1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hằng số cân bằng độ tan tích số tan

82 421 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.S Đinh Quý Hương em đã thựchiện đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa vô cơ liên quan đến các đại lượng hằng số cân bằng,

Trang 1

Được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.S Đinh Quý Hương em đã thực

hiện đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa vô cơ liên

quan đến các đại lượng hằng số cân bằng, độ tan, tích số tan”

Để hoàn thành tiểu luận này, Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô ở khoa Hóa Học trường Đại Học Sư Phạm Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập.

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Th.S Đinh Quý Hương đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn trong suốt quá trình em thực hiện tiểu luận này Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô.

Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như kiến thức còn hạn chế và gặp nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Hóa học vô cơ là môn khoa học nghiên cứu về các nguyên tố, về cấu tạo, tínhchất, ứng dụng và cách điều chế các nguyên tố cũng như các hợp chất của chúng.Hóa học vô cơ bao hàm trong nó những cơ sở, nền tảng cơ bản nhất để đi sâunghiên cứu cụ thể các hợp chất hóa học Trong thực tế, môn khoa học này rất quantrọng vì những ứng dụng của nó

Mặt khác nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế trithức - thế kỷ của nền khoa học công nghệ cùng với yếu tố con người quyết định sựphát triển của xã hội Trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển khoa học côngnghệ như hiện nay thì kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phongphú do đó đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới để có thể đáp ứng một cách năng độnghơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội.Trong xu thế đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa và phươngpháp dạy học ở nhà trường thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cũngrất quan trọng; kiểm tra đánh giá thường xuyên có hệ thống giúp xác định kết quảdạy từ đó giúp người dạy hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy, người học tựkiểm tra lại mức độ lĩnh hội tri thức và có kế hoạch tự điều chỉnh việc học theochiều hướng tích cực, tự lực và có thái độ đúng đắn với việc học tập; nó sẽ rènluyện cho người học thói quen làm việc, biết hoàn thành công việc đúng thời điểm;

có trách nhiệm trong học tập

Có nhiều biện pháp để kiểm tra đánh giá kết quả của người học trong quátrình dạy học, trong đó phổ biến nhất là trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm kháchquan và vấn đáp Tuỳ theo đặc điểm của từng bộ môn mà có thể khai thác và phốihợp các phương pháp đánh giá sao cho có hiệu quả nhất vì mỗi phương pháp đều

có ưu điểm và hạn chế riêng của nó Tuy nhiên phương pháp kiểm tra truyền thốngcòn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra đáng giá về sựtiếp thu tri thức, kỹ năng, trình độ phát triển tư duy của người học một cách khoa

Trang 3

học Vì vậy việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy học đangtrở thành xu thế phổ biến của nền giáo dục nước ta cũng như các nước trên thế giới.

Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi cao sự logic, nhạy béntrong tư duy của người học Do đó, bài tập trắc nghiệm vừa là nội dung, vừa làphương pháp, vừa là phương tiện để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở nhàtrường một cách hữu hiệu Đặc biệt, hiện nay phương pháp trắc nghiệm khách quanđược sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi trong các kỳ thi lớn thì việc giải nhanh cácbài toán hóa học đối với người học là yêu cầu hàng đầu Yêu cầu tìm ra đượcphương pháp giải toán một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất khôngnhững giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện được tưduy và năng lực phát hiện vấn đề của người học Chính vì những lí do trên nên tôi

quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa

vô cơ liên quan đến các đại lượng hằng số cân bằng, độ tan, tích số tan” với hy

vọng đề tài này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của cácbạn sinh viên

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế và thiếusót Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn

II Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng hệ thống các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hóa vô

cơ liên quan đến các đại lượng tích số tan, hệ số cân bằng, độ tan

- Tổng hợp lý thuyết, sử dụng hợp lý các câu hỏi trắc nghiệm rèn luyện kỹnăng giải bài tập hóa học liên quan đến các đại lượng tích số tan, hệ số cân bằng,

độ tan

III Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết, các chuyên đề, bài tập về các đại lượng hằng số cân bằng,

độ tan, tích số tan dành cho bậc đại học

Trang 4

IV Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở những kiến thức đã học, tiến hành nghiên cứu, phân tích, so sánh

và tổng hợp các nguồn tài liệu: các tài liệu lý thuyết về tính chất và ứng dụng củađại lượng tích số tan, hệ số cân bằng, độ tan, các phương pháp giải bài tập vànhững bài tập trắc nghiệm khách quan phù hợp

Trang 5

PHẦN 2 : NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRẮC NGHIỆM

1.1 Cơ sở lí luận của trắc nghiệm

1.1.2 Vai trò của trắc nghiệm trong giảng dạy

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc nghiên cứu cải tiến phươngpháp giảng dạy (trong đó có phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập củangười học) là hết sức cần thiết

Muốn cải tiến được hiệu quả, chúng ta phải cải tiến cả nội dung và phươngpháp dạy học Trong đó cải tiến nội dung có ý nghĩa hàng đầu, đó chính là sự lựachọn bổ sung hoàn thiện và sắp xếp lại kiến thức Kiểm tra đánh giá học tập có tổchức là một điều kiện không thể thiếu trong việc cải tiến học tập

Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm rất đadạng và phong phú Nếu phát huy đầy đủ những ưu điểm của phương pháp nàychúng ta sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng học tập Tuy nhiên cũng không nên đánhgiá cao hoặc xem nhẹ bất cứ phương pháp đánh giá nào mà phải sử dụng đúng, có

sự kết hợp hài hoà, nếu được như vậy nó sẽ là đòn bẩy nâng cao chất lượng giáodục

Kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ rèn luyện cho người học

Trang 6

thói quen làm việc, biết hoàn thành công việc đúng thời điểm, có trách nhiệm tronghọc tập Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá cho phép xác định được mục tiêu giáodục của bộ môn có thực tế hay không? Việc giảng dạy của chúng ta có thành cônghay không? Người học có tiến bộ hay không? Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá phảiđược xem như là bộ phận chủ yếu và hợp thành một thể thống nhất trong quá trìnhdạy học Do đó việc kiểm tra đánh giá phải được đảm bảo tính chính xác kháchquan và kích thích người học.

Từ trước đến nay, ở các trường học nước ta thường sử dụng phương phápkiểm tra truyền thống: kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết Tất cả các bài kiểm trađều theo một khuôn mẫu là người dạy đưa ra một số câu hỏi và người học trả lờitheo câu hỏi đó, các câu hỏi đều không có câu trả lời sẵn, người học phải tự suynghĩ và tìm câu trả lời phù hợp Những bài kiểm tra theo phương pháp này đã giúpngười dạy đánh giá được trình độ nhận thức, sự phát triển tư duy, sự sáng tạo củangười học Tuy nhiên chỉ đánh giá được một lượng kiến thức nhỏ hơn nhiều so vớilượng kiến thức đã được học Mặt khác những bài kiểm tra theo lối truyền thốngthường thiếu tính khách quan, chưa lượng hóa được kết quả Trong khi yêu cầu của

xã hội là ngày càng đòi hỏi chất lượng cao đối với công tác giảng dạy đánh giá.Đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay với sự gia tăngnhanh chóng của khối lượng thông tin khoa học thì phương pháp kiểm tra truyềnthống nêu trên chưa đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá về sự tiếp thu kiếnthức, kỹ năng, trình độ phát triển tư duy của người học một cách khoa học

Có nhiều biện pháp để kiểm tra đánh giá kết quả của người học trong quátrình dạy học, trong đó phổ biến nhất là TNTL, TNKQ và vấn đáp Tùy theo đặcđiểm của từng bộ môn mà có thể khai thác và phối hợp các phương pháp kiểm trađánh giá sao cho có hiệu quả nhất bởi vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm

và hạn chế riêng của nó Tuy nhiên sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giágiúp cho người dạy đánh giá và phân loại người học, từ đó giúp họ hoàn thiện hơn

về phương pháp giảng dạy và người học tự kiểm tra lại mức độ lĩnh hội tri thức và

có kế hoạch tự điều chỉnh việc học tập theo chiều hướng tích cực, tự lực và có thái

độ đúng đắn đối với việc học tập

Trang 7

1.1.3 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm

Dựa vào hình thức làm bài trắc nghiệm người ta chia câu hỏi trắc nghiệmlàm 2 loại: Trắc nghiệm khách quan và Trắc nghiệm tự luận (tự đưa ra câu trả lời)

và dựa vào hình thức trả lời mà có thể chia ra thành các loại nhỏ như sau:

Hiện nay câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì câu hỏi nhiều lựa chọn hay được dùng nhất và nó thể hiện được nhiều ưu điểm

1.2 Trắc nghiệm khách quan

1.2.1 Khái niệm trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là một loại câu hỏi có kèm theo câu trả lời có sẵn, loại câu hỏi này cung cấp thông tin cần thiết và đòi hỏi người học phải chọn một câu trả lời đúng nhất hoặc thêm một vài từ chính xác hay sắp xếp theo thứ tự nhất định các câu trả lời

Câu hỏi trắc nghiệm này được gọi là trắc nghiệm khách quan bởi vì hệ thốngcho điểm hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc người chấm Tuy nhiên phương pháp này cũng không khỏi ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người soạn câu hỏi

Trong trắc nghiệm khách quan có nhiều câu trả lời được cung cấp cho một câu hỏi trắc nghiệm nhưng chỉ có một câu trả lời đúng hay nhất

1.2.2 Các loại trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan có thể chia làm 4 loại:

Các kiểu câu hỏi trắc nghệm

Tiểu luận

Câu hỏi điền khuyết

Bài tập hóa học

Câu hỏi điền khuyết

Trang 8

 Loại điền vào chỗ trống hay cần câu trả lời ngắn

Trong loại này thí sinh viết câu trả lời khoảng một đến tám hay mười chữ,các câu trả lời thường thuộc loại đòi hỏi trí nhớ Tuy nhiên trong trường hợp toánhay khoa học tự nhiên, câu trả lời có thể đòi hỏi óc suy luận hay sáng kiến

 Loại đúng, sai

Trong loại này, thí sinh đọc những câu phát biểu và phán đoán xem nội dunghay hình thức của câu ấy đúng hay sai Loại câu hỏi này phù hợp nhất cho việckhảo sát trí nhớ những sự kiện hay nhận biết các sự kiện

 Loại ghép đôi

Trong loại này, thí sinh tìm cách ghép mỗi từ hay câu trả lời trong một cộtvới một từ hay câu xếp trong cột khác Số câu hoặc từ trong cột thứ nhất có thể ít,bằng, hay nhiều hơn các câu hoặc từ trong cột thứ hai Các câu hỏi loại này mangnhiều tính chất của loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa chọn

 Loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để chọn, MCQ (multi choices question).Loại này gồm một câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hay câu hỏi, đi vớinhiều câu trả lời để thí sinh lựa chọn khi làm bài Các câu trả lời cho mỗi câu hỏi

có dạng giống nhau gồm một từ, một cụm từ, hay một câu hoàn chỉnh Thí sinhphải chọn một câu trả lời đúng hay hợp lý nhất Đây là loại trắc nghiệm kháchquan thông dụng nhất Các câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí nhớ, mứchiểu biết, khả năng áp dụng, phân tích, tổng hợp, hay ngay cả khả năng phán đoáncao hơn

1.2.3 Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan

1.2.3.1 Câu trắc nghiệm đúng sai

 Ưu điểm

Nó là loại câu đơn giản thường dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sựkiện hoặc khái niệm, vì vậy việc viết loại câu này tương đối dễ, ít phạm lỗi, mangtính khách quan khi chấm

 Nhược điểm

Học sinh có thể đoán mò và đúng ngẫu nhiên tới 50%, vì vậy độ tin cậythấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh thuộc lòng hơn là hiểu Học sinh giỏi có thểkhông thỏa mãn khi buộc phải chọn "đúng" hay "sai" khi câu trắc nghiệm viết chưa

kĩ càng

1.2.3.2 Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

 Ưu điểm

Trang 9

+ Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra đánh giá những mục tiêudạy học khác nhau như:

- Xác định mối tương quan nhân quả

- Nhận biết các điều sai lầm

- Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau

- Định nghĩa các khái niệm

- Tìm nguyên nhân của một số sự kiện

- Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vậthoặc hiện tượng

- Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện

- Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều sự vật hiện tượng

- Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm + Độ tin cậy cao hơn: yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với lọaitrắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên

+ Tính giá trị tốt hơn: với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn,người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lí, định luật, tổngquát hóa rất hữu hiệu

+ Thật sự khách quan khi chấm bài Điểm số của bài trắc nghiệm kháchquan không phụ thuộc vào chữ viết , khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ củangười chấm bài

 Nhược điểm

+ Loại câu này khó soạn vì chỉ có một câu trả lời đúng nhất, còn những câucòn lại gọi là câu nhiễu thì cũng phải có vẻ hợp lí Ngoài ra còn phải soạn thế nào

đó để đo được các mức trí năng cao hơn biết, nhớ, hiểu

+ Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trảlời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn

+ Các câu nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi,khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏitrắc nghiệm tự luận soạn kĩ

+ Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏikhác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi

 Điểm cần chú ý khi soạn thảo câu tắc nghiệm nhiều lựa chọn

Trang 10

+ Chọn câu dẫn là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn chỉnh (câu bỏ lửng)

là theo hình thức nào dễ hiểu và trực tiếp hơn

+ Cần soạn 4- 5 phương án lựa chọn trong đó có một phương án đúng hayđúng nhất, các phương án còn lại gọi là câu “nhiễu” hay câu “mồi”; không nênsoạn các phương án lựa chọn quá ít (2 hoặc 3) hoặc quá nhiều ( 6 hoặc 7)

+ Phương án đúng phải duy nhất

+ Sắp xếp câu đúng một cách ngẫu nhiên không theo một thói quen nào + Trong việc soạn các phương án lựa chọn thì câu nhiễu là khó nhất Câunhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức thu hút học sinh kém và làm “băn khoăn” họcsinh khá Một câu nhiễu mà không có học sinh nào chọn thì không có tác dụng gì

+ Kinh nghiệm cho thấy nên xây dựng câu nhiễu dựa trên những sai lầm củahọc sinh hay mắc phải hay những khái niệm học sinh còn mơ hồ, chưa phân biệtđược đúng, sai

+ Các phương án lựa chọn phải theo cùng một dạng hành văn và không nênlàm câu đúng dài hơn câu nhiễu vì học sinh có thể đoán câu dài hơn là câu đúng

+ Nếu không thể soạn bốn câu nhiễu tốt thì nên chuyển câu nhiều lựa chọn

đó sang câu đúng, sai

+ Câu dẫn phải rõ ràng tránh tình trạng có thể hiểu theo nhiều cách

+ Có thể dùng bài toán làm câu nhiều lựa chọn nhưng đó phải là bài toán cóđiểm đặc biệt hay độc đáo mà ngoài cách giải thông thường còn có cách suy luậnnhanh, có thể giải nhẩm được Đáp án “nhiễu” có thể là chuyển vị trí dấu phẩy hayđảo thứ tự chữ số của đáp số

1.2.3.3 Câu trắc nghiệm ghép đôi

 Ưu điểm

Câu ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi học sinh trung học

cơ sở hơn Có thể dùng loại câu này để đo các mức trí năng khác nhau Nó đặc biệthữu hiệu trong việc đánh giá các khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mốitương quan

 Nhược điểm

Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc đánh giá các khảnăng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức Muốn soạn loại câu hỏi này để đomức trí năng đòi hỏi nhiều công phu Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốnnhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi

1.2.3.4 Câu trắc nghiệm điền khuyết

Trang 11

 Ưu điểm

Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra từ hoặc cụm từcần tìm Dù sao việc chấm điểm cũng nhanh hơn trắc nghiệm tự luận song rắc rốihơn những loại trắc nghiệm khách quan khác Loại này cũng dễ soạn hơn loại câunhiều lựa chọn

 Nhược điểm

Khi soạn loại câu này thường mắc sai lầm là trích nguyên văn các câu từtrong sách giao khoa Phạm vi kiểm tra của lọai câu này chỉ giới hạn vào chi tiếtvụn vặt Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏinhiều lựa chọn

Trang 12

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC ĐẠI LƯỢNG HẰNG SỐ

CÂN BẰNG, ĐỘ TAN, TÍCH SỐ TAN2.1 Hằng số cân bằng

Chú ý: Hằng số tốc độ của phản ứng cũng như hằng số cân bằng của phản

ứng thuận nghịch chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ

2.1.2 Sự chuyển dịch cân bằng hoá học

- Khi hệ phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng nếu ta thay đổiđiều kiện nào đó thì cân bằng hoá học sẽ bị phá vỡ và hệ sẽ chuyển dịch đến mộttrạng thái cân bằng mới

- Nguyên lí chuyển dịch cân bằng LơSatơlie: Khi ta thay đổi điều kiện nào

đó của cân bằng hoá học thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại ảnhhưởng của sự thay đổi đó Cụ thể là:

Trang 13

+ Nếu tăng nồng độ một chất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều màchất đó là chất tham gia phản ứng, còn nếu giảm nồng độ của một chất thì CBHH

sẽ chuyển dịch theo chiều sinh ra chất đó

+ Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều phản

ứng thu nhiệt (có ΔH > 0) Còn khi giảm nhiệt độ thì CBHH sẽ chuyển dịch theo

chiều của phản ứng toả nhiệt (có ΔH < 0)

+ Khi tăng áp suất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm số phân

tử khí và ngược lại khi giảm áp suất thì CBHH sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng

số phân tử khí Như vậy áp suất chỉ ảnh hưởng đến các phản ứng có số phân tử khí

ở 2 vế của phương trình khác nhau

+Chất xúc tác không làm chuyển dịch CBHH mà chỉ làm cho hệ nhanhđạt đến trạng thái cân bằng

2.1.3 Định luật tác dụng khối lượng

Ðịnh luật này do Gulberg, Waage (Na Uy) đưa ra năm 1864, nhằm xácđịnh trạng thái cân bằng của một phản ứng cân bằng

2.1.3.1 Trường hợp cân bằng giữa các khí có thể xem như khí lý tưởng

hệ số tỉ lượng nguyên tối giản đứng trước mỗi tác chất trong phản ứng)

Trang 14

Như vậy, vt giảm dần theo thời gian, còn vn tăng dần theo thời gian Sau mộtthời gian vận tốc phản ứng thuận vt sẽ bằng vận tốc phản ứng nghịch vn, lúc nàyphản ứng đạt trạng thái cân bằng, phản ứng được coi như xong.

vt = vn

=> kt[A][B] = kn[C][D]

=>

t cb n

t cb n

K = =

cb: cân bằng, chỉ nồng độ các chất C, D, A, B lúc đạt trạng thái cân bằng

KC được gọi là hằng số cân bằng của phản ứng liên hệ đến nồng độ (mol/l)

KC chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất của phản ứng, mà không phụ thuộc vàonồng độ các chất trong phản ứng

Hệ thức trên biểu diễn sự liên hệ giữa nồng độ hóa chất (tức khối lượng củahóa chất) lúc cân bằng, chính là nội dung của định luật tác dụng khối lượng

Có thể phát biểu định luật này như sau: Khi một phản ứng đồng thể đạttrạng thái cân bằng thì tỉ số tích số nồng độ sản phẩm với tích số nồng độ tác chất

là một hằng số ở một nhiệt độ xác định

Tổng quát với phản ứng:

m A(k) + n B(k) p C(k) + q D(k)người ta chỉ rằng:

t cb n

Trang 15

2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k)

Thì

2 2 2 cb

Xét phản ứng: m A(k) + n B(k) p C(k) + q D(k)

Gọi PA, PB, PC, PD lần lượt là áp suất riêng phần của các khí A, B, C, D cóthể xem như khí lý tưởng lúc cân bằng nA,nB,nC,nD lần lượt là số mol của A, B, C, Dhiện diện trong thể tích V của hệ phản ứng (bình phản ứng) lúc cân bằng ở nhiệt độ

A

P RT

PBV=nBRT  PB =

B

n RT

V = [B]RT [B] =

B

P RT

PCV=nCRT  PC =

C

n RT

V = [C]RT [C] =

C

P RT

PDV=nDRT  PD =

D

n RT

V = [D]RT [D] =

D

P RT

Thay [A], [B], [C], [D] vào biểu thức của hằng số cân bằng KC:

   

    ( ) ( )

[ ] [ ]

( )[ ] [ ]

Trang 16

i i

i

n x

Gọi P là áp suất của hỗn hợp khí lúc cân bằng; xA,xB,xC,xD lần lượt là phân

số mol của A, B, C, D lúc cân bằng

A A

n x

n

;

B B

n x

n

;

C C

n x

n

;

D D

n x

n

Với n=nA+nB+nC+nD là tổng số mol hỗn hợp gồm các khí A, B, C, D lúc cânbằng

Trang 18

2.1.3.2 Trường hợp cân bằng trong dung dịch lỏng

Trong trường hợp này, thường hằng số cân bằng KC được áp dụng cho dungdịch loãng

Với phản ứng:

mA(dd) + nB(dd) pC(dd) + pD(dd)Người ta cũng chỉ rằng:

Trang 19

Xem phản ứng cân bằng của các hóa chất ở thể khí:

mA(k) + nB(k) pC(k) + qD(k)Biến đổi năng lượng tự do G của phản ứng là:

G pG qG mG nG

Với khí có thể xem như khí lý tưởng, ở điều kiện đẳng nhiệt, sự phụ thuộc của hàm

số năng lượng tự do G theo áp suất P là:

Trang 20

 phụ thuộc vào nhiệt độ T.

Hệ thức trên cho biết có thể tính được hằng số cân bằng dựa vào các đại lượngnhiệt động học của hóa chất

Theo trên:

- Nếu G0< 0 thì KP > 1 và KP càng tăng nếu G0 càng âm

Do đó, với những phản ứng cân bằng tương ứng với rất âm có khuynh hướngxảy ra gần trọn vẹn, ở mức cân bằng, nồng độ sản phẩm rất lớn

- Nếu G0> 0 thì KP < 1 và KP càng nhỏ nếu G0 càng dương

Vậy những phản ứng cân bằng ứng với G0 càng dương thì càng xảy ra không trọn

Khi hòa tan chất điện li ít tan MmAn trong nước, dưới tác dụng của các phân

tử nước phân cực thì các ion Mn+ , Am- trên bề mặt mạng tinh thể chất điện li sẽ bị hidrat hóa và chuyển vào dung dịch dưới dạng phức chất [M(H2O)x]n+ , [A(H2O)y]m-

Khi hoạt độ của các ion [M(H2O)x]n+ và [A(H2O)y]m- trong dung dịch tăng lênđến một mức nào đó thì xảy ra quá trình ngược lại: các ion bị dehidrat hóa và kết

Trang 21

tủa trên bề mặt tinh thể Đến một lúc nào đó thì tốc độ của hai quá trình thuận nghịch bằng nhau và có cân bằng được thiết lập giữa pha rắn và dung dịch bão hòa.

MmAn ↓ + (mx+ny) H2O � m M(H2O)xn+ + n A(H2O)ym-

Pha rắn dung dịch bão hòa

Nồng độ của chất điện li trong dung dịch bão hòa được gọi là độ tan Kí hiệu

S Độ tan (S) có thể được biểu diễn bằng các đơn vị khác nhau: mol/L; g/L; g/100gdung dịch; thường được biểu diễn bằng mol/L

Độ tan phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất của chất tan và dung môi, nhiệt

độ, áp suất, trạng thái vật lí của pha rắn…

Đa số quá trình hòa tan đều thu nhiệt do đó độ tan thường tăng lên theo nhiệt độ

Độ tan cũng phụ thuộc vào điều kiện làm kết tủa; kết tủa tách ra nhanh (ở dạngtinh thể hạt bé) có độ tan lớn hơn kết tủa tách ra chậm (dạng tinh thể hoàn chỉnh)

(i): hoạt độ ion i

Tích số tan thường kí hiệu là KS

Nếu biểu diễn dưới dạng nồng độ thì biểu thức có dạng:

KS= [Mn+]m [Am-]n m n+ n

(*)Với fi: hoạt độ của ion i

Với dung dịch loãng thì lực tương tác giữa các ion không đáng kể fi →1 Biểu thức (*) ở dạng gần đúng: KS = [Mn+]m [Am-]n

Khi tích số tan của các chất điện li có độ tan lớn hơn 10-4 mol/L thì phải kểđến hoạt độ của các ion

Tích số tan càng lớn thì kết tủa có khả năng tan càng nhiều và ngược lại

Trang 22

Cũng như các đại lượng hằng số cân bằng, KS phụ thuộc nhiệt độ, bản chấtcủa chất tan và dung môi.

2.4 Quan hệ giữa độ tan và tích số tan

Độ tan và tích số tan là những đại lượng đặc trưng cho dung dịch bão hòa do

đó tích số tan và độ tan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ta có thể tính đượctích số tan từ độ tan và ngược lại

2.4.1 Tính tích số tan từ độ tan

Để tính tích số tan từ độ tan ta thực hiện các bước:

Mô tả các cân bằng trong dung dịch: cân bằng tan, các quá trình phụ (sự tạophức hidroxo của kim loại, sự kết hợp proton của anion, các quá trình tạo phức củaion kim loại…)

Thiết lập biểu thức tích số tan (KS)

Biểu diễn nồng độ (hoạt độ) của các chất theo độ tan (S)

Tính tích số tan

Ví dụ: Tính tích số tan của AgCl trong dung dịch bão hòa AgCl biết độ tan

của nó ở 250C là 1,001.10-5 M

Các quá trình xảy ra:

Cân bằng tan: AgCl ↓ � Ag+ + Cl- KS

[Ag+] = [Cl-] = 1,001.10-5 Nồng độ [Ag+] và [Cl-] rất bé, lực ion bé do đó:

Bài toán được thực hiện theo trình tự ngược lại với việc tính tích số tan từ

độ tan Trong trường hợp tổng quát việc tính độ tan khá phức tạp vì cân bằng củahợp chất ít tan thường đi kèm với quá trình phụ, trong đó có sự tạo phức hydroxocủa ion kim loại, sự proton hóa của anion và sự tạo phức phụ của ion kim loại.Phép tính chỉ đơn giản khi có thể bỏ qua các quá trình phụ hoặc khi đã biết pH,nồng độ chất tạo phức phụ…

Để tính độ tan từ tích số tan thì thực hiện các bước tương tự như việc tínhtích số tan từ độ tan

 Trường hợp đơn giản (bỏ qua các quá trình phụ):

MmAn � m Mn+ + n Am- KS

S mS nS

Trang 23

KS = (mS)m.(nS)n = mm.nn.Sm+n → S =

s m+n

K

m n

 Trường hợp tổng quát đơn giản:

Các cân bằng trong dung dịch:

Khi tích số hoạt độ (nồng độ) của các ion của kết tủa với số mũ thích hợpnhỏ hơn tích số tan thì các ion của kết tủa không hóa hợp được với nhau để tạothành kết tủa (vì tốc độ hòa tan lớn hơn tốc độ kết tủa) dung dịch ở trạng thái đógọi là dung dịch chưa bão hòa, nếu thêm tiếp kết tủa vào dung dịch thì kết tủa tanthêm: (Mn+)m (Am-)n < KS

Khi tích số hoạt độ (nồng độ) của các ion của kết tủa với số mũ thích hợp lớnhơn tích số tan thì các ion của kết tủa kết hợp với nhau để tạo thành kết tủa làm giảmhoạt độ của chúng cho đến khi tích số của các hoạt độ đó bằng tích số tan Dungdịch ở trạng thái này gọi là dung dịch quá bão hòa: (Mn+)m (Am-)n > KS

2.6 Tích số tan điều kiện

Để thuận tiện cho việc đánh giá gần đúng độ tan trong các trường hợp phứctạp có xảy ra các quá trình phụ, người ta sử dụng tích số tan điều kiện (K's) Cũng

như hằng số phức tạo thành điều kiện, tích số tan điều kiện chỉ áp dụng cho một số

Trang 24

điều kiện thực nghiệm xác định (lực ion, pH, chất tạo phức phụ…) Tích số tannồng độ chính là tích số tan điều kiện ở lực ion đã cho Trong biểu thức tích số tanđiều kiện hoạt độ của các ion thay bằng tổng nồng độ các dạng tồn tại trong dungdịch của mỗi ion.

Xét các cân bằng trong dung dịch chứa kết tủa MA:

Cân bằng tan: MA � M+ + A- KS

Các quá trình phụ tạo phức hidroxo: M+ + H2O � MOH + H+ β1

Proton hóa của A: A+ + H- � HA Ka-1

Tạo phức với phối tử X: M + X � MX β

Tích số tan điều kiện: KS' = [M’].[A’]

→ K'S = K

S αM αA

Nếu biết pH và nồng độ chất tạo phức phụ X ta có thể tính được KS' và từ đó

tính được độ tan của kết tủa đó theo định luật tác dụng khối lượng

2.7 Kết tủa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa

2.7.1 Điều kiện để xuất hiện kết tủa

Điều kiện để có kết tủa xuất hiện là phải tạo được dung dịch quá bão hòa,nghĩa là tích số tan với lũy thừa thích hợp phải lớn hơn tích số tan

Đối với kết tủa MmAn: MmAn � m Mn+ + n Am- KS

Điều kiện xuất hiện kết tủa phải là: m n+ n

C C

> Ks(Fe(OH) ) 3

Trang 25

2.7.2 Sự kết tủa hoàn toàn

Ta biết khi tạo thành kết tủa giữa ion tan trong dung dịch và kết tủa luônluôn tồn tại một cân bằng Vì vậy về mặt lí thuyết không thể kết tủa hết một ionnào đó có trong dung dịch (kết tủa hoàn toàn) Tuy vậy trong thực tế kết tủa đượcxem là hoàn toàn nếu nồng độ của ion còn lại trong dung dịch bé đến mức khôngcòn gây ảnh hưởng tới phản ứng khác Người ta thường chấp nhận một cấu tử đượcxem là kết tủa hoàn toàn khi nồng độ còn lại [i] ≤ 10-6 M

2.7.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa

Các ion của kết tủa, ngoài quá trình phản ứng với nhau tạo thành kết tủa còntham gia phản ứng phụ với các loại ion khác (ion lạ) có trong dung dịch, chẳng hạnphản ứng với các ion H+, OH- của H2O, phản ứng với các chất tạo phức… trong cáctrường hợp đó đều ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa Ngoài ra các ion lạ không phảnứng với các ion của kết tủa nhưng cũng gây nên tương tác tĩnh điện làm thay đổi hoạt

độ của chúng nên cũng ảnh hưởng đền quá trình kết tủa Do vậy lượng dư thuốc thử,môi trường pH, các chất tạo phức…đều ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa

2.7.3.1 Ảnh hưởng của lượng dư thuốc thử

Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quá trình làm kết tủa là lượng dưthuốc thử Lượng dư thuốc thử có thể gây ra các hiệu ứng sau:

- Hiệu ứng làm giảm độ tan do có mặt ion đồng dạng với ion của kết tủa: Từcân bằng (II.2.) ta thấy khi tăng nồng độ của Am- (hoặc Mn+) thì cân bằng chuyểndịch sang trái và độ tan của kết tủa MmAn giảm Như vậy việc làm kết tủa Am- (hoặc

Mn+) thuận lợi hơn

Ví dụ: khi thêm dư ion SO42- vào dung dịch Ba2+ thì việc làm kết tủa Ba2+

dưới dạng BaSO4 sẽ hoàn toàn hơn

- Hiệu ứng lực ion có khuynh hướng làm tăng độ tan: khi thêm dư thuốc thửthì lực ion tăng, trong đa số trường hợp làm giảm hệ số hoạt độ ion:

Trang 26

f f khi f f giảm → KMm An S tăng → độ tan tăng.

- Hiệu ứng pha loãng: khi thêm dư thuốc thử thì đồng thời thể tích dung dịch tăng

và do đó lượng ion nằm cân bằng với tướng rắn trong dung dịch bão hòa cũng tăng lên

Trong nhiều trường hợp thuốc thử dư phản ứng hóa học với kết tủa, do sự tạophức của ion kim loại với thuốc thử dư, do sự tạo thành các hidroxit lưỡng tính củacác ion kim loại tan được trong dung dịch thuốc thử dư…

Ta sẽ xét lần lượt các trường hợp xảy ra:

Thuốc thử dư không phản ứng với kết tủa

Với trường hợp này lượng dư thuốc thử gây ra hiệu ứng làm giảm độ tan do

sự có mặt ion cùng loại với ion của kết tủa (đây là hiệu ứng quan trọng), ngoài racòn có hiệu ứng lực ion có khuynh hướng làm tăng độ tan và hiệu ứng pha loãng.Thường thì nồng độ dung dịch thuốc thử làm kết tủa hoàn toàn bao giờ cũng cónồng độ lớn hơn rất nhiều so với nồng độ ion bị kết tủa, thường gấp vài chục lần.Qua tính toán người ta thấy rằng trong trường hợp này làm kết tủa là tối ưu và khi

ta chọn tỉ lệ thể tích dung dịch chứa ion nghiên cứu đúng bằng tỉ lệ hệ số tỉ lượngtrong phương trình phản ứng kết tủa

Ví dụ: Khi trộn V L thuốc thử A với 1 L thuốc thử chứa ion M với nồng độ

C V

0 MC

Giả sử CA>> CM

Phản ứng kết tủa: M + A � MA KS

C0 CM CA

Trang 27

Thuốc thử làm kết tủa được một số ion Sự kết tủa phân đoạn.

Trong trường hợp cùng một thuốc thử có thể tạo được kết tủa với hai ion cùng có

Trang 28

mặt trong dung dịch thì việc tách hoàn toàn một ion nào đó phụ thuộc vào quan hệ nồng

độ của hai ion có mặt và quan hệ giữa tích số tan của hai kết tủa tạo thành giữa các ionnày với thuốc thử

Ví dụ: Trong dung dịch chứa hai ion M và N có thể tạo kết tủa với thuốc thử A

mM + pA � MmAp 1

-1 s

K

nN + qA � NnAq 2

-1 s K

Điều kiện để có các kết tủa trên là:

K C

KC

Tùy theo quan hệ của CA(1) và CA(2) mà thứ tự xuất hiện kết tủa sẽ khác nhau.Nếu CA(1) < CA(2) thì kết tủa MmAp xuất hiện trước

Đến một lúc nào đó hai kết tủa cùng xuất hiện Lúc đó ta có cân bằng:

MmAp � mM + pA K s 1

nN + qA � NnAq 2

-1 s

Trang 29

bắt đầu kết tủa.

Thuốc thử dư phản ứng với kết tủa

Thuốc thử dư phản ứng với kết tủa làm tăng độ tan của kết tủa Đó là trườnghợp do tạo kết tủa có tính lưỡng tính hoặc do khả năng tạo phức với ion thuốc thử.Trong trường hợp này mới đầu khi tăng nồng độ thuốc thử độ tan giảm (kết tủaxuất hiện) do hiệu ứng ion cùng loại, sau đó khi lượng thuốc thử tăng thì độ tancũng tăng lên (kết tủa tan ra)

2.7.3.2 Ảnh hưởng của pH

pH đóng vai trò quan trọng khi đánh giá độ tan và nó ảnh hưởng đến quá trình làmkết tủa do pH ảnh hưởng tới các quá trình:

- Quá trình tạo phức hidroxo của ion kim loại

- Quá trình proton hóa của kết tủa là bazơ yếu

- Quá trình tạo phức giữa ion kim loại với phối tử tạo phức phụ

Trong đa số trường hợp ảnh hưởng thứ hai là quan trọng hơn cả Việc xemxét ảnh hưởng của pH tới điều kiện làm kết tủa thường được thực hiện bằng cáchtính pH để bắt đầu xuất hiện kết tủa và pH ứng với khi đã có kết tủa hoàn toàn

Xét trường hợp tổng quát và đơn giản sau: làm kết tủa ion kim loại M+ bằngthuốc thử A-.Các quá trình xảy ra:

M

C1+β.h

Trang 30

CA

= [A-] + [HA] = [A-].(1 + Ka-1.h) → [A-] =

-A -1 a

C1+h.k

Để xuất hiện kết tủa: [M+].[A-] > KS

+

M

-1

C 1+βh

a

C

K 1+K h 

Nếu quá trình tạo phức hydroxo xảy ra không đáng kể  h-1 <<1

 Điều kiện xuất hiện kết tủa:

Nếu Ka càng lớn (nghĩa là anion làm kết tủa anion của axit càng mạnh), tích

số tan càng bé (kết tủa càng ít tan) và nồng độ của các chất làm kết tủa càng lớn thìnồng độ giới hạn của ion hydro để bắt đầu xuất hiện kết tủa càng lớn nghĩa là cóthể tiến hành việc làm kết tủa trong môi trường càng axit

Đối với các kết tủa và thuốc thử làm kết tủa là anion của axit yếu (như CO32-,S2-…)

và khi tích số tan của kết tủa không thật quá bé thì phải tiến hành làm kết tủa trongmôi trường kiềm

Để tính pH lúc kết tủa hoàn toàn tức là khi  M � 10 -6 thì ta có:

6 S

2.7.3.3 Ảnh hưởng của các chất tạo phức

Các chất tạo phức phụ có mặt trong dung dịch có thể làm hạn chế hoặc ngăn cản quátrình kết tủa do sự tạo phức với kim loại Tính chất này được dùng để che các ion cản trở

Để tính toán cân bằng dị thể khi có mặt chất tạo phức phụ thường nhằm mụcđích đánh giá độ tan và mức độ làm kết tủa hoàn toàn ion nghiên cứu hoặc đánhgiá khả năng che ion cản trở bằng chất tạo phức phụ

Trang 31

Xét trường hợp: làm kết tủa ion M bằng thuốc thử A từ dung dịch có chứachất tạo phức phụ X (không ghi điện tích các ion).

Các cân bằng xảy ra:

Quá trình kết tủa: M + A � MA KS-1 (1)Quá trình tạo phức: M + nX � MXn n (2)

M + iH2O � M(OH)i + iH+ i’ (3)

A + jH+ � HjA Kj(j=1-) (4)

X + kH+ � HkX Kk (k=1-’) (5)

Điều kiện để có kết tủa MA xuất hiện là: C C'M 'A  Ks

Theo định luật bảo toàn nồng độ đầu đối với ion M và A ta có:

Trang 32

cho từng trường hợp cụ thể và tính toán gần đúng một cách hợp lý nhất.

Ví dụ: Trộn 1 mL hỗn hợp đệm A gồm NH3 2 M và NH4NO3 2 M với 1mLdung dịch B gồm FeCl3 2.10-3 M và NaF 0,2 M Có kết tủa Fe(OH)3 xuất hiệnkhông? (Bỏ qua quá trình tạo phức hydroxo của Fe3+)

Các quá trình xảy ra:

Trong dung dịch B: Fe3+ tồn tại chủ yếu dưới dạng phức Floro (CF - CFe 3+ ).

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Trang 33

Ta có: 3+ -   3

3

s(Fe(OH) ) OH

Fe

 có kết tủa Fe(OH)3 tạo thành

Trang 34

CHƯƠNG 3

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1.(10) Cho cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) +O2 (k) � 2SO3 (k); ∆H < 0

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3)

hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm ápsuất chung của hệ phản ứng Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịchtheo chiều thuận?

A.(1), (2), (4), (5) B.(2), (3), (5)

C.(2), (3), (4), (6) D (1), (2), (4)

Lời giải

Dựa vào phản ứng: 2SO2 (k) +O2 (k) � 2 SO3 (k); ∆H < 0

- Đây là một phản ứng tỏa nhiệt (∆H < 0)

- Có sự chênh lệch số mol trước và sau phản ứng

Vì vậy, các yếu tố làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là:

Cân bằng không bị chuyển dịch khi:

A Tăng nhiệt độ của hệ B Giảm nồng độ HI

C Tăng nồng độ H2 D Giảm áp suất chung của hệ

Lời giải

Từ phản ứng: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k); ∆H > 0

- Đây là phản ứng thu nhiệt (∆H > 0)

- ∑số mol trước khi phản ứng = ∑số mol sau khi phản ứng, do đó áp suất chung

của hệ không làm thay đổi sự của dịch chuyển cân bằng Chọn đáp án D.

Trang 35

Câu 3.(10) Cho cân bằng:

2 4

NO K

Trang 36

Câu 5.(10) Cho cân bằng sau trong bình kín:

2NO2(k) � N2O4(k)

(màu nâu đỏ) (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần Phản ứng thuận có:

A ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt B ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt

C ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt D ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt

Lời giải

Ta có: 2NO2(k) � N2O4(k), NO2 là màu nâu, N2O4 không màu

Khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần, chứng tỏ phản ứng xảy ra theochiều thuận, vì vậy phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt (∆H < 0)

Chọn đáp án B.

Câu 6.(10) Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và

H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạttrạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được Hằng số cânbằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:

A 2,500 B 3,125 C 0,609 D 0,500

Lời giải

Ta có: 3H3 + N2 � 2NH3 (1) Gọi a là [N2] phản ứng

Vậy theo phản ứng (1): [H2] phản ứng là 3a; [NH3] phản ứng là 2a

Khi đạt đến trạng thái cân bằng: [N2] = 0,3 – a, [H2] = 0,7 – 3a

2 2

3,125 [ ] [ ] 0, 4 0, 2

C

NH K

H N

Chọn đáp án B.

Trang 37

Câu 7.(10) Cho cân bằng hóa học:

2SO2 (k) + O2 (k) � 2SO3 (k)Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt Phát biểu đúng là:

A Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ

B Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng

D Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Lời giải

Từ phản ứng 2SO2 (k) + O2 (k) � 2SO3 (k) (∆H< 0)

Các bạn cần chú ý đến hai yếu tố của phản ứng sau:

- ∑số mol khí trước khi phản ứng > ∑số mol khí sau khi phản ứng.

- ∆H < 0 phản ứng tỏa nhiệt

Tăng nhiệt độ phản ứng dịch chuyển theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch) loại A.Giảm áp suất phản ứng dịch chuyển theo chiều tăng số mol khí (chiều nghịch) loạiC

Giảm nồng độ SO3 phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận, loại D

Chọn đáp án B.

Câu 8.(10) Cho cân bằng hóa học:

N2(k) + 3H2(k) � 2NH3 (k)Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:

A Thay đổi áp suất của hệ B Thay đổi nồng độ N2

C Thay đổi nhiệt độ D Thêm chất xúc tác Fe

Trang 38

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi

A Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng

- Tổng số mol khí trước phản ứng < Tổng số mol khí sau phản ứng

Để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận ta cần tăng nhiệt độ hoặc giảm áp suất

Chọn đáp án A.

Trang 39

Câu 11.(10) Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2(k) � N2O4(k)

Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ởnhiệt độ T2 bằng 34,5.Biết T1>T2.Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?A.Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt

B.Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm

C.Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng

D.Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt

Chọn đáp án A.

Câu 12.(10) Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8 Đun nóng

X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có

tỉ khối so với He bằng 2 Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là

Trang 40

hòa tan một chất vào nước bằng tốc độ kết tủa

B Tích số tan là tích số hoạt độ của các ion với số mũ thích hợp tại thời điểm tốc

độ hòa tan bằng tốc độ kết tủa

C Tích số tan là tích số nồng độ của các ion tại thời điểm mà tốc độ hòa tan bằng

tốc độ kết tủa

D Cả A, B đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 14.(8) Độ tan của một chất là…… của chất đó trong dung dịch…….

A Độ điện li- bão hòa B Tích số tan- quá bão hòa

C Nồng độ- bão hòa D Nồng độ- chưa bão hòa

Câu 16.(8) Độ tan của một chất phụ thuộc vào:

A Bản chất của chất tan B Dung môi hòa tan

Ngày đăng: 17/05/2019, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Minh Châu (2002), Cơ sở hóa phân tích, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở hóa phân tích
Tác giả: Hoàng Minh Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học vàKỹ thuật Hà Nội
Năm: 2002
2. Hoàng Nhâm (2005), Hóa học vô cơ, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học vô cơ, tập 2
Tác giả: Hoàng Nhâm
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2005
3. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải (2002) Bài tập Hoá học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Hoá học đại cương
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Lê Mậu Quyền (2008), Bài tập hóa học vô cơ, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập hóa học vô cơ
Tác giả: Lê Mậu Quyền
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kĩthuật Hà Nội
Năm: 2008
5. Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập Hoá học đại cương, Nhà xuất bản Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Hoá học đại cương
Tác giả: Nguyễn Đức Chung
Nhà XB: Nhà xuất bản Quốcgia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
6. Nguyễn Đức Chung (2009), Hoá học đại cương, Nhà xuất bản Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học đại cương
Tác giả: Nguyễn Đức Chung
Nhà XB: Nhà xuất bản Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2009
7. Nguyễn Tinh Dung (2007), Bài tập hoá học phân tích, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập hoá học phân tích
Tác giả: Nguyễn Tinh Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáodục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w