1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

60 CÂU NHÂN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT MÔI TRƯỜNG

8 1,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

Luật Môi Trường

Trang 1

1 Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

ĐÚNG Vì các di sản văn hóa phi vật thể là các di sản có giá trị về tinh thần mà đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo Khoản 1, Khoản 2 Điều

3 Luật bảo vệ môi trường

2 Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo ĐTM đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập

SAI Báo cáo môi trường quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm lập báo cáo Báo cáo ĐTM thì do chủ dự án là đối tượng phải thực hiện ĐTM lập báo cáo CSPL: Khoản 6 Điều 134 và Điều 19 LBVMT

3 Mọi báo cáo ĐTM và ĐMC đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến của cơ quan tổ chức có thẩm quyền

SAI Vì chỉ có báo cáo ĐTM mới có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến của cơ quan tổ chức có thẩm quyền Còn báo cáo ĐMC chỉ do hội đồng thẩm định thông qua Khoản 2 Điều 16 và Khoản 1 Điều 24 LBVNT

4 Mọi quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng

SAI Vì Chỉ có quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mới bắt buộc áp dụng Còn tiêu chuẩn do tổ chức công bố thì để tự nvguyện áp dụng Khoản 1,2 Điều 3 Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

SAI Vì Tiêu chuẩn môi trường được công bố dưới văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường Khoản 5, 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường

5 Mọi trường hợp khai thác và sử dụng TNTN đều phải xin phép cơ quan nước có thẩm quyền

SAI Vì có những trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép Như khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình; Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối; Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học; Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp Khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước

6 Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất

SAI Vì Ngoài ra chất gây ô nhiễm còn có thể tồn tại dưới dạng tiếng ồn hay áng sáng, độ rung, bức xạ,…

7 Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính

SAI Vì Hành vi vi phạm pháp luật môi trường ngoài xử lý hành chính còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm cụ thể

8 Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên

SAI Vì có những trường hợp được miễn không phải nộp thuế tài nguyên Như Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô

Trang 2

do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt… Điều 9 Luật Thuế tài nguyên

9 Bộ Công thương là cơ quan quản lý tài nguyên nước

ĐÚNG Bộ Công thương không phải là cơ quan chuyên ngành nhưng vẫn được xem là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước Khoản 3 Điều 70 LTNN

10 Tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho ban quản lý

SAI Rừng sản xuất sẽ không được giao cho ban quản lý mà tùy thuộc vào loại rừng sản xuất nào thì sẽ được giao do cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế hoặc người VN định cư ở nước ngoài Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng

11 Mọi trường hợp khai thác thủy sản đều phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

SAI Vì chỉ có Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên mới phải có Giấy phép khai thác thủy sản Khoản 1 Điều 16 Luật Thủy sản

12 Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi trường

SAI Vì chỉ những hành vi làm biến đổi chất lượng của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật mới là hành vi gây ô nhiễm môi trường Khoản 8 Điều 3 Luật BVMT

13 Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là kiểm soát ô nhiễm môi trường

SAI Vì quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường

14 Mọi tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

SAI Chỉ có tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường mới phải nộp phí bảo vệ MT Khoản 1 Điều 148 LBVMT

15 Động vật rừng, thực vật rừng quý, hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đem bán đấu giá

SAI Vì Tang vật vi phạm, vật chứng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự và quy định sau:

a) Thực vật, động vật sống tạm giữ trong quá trình xử lý phải được chăm sóc, cứu hộ phù hợp

và bảo đảm các điều kiện về an toàn

b) Thực vật, động vật sống tạm giữ được cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh có nguy cơ gây thành dịch phải tiêu huỷ ngay theo các quy định hiện hành của pháp luật

CSPL: Khoản 2 Điều 10 Nghị định 32/2006

16 Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường tòa án

SAI Các tranh chấp liên quan đến các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền có thể giải quyết theo con đường khiếu nại CSPL: Điều 162 LBVMT

Trang 3

SAI Vì “Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật

về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.” Căn cứ khoản 3 Điều 161 Luật bảo vệ môi trường 2014 có nhiều con đường giải quyết tranh chấp khác

ví dụ như hòa giải, trọng tài …

17 Tất cả các quốc gia thành viên của nghị định thư Kyoto đều có nghiã vụ cắt giảm khí nhà kính

SAI chỉ các quốc gia thuộc phụ lục B, tình trạng đặc biệt của các nước đang phát triển Khoản 1 Điều 5 Nghi Đinh thư Kyoto

18 Chỉ có các quốc gia Công nghiệp thuộc phụ lục B của nghị định thư Kyoto mới có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính

SAI Vì Ngoài các quốc gia Công nghiệp thuộc phụ lục B nghị định thư Kyoto có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính thì còn có các nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thuộc phụ lục B nghị định thư Kyoto cũng phải có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính Căn cứ phụ lục B của nghị định thư Kyoto

19 Các quốc gia Công nghiệp thuộc phụ lục B của nghị định thư Kyoto đều có chỉ tiêu cắt giảm khí nhà kính giống nhau

SAI Vì Các quốc gia thuộc phụ lục B của NĐT Kyoto có chỉ tiêu cắt giảm khí nhà kính khác nhau.Cụ thể Đến năm 2012 các quốc gia công nghiệp thuộc phụ lục B của nghị định thư Kyoto phải cắt giảm 5% tổng lượng khí thải so với mức phát thải năm 1990 Còn các quốc gia đang phát triển trong phụ lục B không quy định

20 Nghị định thư Kyoto không thể hội đủ điều kiện có hiệu lực trong trường hợp cả Nga

và Đức đều không phê chuẩn nghị định thư

Sai Vì Để có hiệu lực thi hành, nghị định phải được sự phê chuẩn của các quốc gia chịu trách nhiệm về ít nhất 55% tổng phát thải CO2 trên toàn cầu (mức năm 1990) Đức và Nga có tổng lượng phát thải CO2 chiếm 24.8% Như vậy, trường hợp cả Nga và Đức điều không phê chuẩn thì Nghị Định Thư này vẫn đủ điều kiện có hiệu lực (đạt 75.2%)

21 Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới

SAI Việc đưa 1 tài sản vào danh sách di sản thế giới chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của các quốc gia hữu quan Khoản 3 Điều 1 Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới

22 Một tài sản khi đã được công nhận là di sản thế giới thì đồng nghĩa với trách nhiệm bảo vệ di sản này thuộc về cộng đồng quốc tế

SAI Vì trách nhiệm bảo vệ di sản này trước tiên thuộc về quốc gia có di sản thế giới nằm trên lãnh thổ của mình Điều 4 Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới

23 Mọi dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, sản xuất clinke đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

SAI Vì chỉ có các dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng; Sản xuất clinke công suất từ

100.000 tấn clinke/năm trở lên mới phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trang 4

Khoản 1 Điều 12 và Phụ lục II Nghị Định 18/2015/NĐ-CP

24 Mọi dạng tồn tại của nước đều thuộc sở hữu của nhà nước

SAI Vì nhà nước quản lý nước không phải thuộc sở hữu nước Nước đóng chai thuộc sỡ hữu của cá nhân, tổ chức sản xuất ra nó; nước trong cơ thể người không thuộc sở hữu nhà nước

25 Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin có thẩm quyền xếp hạng đối với các di tích

SAI Vì Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin chỉ có thẩm quyền xếp hạng đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia

Khoản 2 Điều 18 Luật Di sản văn hóa

26 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong mọi trường hợp là không quá 2 năm kể từ ngày hành vi đó được thực hiện

SAI Khoản 3 Điều NĐ117/2009 ND-CP Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản

2 Điều này Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp trên được tính lại, kể

từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt

27 Hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM kết thúc tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

SAI Vì việc thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và việc báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường …đều nằm trong hoạt động ĐTM Nhưng nó được diễn

ra sau thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM Điều 26, Điều 27 Luật BVMT

28 Chủ dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường có quyền đề nghị lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

SAI Nếu rơi vào các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BVMT thì Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường,

29 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

SAI Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Thông in và Truyền Thông ban hành

30 Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

SAI Vì trường hợp dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường thì sẽ không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

CSPL: Điều 18, Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường

31 Chủ dự án chỉ phải lập lại báo cáo ĐTM trong giai đoạn báo cáo chưa được phê duyệt.

SAI Vì 3 trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM tại khoản 1 Điều 20 Luật BVMT đều xác định thời điểm sau khi báo cáo đã được phê duyệt CSPL: Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường

Trang 5

32 Phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam nếu đã được phân loại và làm sạch.

SAI Phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường

và phải thuộc danh mục phép liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam Khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường

33 Mọi tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

SAI Tổ chức cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng

xạ thì không phải xin cấp phép xả thải vào nguồn nước CSPL: Khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước

34 Mọi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đều do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

SAI Bởi lẽ tiêu chuẩn cơ sở có thể do các tổ chức kinh tế xây dựng và ban hành CSPL: Điểm a Khoản 3 Điều 11 Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

35 Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là 1 hình thức trả tiền theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

SAI Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiểm phải trả tiền là khi thực hiện hành vi hợp pháp

do pháp luật quy định và cho phép chủ thể làm việc đó Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường do hành vi không hợp pháp làm ô nhiễm môi trường có lỗi của chủ thể

36 Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác nước dưới đất là đối tượng điều chỉnh của Luật khoáng sản

SAI Trường hợp nước dưới đất không phải là nước khoáng hoặc nước nóng thì không phải đối tượng điều chỉnh của Luật khoáng sản CSPL: Điều 1 Luật khoáng sản

37 Các chủ thể được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng đều có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng rừng

SAI Tổ chức kinh tế được nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng thì không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng rừng CSPL: Khoản 4 Điều 63 LBVvPTR

38 Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

Đúng Vì môi trường chỉ là những yếu tố vật chất hữu hình nên không bao gồm di sản văn hóa phi vật thể (yếu tố vô hình) CSPL: Khoản 1,2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường

39 Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu.

SAI Pháp luật Việt Nam chỉ cấm nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức còn phế liệu vẫn được phép nhập khẩu với những điều kiện ràng buộc CSPL: Khoản 7 Điều 9 LBVMT và Điều 55 Nghị định 38/2015

40 Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia hoạt động quản lý chất thải nguy hại.

SAI Chỉ có những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại CSPL: Khoản 2 Điều 90 LBVMT

41 Các quan hệ xã hội phát sinh trog lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí không phải là đối tượng điều chỉnh của luật môi trường.

Trang 6

SAI. Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường là các mối quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong các hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường Không khí ở đây cũng

là yếu tố môi trường ( vật chất tự nhiên và nhân tạo – Khoản 2, 3 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường) Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí là các mối quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động bảo vệ các yếu tố môi trường nên đây là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

42 Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.

SAI Đối với tài nguyên rừng là rừng trồng do chủ rừng đầu tư thì sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ rừng (sở hữu tương đối) CSPL: Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng

43 Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

SAI Đối với nguồn lợi thủy sản thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có thẩm quyền chuyên môn CSPL: Khoản 2 Điều 52 Luật Thủy sản (Bộ Thủy sản và Bộ NNPTNT đã nhập lại thành 1)

44 Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường.

Đúng Vì Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với UBND là các cơ quan có trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 9 và Điều 10 LBVMT

45 Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Sai Vì nếu tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra mà thuộc dạng tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm thì không là tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng

46 Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.

Sai Vì không chỉ áp dụng luật Việt Nam mà các bên tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng Luật Quốc tế, hay các điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng tham gia các điều ước đó căn cứ khoản 4 Điều 162 tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

47 Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.

Đúng Vì chủ thể của luật quốc tế về môi trường là Quốc Gia

Chủ thể của công pháp quốc tế là :Quốc gia

Các tổ chức quốc tế liên chính phủ

Các dân tộc đang đấu tranh dành quyền tự quyết

Các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt

Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế

48 Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố về môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.

Trang 7

Sai Vì Luật quốc tế về môi trường bảo vệ yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia và cũng bảo vệ yếu tố môi trường thuộc phạm vi chủ quyền của các quốc gia.

49 Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền nếu hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ích môi trường quốc gia khác.

Sai Nghĩa vụ không gây hại của các quốc gia chỉ phát sinh khi các hành vi đó găn liền với điều ước quốc tế đó và các quốc gia phải tham gia điều ước quốc tế đó mới phải chịu cùng một nghĩa

vụ không gây hại, còn những quốc gia không tham gia điều ước quốc tế đó thì không có nghĩa

vụ đó

50 Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây ra

Sai Quốc gia không chỉ có TN BTTH do hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây ra mà quốc gia còn có TN BTTH đối với hành vi mà PL QT không cấm nhưng gây ra thiệt hại trên thực tế

51 CFC không phải là chất gây ra hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy giảm tầng ozon.

Sai Vì các chất gây nên hiệu ứng nhà kính gồm rất nhiều chất được gọi chung là khí nhà kính như C02, Nox, Metan và trong đó có CFC

52 Các chât ODS đều có hệ số phá hủy tầng ozon giống nhau

Sai Chất ODS là Ozone Depleting Substances, gồm hai nhóm chính là các chất thuộc nhóm clorin và các chất thuộc nhóm Bromin, Các chất ODS có các hệ số phá hủy tầng ozon khác nhau

ví dụ các chất thuộc nhóma Clorin sẽ có hệ số mạnh hơn nhóm Bromin

53 Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Sai Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Điểm a Khoản 2 Điều 27 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

54 Tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành

và công bố

Sai Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ

sở, khoản 1 Điều 20 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật ngoài ra, Khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường quy định: Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật

và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường

55 Tiêu chuẩn môi trường luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện để bảo vệ môi

trường

Sai Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Ngoài ra, các tiêu chuẩn quốc tế do các quốc gia thỏa thuận trong các Điều ước quốc tế thì trở thành bắt buộc đối với các nước chứ không phải tự nguyệ

Trang 8

56 Nguồn của Luật môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường.

Sai Nguồn của Luật môi trường gồm các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật môi trường, cụ thể: Các Điều ước quốc tế về môi trường Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về môi trường

57 Mọi sự tác động của các chủ thể vào các yếu tố môi trường đều làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.

Sai Sự tác động này phải đủ gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho môi trường theo pháp luật quy định, cho nên trong những trường hợp ngược lại thì sẽ không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường

58 Luật môi trường là một nghành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Sai Để được xem là một ngành luật độc lập thì phải có: Đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng biệt, nằm trong phạm vi một quốc gia Nhưng vì tính thống nhất của môi trường nên đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường cũng đồng thời là đối tượng điều chỉnh của pháp luật khác, có sự giao thoa Khi nói tới Luật môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về môi trường

59 Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.

Sai Luật Môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh TRỰC TIẾP trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường

PHẦN II: TỰ LUẬN (4 Điểm)

Anh, chị hãy phân tích nguyên tắc phòng ngừa Phân biệt nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng Cho ví dụ chứng minh.

Trả lời:

- Nêu khái niệm phòng ngừa (0.5đ)

- Cơ sở xác lập nguyên tắc:

+ Xuất phát từ tính hiệu quả của phòng ngừa so với thận trọng (0.25đ)

+ Phân tích (0.75đ)

- Yêu cầu của nguyên tắc:

+ Dự liệu những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho môi trường (0.25đ)

+ Đồng thời đưa ra những giải pháp để lọai trừ hoặc giảm thiểu rủi ro (0.25đ)

+ Phân tích (1đ)

- Cho ví dụ về việc lây lan virut H5N1 của cúm gia cầm, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thủy điện Sơn La (1đ

Ngày đăng: 18/05/2019, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w