1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản trị nợ phải thu tại công ty cổ phần sông đà 10

135 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 205,63 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 2.3 Bảng biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận 48 Bảng 2.6 Bảng tình hình biến động các khoản phải thu khách hàng 60Bảng 2.7 Tình hình biến động nợ phải thu dài

Trang 1

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ

NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10

Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS NCS Nguyễn Thị Bảo Hiền.

Trang 2

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng em Mọi số liệu và kết luận trong luận văn đều trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị.

Người thực hiện

Trương Đức Thế

Trang 4

1.1.1.Khái niệm, nội dung nợ phải thu của doanh nghiệp 41.1.2.Nhân tố ảnh hưởng đến nợ phải thu của doanh nghiệp 81.1.3.Tác động của nợ phải thu đến các hoạt động của doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp 111.2.2 Nội dung quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp 131.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu của doanh

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

25CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 TRONG THỜI GIAN QUA 28

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Sông Đà 10 28

Trang 5

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 28

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 352.2 Thực trạng quản trị nợ phải thu của công ty Sông Đà 10 trong thờigian qua

54

2.2.1.Thực trạng nợ phải thu của công ty Cổ phần Sông Đà 10 542.2.2.Thực trạng quản trị nợ phải thu của công ty Cổ phần Sông Đà 1073

2.3 Đánh giá chung công tác quản trị nợ phải thu của công ty Cổ phần

2.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn các khoản phải thu 802.3.2 So sánh quy mô vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng 822.3.3 Những kết quả đạt được và những hạn chế 83CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ

NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 90

3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 90

3.1.2 Mục tiêu, định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

913.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị nợ phải thu của công

3.2.1 Tăng cường vai trò của công cụ kế toán trong quản trị nợ phải

Trang 6

3.2.2 Nâng cao vai trò, chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ và

3.2.3 Thường xuyên thu thập thông tin về các chủ đầu tư trước, trong

3.2.4 Tăng cường quản lý công nợ và giảm thiểu nợ quá hạn 103

3.3.1 Có chế tài đủ mạnh để xử lý những người quản lý, điều hànhdoanh nghiệp để xảy ra tình trạng nợ quá hạn trong doanh nghiệp, các

3.3.2 Nhà nước cần tạo tính đồng bộ và thống nhất về môi trườngpháp lý cho việc xử lý nợ quá hạn trong doanh nghiệp 1143.3.3 Hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính của doanh nghiệp và chế tài

xử phạt đối với doanh nghiệp không chấp hành chế độ báo cáo 1153.3.4 Nâng cao năng lực của tòa án và hiệu lực thi hành án trong xử

3.3.5 Hình thành một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, cùng vớihoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán nợ 1173.3.6 Nâng cao vai trò của tổ chức tin dụng khi tình hình tài chính của

3.3.7 Xây dựng và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp trên

KẾT LUẬN 120

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.3 Bảng biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận 48

Bảng 2.6 Bảng tình hình biến động các khoản phải thu khách hàng 60Bảng 2.7 Tình hình biến động nợ phải thu dài hạn 61Bảng 2.8 Bảng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi công ty cổ phần sông

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu tài chính của công cổ phần Phát triển điện Tây Bắc

102Bảng 3.6 Giá trị các khoản phải thu khi doanh nghiệp sử dụng bao thanh toán

113

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 1.1 Mô hình 1 – Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu 13

Sơ đồ 1.2 Mô hình 2 – Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu 14

Sơ đồ 1.3 Mô hình 3 – Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu 15

Sơ đồ 1.4 Mô hình 4 – Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu 15

Sơ đồ 1.5 Mô hình 5 – Mô hình Tăng tỷ lệ chiết khấu 16

Sơ đồ 1.6 Mô hình 6 - Mô hình Giảm tỷ lệ chiết khấu 17

Sơ đồ 1.7 Mô hình tín dụng thương mại có yếu tố rủi ro 17

Sơ đồ 1.8 Mô hình tổng quát của việc ra chính sách tín dụng 18

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Sông Đà 10 32

Sơ đồ 2.2 Phòng Tài chính - kế toán công ty cổ phần Sông Đà 10 34

Sơ đồ 2.3 Tình hình biến động khoản phải thu so với tổng tài sản 54

Biểu đồ 2.1 Số vòng quay khoản phải thu khách hàng 80

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Năm 2015 – năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại Kết quảhoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việcxây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, nămđầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 Trong bốicảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt vớinhiều rủi ro bất thường, nền kinh tế Việt Nam vẫn có bước tăng trưởng đángkhích lệ Tuy nhiên, tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN vẫn làvấn đề gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng cho sự phát triển khi mà cácdoanh nghiệp này vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Một trongnhững nguyên nhân của tình trạng trên là hiệu quả công tác quản lý nợ chưacao Trong đó, đặc biệt là công tác quản trị các khoản phải thu và khoản nợkhó đòi, vì đây là khoản vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng, ảnh hưởng trựctiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như triển vọng tăngtrưởng trong tương lai

Theo báo cáo mới phát hành về tình hình tài chính và kết quả hoạt độngsản xuất, kinh doanh năm 2014, nợ phải thu và nợ phải thu khó đòi đều tăng

về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản ở các Tổng công ty, Tập đoàn nhànước Nợ phải thu khó đòi tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp.Mặc dù các DNNN đã rất nỗ lực trong quản lý các khoản nợ phải thu theo quyđịnh, tuy nhiên, vẫn còn không ít đơn vị quản lý nợ chưa chặt chẽ để kháchhàng chiếm dụng vốn lớn, nợ xấu cao Do vậy, để giữ vai trò chủ đạo, đóngvai trò đầu tàu cho việc thực hiện các chiến lược kinh tế - xã hội một cáchhiệu quả, các DNNN nhất thiết phải có cơ chế cũng như các công cụ cần thiết

để quản lý nợ phải thu một các hiệu quả Nhận thấy tính cần thiết của việc

Trang 12

quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi ở doanh nghiệp, qua quá trìnhthực tập ở công ty cổ phần Sông Đà 10, em đã đi sâu tìm hiểu tình hình hoạt

động của công ty và đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản trị nợ phải thu tại Công ty cổ phần Sông Đà 10”.

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu ở đây là nợ phải thu với những lý luận cơ bản nợphải thu và quản lý nợ phải thu, các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợphải thu

Luận văn tốt nghiệp sẽ chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu tình hình quản trị

nợ phải thu của Công ty cổ phần Sông Đà 10 các năm 2013, 2014, 2015 Tư

đó đề xuất ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quảquản lý nợ phải thu tại công ty

3 Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: công ty cổ phần Sông Đà 10

+ Thời gian: số liệu năm 2013, 2014, 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:

- Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp phỏng vấn, phương phápđiều tra quan sát, phương pháp nghiên cứu thêm

- Phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp thống kê, phương pháp

so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp dự báo

- Phương pháp đồ thị,biểu đồ:Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu

đồ ta thấy được sự biến động, cơ cấu, vai trò của các khoản mục và tư đóphân tích mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu

Trang 13

phân tích.

5 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Lý luận chung về nợ phải thu và quản trị nợ phải thu củadoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị nợ phải thu của công ty Cổ phần Sông

Đà 10 trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị nợ phải thucủa công ty Cổ phần Sông Đà 10

Do hạn chế về hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên trong quátrình viết đề tài này, em đã gặp rất nhiều khó khăn Nhưng sau những cố gắng

nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, các côchú, anh chị ở phòng thực tập, em đã hoàn thành đề tài này

Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viếtđược hoàn thiện hơn Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo–ThS NCS Nguyễn Thị Bảo Hiền, các cán bộ ở các phòng ban Công ty Cổphần Sông Đà 10 đã góp phần giúp em hoàn thành đề tài này

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Trương Đức Thế

Trang 14

C HƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ PHẢI THU VÀ QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Nợ phải thu của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, nội dung nợ phải thu của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm

Khoản phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các đon vị

hoặc cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi

Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối vớidoanh nghiệp bao gồm các khoản:

● Khoản phải thu tư khách hàng

● Khoản ứng trước cho người bán

● Khoản phải thu nội bộ

● Khoản tạm ứng cho công nhân viên

● Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ

● Các khoản phải thu khác

1.1.1.2 Nội dung nợ phải thu của doanh nghiệp

Nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuếGTGT được khấu trư, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác Trong đóphải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải thu thường xuyênphát sinh trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá và cũng là khoản phảithu gặp nhiều rủi ro về khả năng thu hồi vốn Chính vì thế nghiệp vụ quản lý

nợ tập trung chủ yếu về quản lý các khoản phải thu khách hàng và các khoảntrả trước cho nhà cung cấp Do đó trong luận văn này em xin đi sâu phân tích

Trang 15

về khoản phải thu khách hàng và quản lý nợ phải thu khách hàng.

Nợ phải thu bao gồm:

❖ Phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanhnghiệp khi khách hàng này đã được doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụnhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp

Tuỳ theo khả năng thu hồi, thời gian thu hồi, hình thức bảo lãnh, khách

nợ thì các khoản phải thu khách hàng lại được phân ra như sau:

a Theo khả năng thu hồi, phải thu khách hàng bao gồm:

- Nợ có khả năng thu hồi: Đây là những khoản phải thu vẫn còn hạnthanh toán và khách hàng vẫn đang hoạt động kinh doanh tốt Những khoảnphải thu như thế này có thể đem lại cho doanh nghiệp những mối quan hệ tốtvới khách hàng là động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

- Nợ không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi): đây là những khoản nợ

đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vẫn không trả được hoặc những khoản

nợ mà doanh nghiệp sau khi thẩm định thấy khách hàng không thể trả đượcngay cả khi thời hạn thanh toán vẫn còn do khách hàng gặp phải một sốnhững khó khăn không thể tiếp tục kinh doanh để trả nợ

Các khoản phải thu được coi là các khoản nợ khó đòi khi nó đảm bảocác điều kiện sau:

- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khếước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng các tổ chức kinh tế(các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâmvào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏtrốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành ánhoặc đã chết

- Những khoản nợ quá hạn tư 3 năm trở lên coi như không có khả năngthu hồi và được xử lý theo qui định

c Theo hình thức bảo lãnh, nợ phải thu bao gồm:

Trang 16

Theo hình thức này, doanh nghiệp khi trao đổi hàng hoá việc thu tiền vềngay hay còn cho đối tác nợ lại dựa trên uy tín của đối tác đối với doanhnghiệp Có hai hình thức nợ như sau:

- Nợ có bảo lãnh: thường áp dụng với những khách hàng mới xuất hliệntrên thị trường mà doanh nghiệp chưa nắm được tình hình hoạt động kinhdoanh của nó; với những khách hàng mà đã tưng có những dấu hiệu làm ănthua lỗ hay có những bằng chứng chứng minh khách hàng này thường haythiếu nợ với những đối tác khác trong kinh doanh

- Nợ không có bảo lãnh: thường áp dụng với những khách hàng lâunăm của doanh nghiệp; những khách hàng có uy tín trong hoạt động kinhdoanh, trong mối quan hê với đối tác Đây là những khách hàng lớn không chỉ

có uy tín với doanh nghiệp mà còn có uy tín với các doanh nghiệp khác trênthị trường hoạt động của nó Đối với những khách hàng như thế này, trongquan hệ mua bán doanh nghiệp không cần đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo haynhững khoản cầm cố, bảo lãnh

d Theo tính chất của khách nợ

Đối với quản lý công nợ phải thu việc phân loại khách hàng theo mốiquan hệ làm ăn lâu dài là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới các quyết địnhtrong chính sách tín dụng cũng như thời hạn tín dụng, hạn mức tín dụng màdoanh nghiệp quyết định đưa ra cho khách hàng trong các trao đổi Có 2 loại

đó là: phải thu của khách hàng mới và phải thu của khách hàng lâu năm

❖ Trả trước cho người bán

Trả trước cho người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đặt trước chongười bán để nhận hàng nhằm mục đích nhận chiết khấu tư phía khách hàng

là nhà cung cấp Doanh nghiệp trả tiền hàng trước cho người bán còn nhằmmục đích đảm bảo nhận được hàng khi thị trường đang khan hiếm hàng hoá

Trang 17

đó, khi nhà cung cấp có quá nhiều đối tượng muốn mua hàng Tuy nhiên trongquá trình hoạt động ít doanh nghiệp đặt tiền hàng trước mà thường có xuhướng chiếm dụng vốn của đối tác hơn.

❖ Thuế GTGT được khấu trừ (đối với các doanh nghiệp trả thuế GTGT

theo phương pháp khấu trư)

Là phần thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàntrả Thông thường các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thường mua nguyênvật liệu bao gồm cả thuế GTGT đầu vào Doanh nghiệp sử dụng nhữngnguyên vật liệu đó để sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường với giá thanhtoán bao gồm cả thuế GTGT đầu ra Nếu thuế GTGT đầu ra > thuế GTGT đầuvào thì doanh nghiệp sẽ nộp lại cho NSNN khoản dôi ra đó Ngược lại, thuếGTGT đầu ra < thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp sẽ được khấu trư thuếGTGT Nhưng trong kỳ hoạt động doanh nghiệp chưa được NSNN hoàn trảthì khoản thuế GTGT được khấu trư đó sẽ được ghi vào công nợ phải thuNSNN

❖ Phải thu nội bộ

Thường phát sinh trong các doanh nghiệp có sự phân cấp kinh doanh,quản lý và công tác kế toán Nó bao gồm các khoản vốn , kinh phí đã cấp chocấp dưới, các khoản thu hộ, chi hộ giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc và cáckhoản khác

❖ Các khoản phải thu khác

Là các khoản phải thu không thuộc các khoản phải thu trên Cụ thể cáckhoản phải thu khác bao gồm khoản thu do bắt bồi thường, khoản thu vềkhoản nợ tiền hoặc vật tư có tính chất tạm thời, trị giá tài sản thuế chưa xửlý…

Trang 18

1.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến nợ phải thu của doanh nghiệp

1.1.2.2 Nhân tố khách quan

a Tình trạng nền kinh tế

Khi nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi,doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa dễ dàng hơn Khi đó, doanh nghiệp cóđược luồng tiền vào ổn định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Dovậy các doanh nghiệp có thể dễ dàng chấp nhận bán chịu dựa trên khả năngthanh toán tốt của người mua, nhờ đó tăng được lượng hàng tiêu thụ Ngượclại, khi nền kinh tế suy thoái hoặc đang trong thời kỳ lạm phát, việc tiêu thụhàng hóa sẽ khó khăn do cung lớn hơn cầu Khi đó, luồng tiền vào tư bánhàng sẽ giảm xuống, có thể không đáp ứng đủ cho các nhu cầu chi tiêu củadoanh nghiệp Khi đó doanh nghiệp bán sẽ phải hạn chế bán chịu do khả năngthu được tiền vốn và giá trị gia tăng của hàng hóa không cao, có thể gây racác khoản khó đòi hoặc “mất trắng”

b Điều kiện tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên như địa hình, thời tiết, chiến tranh, xung đột, …ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Khi tình hìnhthuận lợi, việc tiêu thụ hàng hóa diễn ra tốt, doanh nghiệp bán sẽ dễ dàngchấp nhận bán chịu hơn Ngược lại, các diễn biến xấu như chiến tranh, thiêntai, … sẽ làm tăng các nguy cơ không thu hồi được vốn và lãi khi bán chịu, doviệc khả năng thanh toán của khách hàng bị hạn chế

c Chính sách chế độ của nhà nước

Khi nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu tiên các ngànhhàng, mặt hàng, thì việc kinh doanh sẽ diễn ra thuận lợi Hàng hóa sản xuất rađược tiêu thụ dễ dàng và được nhà nước hỗ trợ trong các vấn đề thuế, hạnngạch, …Rủi ro không thu hồi được vốn trong trường hợp này là thấp Do vậy

Trang 19

các doanh nghiệp bán sẽ chấp nhận bán chịu nhiều hơn để gia tăng doanh số,nhằm thu được lợi nhuận và mở rộng thị trường

d Lãi suất thị trường

Lãi suất vay ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụngcủa doanh nghiệp Khách hàng sẽ chỉ chấp nhận mua chịu khi mà khoản chiphí này nhỏ hơn hoặc bằng với lãi suất vay ngân hàng Do vậy, lãi suất vayngân hàng là cơ sở doanh nghiệp đưa ra các chính sách bán chịu hợp lý, đểđảm bảo vưa bán được hàng mà vẫn bù đắp được khoản chi phí do khoản phảithu gây ra

1.1.2.3 Nhân tố chủ quan

a Chính sách tín dụng thương mại

Đương nhiên chính sách tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếpđến khoản phải thu Các vấn đề liên quan đến chính sách TDTM như tiêuchuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu là căn cứ để doanh nghiệp áp dựng cácchính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp Ví dụ, khi nới lỏngthời hạn bán chịu, đồng nghĩa với khoản phải thu tăng lên, doanh nghiệp phảithực hiện theo nguyên tắc lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng thêm doanh thu tiêuthụ sao cho lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanhnghiệp Các trường hợp khác về chính sách TDTM sẽ được trình bày rõ hơn ởphần 1.2.2.1

b Chính sách bán hàng

Số nợ phải thu tăng hay giảm trong kỳ còn phụ thuộc vào phương thứcban hàng mà doanh nghiệp áp dụng Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thứcbán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu của doanh nghiệp sẽ thấp do bán đượchàng thu tiền ngay; ngược lại nợ phải thu sẽ cao nếu doanh nghiệp áp dụngphương thức bán buôn là chủ yếu

Trang 20

c Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tưng thời kỳ.

Nếu doanh nghiệp đang mong muốn mở rộng thị phần thì số nợ phảithu sẽ tăng do mong muốn tăng số lượng hàng bán ra, chiếm lĩnh thị phần.Điều này phù hợp với doanh nghiệp mới tham gia thị trường Ngược lại, đốivới các doanh nghiệp muốn duy trì, ổn định tình hình kinh doanh, hạn chế rủi

ro thì sẽ áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt, đồng nghĩa với việc giảmkhoản phải thu trong kỳ

1.1.3 Tác động của nợ phải thu đến các hoạt động của doanh nghiệp

Để có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường thì mọi doanhnghiệp đều phải cố gắng tận dụng triệt để mọi khả năng, nguồn lực cũng nhưcác công cụ mà doanh nghiệp hiện có Trong đó chính sách tín dụng là mộtthứ công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu vềdoanh số Không một doanh nghiệp nào là không tham gia vào quan hệ tíndụng thương mại Tín dụng thương mại giúp doanh nghiệp bán được hàng,giảm lượng hàng tồn kho, tư đó giảm các chi phí liên quan đến tồn kho nhưbảo quản, chi phí quản lý kho bãi… Ngoài ra, bán chịu còn giúp doanh nghiệptăng uy tín trên thị trường và kích thích được nhu cầu mua hàng của kháchhàng nếu điều khoản bán chịu hấp dẫn và cạnh tranh, tư đó xây dựng được thịtrường và tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo điều kiện mở rộng thịtrường, tìm kiếm khách hàng mới

Những khoản nợ phải thu quá hạn phát sinh vì lý do khách quan haychủ quan của khách nợ đều làm tăng chi phí của doanh nghiệp Các chi phíliên quan đến nợ như: chi phí quản lý và thu nợ do trả lương nhân viên thu nợ,chi phí chiết khấu, và chi phí cơ hội của vốn v.v… tăng lên sẽ kéo theo tổngchi phí hoạt động của doanh nghiệp gia tăng Hơn thế nữa, việc phải sử dụngbiện pháp cuối cùng là kiện tụng đối với những khoản nợ không có khả năngthu hồi bằng những biện pháp khác nhằm thu hồi lại vốn cũng khiến doanh

Trang 21

nghiệp tốn không ít thời gian và tiền bạc, cũng như ảnh hưởng đến hình ảnhcủa doanh nghiệp Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng thu lợi cũngnhư hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nợ phát sinh quá nhiều khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốnsản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.Trong hoàn cảnh số vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế thì việc đầu

tư quá nhiều vào khoản phải thu sẽ khiến doanh nghiệp không đủ lượng vốnđầu tư vào các tài sản khác như vốn bằng tiền hay hàng tồn kho gây ra nhiềukhó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, nợ phải thu phát sinhnếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới tình trạngvốn bị chiếm dụng kéo dài làm suy yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp,buộc doanh nghiệp phải huy động vốn tư các nguồn vốn vay, phát hành giấy

tờ có giá…, tư đó làm tăng chi phí sử dụng vốn và làm tăng rủi ro thanh toán.Trường hợp xấu nhất là không thu hồi được khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp

sẽ mất toàn bộ vốn

1.2 Quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

1.2.1.2 Khái niệm hiệu quả quản trị nợ phải thu

Hiệu quả quản lý khoản phải thu là một phạm trù kinh tế phản ánh chấtlượng của việc quản lý nợ phải thu sao cho chi phí về vốn bỏ ra ít nhất mà kếtquả đạt được cao nhất

1.2.1.3 Mục tiêu quản trị nợ phải thu trong doanh nghiệp

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp,liên quan đến các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, trong đó

có các cơ quan chức năng của Nhà nước (chủ yếu là cơ quan thuế) đồng thời

Trang 22

nội dung các khoản phải thu cũng có tính chất đa dạng gắn liền với sự đadạng trong các giao dịch phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp

Do tính chất đa dạng về nội dung, đối tượng phải thu cũng như nhữngrủi ro có thể xảy ra nên cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình hình nợphải thu này tư lúc phát sinh ra các giao dịch Chính vì thế mà nhà quản trịtài chính phải thường xuyên theo dõi các khoản phải thu để xác định đúngthực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiềncủa doanh nghiệp Qua đó nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thuthập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt Tư đó ta thấy mục tiêuchủ yếu khi thực hiện quản lý nợ phải thu là:

- Đưa ra những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất,tiêu thụ sản phẩm Tại mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh các sảnphẩm, dịch vụ việc quản lý nợ phải thu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hìnhtiêu thụ sản phẩm kéo theo sự biến đổi trong doanh thu, tư đó ảnh hưởng tớihoạt động sản xuất kinh doanh tức là đã ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động củadoanh nghiệp đó

- Duy trì quy mô nợ phải thu hợp lý, cân nhắc giữa lợi nhuận tăngthêm do bán được hàng và chi phí mất đi do khoản phải thu tăng lên

- Quản lý nợ phải thu nhằm nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của các bạn hàng, tư đó đưa ra những quyết định tốt nhất trong quátrình mua bán trao đổi hàng hoá với khách hàng đó

1.2.2 Nội dung quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

1.2.2.2 Xác định chính sách bán chịu đối với khách hàng

a Tiêu chuẩn bán chịu

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng củakhách hàng đê được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ.Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanhnghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chínhthức hoặc không chính thức

Trang 23

Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đếnmức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu,tức là kết quả của chính sách bán chịu, cao hơn mức chi phí phát sinh do bánchịu Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đếnkhoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu Vấn đề đặt ra là khinào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệpkhông nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình raquyết định trong quản trị các khoản phải thu.

SƠ ĐỒ 1.1 MÔ HÌNH 1 – MÔ HÌNH NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU

Sơ đồ hình 1.1 cho thấy, khi nới lỏng chính sách bán chịu, danh nghiệp

sẽ bán chịu nhiều hơn Điều này là tăng doanh thu, tư đó làm tăng lợi nhuậncủa doanh nghiệp, tuy nhiên khoản tiền mà doanh nghiệp cần phải thu hồicũng tăng lên, dẫn đến chi phí quản lý các khoản phải thu như theo dõi, đônđốc thu hồi cũng tăng theo Nhà quản trị tài chính cần tính toán chính xác cáckhoản chi phí và lợi nhuận, tư đó so sánh nếu lợi nhuận bù đắp được khoảnchi phí quản lý thì chấp nhận bán chịu và ngược lại

SƠ ĐỒ 1.2 MÔ HÌNH 2 – MÔ HÌNH THẮT CHẶT CHÍNH SÁCH BÁN

CHỊU

Trang 24

Tương tự, sơ đồ 1.2 cho ta thấy việc ra quyết định ở phương diện sosánh giữa việc tiết kiệm chi phí có bù đắp được lợi nhuận giảm hay không?Nếu có thì sẽ ra quyết định chấp nhận bán chịu và ngược lại.

b Điều khoản bán chịu

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thờihạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thờigian bán chịu cho phép Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa làkhách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày

kể tư ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấuthì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể tư ngày phát hànhhóa đơn

- Thay đổi thời hạn bán chịu

SƠ ĐỒ 1.3 MÔ HÌNH 3 – MÔ HÌNH MỞ RỘNG THỜI HẠN BÁN CHỊU

Trang 25

SƠ ĐỒ 1.4 MÔ HÌNH 4 – MÔ HÌNH THẮT CHẶT CHÍNH SÁCH BÁN

CHỊU

Sơ đồ 1.3 có sự tác động đến việc ra quyết định tương tự việc nới lỏngcác tiêu chuẩn bán chịu Còn sơ đồ 1.4 tương tự việc thắt chặt tiêu chuẩn bán

chịu

- Thay đổi điều khoản chiết khấu

Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và

tỷ lệ chiết khấu Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người muathanh toán trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệchiết khấu Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bánđược khấu trư nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu

SƠ ĐỒ 1.5 MÔ HÌNH 5 – MÔ HÌNH TĂNG TỶ LỆ CHIẾT KHẤU

Trang 26

Sơ đồ hình 1.5 cho thấy việc tăng tỷ lệ chiết khấu đồng nghĩa với việcdoanh nghiệp thu được ít tiền hơn nhưng sẽ kích thích khách hàng trả tiềnsớm Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí liên quan đến khoảnphải thu, đồng thời giảm doanh thu, dẫn đến giảm lợi nhuận Doanh nghiệpphải xác định một tỷ lệ chiết khấu phù hợp để khoản tiết kiệm được phải lớnhơn khoản thâm hụt lợi nhuận Ngược lại, sơ đồ hình 1.6 lại là việc cân nhắc

so sánh giữa khoản lợi nhuận tăng lên và khoản chi phí khoản phải thu tăngthêm

SƠ ĐỒ 1.6 MÔ HÌNH 6 - MÔ HÌNH GIẢM TỶ LỆ CHIẾT KHẤU

c Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu

SƠ ĐỒ 1.7 MÔ HÌNH TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ RỦI RO

Trang 27

Các mô hình ở trên đều chưa đề cập đến rủi ro không thu hồi đượckhoản phải thu Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro không thu hồi được tiền rất dễxảy ra Hình 1.7 cho thấy khoản chi phí tăng lên do nới lỏng chính sách bánchịu còn bao gồm cả tổn thất không thu hồi được nợ

Tóm lại, việc ra quyết định bán chịu được khái quát qua hình 1.8

SƠ ĐỒ 1.8 MÔ HÌNH TỔNG QUÁT CỦA VIỆC RA CHÍNH SÁCH TÍN

DỤNG

1.2.2.3 Dự báo nợ phải thu của doanh nghiệp

Nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp, được phản ánh trên Bảng cânđối kế toán Việc dự báo nợ phải thu là một nội dụng trong lập kế hoạch tàichính của doanh nghiệp

Trang 28

Để dự báo được nợ phải thu của doanh nghiệp, có thể áp dụng cácphương pháp dự báo tài chính như sau:

❖ Phương pháp hồi quy tuyến tính giản đơn: Dựa vào cơ sở số liệu củacác thời kỳ trước trong quá khứ về doanh thu và số lượng vốn mà doanhnghiệp đã sử dụng, tiến hành xác định phương trình tương quan giữa hai biến

số đó Sau đó, với doanh thu dự kiến trong tương lai ma doanh nghiệp có thểđặt được, dự báo nhu cầu vốn khoản phải thu theo quan hệ tuyến tính đã xácđịnh trước đó (theo phương trình hồi quy) Phương pháp này phụ thuộc nhiềuvào việc dự báo doanh thu của doanh nghiệp

❖ Phương pháp dự báo hồi quy mở rộng:

- Thiết lập giả định cho việc dự báo nợ phải thu bằng cách ướctính khoảng thời gian tư khi bán được hàng đến khi thu được tiền hàng mấtbao lâu Điều này phụ thuộc vào chính sách bán chịu và chính sách chiết khấuthanh toán của công ty dự tính sẽ thực hiện trong tương lai

- Dựa vào doanh thu dự kiến và các tỷ lệ giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay phải trả, thuế suất thues thunhập để tính ra báo cáo kết quả kinh doanh

- Căn cứ vào tỷ lệ % doanh thu trong quá khứ để làm cơ sở cho dựbáo khoản mục nợ phải thu bằng công thức : Nợ phải thu = Doanh thu dựkiến/Vòng quay nợ phải thu

❖ Phương pháp dự báo thông qua chỉ tiêu tài chính vòng quay nợ phảithu:

Dựa vào chỉ tiêu vòng quay nợ phải thu trung binh ngành hoặc lấy chỉtiêu này của một doanh nghiệp điển hình, để dự báo nhu cầu vốn khoản phảithu trên cơ sở quy mô doanh thu đã dự kiến

Có thể thấy cả 3 phương pháp trên viêc dự báo doanh thu là rất quan

Trang 29

trọng Việc lập kế hoạch doanh thu được thực hiện thông qua việc tính mứcdoanh thu kỳ vọng tư các khả năng, các điều kiện các nhau.

1.2.2.4 Phân tích uy tín tài chính đối với khách hàng

Để đánh giá chất lượng tín dụng của doanh nghiệp có thể sử dụng 3phương pháp:

❖ Phương pháp phán đoán “5 chữ C” (phương pháp truyền thống):thường áp dụng cho pháp nhân và nó dựa trên các tiêu chí như sau:

+ Ứng xử của khách hàng (Character): hay còn gọi là tư cách tín dụng,

là tính cách riêng hay thái độ tự nguyện đối với các nghĩa vụ trả nợ và đượcđánh giá trên cơ sở dữ liệu về những lần mua chịu trước đó

+ Khả năng thanh toán (Capacity): là khả năng thanh toán nhanh cácmón nợ và được đánh giá trên cơ sở khả năng thanh toán hiện tại và dòng lưuchuyển tiền dự kiến liên quan đến tổng nợ cũng như thời điểm phải trả

+ Vốn (Capital): là sự đo lường về sức mạnh tài chính dài hạn củakhách hàng được đánh giá bằng việc phân tích tình hình tài chính của kháchhàng

+ Vật thế chấp (Collateral): là những tài sản mà khách hàng có thể sửdụng để đảm bảo cho các khoản nợ

+ Điều kiện kiểm tra (Condition): là điều kiện đề cập đến xu thế pháttriển ngành kinh doanh hoặc tiềm năng của nền kinh tế

❖ Phương pháp thống kê: phương pháp này thường áp dụng đối với kháchhàng cá nhân và dựa trên những số liệu thống kê đã thu thập được để đánh giákhách hàng

Một số câu hỏi để đánh giá khách hàng mua chịu:

Trang 30

+ Tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại và lĩnh vực kinh doanh của kháchhàng có mối quan hệ ra sao?

+ Vị trí của khách hàng trong ngành? (đang phát triển và được cũng cốhay là đang bị cạnh tranh gay gắt và mất dần thị phần)

+ Khả năng kinh doanh của khách hàng trong các thời kỳ khó khăntrong quá khứ?

+ Ngành kinh doanh của khách hàng hiện nay ra sao? (dư thưa sảnlượng, nhu cầu đang giảm dần )

❖ Nguồn thông tin tín dụng: Sử dụng cổng thông tin tín dụng Quốc gia(CIC) – Ngân hàng nhà nước Việt Nam

1.2.2.5 Cơ chế quản lý và thu hồi công nợ của doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp cần xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ (baogồm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả); xác định rõ trách nhiệm của tập thể,

cá trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản nợ; đối chiếu xác nhận,phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: bộ phận kế toán sẽ theodõi khách hàng nợ Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo tưng đối tượng nợ;thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đếnhạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năngthu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ

- Đối với các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, cần có biện pháp thu hồi

nợ thích hợp Các biện pháp có thể thực hiện đó là gia hạn nợ, thỏa ước xử lý

nợ (giãn nợ, xóa nợ), bán lại nợ, yêu cầu sự can thiệp của Toàn án kinh tế nếukhách hàng chây ỳ hoặc mất khả năng thanh toán

- Khi xác định là nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp thực hiện các biện

Trang 31

pháp phòng ngưa rủi ro bán chịu như trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi;trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.2.6 Lựa chọn chính sách chiết khấu thanh toán

Khách hàng có thể được hưởng một khoản chiết khấu khi trả nợ trướchạn Điều đó sẽ có tác động như sau:

● Tác động tới thời gian thu hồi nợ bình quân

● Tác động tới lượng hàng bán chịu (ảnh hưởng đến nợ xấu)

Trước khi quyết định cung cấp các khoản chiết khấu cho khách hàng trả

nợ trước thời hạn, doanh nghiệp cần phải so sánh giữa chi phí chiết khấu vàlợi ích của việc thu giảm ứ đọng vốn vào khoản phải thu

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

Các dấu hiệu đặc trưng Các biện pháp kiểm soát

nợ 1

Nợ đủ

tiêu

Khách nợ là những DN vững chắc về tài chính, về

tổ chức, uy tín và thương hiệu.

Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường, duy trì mối quan

độ tin cậy.

Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường.

Trang 32

khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.

Áp dụng các biện pháp đặc biệt, theo dõi chặt chẽ, tận dụng cơ hội thu nợ.

nợ hoặc không tồn tại.

Nợ thuộc nhóm này phải xóa sổ, không làm phát sinh thêm chi phí kiểm soát nợ Xác định chi phí tổn thất trong kinh doanh.

- Kỳ thu tiền bình quân

Đây là một công cụ đo lường để hỗ trợ nhà quản lý theo dõi các khoảnphải thu Kỳ thu tiền bình quân là tổng giá trị hàng hoá đã bán cho khách hàngtheo phương thức tín dụng thương mại (tổng giá trị các khoản phải thu) tínhbình quân trong một kỳ, chia cho doanh số bán chịu bình quân mỗi ngày

Kỳ thu tiền bình quân =

Tổng giá trị các khoản phải thu bình quân Doanh số bán chịu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân cho biết một đồng tiền bán hàng trước đó phảimất bao nhiêu ngày mới thu lại được Đây là phương pháp đo lường đơn giản,chịu sự chi phối của hai yếu tố chính là:

Sự đo lường áp dụng đối với doanh số bán hàng trung bình mỗi ngày vàkhông có sự khác biệt về sự phân bố của doanh số bán

Thời kỳ mà doanh số bán mỗi ngày được sử dụng làm cơ sở để tínhtoán Kỳ thu tiền bình quân có độ nhạy rất cao với yếu tố này

Trang 33

- Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả

Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoảnphải trả của doanh nghiệp Nó bằng tổng số nợ phải thu chia cho phải trả

Tỷ lệ khoản phải thu

so với phải trả =

Tổng số nợ phải thu Tổng số nợ phải trả

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ đơn vị bị các tổ chức khác chiếm dụng vốncàng nhiều và ngược lại tỷ lệ này càng nhỏ thì chứng tỏ đơn vị đã sử dụngvốn của đơn vị khác nhiều

- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu Sốvòng luân chuyển các khoản phải thu được tính bằng tổng số doanh thu bánchịu thực chia cho bình quân các khoản phải thu

Số vòng luân chuyển các

Tổng doanh số bán chịu được Bình quân các khoản phải thu

Qua chỉ tiêu này chúng ta thấy được mức hợp lý của số dư các khoảnphải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ Nếu phải thu nhanh thì số vòng luânchuyển các khoản phải thu sẽ cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiênnếu chỉ tiêu này quá cao thì cũng không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng tới khối lượnghàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ sẽ thu hẹp mạng lướikhách hàng, sẽ có ít khách hàng đáp ứng được mức yêu cầu tín dụng màdoanh nghiệp đưa ra

Như vậy nhà tài chính sẽ phải phân tích chặt chẽ hơn, kết hợp giữa chínhsách bán chịu và quản lý các khoản phải thu để tính toán được số vòng luân

Trang 34

chuyển các khoản phải thu một cách hợp lý.

- Phân tích tuổi của các khoản phải thu

Phương pháp phân tích chỉ tiêu này dựa trên thời gian biểu về tuổi củacác khoản phải thu, cung cấp cho nhà quản trị sự phân bố về tuổi của cáckhoản bán chịu Sự phân tích theo phương pháp này có tác dụng rất hữu hiệu,nhất là khi các khoản phải thu được xem xét dưới giác độ sự biến động về mặtthời gian Bởi vậy nó có thể tạo ra một phương thức theo dõi hiệu quả đối vớicác khoản phải thu Tuy nhiên phương pháp này chịu sự chi phối rất mạnh mẽcủa doanh số bán theo mùa - vụ

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp 1.2.4.2 Nhân tố khách quan

❖ Các nhân tố về môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởngsâu rộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lạm phát, tốc độ tăngtrưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, biến động cung cầu hàng hóa, mức độ cạnhtranh trên thị trường Môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho doanhnghiệp sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, ngược lại chúng gây

ra những khó khăn cho doanh nghiệp

❖ Các nhân tố về môi trường tự nhiên

Đó là các nhân tố về khí hậu, vị trí địa lý, địa hình Các nhân tố này cóảnh hưởng lớn đến quyết định chính sách bán hàng của doanh nghiệp Chúngtác động đến việc doanh nghiệp lựa chọn vị trí, cách thức bán hàng phù hợpvới yêu cầu của người mua và nhằm khuyến khích người tiêu dùng

❖ Các nhân tố về môi trường văn hóa xã hội

Đây là những nhân tố luôn bao quanh doanh nghiệp và nó có ảnh

Trang 35

hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dân số thểhiện quy mô nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu, tư đó khi cung cấp hànghóa doanh nghiệp dự đoán được dung lượng thị trường mà doanh nghiệp cóthể đạt đến.

❖ Các chính sách vĩ mô của Nhà nước

Các chủ trương chính sách về đầu tư của Đảng và nhà nước đối vớingành nghề kinh doanh sẽ quyết định tới quy mô đầu tư phát triển mạng lướikinh doanh và mở rộng thị phần Bên cạnh đó, các quy định về trích lập dựphòng phải thu khó đòi, các chế tài xử phạt, xác định rõ trách nhiệm đối vớicác khoản nợ của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nợ

❖ Tư doanh nghiệp khách nợ

Việc xử lý nợ tồn đọng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hợp tác củakhách nợ Những khách nợ đã để cho các khoản phải trả của mình quá hạnthanh toán để doanh nghiệp là chủ nợ phải tiến hành xử lý nợ khó đòi tức làkhách nợ đó đã không có khả năng trả nợ hoặc khách nợ đó không có ý muốntrả nợ nữa để chiếm dụng vốn Chính vì thế mà hy vọng vào sự hợp tác củakhách nợ là vô cùng nhỏ kể cả khách nợ là những doanh nghiệp Nhà nước

Do tình hình tài chính khó khăn nên những khách nợ này luôn cố tình tránhgặp các chủ nợ hay các tổ chức xử lý nợ để bàn về việc mua bán, thanh toán

nợ Một nguyên nhân nữa khiến các khách nợ này không chịu hợp tác là dotâm lý chây ỳ không chịu trả nợ để chờ nhà nước xoá nợ

1.2.4.3 Nhân tố chủ quan

❖ Trình độ nhân lực của doanh nghiệp bán hàng

Quá trình tư xác định chính sách bán chịu, phân tích uy tín khách hàngcho đến khi ra quyết định tín dụng, tiến hành theo dõi, thu hồi các khoản công

Trang 36

nợ phụ thuốc rất lớn vào trình độ của nhà quản trị và các bộ phận liên quan.Nếu ra quyết định tín dụng hợp lý, đúng đắn, doanh nghiệp sẽ vưa tăng đượclợi nhuận, giảm hàng tồn kho, tăng hiệu suất sử dụng vốn, mở rộng được thịtrường… Tuy nhiên chỉ cần một trong các công việc trên thực hiện khônghiệu quả, dẫn đến một quyết định tín dụng sai lầm, doanh nghiệp có thể mấttrắng vốn, nguy cơ mất khả năng thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra Vì vậy,một nhà quản trị với trình độ chuyên môn cao cùng với đội ngũ cán bộ nhânviên đặc biệt là kế toán công nợ hoạt động hiệu quả sẽ hạn chế tối đa sự phátsinh của các khoản nợ khó đòi, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính.

❖ Các chính sách của doanh nghiệp

Các chính sách khuyến khích trả tiền sớm, hoặc hợp tác với khách hànggiải quyết khoản phải thu cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công nợphải thu Ngoài ra, việc chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc vềcác khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán cũnggiúp thu được tiền đúng hạn Điều này không chỉ giúp công ty quản lý tốt cáckhoản phải thu mà còn duy trì được mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với kháchhàng

❖ Cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ thông tin

Thay vì thực hiện thủ công, công ty có thể áp dụng công nghệ thôngtin, tự động hoá quy trình chuyển tiền Điều này giúp công ty giảm bớt thờigian chờ xác nhận hoá đơn tư Ban Giám đốc và xác nhận thanh toán củakhách hàng Nhờ đó, việc quản lý khoản phải thu không phải mất thời gian,chi phí quản lý thủ công, phù hợp với xu thế công nghệ thông tin hiện nay.Ngoài ra, việc có nhiều chi nhánh, cơ sở giúp cho khách hàng dễ dàng thanhtoán tiền hàng cho doanh nghiệp, phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nhiềukhách hàng, khối lượng bán chịu lớn

Trang 37

C HƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

SÔNG ĐÀ 10 TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Sông Đà 10 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10

Tên tiếng Anh: SONG DA NO 10 JOINT STOCKS COMPANY

Tên giao dịch: SONG DA 10

Tên viết tắt: SONG DA 10 ,JSC

Địa chỉ: Tầng 10-11, khu B, tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, quậnNam Tư Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: +84-(04)37683998 – Fax: +84-(04)37683997/991

Trang 38

TCCB ngày 11 tháng 02 năm 1981 của Bộ Xây Dựng), năm 2002 Công tyđược đổi tên thành Công ty xây dựng Sông Đà 10 (theo quyết định số285/QĐ-BXD ngày 11 tháng 3 năm 2002 của Bộ xây dựng) và được chuyểnđổi thành Công ty cổ phần tháng 11 năm 2005 (theo QĐ số 2114/BXD ngày

14 tháng 11 năm 2005 của Bộ xây dựng) với tên gọi Công ty cổ phần Sông

Đà 10 do Tổng công ty Sông Đà giữ cổ phần chi phối

Hiện nay công ty là công ty cổ phần có tư các pháp nhân phù hợp vớipháp luật hiện hành của Việt Nam

Số lượng cổ phần: 42,732,355 cổ phần

Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh

● Xây dựng các công trình ngầm và dịch vụ dưới lòng đất;

● Xây dựng công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông và xây dựngcông trình khác;

● Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng, nhà ở;

● Khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;

● Tư vấn xây dựng;

● Trang trí nội thất;

● Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; cấu kiện bê tông;

● Sản xuất, kinh doanh phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụxây dựng;

● Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy;

● Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệxây dựng;

Trang 39

● Kinh doanh và xuất nhập khẩu: Phương tiện vận tải cơ giớichuyên dùng: chở hàng hoá, vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng trong thi côngxây dựng và phục vụ thi công xây dựng có trọng tải đến 40 tấn;

● Đầu tư xây lắp các công trình thuỷ điện vưa và nhỏ, kinh doanhđiện thương phẩm;

● Xây dựng các khu công nghiệp, cảng biển;

● Kinh doanh bất động sản

2.1.2.3 Sản phẩm chủ yếu

Đơn vị đã tham gia thi công xây dựng các hạng mục công trình ngầm,khoan nổ mặt bằng và hố móng công trình, khoan phun gia cố và xử lý nềnmóng,… tại các công trfinh xây dựng lớn của Quốc gia như nhà máy thủyđiện Hòa Bình – công suất 1920 MW, nhà máy thủy điện Yaly – công suất

720 MW, nhà máy thủy điện Sông Hinh công suất 66 MW, hầm đường bộ quađèo Hải Vân – chiều dài 6,7 km, đường Hồ Chính Minh và nhiều công trìnhkhác

2.1.2.4 Tổ chức hoạt động kinh doanh

Công ty có 7 đơn vị trực thuộc, 3 công ty con và 1 công ty liên kết

Các đơn vị trực thuộc:

Xí nghiệp Sông Đà 10.2, Văn phòng Đà Nẵng: Địa chỉ: Lô 48B2, Khu

số 4 Tây Bắc, đường Hồ Tùng Mậu, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng Nhiệm vụ chính thi công công trình: Thuỷ điện Ba Hạ(Phú Yên), thuỷ điện Hương Điền (Thưa Thiên Huế), thuỷ điện An Khê - KaNak (Gia Lai)

Xí nghiệp Sông Đà 10.3: Địa chỉ: Công trình thủy điện Huội Quảng,Bán Đốc, xã Khoan on, Thị trấn Than Uyên, tỉnh Lai Châu Nhiệm vụ chính

Trang 40

thi công các hạng mục công trình thuỷ điện Na Hang (Tuyên quang), côngtrình thuỷ điện Sơn La (Sơn La).

Xí nghiệp Sông Đà 10.4: Địa chỉ: Công trình thủy điện Lai Châu, xãNậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Nhiệm vụ chính thi công côngtrình thuỷ điện Nậm Chiến 2 (Sơn La), thuỷ điện Nậm Ngần (Hà Giang), thuỷđiện Sử pán 2 (Lào Cai)

Xí nghiệp Sông Đà 10.5: Địa chỉ: Văn phòng giao dịch: Liền kề 9 - khu

đô thị Văn Khê – La Khê – Hà Nội Nhiệm vụ chính thi công công trình:Thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An), thuỷ điện Hương Điền (Thưa Thiên Huế)

Xí nghiệp Sông Đà 10.6: Địa chỉ: Công trình Thủy điện Huội Quảng,

xã Chiềng Lap, huyện Mường La, tỉnh Sơn La Nhiệm vụ chính thi công thủyđiện Sơn La và thi công công trình thuỷ điện Nậm Chiến 1 (Sơn La)

Xí nghiệp Sông Đà 10.7: Địa chỉ: Dự án đường cao tốc Đà Nẵng –Quảng Ngãi, thôn Trà Châu, xã Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Nhiệm vụchính thi công công trình thuỷ điện Xêkamản 3 - Cộng hoà dân chủ nhân dânLào

Xí nghiệp Cơ khí Sông Đà 10: Địa chỉ: Lô X1B, đường số 5, khu côngnghiệp Hòa Khánh mở rộng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Nhiệm vụchính là gia công chế tạo cơ khí và sửa chữa ô tô xe máy tại Hải Vân - Đànẵng

Công ty con:

Cty CP Sông Đà 10.1 Tỷ lệ sở hữu 100%

Cty CP Thủy điện IaHiao Tỷ lệ sở hữu 99.4%

Cty CP Thủy điện Nậm He Tỷ lệ sở hữu 56.09%

Công ty liên kết:

Ngày đăng: 22/05/2019, 05:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Tài chính, “Thông tư 228/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp” ngày 7/12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư 228/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độtrích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất cáckhoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa,công trình xây lắp tại doanh nghiệp”
4. PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS. Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên) (2015), “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp”
Tác giả: PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS. Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXBTài chính
Năm: 2015
6. TS.Nguyễn Thị Hà – Học viện Tài chính “Thực trạng và giải pháp quản lý nợ trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, Tạp chí Tài chính ngày 14/04/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và giảipháp quản lý nợ trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”
7. PGS.TS. Bùi Văn Vần, PGS.TS.Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên) (2013), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”
Tác giả: PGS.TS. Bùi Văn Vần, PGS.TS.Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2013
8. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 10 (2014), “Quyết định của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý tài chính” Số 31 SD10/QĐ-HĐQT ngày 22/7/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyếtđịnh của Hội đồng quản trị về việc phê duyệt và ban hành Quy chế quản lýtài chính”
Tác giả: Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 10
Năm: 2014
9. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 10 (2015), “Quyết định của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế quản lý nợ” Số 102 SD10/QĐ-HĐQT ngày 3/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyếtđịnh của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế quản lý nợ”
Tác giả: Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 10
Năm: 2015
1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 10 cuối năm 2013,2014,2015 (công ty mẹ) Khác
2. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Phát triển diện Tây Bắc 2015 (công ty mẹ) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w