1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã thụy hưng, huyện thái thụy, tỉnh thái bình

54 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 151,34 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn Trên cơ sở làm rõ và thống nhất những vẫn đề lý luận chung về chithường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, đi sâu vào

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Xuân Thượng

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã (phường, thị trấn) là một cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở thựchiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra tại địa phương.Ngày nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở nông thôn đang diễn ra mạnh

mẽ Đòi hỏi chính quyền Nhà nước cấp xã phải tăng cường công tác quản lý,phát huy đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình được giao trêncác hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở xã Đê thực hiện chức năng, nhiệm

vụ đó của mình chính quyền xã cần có phương tiện vật chất đáp ứng cho nhucầu thực hiện các định huớng phát triên kinh tế nâng cao đời sống nhân dântrong xã ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng đó chính là ngân sáchxã (NSX) NSX bao gồm thu và chi ngân sách xã

Hoạt động chi ngân sách xã đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mọihoạt động của đơn vị thụ hưởng ngân sách, đến sự phát triên của xã Nếu cáckhoản chi kịp thời, đầy đủ và chính xác đúng mục đích thì sẽ giúp bộ máychính quyền ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về quản lý kinhtế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội được thực hiện tốt Vì vậy, cần nângcao hiệu quả quản lý chi và chi ngân sách trên địa bàn xã đê đạt được mụctiêu tổng thê phát triên huyện, tỉnh, cả nước

Xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy là một trong những xã ở nông thôn củatỉnh Thái Bình Tuy nhiên, hiện nay tình hình quản lý chi ngân sách xã trênđịa bàn bên cạnh những tiến bộ đã đạt được song vẫn còn một số bất cập, hạnchế chưa được giải quyết Đặc biệt là về chi thường xuyên và quản lý chithường xuyên ngân sách xã Vì vậy, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “

Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” đê hiêu rõ hơn về công tác chi thường xuyên và quản lý chi

Trang 6

thường xuyên NSX và từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, nâng cao hiệuquả của công tác quản lý chi thường xuyên NSX.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn

Trên cơ sở làm rõ và thống nhất những vẫn đề lý luận chung về chithường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, đi sâu vào thực tiễnxem xét, phân tích, đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế trongcông tác quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn xã Thuy Hưngnhững năm gần đây Từ những hạn chế đã nêu ra đưa ra những kiến nghị, giảipháp đê khắc phục những mặt hạn chế đó, hoàn thiện công tác quản lý chithường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng nói riêng và góp phần nâng cao hiệuquả quản lý NSNN nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn

+ Đối tượng nghiên cứu: Chi thường xuyên NSX và quản lý chi

thường xuyên NSX trên địa bàn xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh TháiBình

+ Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2015.

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh

Thái Bình

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Công tác quản lý chi thường xuyên ngân

sách xã trên địa bàn xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: thu thập các số liệu của cơ

quan thực tập như số liệu dự toán, báo cáo quyết toán các năm 2013 – 2015và các văn bản liên quan

- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng khi đối chất với những người trực

tiếp thực hiện về chi thường xuyên NSX, đó là kế toán xã

Trang 7

- Phương pháp so sánh: sử dụng trong so sánh giữa số quyết toán và dự

toán chi thường xuyên NSX, giữa số chi thường xuyên năm sau so với nămtrước

- Phương pháp đánh giá: sử dụng đê đánh giá việc thực hiện chi thường

xuyên và công tác chi thường xuyên NSX trong giai đoạn 2013 – 2015

- Trao đổi cùng giáo viên hướng dẫn

5 Kết cấu của luận văn

Đề tài được trình bày theo nội dung như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về chi và quản lý chi thường xuyênngân sách xã

Chương 2: Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách xãChương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lýchi thường xuyên ngân sách xã ở xã Thụy Hưng

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÝ

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã

Khái niệm

Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân

sách Nhà nước (NSNN) NSX bao gồm ngân sách các khoản thu, nhiệm vụchi được quy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân (HĐND) xãquyết định và giao cho ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhằm đảm bảocác chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã NSX có vai trò rất quan trọngtrong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn Là mộtđơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở, chính quyền cấp xã trực tiếp giảiquyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân dựa trên các quy định củapháp luật Do vậy, ngân sách xã là công cụ tiên quyết của xã đê thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của mình

Chi thường xuyên ngân sách xã là quá trình phân bổ và sử dụng thunhập từ một phần vốn ngân sách nhà nước cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu chigắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền cấpxã về quản lý kinh tế – xã hội (KT-XH)

Đặc điểm chi thường xuyên NSX:

Chi thường xuyên ngân sách xã có các đặc điêm sau:

Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đều mang tính ổn định

Các khoản chi này mang tính ổn định vì xã phải thực hiện các chức năng,nhiệm vụ Nhà nước giao về quản lý hành chính ổn định qua các năm Cáchoạt động này phải được duy trì một cách thường xuyên và liên tục nhằm đảmbảo hoạt động của bộ máy hành chính, cung ứng đầy đủ các hàng hóa công

Trang 9

cộng cho người dân ở xã Nhờ đó, người dân và các tổ chức trên địa bàn cóthê giải quyết được các công việc theo yêu cầu của họ, đảm bảo đời sống vềvật chất tinh thần.

Thứ hai, phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSX gắn chặt với cơ cấu tổ chức của mỗi xã.

Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền xã tác động tới phạm vi và mứcchi thường xuyên của ngân sách nhà nước( NSNN) cho xã Mỗi xã đều sẽ cómột cơ cấu tổ chức của bộ máy khác nhau, do sự khác biệt về điều kiện tựnhiên cũng như số lượng nhân khẩu, tập tục, văn hóa của người dân địaphương Do đó, nếu bộ máy chính quyền xã gọn nhẹ phù hợp với thực tế mỗiđịa phương sẽ làm tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi thường xuyên củaNSNN cho bộ máy của xã, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho xã cũng có cơhội tăng lên nhưng không làm tăng tổng mức chi Bên cạnh đó, hiệu lực hoạtđộng của bộ máy chính quyền xã cũng tác động rất lớn đến chi thường xuyên,từ đó sẽ làm thay đổi chất lượng của chi thường xuyên nên có ảnh hưởng lớnđến mức chi

Thứ ba,chi thường xuyên ngân sách xã là các khoản chi có tính chất tiêu dùng.

Chi thường xuyên NSX là khoản chi phát sinh ổn định, đều đặn, vớimục đích duy trì hoạt động của bộ máy và thực hiện chức năng, nhiệm vụtheo phân cấp Các khoản chi này không tạo ra cơ sở vật chất hay làm tăngnăng lực sản xuất phục vụ nền kinh tế, do vậy khoản chi này mang tính chấttiêu dùng

1.1.2 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã

Chi thường xuyên NSX là một trong những nội dung chi quan trọng.Với tư cách là công cụ của chính quyền cấp xã, chi thường xuyên NSX có cácvai trò sau:

Trang 10

Thứ nhất, chi thường xuyên NSX là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn.

Chi thường xuyên NSX là điều kiện quan trọng đê đáp ứng các yêu cầuphát triên kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã Hàng năm, chính quyền cấpxã đều cần nguồn kinh phí đê thực hiện các nhiệm vụ KT – XH của mình nhưđảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã, phát triên kinh tế, giáo dục, y tế, chiđảm bảo xã hội,… Chi thường xuyên NSX đóng vai trò là nguồn lực chủ yếu

đê chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ KT – XH thường xuyên trênđịa bàn xã, góp phần tạo ra sự ổn định về chính trị, phát triên về kinh tế, nângcao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn xã

Là công cụ tài chính quan trọng đê giúp chính quyền Nhà nước các xãkhai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn Cùng với quá trình hoàn thiệnLuật ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho chínhquyền xã càng ngày càng nhiều hơn tạo thế chủ động cho các xã trong quá trìnhxây dựng và phát triên kinh tế xã hội trên địa bàn Trong quá trình đó ngân sách xãđóng vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết đêchính quyền xã đầu tư cho khai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông thôn, vàtừng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này

Thứ hai, chi thường xuyên NSX tiết kiệm hiệu quả sẽ tăng tích lũy vốn ngân sách cho đầu tư phát triển.

Thực hiện tốt chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phốivà sử dựng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyếttốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm

sẽ tăng tích lũy vốn NSNN đê chi cho đầu tư phát triên, nâng cao niềm tin củanhân dân vào vai trò quản lý điều hành của chính quyền xã

1.1.3 Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã

Trang 11

Chi thường xuyên ngân sách xã có nhiều cách thức phân loại khác nhaudưới đây là hai hinh thức phân loại chủ yếu.

Thứ nhất, phân loại theo lĩnh vực chi:

Theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên NSX bao gồm:

- Chi cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước

- Kinh phí cho hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã : Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, HộiCựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nôngdân Việt Nam

- Chi cho các hoạt động sự nghiệp: bao gồm chi cho các hoạt động kinh tế,giáo dục, y tế, đào tạo, văn hóa, thông tin, thê dục thê thao, trợ cấp chínhsách xã hội và bảo hiêm Chi hỗ trợ cho các hoạt động của các tổ chứcchính trị - xã hội…Đây là nhóm chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sốchi NSX

- Chi cho quốc phòng và an ninh: chi cho công tác dân quân tự vệ,trật tự an toàn xã hội…

- Chi khác: bao gồm chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chithường xuyên cho các chương trình, mục tiêu quốc gia

Dựa vào hình thức chi này ta có thê thấy chi cho lĩnh vực nào chiếm

tỷ trọng lớn nhất, lĩnh nào chiêm tỷ trọng nhỏ nhất, từ đó biết được thứ tự

ưu tiên của các lĩnh vực đã phù hợp hay chưa và có biện pháp điều chỉnhphù hợp

Thứ hai, phân loại theo nội dung kinh tê:

Theo nội dung kinh tế, chi thường xuyên NSX bao gồm:

- Chi thanh toán cá nhân là tập hợp các khoản chi theo chế độ mà Nhà nướcđã quy định phải trả cho những người làm việc trong cơ quan Nhà nước

Trang 12

công chức cấp xã; sinh hoạt phí đại biêu HĐND, các khoản phụ cấp theoquy định của nhà nước, phí công tác,

- Các khoản chi quản lý chung và chi nghiệp vụ chuyên môn Đây là cáckhoản chi nhằm đảm bảo cho hoạt động của chính quyền xã, nhằm thựchiện các nhiệm vụ KT – XH được giao như chi dịch vụ điện, nước, vănphòng phẩm, bưu chính viễn thông, chi hội nghị,

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì, nângcao cơ sở vật chất của UBND xã như chi mua sắm công cụ dụng cụ, sửachữa nhỏ tài sản cố định, từ đó cải thiện tốt hơn hoạt động của cơ quannhà nước, phục vụ tốt hơn cho người dân

-Chi thường xuyên khác là các khoản chi ngoài 3 nhóm mục chi trênnhằm phục vụ cho hoạt động thường xuyên của chính quyền cấp xã Ví dụnhư chi bầu cử quốc hội và HĐND các cấp theo nhiệm kỳ, chi trợ cấp khókhăn, trọ cấp thôi việc Mặc dù các khoản chi nhưng gắn liền với tráchnhiệm của Nhà nước trong việc xử lý các trường hợp có thế xảy ra nên vẫnđược coi là quản lý chi thường xuyên NSNN

Dựa vào hình thức phân loại này ta có thê thấy được chi cho nội dungkinh tế nào là nhiều nhất, đã thích hợp hay chưa từ đó có những sự điềuchỉnh cho phù hợp

Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; HĐND cấp tỉnhquy định cụ thê mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình

hình đặc điêm và khả năng ngân sách địa phương.

1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ

Chi thường xuyên NSX là một trong những nội dung quan trọng trongchi ngân sách của xã Đê chi thường xuyên NSX đạt hiệu quả, thực hiện được

Trang 13

các chức năng,nhiệm vụ đã đặt ra thì cần phải có các các phương pháp, công

cụ thích hợp đê hướng dẫn, quản lý

Khái niệm: Quản lý chi thường xuyên NSX là quá trình nhà nước sử

dụng các phương pháp, các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiêncác hoạt động chi thường xuyên NSX trên địa bàn vận động, phát triên phùhợp với các quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đãdự định

Là một bộ phận của quản lý chi NSX, quản lý chi thường xuyên ngânsách xã cũng bao gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán chi thườngxuyên NSX (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hànhngân sách và quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã

1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã

1.2.1.1 Khái niệm

Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã thực chất là lập kế hoạchchi thường xuyên ngân sách xã cho năm tiếp theo nhằm xác định kinh phíngân sách cần phải sử dụng đê đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên trong mộtnăm ngân sách đê thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được giao Kết quả củakhâu này là dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách xã được cơ quan cóthẩm quyền quyết định (HĐND xã)

1.2.1.2 Căn cứ lập dự toán NSX

Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫncủa Bộ tài chính và kế hoạch phát triên kinh tế xã hội của Nhà nước, của địaphường, UBND tỉnh hướng dẫn chính quyền xã lập dự toán NSX, thị trấn

năm sau theo mẫu trình HĐND xã quyết định

Cụ thê, dự toán chi thường xuyên ngân sách xã hàng năm được xây dựngtrên các căn cứ sau:

Trang 14

- Các nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, trậttự an toàn xã hội của xã;

- Chính sách, chế độ chi NSNN, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi NSX doHĐND cấp tỉnh quy định;

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định;

- Số kiêm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo;

- Tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành và các năm trước

1.2.1.3 Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên NSX

Lập dự toán chi thường xuyên NSX cũng như như lập dự toán chi NSNNcần tuân thủ 4 yêu cầu sau:

Thứ nhất, lập dự toán chi thường xuyên NSX theo đúng nội dung mẫu

biêu, mục lục NSNN, và thời hạn quy định theo hươngs dẫn của Bộ tài chính,Sở tài chính và Phòng tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện

Thứ hai, phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức Nhà

nước quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hảnh

Thứ ba, lập dự toán chi thường xuyên NSX phải đảm bảo cân đối theo

nguyên tắc chi không vượt quá số thu quy định có thê thu năm kế hoạch

Thứ tư, phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán trong đó

nêu rõ: căn cứ xác định các khoản chi thường xuyên, sự thay đổi dự toán chithường xuyên NSX, nguyên nhân của những thay đổi

1.2.1.4 Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSX

Lập dự toán NSX hàng năm bao gồm: lập dự toán thu NSX và lập dựtoán chi NSX Trong lập dự toán chi NSX gồm có lập dự toán chi thườngxuyên NSX và lập dự toán chi đầu tư phát triên Như vậy, nội dung lập dự

Trang 15

toán chi thường xuyên NSX nằm trong quy trình lập dự toán NSX nói chungvà gồm có các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn xây dựng dự toán:

-UBND huyện hướng dẫn và giao số kiêm tra dự toán ngân sách cho cácxã

-UBND xã tổ chức hội nghị triên khai xây dựng dự toán NSX và giao sốkiêm tra cho các ban ngành, đoàn thê

Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã:

-Các ban ngành, đoàn thê, kế toán xã lập dự toán NSX

-UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thê về dự toán ngân sách;kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX

-UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toánNSX

-Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dựtoán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện

- Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với cácxã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ởnhững năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnhdự toán ngân sách xã báo cáo UBND huyện

Bước 3: Phân bổ và quyết định dự toán chi thường xuyên NSX

-UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã

-UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biêu HĐND xã trướcphiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyếtđịnh dự toán ngân sách

-UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thê, đồng gửi Phòng

TC – KH huyện, KBNN huyện; thực hiện công khai dự toán NSX trước ngày31/12/năm báo cáo

1.2.2 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã

Trang 16

Sau khi quá trình lập dự toán chi thường xuyên hoàn thành, được phêduyệt và quyết định phân bổ thì bước tiếp theo cần phải làm biến dự toánthành hiện thực đê thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp.

Khái niệm: Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX là quá trình sử

dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến dựtoán, kế hoạch kinh tế- xã hội năm thành hiện thực

1.2.2.1 Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX

Đê thực hiện tốt các chỉ tiêu của kế hoạch phát triên kinh tế - xã hội củaxã cần dựa vào những căn cứ sau:

- Căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã đượcHĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSXtheo Mục lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch đê làm căn cứ thanhtoán và kiêm soát chi

- Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý,UBND xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi KBNN nơi giaodịch Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, UBND xãđề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đốitrong dự toán đã được giao (nếu có) cho phù hợp đê điều hành chi theo tiếnđộ công việc

- Chủ tịch UBND xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu, chiNSX

- Xã có quỹ tiền mặt tại xã đê thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ Địnhmức tồn quỹ tiền mặt tại xã do KBNN huyện quy định cho từng loại xã.Riêng những xã ở xa KBNN, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thê thực hiệnviệc nộp trực tiếp các khoản thu của NS xã vào KBNN, định mức tồn quỹtiền mặt được quy định ở mức phù hợp

Trang 17

1.2.2.2 Yêu cầu chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX

Việc thực hiện chi thường xuyên NSX phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phânbổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu,nguồn dự phòng ngân sách

+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định

+ Được Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi + Các khoản chi thuộc loại đấu thầu, thẩm định giá thì phải thực hiệncác thủ tục đấu thầu và thẩm định giá theo quy định

1.2.2.3 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên NSX

-Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi thường xuyênNSX

+ Chủ tịch UBND xã

Trang 18

Chủ tịch UBND xã có quyền quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêuchuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyếtđịnh phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàncông quỹ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỉ luật, xử phạt hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Tài chính cấp trên:

Theo dõi, giám sát, hướng dẫn, kiêm tra quá trình chấp hành chi NSX và

có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề nảy sinh

+ KBNN huyện:

Đối với chi thường xuyên có trách nhiệm kiêm soát các hồ sơ chứng từ chivà thực hiện chi trả thanh toán kịp thời …

- Nội dung tổ chức chi thường xuyên:

+ Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chứcxã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp

+ Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khốilượng thực hiện công việc, khả năng của NSX tại thời điêm chi đê thực hiệnchi cho phù hợp

1.2.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã

Đê hoàn tất một chu trình quản lý chi thường xuyên NSX thì khâu cuối cùngphải thực hiện đó là quyết toán chi thường xuyên NSX

Khái niệm: Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã là việc tổng

hợp, trình bày một cách tổng quát, toàn diện, chi tiết tình hình thực hiện chithường xuyên NSX; đánh giá việc thực hiện dự toán chi thường xuyên NSXtrong năm ngân sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Mục đích của quyết toán chi thường xuyên NSX là cung cấp thông tincho việc kiêm tra, kiêm soát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động chithường xuyên NSX, đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện là công khai, minh

Trang 19

bạch theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, quyết toán chi thường xuyênNSX còn là căn cứ quan trọng đê thực hiện xậy dựng dự toán chi thườngxuyên các năm tiếp theo.

1.2.3.1 Yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán Ngân sách xã

Đê đảm bảo quá trình quyết toán chi thường xuyên NSX đáp ứngđược đòi hỏi và thê hiện được mục đích, ý nghĩa của công tác quyết toán thìviệc lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSX phải đáp ứng các yêu cầusau:

- Báo cáo quyết toán phải lập theo đúng mẫu biêu do Bộ tài chính quyđịnh, các đơn vị không được tự ý đặt ra, các đơn vị không được tự ý đặt ramẫu biêu đê lập báo cáo khác với quy định

- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng, dễhiêu, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cho UBND xã, HDND xã vàcác cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định

- Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo quyết toán năm phải thốngnhất với số liệu trên báo cáo quyết toán

- Nội dung trong các báo cáo quyết toán NSX phải phải theo đúng nộidung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán theeo đúngmục lục NSNN

- Báo cáo quyết toán chi không được lớn hơn báo cáo quyết toán thu

- Chỉ đưa vào báo cáo quyết toán các khoản chi thường xuyên NSX theoquy định, còn các quyc tài chính khác ở xã thực hiện quyết toán riêng

1.2.3.2 Trình tự quyết toán chi thường xuyên NSX

Quyết toán chi thường xuyên NSX được thực hiện tốt có ý nghĩa quantrọng trong việc đánh giá chấp hành chi thường xuyên NSX qua một năm, từ

đó rút kinh nghiệm cho công tác lập dự toán và chấp hành dự toán trongnhững năm tiếp theo Vì vậy, quyết toán NSX cần tuân thủ theo trình tự sau:+Phòng tài chính kế hoạch hướng dẫn công tác khóa sổ và lập báo cáo

Trang 20

+ Tài chính xã lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã hàng năm trìnhUBND xã xem xét đê trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng TC – KHhuyện đê tổng hợp Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng TC – KHhuyện do UBND cấp tỉnh quy định.

+ HDDND xã phê chuẩn báo cáo quyết toán

+ Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05bản đê gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng TC – KH huyện, KBNN nơi xãgiao dịch (đê làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Tài chính xã và thôngbáo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết

+ Phòng TC – KH huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toánchi trong đó có chi thường xuyên ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báocáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh

Trang 21

Chương 2 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN

SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG 2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH XÃ THỤY HƯNG 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

a) Điều kiện nhiên

Thụy Hưng nằm ở phía Tây Bắc Huyện Thái Thụy, cách huyện lỵ 10 km.Phía Đông giáp xã Thụy Việt - Phía Tây Bắc giáp xã Thụy Ninh; Thụy Dân -Phía Nam giáp xã Thụy Phúc; Thụy Dương – Phía Bắc giáp Sông Hóa bên kiasông thuộc địa giới hành chính Huyện Vĩnh Bảo Thành phố Hải Phòng Toànxã có diện tích đất tự nhiên: 4,8km2

Xã Thụy Hưng hiện tại gồm 5 thôn đó là: Thu Cúc; Cao DươngThượng; Cao Dương Hạ; Tam Lộng và Xá Thị.Trung Tâm xã có trục giaothông từ Thụy Ninh xuống Diêm Điền, nằm giữ hai con sông là: Sông Hóa ởphía Bắc tiếp giáp với Hải Phòng, có vị thế quan trọng, thuận tiện cho việcgiao lưu Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội Sông Sinh ở phía Nam thuậnthuận tiện cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất

b) Điều kiện kinh tế xã hội

Do nằm gần sông đất đai màu mỡ nguồn nước tưới dồi dào, ThụyHưng chủ yếu phát triên nông nghiệp Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyêndịch tích cực, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thông mới

Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được tốcđộ, tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm qua đạt 219,3 tỷđồng, tăng trưởng bình quân 6,36% năm Diện tich gieo trông hàng năm bìnhquân đạt 309,5 ha

Sản xuất công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản phát triênnhanh, ngày càng đa dạng phong phú và giữ được tăng trưởng cao Giá trị sản

Trang 22

Thương mại dich vụ phát triên theo hướng tích cực đáp ứng tốt hon cácyêu cầu về kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân., bình quân 42,06 tỷđồng/năm , tăng bình quân 14,02%/năm góp phần phát triên kinh tế địaphương.

Cùng với sự phát triên kinh tế các lĩnh vực xã hội cũng được chú trọng.Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục được phát triên khá toàn diện, chấtlượng giáo dục có bước chuyên biến tốt, môi trường sư phạm được củng cố,

cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được nâng cấp Sự nghiệp ytế; hoạt đông văn hóa thê thao, thông tin tuyên truyền ngày càng được nângcao

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSX xã Thụy Hưng

NSX được quản lý trực tiếp bởi bộ phận Tài chính – Kế toán xã Bộphận tài chính kế toán là một bộ phận của UBND xã, được giao quản lý toànbộ vấn đề tài chính và ngân sách xã, thê hiện ở sơ đồ dưới đây:

HÌNH 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÃ

-Chủ tịch UBND xã là trưởng bộ phận TC – KT xã, có nhiệm vụ quảnlý về công tác tài chính và ngân sách xã

UBND xã

Tài chính- Kế toánxã

Thủ quỹKế toán

Trang 23

-Thủ quỹ là người trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của xã.

-Kế toán là người có chuyên môn nghiệp vụ về công tác tài chính vàngân sách xã

- Chức năng, nhiệm vụ cụ thê của bộ phận TC-K xã

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trênđịa bàn theo quy định của pháp luật

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khaithác nguồn thu trên địa bàn cấp xã trong đó có dự toán chi thường xuyên NSX

 Kiêm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theohướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã vàthực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật trong

đó tổ chức thực hiện và quyết toán chi thường xuyên NSX

 Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấpxã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kếtoán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quyđịnh của pháp luật;

 Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiêm tra,quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy bannhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật

Trang 24

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ THỤY HƯNG

2.2.1 Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã

Theo nghị quyết số 44/2010/NQ-HĐND ngày 10/07/2010 của Hội đồngnhân dân tỉnh Thái Bình về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phầntrăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương từ năm 2011,nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã được quy định như sau:

- Chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước ở xã bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức xã

+ Chi phụ cấp cho đai biêu Hội đồng nhân dân

+ Chi chế độ cho cán bộ không chuyên trách xã theo quy định

+ Chi khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước

+ Công tác phí

+ Chi hoạt động văn phòng như: chi điện nước, văn phòng phẩm, phíbưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết

+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên phương tiện làm việc, chi kháctheo chế độ quy định

- Kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam ở xã

Trang 25

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội ở xã (Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu ciến binhViệ Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Na, thanh tranhân dân) sau khi trù các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếucó); hỗ trọ hoạt động hội, tổ chức xã hội, hoạt động của Ban chỉ đạo của xã,thị trấn theo quy định

- Đóng bảo hiêm xã hội, bảo hiêm y tế, bảo hiêm thất nghiệp, trích kinhphí công đoàn, mai táng phí cho cán bộ xã và các đối tượng khác hteo quyđịnh

- Chi cho công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự

+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp, huy động dân quântự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngânsách xã; thị trấn theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ

+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự , công tác nghĩa vụ quânsự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn theo quy định của phápluật

+ Chi tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trậttự an toàn xã hội trên địa bàn xã

+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định

- Chi sự nghiệp giáo dục: hõ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, lớp mẫugiáo, kê cả trợ cấp, phụ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên mẫu giáo và cô nuôidạy trẻ do xã quản lý

Trang 26

- Chi sự nghiêp y tế, dân số kế hoach hóa gia đình; chi lương, phụ cấp,các khoản trích theo lương theo quy định cho cán bộ y tế, hỗ trợ thườngxuyên và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm ytế xã

- Công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thê dục, thê thao doxã quản lý:

+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quyđịnh); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội, công tác phòngchống tệ nạn xã hội và công tác xã hội khác; bao gồm cả chi chế độ trợcấp, tiền mai táng phí cho các đối tượng già cả cô đơn, không nơi nương tựa,chi trợ cấp cho người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, lão thành cách mạngtheo quyết định của cấp có thẩm quyền, chế độ cho đối tượng thanh niên xungphong, chế độ BHYT, mai táng phí cho đối tượngCựu chiến binh, BCK

+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thê dục, thê thao, truyền thanh do xã,thị trấn quản lý:

- Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên CSVC các công trìnhphúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý như: trườnghọc, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trụ sở cơ quan quản lý hành chính cấpxã, nhà văn hóa, thư viện, đài tượng niệm, cơ sở thê dục thê thao, cầu đườnggiao thông, công trình thủy lợi, công trình cấp và thoát nước công cộng, hệthống điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh và các công trình phúc lợi công cộngkhác theo quy định

- Chi hỗ trợ khuyến khích phát triên các sự nghiệp kinh tế như: sựnghiệp nông, ngư nghiệp, thủy lợi, chi cho khuyến nông, khuyến công,

Trang 27

khuyến ngư, khuyến diêm và khuyến thương, phát triên nguồn thu theo phâncấp của tỉnh; chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường và sự nghiệp kinh tếkhác theo chế độ quy định.

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

- Chi chuyên nguồn từ năm trước sang năm sau

2.2.2 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên NSX

Xây dựng dự toán chi thường xuyên NSX là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơsở cho các khâu tiếp theo của quá trình chi thường xuyên NSX Việc lập dựtoán chi thường xuyên NSX Thụy Hưng được thực hiện trên cơ sở quy định củaChính Phủ, các hướng dẫn, chế độ, định mức theo định hướng phát triên kinh tế -xã hội của tỉnh, huyện, đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng thực tế xã

Hàng năm, vào khoảng tháng 9 căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đượcgiao, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi và ước thực hiện năm hiện tại Tàichính- kế toán xã Thụy Hưng lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm nayvà lập dự toán năm sau gửi về Phòng TC – KH huyện Thái Thụy

Lập và tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSX

Sau khi có văn bản hướng dẫn của phòng tài chính kế hoạch( TCKH), bộ phận TC-KT xã căn cứ kế hoạch phát triên kinh tế xã hội doHĐND xã phê duyệt, căn cứ quy định về phân cấp nhiệm vụ chi và định mứcchi thường xuyên do HĐND tỉnh phê duyệt, văn bản hướng dẫn của phòngTCKH và tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm trước, UBND xãtiến hành xây dựng dự toán theo đúng trình tự quy định Trong quá trình xây

Ngày đăng: 21/05/2019, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w