Kết cấu của luận văn tốt nghiệpNgoài phần mở đầu, phần kết luận, các danh mục thì bài luận văn gồm 3chương chính: CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt
12 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
13 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
14 CPSDMTC Chi phí sử dụng máy thi công
15 CPSXC Chi phí sản xuất chung
16 CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách mở cửa hội nhập đãđặt cho các doanh nghiệp trong nước trước những thách thức phải đối mặt đó
là quy luật cạnh tranh Cuộc chiến này không chỉ diễn ra ở những doanhnghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vựckhác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển thìcác doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm hạ thấp chi phí
cá biệt so với chi phí xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Chính vì vậy,nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là các doanh nghiệp phải tìm mọi cách
để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chiphí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo ưu thếcho doanh nghiệp trong cạnh tranh, tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu hồi vốnnhanh và mang lại lợi nhuận lớn Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ chính xác chiphí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và
có ý nghĩa rất quan trọng Do vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm là nội dung không thể thiếu được trong toàn bộ nội dung tổ chứccông tác kế toán của doanh nghiệp
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán không những phải hạch toán đầy đủ chi phísản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiếtkiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứngyêu cầu của chế độ hạch toán trong kinh doanh Đồng thời, cung cấp thông tinhữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản lý
Xuất phát từ nhận thức trên và trải qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ
Trang 4quan trọng của công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại DOHA Việtnam” để làm đề tài luận văn cuối khóa của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Sự hỗ trợ của công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp là hết sứccấp thiết bởi hạch toán kế toán là công cụ vai trò quan trọng trong sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ hạn chế được những thấtthoát, lãng phí và là cơ sở để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành tăng lợinhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp trong hiện tại và tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lýluận và thực tế kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sảnphẩm tại Công ty Cổ phần kỹ thuật và thương mại DOHA ViệtNam
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duyvật lịch sử kết hợp với những phương pháp phân tích, thống
kê, tổng hợp, so sánh giữa lý luận với thực tế và áp dụngnhững kiến thức đã học ở trường vào thực tế làm việc củaCông ty Cổ phần kỹ thuật và thương mại DOHA Việt Nam, từ
đó đưa ra giải pháp kiến nghị để hoàn thiện kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần kỹthuật và thương mại DOHA Việt Nam
Trang 65 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các danh mục thì bài luận văn gồm 3chương chính:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸTHUẬT VÀ THƯƠNG MẠI DOHA VIỆT NAM
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT
VÀ THƯƠNG MẠI DOHA VIỆT NAM
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần kỹthuật và thương mại DOHA Việt Nam, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo GS.TS.NGND Ngô Thế Chi và các thầy cô giáo trong khoa kếtoán, nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nhất là bướcđầu mới tiếp cận thực tế nên bài luận văn của em không tránh khỏi nhữngthiếu sót và hạn chế Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy côgiáo để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáoGS.TS.NGND Ngô Thế Chi và các thầy cô giáo trong khoa kế toán và các cán
bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần kỹ thuật và thương mạiDOHA Việt Nam đã giúp em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP 1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất, bản chất của chi phí sản xuất
Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhphải có sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động (nhà xưởng, máymóc thiết bị và các TSCĐ khác), đối tượng lao động (nguyên, nhiên vật liệu)
và sức lao động của còn người Các yếu tố đó chính là các chi phí sản xuất màdoanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra những lượng sản phẩm vật chất tươngứng Nhất là trong nền kinh tế thị trường, sự hạch toán kinh doanh cũng nhưcác quan hệ trao đổi đều được tiền tệ hóa
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đãchi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp lao
vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyênsuốt trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp
Như vậy bản chất của chi phí sản xuất là:
- Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuấtgắn liền với mục đích kinh doanh
- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu haotrong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí
- Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định
Trang 8Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí vềlao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khốilượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, thời gian thi côngdài nên đối với công trình lớn không thể xác định được ngay giá thành côngtrình, hạng mục công trình mà phải thông qua việc tính giá thành của khốilượng sản phẩm xây lắp hoàn thành quy ước
Khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thỏamãn các điều kiện sau:
-Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng (đạt giátrị sử dụng)
-Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý
-Phải được xây dựng cụ thể và phải được chủ đầu tưnghiệm thu và chấp nhận thanh toán
Như vậy, giá thành của sản phẩm xây lắp là toàn bộ chiphí sản xuất tính cho từng công trình, hạng mục công trìnhhoàn thành hay khối lượng xây dựng hoàn thành đến giaiđoạn quy ước đã nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhậnthanh toán
1.2Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhaunhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữuhiệu nhất Với chức năng của nó kế toán cung cấp cho cácnhà quản trị số liệu về chi phí của từng bộ phận cũng nhưtoàn doanh nghiệp để đánh giá, phân tích tình hình thực hiệnđịnh mức, dự toán chi phí trong doanh nghiệp Xét trên góc độ
Trang 9quản lý, người quản lí cần biết rõ nội dung cấu thành của chiphí và giá thành từ đó hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực,phát huy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, khai thác
và sử dụng một cách có hiệu quả lao động vật tư, tiền vốn,không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.Đặc biệt, trong nền kinh tế mở với nhiều chủng loại hànghoá phong phú đa dạng thì vấn đề quyết định sự tồn tại củamỗi doanh nghiệp là giá thành sản phẩm Do đó, để thực hiệnđược mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt cácyêu cầu sau:
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạchsản xuất ở các bộ phận phân xưởng trong doanh nghiệp
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đốitượng tính giá thành sản phẩm
- Tập hợp và phân bố từng loại chi phí sản xuất theo đúngđối tượng bằng phương pháp thích hợp
- Thực hiện việc kiểm tra định mức tiêu hao vật tư, kĩthuật dự đoán chi phí nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm,hợp lí lao động, vật tư, tiền vốn để góp phần hạ giá thành sảnphẩm
- Tính toán chính xác đầy đủ giá thành và chi phí
- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sảnphẩm
1.3 Phân loại CPSX và giá thành sản phẩm
Trang 10Chi phí sản xuất có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả
về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích, vai trò, vị trí Đểthuận lợi cho công tác quản lý hạch toán cũng như nhằm sửdụng tiết kiệm, hợp lý chi phí thì cần thiết phải tiến hànhphân loại chi phí sản xuất và cũng xuất phát từ các mục đích
và yêu cầu khác nhau của quản lý thì chi phí sản xuất đượcphân loại theo những tiêu thức khác nhau Trên cơ sở đó đểtiến hành và tổ chức tốt công tác kế toán
Tuỳ theo từng yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin mà chiphí sản xuất được phân loại theo các cách sau :
Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế (hay theo yếu tố chi phí)
Căn cứ vào tính chất kinh tế của các chi phí sản xuất khác nhau để chia
ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nộidung kinh tế ban đầu thống nhất theo sự phân chia như vậy thì toàn bộ chiphí được chia thành các yếu tố chi phí như sau:
- Chi phí về nguyên nhiên vật liệu : bao gồm toàn bộ giá trị nguyên
nhiên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, phế liệu, công cụ dụng sửdụng vào sản xuất kinh doanh
- Chi phí nhân công : Là toàn bộ các khoản lương chính, lương phụ,
tiền công và những khoản phụ cấp có tính chất như lương được tính vào chiphí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong kỳ
- Chi phí về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Các khoản này được trích theo lương của cán bộ công nhân viên đượctính vào chi phí theo quy định hiện hành: 26% BHXH, 4,5% BHYT, 2%KPCĐ, 2% BHTN
- Chi phí khấu hao TSCĐ :
Trang 11Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giá trị hao mòn dịchchuyển dần vào giá trị sản phẩm được gọi là khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải tríchtrong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ củadoanh nghiệp
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài :
Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh do các đơn vị khác cung cấp như: chi trả tiền điện,tiền nước, điện thoại
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác :
Đó là các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã trả kể trên như: thuếmôn bài, thuế đất,
Đặc điểm của cách phân loại này là dựa vào hình thái nguyên thuỷ củatoàn bộ chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt chiphí đó dùng ở đâu, dùng cho sản phẩm nào, nếu doanh nghiệp tự sản xuất rađược một phần nguyên vật liệu và lại dùng nguyên vật liệu đó vào sản xuất thìnhững chi phí để tạo ra nguyên vật liệu đó phải được hạch toán vào nhữngyếu tố liên quan Vì vậy, qua cách phân loại trên ta thấy rõ được mức chi phí
về lao động sống và lao động vật hoá trong toàn bộ chi phí sản xuất kinhdoanh trong một thời kỳ của doanh nghiệp và nó còn cho biết kết cấu, tỷ trọngcủa từng yếu tố cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm, lao vụ, làm căn
cứ xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động và sử dụng laođộng vào phục vụ cho công tác thống kê theo yếu tố
Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng kinh
tế (hay phân loại chi phí theo khoản mục giá thành)
Trang 12kinh tế của chi phí để sắp xếp thành những khoản mục chi phí khác nhau Mỗikhoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và côngdụng, không phân biệt nội dung kinh tế Theo cách phân loại này toàn bộCPSX kinh doanh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Bao gồm các chi phí về nguyên nhiên vật liệu chính và nguyên liệu
phụ, vật kết cấu và các thiết bị đi kèm nó không bao gồm những chi phínguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt độngngoài sản xuất
Nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thànhsản phẩm Trong doanh nghiệp, chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theotừng đối tượng sử dụng, từng loại sản phẩm và áp dụng hình thức kế toán tậphợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Là những khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp của côngnhân trực tiếp sản xuất xây lắp
- Chi phí sử dụng máy thi công:
Là các chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC trực tiếp cho việc thựchiện sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao MTC, tiền thuê MTC, tiềnlương của công nhân điều khiển MTC; chi phí nhiên liệu, động lực, dầu mỡdùng cho MTC; chi phí sửa chữa MTC,…
- Chi phí sản xuất chung : Là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở tổ,
đội và những chi phí dùng chung cho hoạt động ở tổ, đội sản xuất Thuộcnhững chi phí này bao gồm: lương nhân viên quản lý đội; các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội; vật liệu, công cụdụng cụ xuất dùng chung cho đội; khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội; chiphí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền dùng chung cho đội
Trang 13Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêucầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức (định mức tiêu hao nguyên, nhiên vậtliệu, định mức tiền lương ), theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành Kếtoán sử dụng cách phân loại này để tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuấtcủa sản phẩm, lao vụ, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất vàlập kế hoạch giá thành sản xuất cho kỳ sau Đồng thời thông qua đó có thể phântích đánh giá những khoản mục chi phí bất hợp lý từ đó tìm ra biện pháp thích ứngnhằm giảm bớt từng loại chi phí để hạ giá thành
Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý vàcông tác kế toán chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác như:
Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chiphí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí: chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phísản xuất với khối lượng hoạt động: định phí và biến phí
1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, để giúp cho việc nghiên cứu vàquản lý tốt giá thành sản phẩm, ta cần phân biệt các loại giá thành
Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí cấu thành:
Theo cách phân loại này
Giá thành sản xuất toàn bộ: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ
biến phí và định phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩmhoàn thành
Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm
Trang 14Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại biến phí
trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoànthành và 1 phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt độngthực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế
Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đó bao
gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lýdoanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và
chi phí ngoài giá thành sản phẩm sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ
Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành:
Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành:
Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điềukiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công.Giá thành kế hoach được xác định theo công thức sau:
Giá thành kế hoạch của
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ
để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành củadoanh nghiệp
Mức hạ giá thành kế hoạch thực hiện được khi Công ty thực hiện tốt kếhoạch chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tận dụng nguyên liệu thừa nâng caohiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí sản xuất
Giá thành dự toán
Trang 15Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây
lắp công trình, hạng mục công trình Giá thành dự toán được xác định trên cơ
sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước và các khung giá giới hạnquy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ của Bộ Tài Chính Căn cứ vào giátrị dự toán xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình, ta có thể xâydựng dự toán của chúng theo công thức:
Giá thành
Giá trị dựtoán sauthuế
-Thu nhậpchịu thuếtính trước
-Thuế GTGT đầu ra Thu nhập chịu thuế tính trước là số (%) trên giá thành xây lắp do Nhà nướcquy định đối với từng loại hình xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể.Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng để làm căn cứ cho các doanh nghiệpxây dựng kế hoạch của mình, còn các cơ quan quản lý Nhà nước qua đó giámsát được các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng
Giá thành thực tế
Giá thành thực tế là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí thực tế
mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định và đượctính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho khốilượng xây dựng thực hiện trong kỳ
Giá thành thực tế là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực tế phấn đấu của doanhnghiệp, là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, các loại giá thành trênphải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Giá thành dự toán Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế
Phân loại giá thành căn cứ vào mức độ hoàn thành khối lượng xây lắp
Trang 16Trong xây dựng cơ bản, trên thực tế để đáp ứng nhu cầu quản lý về chiphí sản xuất, tính giá thành và công tác quyết toán kịp thời, giá thành đượcchia thành 2 loại:
Giá thành khối lượng sản phẩm quy ước: là chi phí sản xuất toàn bộ để
hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp đến giai đoạn quy ước phải thỏamãn đủ các điều kiện đã quy định
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: là giá thành công trình, hạng
mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật theo đúng thiết
kế, hợp đồng bàn giao và được chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán
1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựngnói riêng thì giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặtchẽ với nhau
Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiệnhai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền củanhững hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ
ra trong quá trình sản xuất, xây dựng để hoàn thành một công trình, hạng mụccông trình
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau trên cácphương diện:
- Về mặt phạm vi: nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời
kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, cònnói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tínhcho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định Có nhiều chi phí phát sinh trong
kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa có giá thành
- Về mặt lượng:
Trang 17+ Chi phí trong kỳ bao gồm chi phí đó trả cho kỳ trước nhưng chưa phân
bổ cho kỳ này và chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới thực tế phátsinh, nhưng không gồm phần chi phí phải trả kỳ trước phân bổ cho kỳ này vànhững chi phí phải trả kỳ này nhưng chưa thực tế phát sinh
+ giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả kỳ này và chi phíphải trả trước được phân bổ trong kỳ
Giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vàogiá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tínhtoán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độquản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành Những quan điểm vàquy định đó đôi khi không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí và tínhgiá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức
rõ ràng, đầy đủ để sử dụng thông tin cho thích hợp
Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau:Tổng giá thành
sản phẩm =
CPSX dởdang đầu kỳ +
CPSX phátsinh trong kỳ -
CPSX dởdang cuối kỳ
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còngiá thành là cơ sở để xây dựng giá bán Trong điều kiện nếu giá bán khôngthay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất
có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợinhuận của doanh nghiệp Do đó, tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm
vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế
1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Trang 18Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xácđịnh nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ,
…) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…)
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào các yếutố:
-Tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sảnxuất sản phẩm (sản xuất giản đơn hay phức tạp)
-Loại hình sản xuất (sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàngloạt,…)
-Đặc điểm sản phẩm
-Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
-Đơn vị tính giá thành áp dụng trong các doanh nghiệpxây lắp
Như vậy, Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp cóthể là: Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng;Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất; Toàn bộ quy trình côngnghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp
Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng là sản xuất sản phẩm mangtính đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định làtừng công trình, hạng mục công trình, từng giai đoạn công việc hoàn thànhtheo quy ước
1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Mỗi loại CPSX thường liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khác nhau
Vì vậy phải xác định đúng đắn đối tượng liên quan để tổ chức tập hợp chi phísản xuất chính xác Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí sảnxuất sau:
Trang 19* Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí gián tiếp (liên quanđến nhiều đối tượng, không thể tập hợp trực tiếp) Do đó phải tập hợp chungcho nhiều đối tương sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho các đốitượng liên quan theo công thức sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ
H =
Trong đó: H : hệ số phân bổ chi phí
C : Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T : Là tổng đại lượng phân bổ của các đối tượng cần phân bổchi phí
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng đối tượng tập hợp
Trong đó: Ci là phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Trang 201.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.3.1 Tài khoản sử dụng
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, các doanhnghiệp xây lắp thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên, do đó kế toán tập hợp chi phí sảnxuất sử dụng các tài khoản sau:
1.4.3.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNVLTT là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các bộ phận kếtcấu công trình, vật liệu luân chuyển thẳng tham gia cấu thành thực thể sảnphẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng sảnphẩm xây lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công vànhững vật liệu chính trong chi phí chung)
CPNVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong công tác xây lắp Do đó, việchạch toán chính xác CPNVL có ý nghĩa quan trọng để xác định lượng tiêu haovật chất trong sản xuất cũng như tính chính xác hợp lý của giá thành xây lắp.Trong hạch toán CPNVLTT cần chú ý:
- NVL sử dụng cho xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thìphải tính trực tiếp cho sản phẩm công trình, hạng mục công trình đó trên cơ
Trang 21sở những chứng từ gốc liên quan theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giáxuất thực tế.
- Trong điều kiện vật tư không thể các định cụ thể cho từng công trình,hạng mục công trình thì tập hợp chung cuối kỳ hạch toán tiến hành phân bổtheo tiêu thức hợp lý
- Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm
kê số vật liệu còn lại tại các công trường, bộ phận sản xuất để ghi giảm trừCPNVLTT sử dụng cho công trình
CPNVLTT chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trựctiếp cho từng đối tượng Trong trường hợp CPNVLTT liên quan đến nhiềuđối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì sử dụngphương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ để hạch toán bao gồm: phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuấtkho, hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng
Trang 22(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho
(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳsau, ghi như nghiệp vụ 1)
(4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư
Trang 23(5): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NVLTT cho các đối tượnggánh chịu chi phí.
(6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường
Trang 241.4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiệncông việc xây dựng, lắp đặt (kể cả lao động thuê ngoài) bao gồm tiền công,tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất ổn định
CPNCTT thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợptrực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trường hợp khôngtập hợp trực tiếp được thì CPNCTT được tập hợp chung sau đó kế toán sẽphân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý
Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán CPNCTT là: bảng phân
bổ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tiềnlương,…
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chú giải sơ đồ:
Trang 25(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trựctiếp sản xuất
(2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất(3): các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ
(4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT cho các đối tượnggánh chịu chi phí
(5): Phần CPNCTT vượt trên mức bình thường
1.4.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
MTC là loại xe máy chạy bằng động lực (điện, xăng, dầu, khí nén, )đuợc sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: máy trộn bêtông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc,…Các loại phương tiệnnày doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài
CPSDMTC là toàn bộ các khoản chi phí về NVL cho máy hoạt động, chiphí tiền lương (chính, phụ), phụ cấp của công nhân trực tiếp điều khiển máy,chi phí khấu hao MTC, phi phí sửa chữa bảo dưỡng máy và chi phí muangoài, chi phí khác bằng tiền có liên quan đến sử dụng MTC để thực hiệnkhối lượng công việc xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp.Nếu doanh nghiệp xây lắp tổ chức bộ MTC riêng biệt và đội máy có tổchức kế toán thì chi phí sử dụng máy hoặc khối lượng của ca máy hoàn thànhđược hạch toán giống như bộ phận sản xuất phụ CPSDMTC tính cho cáccông trình có thể tính theo giá thành thực tế của ca máy hoặc khối lượng domáy đã hoàn thành hay tính khoán nội bộ
Nếu doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội MTC riêng biệt mà giaoMTC cho các đội, xí nghiệp xây lắp sử dụng thì CPSDMTC được hạch toántương tự như CPSXC
Trang 26Tài khoản sử dung: TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán CPSDMTC
Trang 271.4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
CPSXC là những chi phí liên quan đến tổ chức phục vụ và quản lý thicông của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng như tiền lương của nhânviên quản lý đội, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của côngnhân trực tiếp sản xuất, CPNVL, CCDC sử dụng cho nhu cầu chung của tổ,đội, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và chi phí dịch vụmua ngoài, chi phí bằng tiền khác có liên quan đến hoạt động của đội
Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
Trang 28Chú giải sơ đồ:
(1): Chi phí nhân viên
(2): Chi phí vật liệu
(3): Chi phí CCDC
(4): Chi phí khấu hao TSCĐ
(5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
(6): CPSXC phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ
(7): CPSXC dưới mức công suất không được tính vào giá thành sảnphẩm mà tính vào giá vốn hàng bán
1.4.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắpđược tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ,trên cơ sơ các bảng tính toán phân bổ CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC,CPSXC cho các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Việc tổng hợp chi phísản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải được thực hiện cho từng côngtrình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí đã quy định.Cáckhoản CP NVLTT, CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC mỗi công trình được tậphợp trên TK 154 rồi kết chuyển sang TK 632 khi bàn giao cho khách hàng Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàngtồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kêđịnh kỳ mà tài khoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631
Trang 29xây lắp
Sơ đồ 1.5: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX
Trang 31CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp
Sơ đồ 1.6: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK
Trang 321.5 Tính giá thành sản phẩm và đánh giá sản phẩm làm dở
1.5.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá
thành sản phẩm
● Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành: là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanhnghiệp sản xuất đã hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thànhđơn vị
Khác với hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định đượcgiá thực tế từng loại sản phẩm đã được hoàn thành Xác định đối tượng tínhgiá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩmcủa kế toán Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụthể cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Đặc điểm tổ chức và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm
- Đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm
- Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết địnhtrong doanh nghiệp
- Khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Trong sản xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giáthành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành Ngoài
ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giaiđoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toángiữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giốngnhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phísản xuất theo đó và cũng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi
Trang 33phí, giá thành sản phẩm Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác địnhhợp lý đối tượng kế toán tâp hợp chi phí sản xuất là tiền để, điều kiện để tínhgiá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vận có sự khác nhau nhất định
- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giớihạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Xác định đối tượngtính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quảsản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất
- Đối tượng tập hợp CPSX là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết,
tổ chức ghi chép ban đâu, tập hợp số liệu CPSX chi tiết theo từng đối tượng,giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết kiệm chi phí Đối tượngtính giá thành là căn cứ để lập bảng biểu chi tiết tính giá thành, lựa chọnphương pháp tính giá thành hợp lý, phục vụ cho công việc kiểm tra tình hìnhthực hiện kế hoạch giá thành, và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Trong thực tế có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sảnxuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại
Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượngtính giá thành mà ta cần lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp
● Kỳ tính giá thành sản phẩm:
Kỳ tính giá thành sản phẩm: là khoảng thời gian mà bộ phận kế toán giáthành tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Xácđịnh kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giáthành sản phẩm
Để xác định kỳ tính giá thành, kế toán căn cứ vào đặc điểm riêng của ngànhsản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm Đối với doanh nghiệp xây lắp kỳ tính giá
Trang 34- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trìnhhoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là khi côngtrình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được quyđịnh thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạnxây dựng hoàn thành
- Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình đượcquy định thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sởgiá dự toán thì kỳ tính giá thành là theo cuối tháng hoặc cuối quý
1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
SPDD trong doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục côngtrình chưa hoàn thành hoặc chưa nghiệm thu, bàn giao chưa chấp nhận thanhtoán
Chi phí SPDD là chi phí sản xuất để tạo nên khối lượng SPDD
Việc xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ đuợc thực hiệnbằng phương pháp kiểm kê cuối tháng và phụ thuộc vào phương thức thanhtoán sản phẩm xây lắp giữa đơn vị nhận thầu và giao thầu
-Nếu phương thức thanh toán là sau khi sản phẩm xây lắphoàn thành toàn bộ thì SPDD là sản phẩm xây lắp chưa hoànthành theo quy định và giá trị sản phẩm xây lắp dở dang làtổng chi phí từ khi khởi công cho đến cuối tháng đó
-Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo nhữngđiểm dừng kỹ thuật hợp lý thì SPDDlà sản phẩm xây lắp chưađạt tới điểm dừng đó và được tính theo chi phí thực tế
Với đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp việc đánh giá SPDD cuối kỳđược tiến hành như sau:
Trang 35- Cuối kỳ kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang, mức độhoàn thành.
- Căn cứ vào dự toán xác định giá dự toán của khối lượng xây lắp dởdang theo mức độ hoàn thành
- Tính chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang
1.5.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu vềchi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế củasản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giáthành trong kỳ tính giá thành đã được xác định
Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữacác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toánphải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tínhgiá thành cho từng đối tượng Trong các doanh nghiệp xây dựng thường ápdụng phương pháp tính giá thành sau:
1.5.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp trực tiếp):
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp có số lượngcông trình lớn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thànhcông trình, hạng mục công trình
Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp
=
Chi phí thực tế của khối lượng + Chi phí thực tế
XL dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ
+
x
Chi phí khối lượng XL dở dang cuối kỳ theo dự toán
Trang 36phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành cho mỗi kỳ báo cáo, cách tính toán thực hiện đơn giản dễ dàng.
Theo phương pháp này thì tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một côngtrình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính thức là giáthành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó
-Chi phíthực tế
dở dangcuối kỳTrong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giáthành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn
cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kĩ thuật đã quy định chotừng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho từng hạng mục côngtrình
1.5.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng(ĐĐH):
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệpnhận thầu xây lắp theo ĐĐH Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đốitượng tính giá thành là từng loại ĐĐH
Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinhđược tập hợp theo từng ĐĐH và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuấtthực tế tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của ĐĐH đó Những
Trang 37ĐĐH chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theoĐĐH đó là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.
1.5.3.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức :
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãncác điều kiện sau:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giátại thời điểm tính giá thành
- Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quátrình thực hiện thi công công trình
- Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênhlệch đó Theo phương pháp này giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được xácđịnh:
Chênh lệch
do thay đổiđịnh mức
Chênhlệch dothoát lyđịnh mức
1.5.3.4 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng đối với các xí nghiệp xây lắp mà quátrình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoan công việc.Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất, còn đối tượngtính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phísản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục côngtrình Công thức tính như sau:
Z = D đk + C1 + C2 +…+ Cn – Dck
Trang 38D đk: chi phí thực tế sản phẩm ở dang đầu kỳ
C1,C2,…Cn: là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục côngtrình của một công trình
Dck: chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phương pháp giá thành này tương đối rõ ràng, chính xác Với phươngpháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc,từng hạng mục công trình Bên cạnh các chi phí trực tiếp được phân bổ ngay,các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải được phân bổ theo tiêu thức nhấtđịnh
1.6 Hệ thống sổ kế toán sử dụng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong hình thức kế toán Nhật ký chung, các sổ kế toán sử dụng để tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp gồm:
Sổ Nhật ký chung: dung để ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh theo trình tự thời gian, bên cạnh đó thực hiện việc phản ánhtheo quan hệ đối ứng TK làm căn cứ ghi sổ Cái
Sổ Cái tài khoản: được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh theo từng TK như sổ cái TK 1541,1542,1543,1544,632…
Các bảng phân bổ vật liệu, tiền lương, các khoản trích theo lương, bảngtính giá thành
Trang 39CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI DOHA VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần kỹ thuật và thương mại DOHA Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Cổ phần kỹ thuật và thương mại DOHA Việt Nam
Công ty Cổ phần kỹ thuật và thương mại DOHA Việt Nam được thànhlập ngày 16 tháng 04 năm 2008 Với mức vốn điều lệ 18 tỉ đồng gồm 5 cổđông sáng lập: Phạm Quang Hùng, Lê Xuân Thiện, Hoàng Văn Nghĩa,Nguyễn Tiến Cường, Vũ Đức Hải
- Tên chính thức: Công ty Cổ phần kỹ thuật và thương mại DOHA ViệtNam
- Tên công ty viết bằng tên nước ngoài: DOHA VIET NAM
ENGINEERING AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
- Tên công ty viết tắt: DOHA VIET NAM., JSC
Trang 40xưởng, với phương châm an toàn – chất lượng – hiệu quả và hướng tới mộtnhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp tại Việt Nam.
Các ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Xây dựng nhà các loại
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
- Bán lẻ máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông
trong các cửa hàng chuyên doanh
- Lắp đặt hệ thống điện
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
- Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hang chuyên doanh
- Hoạt động thiết kế chuyên dụng (Chi tiết: hoạt động trang trí nội thất
không bao gồm thiết kế công trình)
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (Chi tiết: bán
buôn xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi, gạch, ốp lát và thiết bị vệ sinh, sơn,véc ni, đồ ngũ kim)
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
trong các cửa hàng chuyên doanh (Chi tiết: bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói,
đá, cát, sỏi, và vật liệu xây dựng, gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh, sơn, véc ni,
đồ ngũ kim, kính xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh)
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác (Chi tiết: lắp đặt hệ thống thiết bị công
nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng dân dụng như: thang máy, cầuthang tự động, các loại cửa tự động, hệ thống thiết bị dùng cho vui chơi giảitrí)
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Sửa chữa thiết bị điện.