Lợi nhuận của nhà đầu tư thu đượcphụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được chia theo tỷ lệgóp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế thu nhập và các khoản đónggóp kh
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
TỪ VIẾT TẮT iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 4
1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.2 Đặc điểm của FDI 4
1.1.3 Các hình thức FDI 6
1.1.4 Vai trò của FDI 7
1.2 Khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9
1.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 22
2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 22
2.1.1 Về tổng vốn đầu tư 22
2.1.2 Về vùng/lãnh thổ đầu tư 23
2.1.3 Về lĩnh vực đầu tư 24
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào 26
2.2.1 Môi trường đầu tư của Lào 26
một số nước năm 2015 26
2.2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào 33
2.2.3 Đánh giá hoạt động đầu trực tiếp từ Việt Nam sang Lào 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ VIỆT NAM SANG LÀO 50
3.1 Định hướng đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào của hai Chính phủ 50
3.1.1 Chủ trương hợp tác đầu tư giữa hai nước 50
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào 51
i
Trang 23.1.3 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng đầu tư FDI từ Việt Nam sang
Lào 52
3.2 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động FDI từ Việt Nam sang Lào 55
3.2.1 Cơ hội 55
3.2.2 Thách thức 57
3.3 Một số giải pháp thúc đẩy FDI từ Việt Nam sang Lào 58
3.3.1 Các giải pháp từ phía Chính phủ Việt Nam 58
3.3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 63
KẾT LUẬN 68
ii
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
iii
Trang 4TỪ VIẾT TẮT
iv
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cấp thiết của đề tài:
CHDCND Lào (Lào) - quốc gia láng giềng của Việt Nam với nhiều điểmtương đồng về văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội luôn được coi là một điểmđến tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam Trên thực tế, Lào đã và đang
là một trong những quốc gia đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ
có hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng của các nhà đầu tưViệt Nam Trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư ViệtNam tại Lào đã có nhiều bước phát triển mạnh, tăng cả về số lượng, chấtlượng và quy mô dự án đầu tư, có đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của Lào và được chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào còn bộc lộmột số tồn tại như một số dự án đầu tư chậm tiến độ, cơ cấu ngành và cơ cấuvùng đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả các dự án còn thấp và nhìn chung là chưaxứng tầm với quan hệ và tiềm năng của hai nước Ngoài ra, hoạt động đầu tưcủa các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào mới được nhìn nhận từ phương diệnlợi ích của từng doanh nghiệp mà chưa nhìn nhận từ phương diện lợi ích quốcgia, chưa được định hướng và tổ chức chặt chẽ nên dẫn tới tình trạng đầu tưmanh mún, thiếu liên kết
Việc tìm hiểu và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanhnghiệp Việt Nam sang Lào trong thời gian qua cũng như phân tích những cơhội và thách thức trong giai đoạn sắp tới sẽ là những căn cứ cụ thể giúp cácdoanh nghiệp và các cơ quan chức năng đưa ra những giải pháp thiết thựcnhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào Chính vì vậy, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào: thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 62 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
a Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào
b Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của cácdoanh nghiệp Việt Nam sang Lào, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm đẩymạnh hoạt động đầu tư trực tiếp của từ Việt Nam sang Lào
- Tìm hiểu các định hướng FDI từ Việt Nam sang Lào của Chính phủ hainước, đánh giá cơ hội và thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Namđầu tư vào Lào làm cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạtđộng đầu tư từ Việt Nam sang Lào trong giai đoạn tiếp theo
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu,phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê
5 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp
từ Việt Nam sang Lào
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào
Trang 9CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) là những hoạt động nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trongdoanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tếnước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sựdoanh nghiệp
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thì lại tiếp cận FDI theomột hướng khác Theo tổ chức này, đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiếtlập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là nhữngkhoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanhnghiệp nói trên bằng cách: (1) thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặcmột chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) mua lại toàn bộdoanh nghiệp đã có; (3) tham gia một doanh nghiệp mới; (4) cấp tín dụng dàihạn (lớn hơn 5 năm)
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trựctiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu
tư mà chủ đầu tư của quốc gia này (thường là một công ty hay một cá nhân cụthể) mang nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt độngđầu tư Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư vàchịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốcgia nhận đầu tư
Trang 101.1.2 Đặc điểm của FDI
1.1.2.1 FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích lợi nhuận
Theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân Tuynhiên, luật pháp của một số nước quy định trong trường hợp đặc biệt FDI cóthể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước Nhưng dù chủ thể là tư nhân haynhà nước thì mục đích ưu tiên hàng đầu của FDI vẫn là lợi nhuận Do vậy, cácnước tiếp nhận đầu tư cần xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh
và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ các mục tiêuphát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụmục đích tìm kiếm lợi nhuận của chủ đầu tư
1.1.2.2 Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
Chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài thường phải đóng một lượng vốn tốithiểu trong vốn pháp định/vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định củatừng nước để có được quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp
mà họ tham gia đầu tư Phần vốn tối thiểu thay đổi tuỳ theo từng nước (từ 10đến 25%) Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư FDI phụ thuộc vào tỷ lệ vốngóp Tỷ lệ vốn góp càng cao thì có lợi nhuận cũng như quyền ra quyết địnhcàng lớn, đồng thời rủi ro cũng lớn
1.1.2.3 FDI không làm phát sinh nợ cho nước tiếp nhận đầu tư
FDI là hình thức đầu tư, trong đó chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, sảnxuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khảthi, hiệu quả kinh tế cao và không để lại gánh nặng nợ hoặc những ràng buộc
về chính trị cho nước tiếp nhận đầu tư Lợi nhuận của nhà đầu tư thu đượcphụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được chia theo tỷ lệgóp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế thu nhập và các khoản đónggóp khác cho nước sở tại, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ khôngphải lợi tức
Trang 121.1.2.4 FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư
Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp thu khoahọc công nghệ, bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý hiệnđại của các nước đi đầu tư Ngược lại, các doanh nghiệp đi đầu tư cũng có thểtiếp nhận máy móc, thiết bị, bằng phát minh sáng chế, cán bộ quản lý từ nướcnhận đầu tư, điển hình như qua hình thức mua lại và sáp nhập (M&A)
1.1.3 Các hình thức FDI
Tuỳ theo quy định của luật pháp của nước nhận đầu tư, FDI có thể đượctiến hành dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau Tại Việt Nam, FDI có cáchình thức pháp lý chủ yếu sau:
1.1.3.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà,
tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
Ưu điểm: nhà đầu tư có thể chủ động trong quản lý điều hành doanh
nghiệp, triển khai nhanh dự án đầu tư, được quyền chủ động tuyển chọn vàđào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chung
Nhược điểm: Chủ đầu tư chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, chi phí nghiên
cứu tiếp cận thị trường mới cao, không thâm nhập được những lĩnh vực cónhiều lợi nhuận
1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ
nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc các bên nước chủnhà với các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của
nước chủ nhà, đầu tư vào lĩnh vực dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chếđối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thâm nhập thị trường
Trang 13truyền thống của nước chủ nhà, không mất thời gian, chi phí cho việc nghiêncứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, đồng thời chia sẻ chi phí vàrủi ro đầu tư.
Nhược điểm: Có sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên
đối tác, cần nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu
tư, định giá tài sản góp vốn, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao độngcủa đối tác trong nước; thiếu chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp,
sự khác biệt về văn hóa
1.1.3.3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên
để tiến hành đầu tư kinh doanh ở một quốc gia trong đó quy định trách nhiệm
và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhânmới Các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT),hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng
- chuyển giao (BT)
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư thâm nhập vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư,
thị trường truyền thống của nước chủ nhà: viễn thông, dầu khí, hoặc thịtrường mới mà nhà đầu tư chưa biết rõ
Nhược điểm: thời gian đàm phán và thực thi thường kéo dài, dễ thất bại
do mục đích thiếu nhất quán giữa các bên
1.1.4 Vai trò của FDI
1.14.1 Đối với nước đầu tư:
- Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đâu tư, giảmchi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn lực cung cấp nguyên vật liệu ôn định
- Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ câu sản xuất, áp dụngcông nghệ mới và nâng cao năng lực canh tranh
Trang 14- Giúp các chủ đầu tư gia tăng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộngthị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
1.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư:
a Đối với các nước có nền kinh tế phát triển:
- Góp phân giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp,lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
- Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhànước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực
- Giúp người lao động, các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ
b Đối với các nước đang phát triển:
- Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩynhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạoviệc làm cho người lao động
- Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nướcđang phát triền
- Có điều kiện tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản
lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp
Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vàonhững nước có môi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấpdẫn Nếu nước nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoahọc dễ dẫn tới tính trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực
bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ; nếukhông thẩm định chặt chẽ còn có thể nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu;
Trang 15nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn tới tình trạngdoanh nghiệp nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước.
1.2 Khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanhtoán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu
để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thờitrực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó
Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nướcngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩuhàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao nănglực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư
số 67/2014/QH13 (Chương V, Điều 51 đến 66), Nghị định 83/2015/NĐ-CPbao gồm 6 chương và 41 điều quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nướcngoài, Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng phê duyệt
Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”, Thông tư số09/2015/TT-BKHĐT ban hành các mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài áp dụng với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạtđộng đầu tư ra nước ngoài
Một số quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nướcngoài cụ thể như sau:
1.2.1.1 Điều kiện thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Các nhà đầu tư thuộc tất cả các loại hình doanh nghiệp và nhà đầu tư cánhân tại Việt Nam, ngoại trừ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tronglĩnh vực dầu khí và một số lĩnh vực đặc thù hoặc tại những địa bàn đầu tư đặc
Trang 16thù thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, được đầu tư trực tiếp ranước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nướcđối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ranước ngoài
1.2.1.2 Quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài liên quan đến hoạt độngđầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mởtại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàngNhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối
- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạtđộng đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừtrường hợp quy định
+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhậnđầu tư chấp thuận hoặc cấp phép Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhậnđầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhàđầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhậnđầu tư
+ Có tài khoản vốn theo quy định
- Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định củapháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan
Trang 17- Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nướcngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thựchiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
1.2.1.3 Chuyển lợi nhuận về nước
Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quyđịnh, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc vănbản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếpnhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoảnthu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam
Trong thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thunhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch vàĐầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thời hạn chuyển lợi nhuận vềnước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phảiđược Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản
1.2.1.4 Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài
Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nướcngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủtục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáoNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài đểthực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tụccấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó vàphải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngânhàng Nhà nước Việt Nam
1.2.1.5 Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhàđầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
Trang 18nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài để thực hiệnchế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạtđộng của dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định; đồng thời quản lý tàikhoản của mình và cập nhật thông tin đầy đủ, đúng hạn và chính xác vào Hệthống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư củaViệt Nam ra nước ngoài
Trường hợp có sự khác nhau giữa thông tin báo cáo trên Hệ thống thôngtin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và thông tin trong báo cáobằng văn bản, thì căn cứ theo thông tin trong văn bản
1.2.1.6 Nghĩa vụ tài chính
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phátsinh liên quan đến dự án đầu tư ra nước ngoài đối với nhà nước Việt Namtheo quy định của pháp luật về thuế
Việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hànghóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư vàchuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật vềthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.2.1.7 Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại dự án đầu tư ở nước ngoài
Nhà đầu tư được tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc cho dự ánđầu tư của mình ở nước ngoài theo quy định của pháp luật lao động của ViệtNam và của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư
Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định củapháp luật về việc đưa lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nướcngoài; đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam ởnước ngoài; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc đưa
Trang 19lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nước ngoài và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.
1.2.1.8 Thanh lý dự án đầu tư ra nước ngoài
Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu
tư theo quy định của phápluật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc vănbản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật quốc gia,vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến kết thúc việc thanh lý dự án đầu
tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việcthanh lý dự án đầu tư
Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định, chậm nhất trước ngàyhết hạn nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch
và Đầu tư xem xét, quyết định Việc gia hạn được thực hiện không quá mộtlần và không quá 06 tháng Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được vănbản đề nghị của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời nhà đầu
tư về việc gia hạn thời hạn chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từviệc thanh lý dự án đầu tư
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn tất việc thanh lý dự án đầu tư tạinước ngoài và chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý
dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư làm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nướcngoài theo quy định
1.2.1.9 Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam đã tham gia.
a Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)năm 1994 của WTO là một hiệp định đầu tư đa phương nhưng không toàndiện Hiệp định TRIMs chỉ quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
Trang 20thương mại bị cấm áp dụng chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu tưnước ngoài Để đạt được mục đích này, một danh sách cụ thể về các biệnpháp TRIMs không phù hợp với các điều khoản trên được nhất trí bổ sungvào hiệp định Danh sách này bao gồm các biện pháp yêu cầu một số mức độnhất định về mua sắm nội địa của doanh nghiệp (yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa)hay hạn chế về số lượng hay giá trị nhập khẩu mà một doanh nghiệp có thểmua hoặc sử dụng tương đương với lượng hàng hóa mà doanh nghiệp xuấtkhẩu (yêu cầu về cân bằng thương mại).
Hiệp định TRIMs chỉ đề cập đến nghĩa vụ của các Chính phủ khôngđược ban hành các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIMs (màkhông đề cập đến quyền trực tiếp của nhà đầu tư) Tuy nhiên, việc các chínhphủ tuân thủ đầy đủ các quy định tại TRIMs sẽ mang lại lợi ích các nhà đầu tưnước ngoài Đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn đầu tư ra nước ngoài(đặc biệt ở các nước thành viên WTO có trình độ phát triển và các quy định
về đầu tư còn hạn chế) cần lưu ý đến các biện pháp bị cấm đã nêu hoặc minhhọa trong Hiệp định TRIMs để có thể có cách thức bảo vệ lợi ích của mìnhkhi bị vi phạm (ví dụ khiếu nại với chính phủ nước nhận đầu tư hoặc thông tincho Chính phủ Việt Nam để có thể tham vấn với nước nhận đầu tư nhằm bảo
vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư Việt Nam)
b Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được kí kết vào ngày26/02/2009, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/3/2012 với mục đích thúc đẩy tiếntrình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhậptrong ASEAN nhằm đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) vào năm 2015
ACIA, theo đúng như tên gọi, là một hiệp định đầu tư toàn diện nhằm cảithiện môi trường đầu tư sao cho cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn
Trang 21Hiệp định ra đời trên cơ sở 2 hiệp định đầu tư ASEAN trước đó là hiệpđịnh ASEAN năm 1997 về việc thúc đẩy và bảo vệ hoạt động đầu tư (hayhiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN) (IGA) và hiệp định khung vềhoạt động đầu tư ASEAN (AIA) Cụ thể, hiệp định ACIA đã nhắc lại các điềukhoản trong IGA và AIA đồng thời tiến hành một số điều chỉnh căn cứ vàothực tiễn đầu tư quốc tế Hiệp định này tập trung vào các điều khoản địnhhướng cho 4 vấn đề chính là tự do hóa, bảo vệ, lợi thế hóa và thúc đẩy hóa.Các điều khoản toàn diện của ACIA sẽ bảo vệ hơn nữa cho các hoạt động đầu
tư và nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực Hiệp định này cũngbao gồm các điều khoản mới về giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan tớinhà đầu tư trong nước, chuyển giao và đãi ngộ đầu tư ACIA cũng đề cập tớimột danh sách các hạn chế đầu tư và các tiêu cực trong đầu tư, đồng thời cũnggia tăng tính tự do trong khoảng thời gian định trước Ngoài ra, ACIA cònbao gồm các điều khoản mới về các biện pháp đầu tư liên quan đến thươngmại (TRIMs), hoạt động quản lý và bộ phận lãnh đạo
Những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm tạo ra một môi trườngđầu tư rộng khắp và ưu đãi hơn sẽ thúc đẩy các dòng đầu tư và hấp dẫn cácnhà đầu tư đầu tư hơn nữa, đồng thời gia tăng hoạt động đầu tư nội khốiASEAN ACIA còn nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực vàkhuyến khích hơn nữa hoạt động đầu tư nội khối ASEAN, đặc biệt là đầu tưcủa các công ty đa quốc gia trong ASEAN và mở rộng hoạt động đầu tư củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy sự đóng góp của họ đối với tình hìnhphát triển kinh tế và hội nhập trong khu vực ASEAN
c Các hiệp định khác
Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia ký kết các hiệp định song phương vềđầu tư quốc tế với nhiều nước trên thế giới, cụ thể như Lào, Campuchia, Áo,
Trang 22Ba Lan, Argentina, Thuỵ Điển, Hungary, Cuba, Phần Lan, Hà Lan, ĐanMạch, Lào, Ấn Độ, Belarus, Hoa Kỳ, …
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào lợi thế của chủ đầu tư,chính sách của nước đầu tư và môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư
1.2.2.1 Chủ đầu tư
a Lợi thế về quyền sở hữu:
Khi tiến hành đầu tư FDI, các doanh nghiệp sẽ phải trả những chi phíphụ trội so với đối thủ cạnh tranh nội địa của nước đó do sự khác biệt về vănhóa, thể chế, ngôn ngữ; thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trường nội địa, chiphí thông tin liên lạc và hoạt động cao hơn do sự cách biệt về địa lý Vì vậy,
để có thể tồn tại, doanh nghiệp phải tìm cách có thu nhập cao hơn hoặc chiphí thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm bù đắp lại các bất lợi về chi phí phụtrội Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp này phải sở hữu một hoặcmột số lợi thế cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế quyền sở hữu hoặc lợi thếriêng của doanh nghiệp Các lợi thế này phải là lợi thế riêng biệt của doanhnghiệp, sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các nước.Các doanh nghiệp sở hữu hợi thế này một cách độc quyền và có thể khai thácchúng ở nước ngoài và sẽ có được thu nhập cận biên cao hơn hoặc chi phí cậnbiên thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Điều này giúp doanh nghiệp khắcphục bất lợi thế về chi phí phụ trội khi hoạt động ở nước ngoài
b Lợi thế nội bộ hóa:
Các hình thức mở rộng hoạt động ra nước ngoài gồm: xuất khẩu, cấpgiấy phép quản lý, nhượng quyền thương mại, liên doanh, doanh nghiệp100% vốn nước ngoài với các hình thức theo thứ tự có chi phí giao dịch giảm,chi phí quản lý và quyền kiểm soát tăng lên Các công ty sẽ so sánh nhữngđiểm lợi và bất lợi của các hình thức trên và lựa chọn hình thức nào có lợi
Trang 23nhất cho mình Theo đó, FDI sẽ được sử dụng nhằm thay thế các giao dịchtrên thị trường bằng các giao dịch nội bộ sẽ ít tốn kém, an toàn và khả thi hơncác giao dịch trên thị trường bên ngoài Điều này thường xảy ra do sự khônghoàn hảo của thị trường các yếu tố đầu vào sản xuất Sự không hoàn hảo củathị trường có thể xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu: yếu kém tựnhiên và yếu kém về cơ cấu thị trường.
Những yếu kém tự nhiên của thị trường bắt nguồn từ sự yếu kém hoặcthiếu các thị trường tư nhân Có nhiều loại không hoàn hảo của thị trườngxuất hiện một cách tự nhiên trong các thị trường bên ngoài Hai trong số đó là
sự không hoàn hảo hoặc thiếu một thị trường tri thức và sự tồn tại các chi phígiao dịch cao trên các thị trường bên ngoài Các yếu kém quan trọng khác củathị trường xuất hiện do nguyên nhân rủi ro và tính không chắc chắc và sự phụthuộc lẫn nhau giữa cung và cầu
Những yếu kém về cơ cấu thị trường như: thuế quan, hạn ngạch, cácchính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác, hạn chế khả năng tiếp cận củađối tác nước ngoài vào thị trường vốn trong nước, các chính sách thay thếnhập khẩu
Như vậy, khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, các doanh nghiệp cóđược lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn hình thức FDI Lợi thế này sẽ giúp cácdoanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh giảm được chi phí và khắc phụđược những rào cản, rủi ro do sự không hoàn hảo của thị trường bên ngoàigây ra Chính các lợi thế nội bộ hoá giúp các doanh nghiệp tiến hành hoạtđộng kinh doanh đồng bộ và hoàn chỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụngthương mại trong nội bộ doanh nghiệp để lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ vàcác yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng
Trang 241.2.2.2 Nước chủ đầu tư
Các chính sách quản lý hoạt động đầu tư cũng như các chính sách liênquan đến đầu tư của nước chủ đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việcthúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp.Các chính sách này được chia thành hai nhóm chính: các chính sách khuyếnkhích đầu tư và các chính sách hạn chế đầu tư
a Các chính sách khuyến khích đầu tư bao gồm:
Trong các biện pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài thì việc tham gia vàocác hiệp định đa phương và song phương về đầu tư hoặc có liên quan đến đầu
tư được coi là biện pháp quan trọng nhất Việc ký kết các hiệp định đầu tưquốc tế giúp cho các nước chủ đầu tư thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nướcngoài Nội dung các hiệp định này thường quy định nhiều nguyên tắc cơ bảnnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận vàkinh doanh ở nước nhận đầu tư như bảo hộ đầu tư, mở cửa ngành dịch vụ choFDI, kể cả dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng, thành lập cơ quan xúc tiến đầu
tư nhằm cung cấp thông tin và hỗ trợ các nhà đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần.Đây sẽ là những cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết để đảm bảo sự an toàn vàhiệu quả của hoạt động đầu tư
Ngoài ra, các biện pháp tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoàibào gồm: ưu đãi thuế và tài chính, khuyến khích chuyển giao công nghệ, xúctiến đầu tư hỗ trợ tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin, ưu đãi thương mạicho hàng hóa của các nhà đầu tư
b Các chính sách hạn chế đầu tư
Để hạn chế đầu tư ra nước ngoài, các chính phủ thường áp dụng các biệnpháp hạn chế về chuyển vốn ra nước ngoài, hạn chế bằng thuế, hạn chế tiếpcận thị trường hoặc cấm đầu tư vào một số nước cụ thể
Trang 251.2.2.3 Môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư
Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển(UNCTAD), các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chiathành 3 nhóm: khung chính sách, các yếu tố của môi trường kinh tế, các yếu
tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
a Khung chính sách về FDI của nước tiếp nhận đầu tư
Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư gồm các quy định liênquan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI
Các quy định và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các quyđịnh về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép,hạn chế, cấm đầu tưu vào một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự do hay hạn chếquyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự
do hoạt động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động, có hay không các ưu đãnhằm khuyến khích FDI), các tiêu chuẩn đối xử với FDI (phân biệt hay khôngphân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau) và cơ chế hoạtđộng của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài (ví dụ như cạnh tranh có bình đẳng hay không, có hiệntượng độc quyền không, thông tin trên thị trường có rõ ràng, minh bạchkhông) Các quy định này có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng và kết quảcủa hoạt động FDI
Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một số ngành, lĩnhvực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như: chính sáchthương mại (ví dụ: chính sách thay thế nhập khẩu), chính sách tư nhân hóa (vídụ: chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước), chính sách tiền tệ vàchính sách thuế (ví dụ: chính sách kiềm chế lạm phát), chính sách tỷ giá hốiđoái, chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ,
Trang 26chính sách lao động, các quy định trong hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu
tư tham gia ký kết…
Nhìn chung, chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào các nước có hànhlang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và
có thể dự đoán được Điều nay đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư
b Các yếu tố của môi trường kinh tế.
Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố của môitrường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI
Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến dunglượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thịtrường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệtcủa người tiêu dùng và cơ cấu thị trường
Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đếntài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có taynghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản doanh nghiệp sáng tạo ra;
cơ sở hạ tầng phần cứng
Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm cácnguồn tài nguyên; các chi phí đầu vào khác: chi phí vận chuyển và thông tin liênlạc; chi phí mua bán thành phẩm; tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạothuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực
c Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh bao gồm các chính sách xúctiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu cực phíbằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng caohiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng cácdịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài;các dịch vụ hậu đầu tư
Trang 27Ngoài ra, các yếu tố thuộc môi trường quốc tế cũng có ảnh hưởng đếnhoạt động FDI, cụ thể hơn, đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu
có ổn định hay không, các yếu tố đó thuận lợi hay không thuận lợi cho nướcchủ đầu tư, nước nhận đầu tư, và chính bản thân nhà đầu tư Tình hình cạnhtranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiếnmôi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho các nhà đầu tưnước ngoài Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫncao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn Cùngvới sự gia tăng độ mở và độ hấp dẫn của các môi trường đầu tư, dòng vốnFDI sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn, làm tăng trưởng lượng vốn FDI toàn cầu
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM
SANG LÀO 2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
tư VN (USD)
Số lượt tăng vốn
Vốn tăng thêm (USD)
Tổng vốn cấp mới và tăng thêm (USD)
Trang 29Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong vòng 6 năm từ 2010 đến 2015, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mớigiảm liên tục từ khoảng 2,95 tỷ USD năm 2010 xuống còn 0,47 tỷ USD năm
2015 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và tình hình kinh doanh ảmđạm trong nước làm các nhà đầu tư thận trọng hơn trong quyết định đầu tư mới.Tuy nhiên, năm 2013 chứng kiến sự tăng đột biến trong dòng vốn đầu tư tăngthêm lên tới gần 3,2 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với lượng vốn đầu tư cấp mới.Nguyên nhân được cho do sự hồi phục nhanh chóng của các nước nhận đầu tưcũng như xu hướng đầu tư có trọng điểm của các doanh nghiệp Việt Nam
Riêng trong năm 2015, tuy số dự án cấp mới và điều chỉnh tăng so vớinăm 2014 nhưng vốn đăng ký mới và điều chỉnh giảm mạnh Trong năm đãcấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho 118 dự án vớitổng vốn đăng ký phía Việt Nam trên 476 triệu USD và điều chỉnh giấychứng nhận đầu tư cho 72 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 298 triệu USD.Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài (gồm cả cấp mới và tăng vốn) đạt trên
774 triệu USD, bằng khoảng 47% so với năm 2014
Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanhnghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thịtrường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư Với nhiều quy định mới tại Nghị định83/2015/NĐ-CP về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, xác định địa điểm thựchiện dự án, thực hiện chế độ báo cáo thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài củadoanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển nhanhhơn và đa dạng hơn, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư
ra nước ngoài để nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả hơn
2.1.2 Về vùng/lãnh thổ đầu tư
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào Lào, Campuchia vàLiên bang Nga Đây đều là các nước có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài
Trang 30và tốt đẹp với Việt Nam, đặc biệt Lào và Campuchia Tính lũy kế đến31/12/2015, Lào vẫn là nước đứng đầu về tổng số vốn đâu tư trực tiếp ra nướcngoài của Việt Nam với 5,066 tỷ USD (chiếm khoảng 25% tổng vốn), tiếptheo là Campuchia với 3,615 tỷ USD (chiếm 18% tổng vốn).
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đầu tư nhiều vào một số nước ở Nam
Mỹ, châu Phi, khu vực ASEAN và một số nước khác Như vậy, có thểthấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăngtrưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang cácquốc gia khác
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo
An giê ri Malaysia Myanmar Hoa Kỳ Tanzania Khác
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.1.3 Về lĩnh vực đầu tư
Trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư Việt Nam tham gia, các lĩnh vực phổbiến nhất bao gồm khai khoáng, nông ,lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất vàphân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; thông tin
và truyền thông ; nghệ thuật, vui chơi và giải trí Trong số đó, tính lũy kế đến
Trang 31hết tháng 12/2015, lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là khai khoáng, với hơn9,3 tỷ USD (chiếm 45% tổng vốn đầu tư) và 148 dự án Đứng vị trí thứ 2 lànông nghiệp, lâm nghiệp với số vốn đầu tư là 3,19 tỷ USD (chiếm 16% tổngvốn) và 165 dự án; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí với số vốn đăng kí là 2,23 tỷ USD (chiếm 11% tổngvốn) Do quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lớn hơn nhiều lần nên lĩnhvực nghệ thuật, vui chơi và giải trí chỉ có 7 dự án được cấp phép đã có tổngvốn đầu tư là 1,16 tỷ USD, trong khi lĩnh vực thông tin và truyền thông với
89 dự án mới được đầu tư 1,88 tỷ USD Giáo dục và đào tạo; cung cấp nước,hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; y tế và hoạt động trợ giúp xãhội là các lĩnh vực ít được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm nhất
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo
lĩnh vực đầu tư (tính lũy kế đến 31/12/2015)
Thông tin và truyền thông Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Các lĩnh vực khác
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực,ngành nghề khác như xây dựng, vận tải, bất động sản, hoạt động tài chính,ngân hàng, bảo hiểm…Điều này cho thấy tính đa dạng trong hoạt động đầu
tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam, đồng thời cho thấy
Trang 32xu hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, chiến lượcđầu tư tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư thấp, khả năng quayvòng vốn nhanh, nhanh chóng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào
2.2.1 Môi trường đầu tư của Lào
Với mục tiêu thoát khỏi nhóm các nước chậm phát triển vào năm 2020,Chính phủ Lào khuyến khích tất cả các khoản đầu tư từ trong và ngoài nước.Phần lớn lượng vốn FDI vào Lào tập trung vào các dự án khai thác khoángsản và thuỷ điện Tuy nhiên, những năm gần đây, một phần vốn FDI đã bắtđầu chuyển dịch vào khối ngành sản xuất, đặc biệt là ở một số đặc khu kinh tế
ở Tây Lào, trong đó các nước đầu tư nhiều nhất vào Lào là Trung Quốc, TháiLan và Việt Nam
Biểu đồ 2.3: Điểm tương đối về mức độ thuận lợi kinh doanh của
một số nước năm 2015
Nguồn: Báo cáo mức độ thuận lợi trong kinh doanh của World Bank
5 Campuchia
(135)
55.3 3
Trang 33Doing Business năm 2015
Theo các chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Ngânhàng thế giới năm 2015, Lào xếp thứ 148 thế giới Như vậy, Lào đã có bướctiến trong cải thiện môi trường đầu tư Xếp hạng của Lào đã tăng tới 19 bậctrong 5 năm từ 2010-2015 từ 167 (năm 2010) thành 148 (năm 2015) trongtổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ
Tuy nhiên, mức điểm tương đối về môi trường kinh doanh tại Lào là51.45, vẫn thấp hơn các nước láng giềng và thấp nhiều so với trung bình củakhu vực
2.2.1.1 Khung chính sách về FDI của Lào
Các yếu tố về chính sách đầu tư của Lào được chia thành hai nhóm: cácchính sách liên quan trực tiếp đến FDI và các chính sách liên quan gián tiếptới FDI
- Các chính sách liên quan trực tiếp đến FDI:
+ Thủ tục bắt đầu kinh doanh:
Luật khuyến khích đầu tư năm 2010 của Lào đặt ra quy trình đăng kýkinh doanh và khung ưu đãi áp dụng thống nhất và công bằng đối với tất cảcác nhà đầu tư trong và ngoài nước Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu
tư vào mọi lĩnh vực trừ các lĩnh vực có tác động tiêu cực tới an ninh quốc gia,sức khoẻ, truyền thống và môi trường
Nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về quyền sở hữu và kiểm soátdoanh nghiệp Hình thức công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được pháp luậtcông nhận Công ty 100% vốn nước ngoài có thể là công ty mới hoặc chinhánh của công ty nước ngoài Tuy nhiên, thực tế, các nhà đầu tư nước ngoàivẫn có xu hướng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để hình thành cáccông ty liên doanh Với hình thức liên doanh, các đối tác nước ngoài phảiđóng góp ít nhất 30% vốn đăng ký Phần vốn bằng ngoại tệ này phải được
Trang 34chuyển sang Kíp Lào theo tỷ giá do ngân hàng trung ương Lào công bố tạithời điểm góp vốn Trong quá trình hoạt động, tất cả các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài phải đảm bảo duy trì tài sản của công ty không ít hơn vốn đăng
ký ban đầu
Quy trình bắt đầu kinh doanh tại Lào bao gồm nhiều bước, với nhiều loạigiấy phép khác nhau bao gồm giấy phép đầu tư (do Bộ Kế hoạch và Đầu tưcấp), giấy đăng ký kinh doanh hàng năm (do Bộ Công nghiệp và Thương mạicấp), đăng ký thuế (Bộ Tài chính cấp), đăng ký nhãn hiệu (Bộ An ninh quốcgia cấp), giấy phép kinh doanh đối với từng ngành cụ thể (ngành sản xuất cầngiấy phép của Bộ Công nghiệp và Thương mại, ngành năng lượng cần giấyphép của Bộ Năng lượng và Mỏ), giấy phép xuất nhập khẩu (nếu cần) và cácloại giấy phép khác của chính quyền địa phương
+ Bảo hộ đầu tư
Tài sản hợp pháp và các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tạiLào được bảo vệ bởi pháp luật, không bị quốc hữu hoá, tịch thu, tịch biên.Trong trường hợp Nhà nước trưng dụng, trưng mua vì lợi ích công cộng thìnhà đầu tư nước ngoài sẽ được bồi thường, thanh toán theo quy định của phápluật Với trường hợp chủ đầu tư bị thu hồi giấy phép đầu tư, họ sẽ phải nhanhchóng thoái vốn ra khỏi các dự án và không được phép kháng cáo tại các tổchức giải quyết tranh chấp độc lập
+ Cạnh tranh từ doanh nghiệp nhà nước.
Chính phủ Lào giữ quyền sở hữu trong một số ngành then chốt như viễnthông, năng lượng, tài chính và khai thác khoáng sản Khi có xung đột lợi íchgiữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp nhànước thường có lợi thế hơn
Trang 35- Các chính sách liên quan gián tiếp đến FDI: Chính sách tài chính tiền
tệ, hệ thống pháp luật về kinh doanh, các chính sách giải quyết tranhchấp,quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ,
- Các hiệp định đầu tư mà Lào đã tham gia: Cũng giống như Việt Nam,
Lào đã tham gia Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định củaWTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
Ngoài ra, Lào còn ký kết các hiệp định đầu tư song phương với nhiềuquốc gia như Úc, Campuchia, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Indonexia,Nhật, Malaysia, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippin, Nga, Singapore, Thái Lan,Anh, Mỹ, Việt Nam
2.2.1.2 Các yếu tố của môi trường kinh tế
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Lào có diện tích tự nhiên là 236.800 km2, dân số là 6.770 triệu người(năm 2015) Nước Lào nằm vào khu vực trung tâm của Tiểu vùng sông MêKông mở rộng (GMS), là nước duy nhất nằm ở nội địa Đông Nam Á, có biêngiới giáp với 5 nước trong khu vực: Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam, TháiLan và Campuchia Do vị trí địa lý đặc biệt của mình, Lào được coi như một
“địa bàn trung chuyển” của Đông Nam Á lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắcxuống Nam và ngược lại
Địa hình của các nước Lào đa dạng, có cả đồng bằng, miền núi và caonguyên, thung lũng, trong đó núi và cao nguyên chiếm tới hơn ¾ diện tíchđược chia thành hai vùng địa hình lớn: Bắc Lào và Trung, Nam Lào Mạnglưới sông suối của Lào khá lớn và phân bổ tương đối đồng đều, mang nhiềuđặc điểm của sông suối vùng miền núi, lắm thác, nhiều ghềnh, là điều kiệnthuận lợi để xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi
Lào có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú Một số loại hìnhkhoáng sản như vàng, than, sắt, thiếc, muối - thạch cao, đá quý đã được thăm
Trang 36dò và khai thác Các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, các hang động caster,các tuyến du lịch đường thuỷ và hùng vĩ trên sông Mê Kông là điều kiệnthuận lợi để hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ
du khách trong khu vực và thế giới
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào:
Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt từ khi mở cửa, điềuchỉnh cơ cấu kinh tế từ năm 1986 đến nay Lào từ một trong những nướcchậm phát triển đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất để tiến lên xây dựng nềnkinh tế quốc dân vững mạnh
Trong năm 2010, GDP tính theo USD giá hiện hành đạt 7,18 tỷ USD;GDP bình quân đầu người 1.123 USD/ năm Trong giai đoạn 10 năm 2001-
2010, GDP bình quân đầu người của Lào đã tăng trưởng gần 3.5 lần, từ 323USD năm 2001 lên 1.123 USD năm 2010 Trong những năm gần đây, kinh tếLào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân7,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700 USD giai đoạn 2013-
2014 Năm 2013, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.634 USD/năm
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2013-2014, tỷ trọng khu vựcnông nghiệp giảm từ 27,8% GDP năm 2010 xuống còn 25,2%, tỷ trọng côngnghiệp không tăng, thậm chí còn giảm nhẹ từ 28,3% xuống 28%, tỷ trọngdịch vụ tăng từ 36,8% năm 2010 lên 38,9% năm 2013-2014 Tuy nhiên, Làođang đương đầu với thâm hụt thương mại lớn khi kim ngạch xuất khẩu giảmsút và nhập khẩu tăng mạnh Bên cạnh đó, 70% lao động Lào làm trong khuvực nông nghiệp trong khi đó lượng dân di cư từ Lào sang Thái Lan lên tớihàng trăm nghìn người mỗi năm, kết quả là Lào bị thiếu hụt lao động trongmọi lĩnh vực Ngoài ra, kinh tế Lào phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động
có tay nghề, đó được coi là cản trở lâu dài với các doanh nghiệp Lào, đặc biệt
là các doanh nghiệp làm trong các lĩnh vực công nghệ cao Chính phủ Lào đã
Trang 37bắt đầu quan tâm đầu tư nguồn lực vào phát triển hệ thống giáo dục, nhưngchủ yếu vẫn dựa nhiều vào viện trợ quốc tế
2.2.1.3 Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
- Chính sách ưu đãi đầu tư
Chính phủ Lào có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Mức độ ưu đãi phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương cóhoạt động đầu tư kinh doanh Cụ thể, về lĩnh vực kinh doanh, theo khoản 49,
50, 51 của Luật khuyến khích đầu tư, Chính phủ Lào xác định nông nghiệp,công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ là các lĩnh vực được khuyến khíchđầu tư Ưu đãi đầu tư được chia làm 3 mức độ: mức 1- cao, mức 2 – trungbình và mức 3 – thấp Về mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cáctỉnh, thành phố của Lào được chia thành 3 khu vực Khu vực 1 được xác định
là khu vực thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội – chủ yếu là khu vực núi vàkhu vực sâu khu vực xa và được áp dụng mức khuyến khích đầu tư cao Khuvực 2 áp dụng với các khu vực có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triểnmột phần nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư và được mức khuyếnkhích trung bình Khu vực 3 bao gồm các địa phương đã có cơ sở hạ tầng đủkhả năng hỗ trợ việc đầu tư và sẽ nhận được mức hỗ trợ ít nhất
Tại khu vực 1, mức 1, các dự án đầu tư được miễn trừ thuế lợi nhuận 10nằm, mức 2 được 6 năm và mức 3 được 4 năm
Tại khu vực 2, mức 1, dự án đầu tư được miễn thuế 6 năm, mức 2 được 4năm và mức 3 là 2 năm
Tại khu vực 3, mức 1, dự án đầu tư được miễn thuế lợi nhuận 4 năm,mức 2 được 2 năm và mức 1 được 1 năm
Thời hạn miễn thuế lợi nhuận tại tất cả các khu vực được tính bắt đầu từngày doanh nghiệp đi vào kinh doanh hoặc dự án bắt đầu được triển khai
Trang 38Các ưu đãi liên quan đến thủ tục hải quan, tiếp cận nguồn vốn và miễngiảm các thuế và lệ phí khác được đề cập trong Mục 52, 53, 54 của Luậtkhuyến khích đầu tư.
- Đơn giản hoá thủ tục hành chính
Hiện nay, Chính phủ Lào đã nhiều nỗ lực để đơn giản hoá thủ tục đăng
ký kinh doanh bằng mô hình một cửa Theo đó, đối với các hoạt động kinhdoanh thông thường, các nhà đầu tư sẽ tới bộ phận một của của Bộ Côngnghiệp và Thương mại để làm thủ tục Đối với các hoạt động có ưu đãi từchính phủ, các nhà đầu tư đến bộ phận một cửa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
để giải quyết Với các đặc khu kinh tế, bộ phận một của sẽ trực thuộc Banthư ký Uỷ ban quốc gia về đặc khu kinh tế thuộc văn phòng Thủ tướng
- Tạo điều kiện tiếp cận vốn
Năm 2013, Bộ tài chính Lào bắt đầu xây dựng hệ thống đăng ký giaodịch có đảm bảo mới, với mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng chocác cá nhân và doanh nghiệp nhỏ Hệ thống đăng ký mới này cho phép các cánhân, tổ chức đăng ký các động sản như xe cộ, trang thiết bị Điều này sẽ tạothuận lợi cho các thể chế tài chính trong việc xác minh tài sản thế chấp, từ đótăng khả năng vay vốn cho các cá nhân, tổ chức
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Từ năm 2011, dưới sự điều hành của Bộ Khoa học và Công nghệ, việcnâng cao ý thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Lào đã có những bước tiếntích cực Năm 2011, Quốc hội Lào đã thông qua bản sửa đổi, bổ sung Luật sởhữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ mới của Lào về cơ bản tuân thủ theo các quyđịnh của Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO và Hiệp định vềcác khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs