” (Li Xin và Abdulkadir Osman Farah, 2013); “Triển vọng hậu khủng hoảng của quan hệ Trung Quốc – Châu Phi” (Jing Gu và Richard Schiere, 2011);

“Trung Quốc ở Châu Phi: chuẩn bị cho diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi tiếp theo” (Kerry Brown, 2009); “Cuộc hôn nhân Trung Quốc – Châu Phi”

(Henrieta Borovska, 2011); “Quan hệChâu Phi–Trung Quốc: những năm chiến

tranh lạnh và sau đó” (Vitor Ojakorotu và Ayo Whetho, 2008); “Quan hệ kinh doanh và phát triển của Châu Phi với Trung Quốc” (Lawal Mohammed Marafa,

2009)…Nhìn chung, các ấn phẩm trên đã phản ánh các giai đoạn phát triển của mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, lợi ích, cơ hội trong việc mở rộng mối quan hệ này đối với cả hai phía, các chính sách phát triển cụ thể trong từng giai đoạn và các lĩnh vực hợp tác, đánh giá sự thay đổi chính sách của

Trang 26

Trung Quốc đối với Châu Phi trong thời đại mới, sự cạnh tranh vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc với Mỹ và Châu Âu tại Châu Phi

Thứ hai, nghiên cứu về các lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc

và Châu Phi trong các lĩnh vực cụ thể thương mại, đầu tư, phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, viện trợ phát triển v.v…

Ví dụ, trong khía cạnh đầu tư có nghiên cứu của Thompson Ayodele và Alusegun Sotola (2014), Mary Francoise Renard (2011), Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2009), Magnus Ericsson (2012), Helen Lai Sun (2011), Peter Kragelund (2010) Các nghiên cứu này đánh giá các lợi ích đầu tư của Trung Quốc tại Châu Phi, FDI của Trung Quốc phân theo ngành và đối tác chủ yếu ởChâu Phi, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đầu tư vào lĩnh vực khai thác tài nguyên

và nông nghiệp Ngoài ra, những nghiên cứu này còn chỉ rõ lợi ích, cơ hội cũng như thách thức mà các nước Châu Phi có được khi thu hút FDI của Trung Quốc

Trong lĩnh vực thương mại, quan hệ của Trung Quốc với châu Phi cũng

được thảo luận nhiều Điển hình là nghiên cứu “Trung Quốc – Châu Phi:

Thương mại đang tăng” của Sarah Baynton Glen (2014); “Xuất khẩu của Trung Quốc sang Châu Phi: Cạnh tranh, tương hỗ và hợp tác giữa các chủ thể vi mô”

của Heid Ostbo Haugen (2011)…Những nghiên cứu này phân tích các đối tác xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc ở Châu Phi, các nhân tố dẫn đến

mở rộng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với châu Phi, tính cạnh tranh, bổ sung và hợp tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và châu Phi trong lĩnh vực thương mại

Các nghiên cứu cũng đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về viện trợ của Trung Quốc cho Châu Phi, gồm cả thái độ ủng hộ và phản đối Các nghiên

cứu điển hình như “Viện trợ của Trung Quốc cho Châu Phi: Quái vật hay cứu

thế” của Yun Sun (2014), Hoạt động viện trợ của Trung Quốc ở Châu Phi, Mỹ

Latinh và Đông Nam Á (2009)…

Nhìn chung, các tác phẩm này đã đánh giá được phần nào thực trạng hợp tác giữa Trung Quốc với châu Phi trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, viện trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và một số lĩnh vực khác Điểm mạnh của các tác phẩm này là có những đánh giá đa chiều, cụ thể về hợp tác của Trung

Trang 27

Quốc với Châu Phi trong từng lĩnh vực, giúp nghiên cứu sinh có được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hợp tác hai bên Tuy nhiên, các tác phẩm này vẫn thể hiện những hạn chế, cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa bởi số liệu

và phân tích trong các tác phẩm này rời rạc, nhận định lợi ích của Trung Quốc và các nước Châu Phi trong hợp tác ở từng lĩnh vực còn đa chiều, chủ quan, chưa

hệ thống hóa và chưa giải quyết thấu đáo các vấn đề và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Thứ ba, nghiên cứu về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với một số nước Châu Phi điển hình

Các nghiên cứu này đã phân tích khá sâu thực trạng, hình mẫu, các vấn đề

trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc với một số nước ở khu vực như Nam Phi (Sven Grimm và Yejoo Kim, 2013); Zimbabwe (Zhang Chun, 2014), Nigeria

(Margaret Agbula và Qi Zheng, 2011); Algeria và Ai Cập (Janvier Litse và Jacob

Kolster, 2012) Hầu hết các ấn phẩm viết về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các đối tác chủ yếu ở Châu Phi đều tập trung phân tích các mối quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ, lợi ích và rủi ro của các mối quan hệ song phương này Nhiều khía cạnh mới cũng được các nghiên cứu này đề cập đến như các đặc khu kinh tế của Trung Quốc ở một số nước Châu Phi (WB, 2011) Tuy nhiên, các ấn phẩm trên chưa đưa ra được bức tranh tổng thể về các đối tác chủ yếu ở Châu Phi trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, các lĩnh vực hợp tác chủ yếu của từng đối tác, mục đích và phương thức tiếp cận của Trung Quốc với các đối tác này có

gì khác nhau, từ đó có những so sánh hiệu quả và tác động của mối quan hệ kinh

tế song phương của Trung Quốc với từng đối tác Châu Phi Do vậy, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề trên

Các nghiên cứu này cũng đánh giá tác động của mối quan hệ hợp tác kinh

tế với Trung Quốc đối với các nước Châu Phi trên tổng thể (Simplice Asongy, 2013; K.Y.Amoako, 2013) và các lĩnh vực chủ yếu như thương mại, đầu tư (Paulo Drummond và Estelle Xue Liu, 2013) Nhiều ý kiến cũng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau, bao gồm cả những ý kiến đề cao (Raphael Kaplinski, 2012) lẫn các ý kiến tiêu cực khi nhìn nhận các tác động này (Daniel Poon, 2013)…Nhìn chung, các tác phẩm này cho ta thấy cách nhìn đa chiều về các tác

Trang 28

động của mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi đối với các nước Châu Phi, trong đó có cả tác động tích cực và tiêu cực Tuy nhiên, các tác động này chưa được đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, do vậy chưa thấy được những lợi ích cũng như là những chi phí mà các nước Châu Phi đang nhận được

từ quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Thứ tư, nghiên cứu về chính sách của Trung Quốc với châu Phi sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đây là một chủ đề tương đối mới được các học giả quốc tế quan tâm kể từ sau Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến những chính sách ngoại giao mới của nước này như xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại và việc triển khai ráo riết chiến lược “vành đai, con đường” ở châu Phi

Nghiên cứu của Cobus Van Staden (2018) cho rằng, chính sách của chính quyền ông Tập Cận Bình sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc với việc tập trung triển khai sáng kiến Vành đai, con đường, nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước châu Phi đối với việc cải tổ Liên hợp quốc, sự mở rộng hoạt động quân sự của Trung Quốc trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến châu Phi He Wenping (2018) nhận xét, Trung Quốc đang mở ra một chương mới trong quan hệ với châu Phi với việc triển khai sáng kiến Vành đai, con đường Châu Phi không chỉ là một bên tham gia mà thực chất là một nhân tố chủ chốt đối với việc thực hiện sáng kiến này Một số học giả và nhà nghiên cứu châu Phi cũng khẳng định, sau Đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sẽ quan tâm và chú ý tới châu Phi nhiều hơn (Kimeng Hilton Ndukong, 2017) Có thể nói rằng, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu bài bản về quan hệ của Trung Quốc với châu Phi kể từ sau Đại hội 19 song đây là vấn đề mới, rất đáng được phân tích, làm rõ, đặc biệt là những thay đổi về mặt chính sách của Trung Quốc và tầm quan trọng của châu Phi trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu của nước này

1.3 Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận

án và vấn đề tiếp tục nghiên cứu

* Những nội dung kế thừa từ các công trình liên quan đến luận án

Trang 29

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp các tư liệu

đa dạng với các quan điểm phân tích khác nhau về quan hệ của Trung Quốc với các nước châu Phi Thông qua các công trình nghiên cứu này, tác giả luận

án có thể kế thừa một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cung cấp một bức tranh chung về tình hình phát triển kinh tế

- xã hội ở khu vực châu Phi nói chung, một số nước điển hình ở châu Phi nói riêng Thông qua bức tranh chung này, có thể thấy các nước châu Phi hiện nay đang có nhu cầu cải cách và phát triển kinh tế, nhưng còn thiếu vốn đầu

tư, công nghệ và các nguồn lực phát triển khác Trong thời gian qua, các nước châu Phi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các nước lớn trên thế giới, bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… và mỗi nước lớn đều có những chiến lược hợp tác kinh tế - chính trị riêng có đối với khu vực châu Phi

Thứ hai, các công trình nghiên cứu trước đó đã phân tích quan hệ kinh

tế của Trung Quốc với khu vực châu Phi thông qua các kênh: thương mại, đầu

tư, viện trợ Thông qua các công trình nghiên cứu này, tác gỉa luận án có thể

kế thừa các tài liệu, số liệu khác nhau liên quan đến các vấn đề cụ thể như

quan hệ hợp tác như năng lượng, dầu mỏ, đầu tư, viện trợ, v.v giữa Trung Quốc

và các nước châu Phi Đây là những tài liệu vô cùng hữu ích, giúp tác giả luận án

có được kiến thức cơ bản về quan hệ kinh tế Trung Quốc với châu Phi trong thời gian qua

Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước đó đã phân tích, đánh giá vai trò

và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Phi, những tác động tích cực và tiêu cực từ các dự án kinh tế của Trung Quốc đối với một số nước châu Phi, sự cạnh tranh ảnh hưởng nước lớn trong khu vực châu Phi và cách thức thâm nhập thị trường châu Phi của Trung Quốc Các vấn đề này được tác giả luận án kế thừa một cách có sàng lọc, từ đó có những quan điểm và cách tiếp cận rõ ràng, rành mạch hơn về ảnh hưởng và vai trò kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực châu Phi nói chung và đối với một số nước châu Phi nói riêng

Trang 30

Thứ tư, các tác giả trước đó đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các

nước đang phát triển khi tiếp nhận làn sóng đầu tư, thương mại từ Trung Quốc

Là một nước đang phát triển, Việt nam cũng nên tham khảo các bài học này Đây cũng là một vấn đề luận án có thể kế thừa một cách chắt lọc, lựa chọn

* Khoảng trống nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án:

Một là, các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án tuy vô cùng đa

dạng và phong phú, nhưng mới dừng lại ở việc phân tích thực trạng của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc với Châu Phi, động cơ lợi ích đằng sau mối quan hệ Trung Quốc với châu Phi; nhưng chưa làm rõ những tiềm năng và lợi thế và các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc với Châu Phi, trong đó có những nhân tố thuộc về khách quan, có nhân tố thuộc về phía Trung Quốc và có những nhân tố thuộc về phía các nước châu Phi Đây là những điểm mới sẽ được luận án tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu, làm rõ

Hai là, các tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án đánh giá mối quan hệ

Trung Quốc với Châu Phi trên nhiều cách tiếp cận khác nhau, với các quan điểm khác nhau, có quan điểm nghiêng về phía Trung Quốc, có quan điểm nhằm chỉ trích Trung Quốc đang khiến các nước châu Phi phát triển không bền vững, tạo nên “chủ nghĩa thực dân mới”, có quan điểm thiên về phía các nước châu Phi Điều này là dễ hiểu bởi các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án rất đa dạng, từ các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc, đến các nhà nghiên cứu châu Á, phương Tây, các nhà nghiên cứu đến từ các nước châu Phi và các nhà nghiên cứu Việt Nam Sự đa dạng này là một khoảng trống trong luận án, buộc tác giả luận án phải có quan điểm nghiên cứu thống nhất, rõ ràng về mục tiêu cần giải quyết trong luận án Tác giả luận án sẽ đứng trên quan điểm nhìn từ phía Trung Quốc để nghiên cứu, đánh giá chính sách, cách tiếp cận và các hoạt động hợp tác kinh tế của Trung Quốc trên thị trường châu Phi, từ đó mới có thể rút ra các bài học cho Việt Nam khi muốn tiếp cận thị trường châu Phi một cách hiệu quả hơn

Ba là, số liệu, tư liệu của các tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án

không mang tính cập nhật, không mang tính hệ thống Nhiệm vụ của luận án là

sẽ hệ thống hoá các vấn đề nghiên cứu, cập nhật các vấn đề nghiên cứu, phân

Trang 31

tích mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc với Châu Phi theo chiều dài lịch sử liên tục từ năm 2000 đến nay để làm rõ bản chất của mối quan hệ này Đặc biệt, những tác động từ mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi chưa được đánh giá sâu, đặc biệt là những thay đổi sau Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc đang có những điều chỉnh và thay đổi đáng kể

Bốn là, phần lớn các tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án đều là của

các tác giả ngoài nước Các công trình nghiên cứu chuyên sâu ở trong nước liên quan trực tiếp đến luận án dường như không có, mà mới chỉ dừng ở các bài báo khoa học Nhiệm vụ của luận án là rút ra bài học và những đề xuất chính sách cho Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế với Châu Phi thông qua học tập kinh nghiệm của Trung Quốc Đây là một vấn đề mới, chưa được các tài liệu nghiên cứu trước đó nghiên cứu Đề tài luận án đảm bảo sẽ có những đóng góp mới, đưa ra những quan điểm đánh giá cá nhân về mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc với Châu Phi; từ đó đưa ra những gợi ý và bài học thiết thực cho Việt Nam

Trang 32

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ KINH TẾ

CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI 2.1 Cơ sở lý luận cho việc đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

2.1.1 Một số luận điểm về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

Luận điểm dựa trên một số lý thuyết truyền thống về hợp tác kinh tế

Những luận điểm ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi cho rằng, đây là điều tất yếu trong một thế giới phát triển năng động và toàn cầu hóa, phù hợp với quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc

và Châu Phi Trung Quốc và các nước Châu Phi đều là những nền kinh tế đang phát triển, có những tiềm năng và lợi thế so sánh, có thể bổ sung cho nhau Những tuyên bố chính sách của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc gần đây đều thể hiện sự tiếp tục quan điểm, chính sách tập trung khai thác sự gần gũi về lịch sử

và mối thiện cảm vốn có của các quốc gia Châu Phi đối với Trung Quốc như là một quốc gia “bạn bè” đáng tin cậy đã cùng kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây nay tiếp tục hợp tác giúp đỡ trên tinh thần cùng có lợi, không

hề có tham vọng chi phối, áp đặt về mặt chính trị như các quốc gia khác

Dưới góc độ kinh tế, quan điểm ủng hộ thương mại tự do và vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh cổ điển cho rằng, mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất loại sản phẩm nào đó mà họ có lợi thế tuyệt đối; sự khác biệt về lợi thế tuyệt đối giữa hai quốc gia là nguồn gốc của trao đổi thương mại quốc tế; xuất khẩu sẽ hình thành trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và trao đổi phải để bàn tay vô hình tự điều tiết Dưới góc độ phát huy lợi thế so sánh tuyệt đối, theo Adam Smith, mỗi nước cũng có thể chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh (tương đối có hiệu quả hơn) và nhập khẩu sản phẩm mà nước đó không có lợi thế so sánh (tương đối không hiệu quả hơn) Đây là căn cứ quan trọng để Trung Quốc và nhiều nước Châu Phi ở các trình độ phát triển khác nhau

có thể đẩy mạnh quan hệ thương mại trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh cả tuyệt đối và tương đối để cùng nhau phát triển

Trang 33

Các lý thuyết thương mại mới cũng chia sẻ với quan điểm trên khi cho rằng, thông qua tác động lên lợi ích kinh tế nhờ quy mô, thương mại có thể giúp

đa dạng hoá hàng hóa cung cấp tới người tiêu dùng và giảm bớt chi phí trung bình trên một sản phẩm Với lập luận này, Paul Krugman đã chứng minh rằng,

một số ngành công nghiệp nhờ vào “tính tiết kiệm do qui mô” nên quốc gia nào

có công xưởng sản xuất sản phẩm đó với quy mô lớn thì sẽ xuất khẩu những loại hàng ấy, do sản lượng sản xuất lớn thì càng chi phí bình quân càng thấp Trung Quốc đã trở thành “công xưởng của thế giới” còn Châu Phi là “mỏ tài nguyên khổng lồ của thế giới” nên hai nền kinh tế có những lợi thế về quy mô cần được phát huy theo quy luật của thị trường

Khác biệt về trình độ phát triển và công nghệ thường được xem là nguyên nhân lý giải cho hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi

Lý thuyết chiết trung của Dunning cho thấy, động lực của dòng vốn đầu

tư của Trung Quốc vào Châu Phi là tìm kiếm thị trường và tài nguyên Theo lý thuyết này, có ba lợi thế ảnh hưởng quyết định đầu tư [62]: (1) Lợi thế về sở hữu (ownership advantages - O), bao gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi thế về địa điểm (location advantages - L), bao gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của

cơ sở hạ tầng, chính sách của chính phủ) và (3) Lợi thế nội bộ (Internalization advantages - I), bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế) Lý thuyết này cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố

“kéo” đối với FDI Những lợi thế này biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên ảnh hưởng đến FDI đổ vào từng nước và ở từng thời kỳ khác

nhau Theo đó, có bốn dạng FDI: i) FDI tìm kiếm thị trường, chú trọng các yếu

tố như quy mô và tăng trưởng của thị trường, thu nhập bình quân đầu người, khả năng thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu, thị hiếu người tiêu

dùng ; ii) FDI tìm kiếm nguồn lực và tài nguyên, chú trọng các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ, cơ sở hạ tầng và mức độ công nghệ ; iii)

FDI tìm kiến hiệu quả, tập trung vào những địa điểm mà chi phí sản xuất thấp

Trang 34

hơn; và iv) FDI tìm kiếm các tài sản chiến lược, chú trọng việc triển khai chiến

lược toàn cầu và khu vực của các công ty, hình thành mạng lưới công nghệ, tổ

chức và thị trường

Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư, quá trình phát triển và hoạt động đầu tư của các nước được chia ra thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trong thời gian trước những năm 1980, khi cả Trung Quốc

và các nước Châu Phi còn ở trong tình trạng kém phát triển, lợi thế về địa điểm (location advantages) ít hấp dẫn, luồng vào FDI không đáng kể do hạn chế của thị trường trong nước (thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, giáo dục yếu kém, lao động không có kỹ năng…), hầu như không có luồng ra FDI Quan hệ đầu tư giữa Trung Quốc với Châu Phi không đáng kể

Giai đoạn 2: Khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách, mở cửa, FDI vào

Trung Quốc bắt đầu tăng do lợi thế về địa điểm đã hấp dẫn các nhà đầu tư (sức mua trong nước bắt đầu tăng, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện…) FDI chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất để thay thế nhập khẩu và những ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc sản xuất ra nguyên vật liệu, sản phẩm sơ chế Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong giai đoạn này không đáng kể vì tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp Trung Quốc còn chưa đủ mạnh

Giai đoạn 3: Trung Quốc hiện nay đã bước vào giai đoạn này Luồng vào

của FDI bắt đầu giảm và đầu tư ra nước ngoài bắt đầu tăng Khả năng kỹ thuật của Trung Quốc đã được cải thiện, tiêu chuẩn hoá song lợi thế về lao động giảm dần do giá lao động của Trung Quốc hiện đã tăng cao, nên phải chuyển đầu tư sang những nước có lợi thế tương đương đối về lao động nhằm tìm kiếm thị trường hoặc giành những tài sản chiến lược để bảo vệ lợi thế về sở hữu (ownership advantages) Trong chiến lược đó, Châu Phi là địa bàn hấp dẫn đối với các công ty Trung Quốc

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn mà Trung Quốc đang hướng tới Lợi thế về

sở hữu của các công ty Trung Quốc sẽ tăng lên Những công nghệ sử dụng nhiều lao động dần được thay thế bởi công nghệ sử dụng nhiều vốn Lợi thế L của Trung Quốc chuyển sang các tài sản FDI vào nước này để tìm kiếm những tài sản Các công ty trong nước của Trung Quốc sẽ thúc đẩy FDI ra nước ngoài

Trang 35

nhiều hơn thay vì nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm, bởi vì họ có thể khai thác lợi thế nội bộ (internalization advantages) Do vậy, luồng vào và luồng ra của FDI đối với Trung Quốc vẫn tăng, nhưng luồng ra sẽ nhanh hơn

Giai đoạn 5: Luồng ra và luồng vào của FDI tiếp tục và khối lượng tương

tự nhau Luồng vào từ các nước có mức độ phát triển thấp hơn với mục đích tìm kiếm thị trường và kiến thức; hoặc từ các nước đang phát triển ở bước 4 và 5 để tìm kiếm sản xuất có hiệu quả hơn [63]

Các lý thuyết về sự khác biệt công nghệ cũng cho rằng, khác biệt về trình

độ công nghệ giữa Trung Quốc và Châu Phi là nguyên nhân chính dẫn đến

thương mại giữa hai nền kinh tế Theo lý thuyết này, khi một nước có sản phẩm

mới và công nghệ mới thì họ sẽ xuất khẩu sản phẩm mới sang nước khác Với hai quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, nước có trình độ công nghệ cao sẽ xuất khẩu các sản phẩm mới, công nghệ mới sang nước có trình độ phát triển công nghệ thấp để đổi lấy các mặt hàng đã được chuẩn hóa Sau đó, các sản phẩm mới lại được chuẩn hóa ở nước thứ hai và nước thứ nhất với khả năng sáng tạo cao lại đưa ra các sản phẩm công nghệ cao hơn phức tạp hơn

Ngoài ra, một trong những mô hình phát triển thường được vận dụng để lý giải cho sự hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau là mô hình “Đàn nhạn bay” Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Kaname Akamatsu đưa ra vào những năm 1961 –1962 để giải thích cho vai trò của Nhật Bản đối với sự phát triển của các nước Đông Á đi sau Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; sản xuất để xuất khẩu, FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối [47]

Terutomo Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và

mô hình “đàn nhạn” Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát triển

có lợi thế tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này Tuy nhiên, sau đó tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa phương đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi Khi đó các công ty trong

Trang 36

nước đầu tư ra nước ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối của nước này, tạo ra quá trình liên tục của FDI [82]

Nhìn từ mô hình này, Trung Quốc có thể đóng vai trò ở Châu Phi một cách tích cực, cũng giống như Nhật Bản đã từng kéo theo sự phát triển của nhiều nền kinh tế ở Đông Á Các hoạt động đầu tư và liên kết sản xuất với Trung Quốc

ở Châu Phi trước hết giúp các nền kinh tế ở châu lục này hình thành một nền công nghiệp đơn giản, trên nền tảng đó nâng dần sự phát triển công nghiệp

Luận điểm về Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại của Trung Quốc

Thuật ngữ “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” lần đầu tiên được ông Tập Cận Bình sử dụng tại Diễn đàn Bác Ngao tháng 4/2013 khi ông nhấn mạnh với các bên tham dự nhu cầu cần phải có sự phát triển chung: “Là các thành viên của cùng một ngôi làng toàn cầu, chúng ta nên nuôi dưỡng cảm giác về cộng đồng chung vận mệnh, đi theo xu hướng của thời đại, giữ định hướng đúng đắn, đoàn kết với nhau trong thời điểm khó khăn và đảm bảo rằng sự phát triển ở châu Á và phần còn lại của thế giới đạt được những đỉnh cao mới” [78]

Quan điểm này hình thành khi Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, muốn tỏ rõ hơn vai trò quan trọng của mình, đặc biệt đối với những nước đang phát triển, bằng cách đề xuất ra những mô hình, sáng kiến và khẩu hiệu hợp tác mới Tại Đại hội 19, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhấn mạnh hai mục tiêu đối

ngoại xuyên suốt của Trung Quốc trong thời đại mới đó là xây dựng quan hệ

quốc tế kiểu mới và cộng đồng vận mệnh chung nhân loại

Thời đại mới chính là bối cảnh thể hiện sự lớn mạnh và phát triển của

Trung Quốc Trung Quốc đã chuyển mình từ chỗ “đứng lên” trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc sang “giàu lên” trong thời kỳ Đặng Tiểu Bình tiến

hành đường lối cải cách, mở cửa Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung

Quốc đang bước vào thời kỳ “mạnh lên”, thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, với

mục tiêu hoàn thành việc xây dựng xã hội toàn diện khá giả vào năm 2020; thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa về cơ bản vào năm 2035; và đến năm 2050 xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa

Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội 19 Đảng Cộng Sản Trung Quốc nêu

rõ những ý tưởng chính của “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, khẳng định

Trang 37

Trung Quốc sẽ mãi là đất nước đóng góp cho hòa bình thế giới, cho sự phát triển

toàn cầu và giữ gìn trật tự thế giới; cụ thể: i) Giấc mơ của nhân dân Trung Quốc

liên thông chặt chẽ với giấc mơ của nhân dân các nước, không tách rời môi

trường quốc tế hòa bình và trật tự thế giới ổn định; ii) Trung Quốc trước sau như

một đi con đường phát triển hòa bình, thực hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi

cùng thắng, kiên trì quan điểm đúng đắn về đạo nghĩa và lợi ích; iii) xây dựng

quan điểm an ninh mới, an ninh chung, an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác và an

ninh bền vững; iv) mưu cầu triển vọng phát triển mở cửa sáng tạo, bao trùm, cùng có lợi; v) thúc đẩy giao lưu văn hóa hòa nhập nhưng không hòa tan, bao dung tiếp thu lẫn nhau; vi) xây dựng hệ thống sinh thái tôn trọng tự nhiên, phát

triển xanh Đây là những luận điểm hợp tác hết sức hấp dẫn đối với các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước châu Phi Đặc biệt, nhiều luận điểm trong việc xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” đã đánh trúng tâm

lý và quan điểm chính trị của nhiều nước châu Phi vốn không hài lòng với trật tự thế giới bị áp đặt bởi Mỹ và phương Tây

Với việc đưa ra chủ thuyết đối ngoại này, Trung Quốc cũng ngầm thể hiện một sự thách thức và mô hình hợp tác thay thế cho trật tự thế giới do Mỹ chi phối Trong những năm qua, nhiều học giả và các nhà chính trị của Trung Quốc cũng như châu Phi thường chia sẻ quan điểm coi trật tự chính trị và kinh tế quốc

tế cũ do phương Tây chi phối là bất công và phi lý, khiến cho “toàn cầu hóa” bị biến thành “phương Tây hóa hoặc Mỹ hóa” - tiến trình cho phép phương Tây chi phối thế giới về mặt chính trị và kinh tế Các chuẩn mực và quy tắc phổ biến của trật tự quốc tế hiện tại chủ yếu phục vụ các lợi ích bá quyền của Mỹ, bất công đối với các cường quốc đang trỗi dậy, bao gồm Trung Quốc Ban lãnh đạo Trung Quốc gần đây đã nhấn mạnh yêu cầu phải có một “tư duy mới để xây dựng một khuôn khổ toàn cầu mới”, thúc đẩy “quan hệ quốc tế kiểu mới” nhằm ứng phó tốt hơn với những thay đổi của thế giới Trung Quốc với vị thế nước lớn sẽ tạo ra một “hệ thống thế giới mới”, phản ánh tốt hơn các lợi ích và giá trị của riêng mình, đem lại cho thế giới một mô hình Trung Quốc [78]

Thực tế cho thấy, trên thế giới đã xuất hiện thuật ngữ “Đồng thuận Bắc Kinh” đối lập với sự “Đồng thuận Washington” Sự khác biệt giữa hai mô hình

Trang 38

trên chủ yếu là ở mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế “Đồng thuận Washington” cho rằng: nhà nước nên can thiệp ở mức ít nhất vào nền kinh tế, cần phải bảo vệ sở hữu tư nhân, mở cửa và tự do hóa nền kinh tế, ổn định vĩ mô

và thúc đẩy dân chủ - coi đây là cốt yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngược lại “Đồng thuận Bắc Kinh” nhấn mạnh vai trò chủ động của nhà nước can thiệp

và định hướng, điều tiết thị trường; đồng thời cũng đề cao các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp; và sự thử nghiệm các định chế khác nhau trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [86] “Đồng thuận Bắc Kinh” là mô hình phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của Trung Quốc trong mấy chục năm qua

và trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều người cho rằng

“Đồng thuận Bắc Kinh” có thể sẽ thay thế “Đồng thuận Washington” để định hình con đường phát triển của thế giới, hoặc ít nhất là con đường phát triển của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh

Với những sáng kiến như “Vành đai, Con đường” Trung Quốc tuyên bố muốn biến đổi hệ thống quốc tế hiện nay và giúp nó phát triển dần thành một cấu trúc công bằng hơn Đối lập với trật tự chính trị và kinh tế quốc tế hiện nay vốn

do phương Tây áp đặt, thể hiện “sự bất bình đẳng” và “ép buộc”, việc Trung Quốc mời chào các nước châu Phi tham gia vào dự án chiến lược như “Vành đai, Con đường” đã thể hiện sự cởi mở, khoan dung trong “một kiểu quan hệ quốc tế mới” do Trung Quốc cổ suý và thiết lập Trong chuyến thăm châu Phi của Ngoại trưởng Vương Nghị vào đầu năm 2018, ông đã khẳng định “Châu Phi không thể vắng mặt trong việc triển khai sáng kiến Vành đai, con đường cũng như sự phát triển chung của Trung Quốc và thế giới” (theo Global Times ngày 22/1/2018) Sáng kiến Vành đai, Con đường đặt mục tiêu giúp các nước châu Phi phát triển công nghiệp, kết nối giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không,

hỗ trợ giảm nghèo và thúc đẩy hội nhập khu vực Trung Quốc nhấn mạnh, tất cả các nước lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, đều bình đẳng; các nước châu Phi không chỉ là một bên tham gia mà thậm chí còn là một đối tác chủ chốt trong việc triển khai Vành đai, con đường Với những tuyên bố đó, Trung Quốc đang muốn chứng tỏ cho các nước châu Phi thấy rằng, quan hệ hợp tác với

Trang 39

Trung Quốc là dựa trên “cộng đồng chung”, “lợi ích chung”, “vận mệnh chung” với những nguyên tắc như “hữu nghị”, “chia sẻ” và “cùng phát triển”

Luận điểm về sự phụ thuộc và chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Luận điểm này cho rằng, các quan hệ kinh tế với Trung Quốc không đem lại nhiều lợi ích cho Châu Phi trong dài hạn Châu Phi sẽ có thể ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và nước này đang thông qua những hoạt động thương

mại, đầu tư, di dân và viện trợ để thực hiện một thứ “chủ nghĩa thực dân kiểu

mới” hay còn gọi là “chủ nghĩa thực dân mang màu sắc Trung Quốc” ở châu

Phi Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân này là: Về mục tiêu: khai thác tài nguyên, chiếm hữu đất đai, mở rộng thị trường và mở rộng ảnh hưởng Về công cụ: đẩy

mạnh hoạt động đầu tư, thương mại, di dân, các hình thức viện trợ, truyền bá tư tưởng văn hóa, thậm chí tiến hành hối lộ, khuyến khích các hành vi tham nhũng

lệ thuộc vào Trung Quốc thông qua các quan hệ kinh tế

Trong thập kỷ 1970, trường phái lý thuyết phụ thuộc hay lý thuyết ngoại vi- trung tâm cho rằng các nước phát triển tăng cường quyền lực bằng cách can

Trang 40

thiệp vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở những nước đang phát triển, đặc biệt thông qua sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, gắn các nước đang phát triển vào hệ thống tư bản toàn cầu để khai thác tài nguyên thiên nhiên, bóc lột lao động và tăng sự phụ thuộc của các nước đang phát triển ở vùng ngoại

vi vào các nước phát triển ở vùng trung tâm Khi nói về trật tự thế giới, trường phái Gramsci mới đã nêu lên học thuyết về “bá quyền” Theo học thuyết này, bá quyền của một nước không chỉ dựa vào sức mạnh mà chủ yếu dựa vào sự thuyết phục của nước này và sự chấp thuận của các nước khác Bá quyền dựa trên năm

nền tảng: i) chia sẻ giá trị và ý thức hệ cao hơn với các nước còn lại; ii) có được phương thức sản xuất cao hơn; iii) xây dựng và tuân thủ các thể chế quốc tế; iv)

có khả năng cung cấp các hàng hóa công cộng như tín dụng và an ninh; v) tạo ra

lợi ích cho tầng lớp tinh hoa hoặc tầng lớp xã hội có ảnh hưởng ở các nước khác

Lý thuyết này không chỉ vận dụng cho sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước phát triển mà còn có thể áp dụng cho các nước có trình độ phát triển khác nhau, đặc biệt là các nước nhỏ vào nước lớn Ngoài ra, sự lệ thuộc giữa các quốc gia cũng còn cần phải xem ý đồ của một nước lớn trong quan hệ với các nước nhỏ như thế nào Những người theo quan điểm này thường chung một nhận định, Trung Quốc đang nỗ lực thiết lập sự bá quyền ở Châu Phi

Những hành động của Trung Quốc ở Châu Phi còn có thể so sánh với việc

thực hiện một thứ chủ nghĩa thực dân kiểu mới Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ khác

chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở cách thức tiến hành, ở phương thức sử dụng và thủ đoạn sử dụng Chế độ thực dân kiểu cũ xuất phát từ Anh, Pháp, Tây ban nha

và Bồ Đào Nha có mục tiêu là chiếm hữu các quốc gia khác làm thuộc địa, chiếm hữu người dân của nước khác làm tay sai, nô dịch, phục vụ lợi ích kinh tế

và quân sự của mẫu quốc Chủ nghĩa thực dân kiểu mới gây ảnh hưởng và chi phối nước khác không trực tiếp mà thông qua viện trợ vũ khí, viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế Sự viện trợ kinh tế, tài chính hay kĩ thuật cho các nước Á, Phi,

Mỹ Latinh xuất phát trước hết từ lợi ích của các nước viện trợ, ràng buộc các nước nhận viện trợ vào phạm vi ảnh hưởng kinh tế và chính trị của các nước cung cấp viện trợ Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận tất cả ý nghĩa tích cực của viện trợ, nếu như viện trợ đó không kèm theo điều kiện ràng buộc về chính

Ngày đăng: 22/05/2019, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Minh Cao (2008), Quan hệ hợp tác nông nghiệp Trung Quốc – Châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 11(39)/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hợp tác nông nghiệp Trung Quốc – Châu Phi
Tác giả: Đỗ Minh Cao
Năm: 2008
2. Cục xúc tiến thương mại (2011), Đôi nét về tình hình sản xuất vàng của Châu Phi, Bộ công thương, 28/12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về tình hình sản xuất vàng của Châu Phi
Tác giả: Cục xúc tiến thương mại
Năm: 2011
3. Đỗ Đức Định – Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên), Châu Phi và Trung Đông năm 2008: những vấn đề và sự kiện nổi bật, NXB Khoa học xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châu Phi và Trung Đông năm 2008: những vấn đề và sự kiện nổi bật
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
4. Đỗ Đức Định (2015). Quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và tác động tới Châu Phi – Trung Đông. Chuyên đề khoa học, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và tác động tới Châu Phi – Trung Đông
Tác giả: Đỗ Đức Định
Năm: 2015
5. Đỗ Đức Định (chủ biên), Trung Đông – những vấn đề và xu hướng kinh tế , chính trị trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Đông – những vấn đề và xu hướng kinh tế , chính trị trong bối cảnh quốc tế mới
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
6. Doanh nhân Sài Gòn online, Châu Phi hy vọng đổi đờ nhờ khai khoáng, 02/02/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châu Phi hy vọng đổi đờ nhờ khai khoáng
7. Fernand Braudel, Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
10. Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Đối thoại với các nền văn hóa, NXB trẻ, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại với các nền văn hóa
Nhà XB: NXB trẻ
11. Nguyễn Mạnh Hùng (2015). Mối quan tâm lợi ích của Trung Quốc ở Châu Phi. Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan tâm lợi ích của Trung Quốc ở Châu Phi
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2015
12. Nguyễn Mạnh Hùng (2016). “Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi hiện nay”. Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 06 (130) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2016
13. Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Mai Trang. 2015. Kinh tế Châu Phi cận Sahara năm 2015 và triển vọng 2016. Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 12(124), trang3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Châu Phi cận Sahara năm 2015 và triển vọng 2016
14. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Xuân Bách (chủ biên), 2017, Quan hệ Trung Quốc – châu Phi những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Trung Quốc – châu Phi những năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
15. Trần Thị Lan Hương –Đặng Thị Thư (2009), Trung Quốc – đối tác nông nghiệp quan trọng của Châu Phi trong những thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 03(43) năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc – đối tác nông nghiệp quan trọng của Châu Phi trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Thị Lan Hương –Đặng Thị Thư
Năm: 2009
16. Trần Thị Lan Hương (2009), Hợp tác nông nghiệp ở Châu Phi: thực trạng và xu hướng” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác nông nghiệp ở Châu Phi: thực trạng và xu hướng
Tác giả: Trần Thị Lan Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2009
Năm: 2009
17. Trần Thị Lan Hương (2015(. 60 năm quan hệ Việt Nam-Châu Phi: Từ hữu nghị truyền thống đến hợp tác toàn diện, Tạp chí Cộng sản, số 871(5-2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Lan Hương (2015(. 60 năm quan hệ Việt Nam-Châu Phi: Từ hữu nghị truyền thống đến hợp tác toàn diện
18. Infonet (2013), Nhật Trung tranh nhau khai thác tài nguyên ở Châu Phi, Infonet.vn, 31/05/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Trung tranh nhau khai thác tài nguyên ở Châu Phi
Tác giả: Infonet
Năm: 2013
19. Trần Thị Tuyết Lan (2012), Quan hệ thương mại Trung Quốc – Châu Phi và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, luận án Thạc sĩ của Trần Thị Tuyết Lan (2012), Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ thương mại Trung Quốc – Châu Phi và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Tuyết Lan (2012), Quan hệ thương mại Trung Quốc – Châu Phi và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, luận án Thạc sĩ của Trần Thị Tuyết Lan
Năm: 2012
20. Cao Văn Liên, Tìm hiểu các nước và các hình thức nhà nước trên thế giới, NXB Thanh niên, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các nước và các hình thức nhà nước trên thế giới
Nhà XB: NXB Thanh niên
21. Nguyễn Văn Lịch (2012), Quan hệ với Châu Phi: sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ với Châu Phi: sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ, T
Tác giả: Nguyễn Văn Lịch
Năm: 2012
97. The Africa Report. 2014. Chinese Yuan and US dollar compete in African markets,The Africa Report, 10 october. http://www.theafricareport.com/North-Africa/chinese-yuan-and-us-dollar-compete-in-african-markets.html. [12 October 2014] Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w