Mục tiêu - HS tìm hiểu giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.. Đang bơ vơ nơi đất
Trang 1Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích : Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)
A Mục tiêu
- HS tìm hiểu giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích
- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả
- Có thái độ căm ghét cái ác, biết đấu tranh để hướng tới cái thiện
B Chuẩn bị
- GV Tư liệu, bảng phụ
- HS Chuẩn bị kĩ câu hỏi sgk
C Các bước lên lớp
1 Ổn định tổ chức (1’)
2 Kiểm tra bài cũ (5’)
H Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu KNN?
- HS trả lời
- GV gọi nhận xét, chốt và ghi điểm
3 Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò Thời
gian
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
H Dựa vào phần tóm tắt tác phẩm, em hãy
cho biết tình cảnh của thầy trò Lục Văn
Tiên sau khi hay tin mẹ mất?
Đang bơ vơ nơi đất khách quê người,
tiền hết, thầy mù loà với một tiểu đồng thì
gặp Trịnh Hâm – một trong những người
bạn mới quen ở kinh thành - kết bạn Thấy
Vân Tiên tài cao, Trịnh Hâm đã tỏ thái độ
ganh ghét, đố kị Bấy giờ khi VT bỏ giở
thi, lại bị mù, Trịnh Hâm thì đã đỗ cử nhân
và đang trên đường về VT có lời nhờ giúp
1’
Trang 2đỡ, Trịnh nhận lời và hứa sẽ đưa chàng về
đến tận Đông thành, nhưng đó là lời hứa
xuông, hắn đã lừa và đưa tiểu đồng vào
rừng trói lại, rồi chờ đến đêm khuya mới ra
tay với LVT
Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản
GV HD học sinh đọc với giọng kể chuyện
phù hợp, gv đọc một đoạn, gọi hs đọc và
nhận xét
H Em hiểu giao long là gì?
H Giải thích nghĩa của từ Kinh luân?
H.Tắm mưa chải gió có nghĩa là gì?
H Dựa vào hệ thống câu hỏi đọc – hiểu
văn bản hãy cho biết đoạn trích có thể chia
làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS trả lời
- GV chốt
H Qua bố cục em hãy nêu chủ đề của đoạn
trích?
- HS nêu
- GV kl
GV Gọi học sinh đọc lại 8 câu thơ đầu
H Em thấy hình ảnh TH được giới thiệu
qua những phương diện nào?
- Trước hết là hành động
- Sau là động cơ
-> Bộc lộ bản chất
H Hành động thứ nhất mà Trịnh Hâm thực
hiện là hành động nào? Hành động đó
được thực hiện vào thời gian nào?
- HS trả lời
5’
3’
13’
I Đọc, tìm hiểu chú thích
1 Đọc
2 Thảo luận chú thích
II Bố cục: 2 Phần
- 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm
- Còn lại: Cái thiện được biểu hiện qua việc làm nhân đức
và nhân cách cao cả của ông Ngư
* Chủ đề:
Sự đối lập giữa cái thiện với cái ác
III Tìm hiểu văn bản
1 Hình ảnh của Trịnh Hâm
Trang 3- GV chốt
H Sau khi đã đẩy Vân Tiên xuống sống,
Trịnh Hâm tiếp tục thực hiện hành động
nào? Em có nhận xét gì về hành động đó?
- HS tìm kiếm và trả lời
H Tác giả đã giới thiêu hành động của TH
qua cách viết nào? Cách viết ấy có tác
dụng gì?
- HS nêu ý kiến
- GV chốt
GV Đây là hành động rất giã man của
Trịnh Hâm: Biết VT bị mù, không người
trông cậy, y giả vờ hứa “Tôi xin đưa tới
Đông Thành thời thôi” để lừa chàng xuống
thuyền
- Y chọn thời điểm vào đêm khuya để hành
vi của y không bị bại lộ và VT cũng khó có
khả năng được cứu thoát
- Quả thật đây là một hành động có tính
toán, y đã lừa để trói tiểu đồng vào rừng
sâu, lừa vào lúc đêm khuya để thực hiện
hành động, sau đó còn giả tiếng kêu trời,
thương tiếc để xoá tội
H Vậy theo em động cơ nào dẫn đến hành
vi trên của Trịnh Hâm? Nêu nhận xét của
mình về động cơ ấy?
- HS trả lời
- GV chốt
* Hành động:
“Đêm khuya lặng lẽ như tờ Nghinh ngang sao mọc mịt
mờ sương bay
Trịnh Hâm khi ấy ra tay Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời”
+ Đẩy Vân Tiên xuống sông (không gian: mịt mờ sương bay)
+ Thời gian: Đêm khuya
“Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời Cho người thức dậy lấy lời phôi pha”
+ Đây là một hành động có sắp đặt, có tính toán trước (vờ nhân từ, lén lút thực hiện,
có tính toán để xoá tội)
- Kể, tả, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị,
cách sắp xếp tình tiết hợp lí
- Làm nổi bật hành động giã man, bất nhân, bất nghĩa của Trịnh Hâm
Trang 4H Nếu biết Vân Tiên đã từng là bạn, tin
tưởng Trịnh Hâm, em sẽ bình luận như thế
nào về nhân vật Trịnh Hâm?
- HĐ nhóm 2’
- Trình bày, nhận xét, kl
+ Là kẻ phản bội
+ Kẻ giả dối
+ Kẻ bất nhân
H.Vì lòng ganh ghét đố kị, Trịnh Hâm đã
hãm hại bạn Từ đó em suy nghĩ gì về lòng
đố kị ganh ghét của con người?
- Lòng đố kị là nguyên nhân của sự phản
bội và tội ác
- Con người cần tránh xa thói xấu này
H Thủ đoạn của Trịnh Hâm làm em nhớ
tới nhân vật nào nổi tiếng thâm độc trong
truyện cổ tích Việt Nam?
- Lí Thông trong truyện “Thạch Sanh”
H Nhân vật ấy đều gợi lên trong em cảm
xúc gì?
- Căm ghét và ghê tởm
GV Dẫn dắt vào phần 2
HS đọc phần 2
H Nhìn thấy người bị nạn gia đình lão
Ngư đã có hành động như thế nào? Em hãy
hình dung cảnh đó?
- HS trả lời
- GV chốt
H Việc làm của gia đình lão Ngư đã cho ta
thấy được đức tính gì của người lao động?
* Động cơ:
+ Ganh ghét với kẻ có tài
+ Bản chất thâm độc + Cái ác trong xã hội đương thời
* Cái ác đã thấm sâu và trở thành bản chất của Trịnh Hâm đó cũng là cái ác leo thang trong xã hội đương thời
Trang 5- Lòng nhân ái
- Sẵn lòng cứu giúp người khi hoạn nạn
H Ngoài gia đình lão Ngư cứu giúp Lục
Vân Tiên thì khi Vân Tiên gặp nạn còn
được nhân vật nao cứu thoát? Qua đó em
có bình luận gì?
- Vân Tiên còn được cá sấu cứu giúp
- Đây là một loài cá rất hung dữ
-> Tác giả muốn nói Vân Tiên là người
hiền đức mà bị hãm hại thì ngay cả loài
hung dữ cũng cảm thương mà giúp đỡ
H Đến đây ta thấy truyện có ý nghĩa gần
giống như mô típ của loại truyện nào?
- Cổ tích (người hiền gặp lành)
H Sau khi cứu sống VT, biết tình cảnh
khốn khổ của chàng, ông Ngư đã nói với
VT như thế nào?
- HS phát hiện và trả lời
- GV kl
GV Cho hs giải thích từ “hẩm hút: Thức
ăn đạm bạc – ông Ngư muốn mời Vân Tiên
ở lại để cùng rau cháo – lời nói của người
nghèo mộc mạc, chân thành
H Qua những lời nói đó, em hiểu được gì
về tấm lòng của ông Ngư?
- HS trả lời
- GV chốt
GV Đến đây ta lại thấy: Đối lập với những
mưu toan thấp hèn, ích kỉ, nhỏ nhen đến
thành độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng
bao dung, nhân ái, hào hiệp của vợ chồng
lão Ngư
Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình
cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư đã sẵn
2’
2 Hình ảnh chồng lão Ngư.
* Hành động
“Vừa may trời đã sáng ngày Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”
- Cả nhà hối hả chạy chữa để cứu sống VT
Trang 6lòng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ một
cuộc sống đói nghèo “hẩm hút” tương rau,
nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người
“Hôm mai hẩm hút với già cho vui” ông
không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng
mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp “Dốc lòng
nhân nghĩa há chờ trả ơn”
GV Cho học sinh liên hệ quan niệm của
ông Ngư với quan niệm của Vân Tiên khi
cứu KNN
GV Gọi 1 em đọc đoạn thơ: Nước trong
rửa ruột sạch trơn hết
H Để giữ Vân Tiên ở lại Ngư ông đã cảm
hoá như thế nào?
- HS tìm và trả lời
- GV chốt
GV Cho hs giải thích một số từ:
- Chích: Cái hồ, cái đầm
- Kinh luân: chỉ cái tài của con người
- Tắm mưa chải gió: Tắm mình bằng mưa,
chải đầu bằng gió – ý nói nghề chài lưới
quen xông pha mưa gió, sống tự do giữa
thiên nhiên
H Theo em đoạn thơ mang vẻ đẹp nào của
thi ca?
- HS nêu
- GV chốt
H Đọc đoạn thơ ta thấy hiện lên trước mắt
chúng ta là một bức tranh lao động Vậy
theo em bức tranh ấy được vẽ với những
đường nét nào? Qua đó em có nhận xét gì
về cuộc sống của ông Ngư?
- Có cảnh thanh cao, phóng khoáng: doi,
vịnh, gió, trăng, thuyền
* Lời nói
+ Ngư rằng: “Người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút với già
cho vui”
+ Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
- Ông Ngư có tấm lòng bao dung nhân ái, giúp đỡ người
bị nạn mà không hề tính toán đến chuyện đền ơn
Trang 7- Con người hoà trong cảnh ấy: tự do,
phóng khoáng, miệt mài chài lưới: hứng
gió, chơi trăng, nghêu ngao, thung dung,
vui say, tắm mưa, chải gió
H Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của
tác giả đối với nhân dân lao động như thế
nào?
- HS nêu ý kiến
- GV chốt
GV Bình nâng cao
+ Cái ác: Thái sư đương triều, Võ Công,
Trịnh Hâm, Bùi Kiệm
+ Cái thiện: Ông Ngư, ông Tiều, LVT
H Hãy chọn những câu thơ mà em cho là
hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày
những cảm nhận của em về cảm xúc của
tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm
trong những câu thơ ấy?
- HS phát biểu tự do
- GV Định hướng: giá trị nghệ thuật ở
đoạn thơ cuối, lời ông Ngư nói về cuộc
sống của mình: ý tứ phóng khoáng mà sâu
xa, lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển, hình
ảnh đẹp, gợi cảm
Hoạt động 3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ
- HS khái quát nghệ thuật, nội dung của
đoạn trích
c Cuộc sống:
“Rày doi mai vịnh vui vầy
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”
- Sử dụng lời thơ giàu tình cảm, cảm xúc, phóng khoáng, giàu hình ảnh, nhạc điệu, ngôn ngữ trau chuốt, sử dụng phép đối
- Cuộc sống lao động của ông
Trang 8- HS đọc ghi nhớ (121), GV chốt lại kiến
thức
Hoạt động 4: HD luyện tập
GV gọi học sinh đọc toàn bộ đoạn trích
Ngư là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng hoà nhập với thiên nhiên
- Gửi gắm khát vọng, niềm tin về cái thiện, vào người lao động bình thường Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ một quan điểm nội dung rất tiến bộ: Đối lập với cái xấu xa độc ác là những cái tốt đẹp đáng kính trọng, tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu vị tha, trọng nghĩa khinh tài
IV Ghi nhớ
V Luyện tập
4 Củng cố (1’)
GV Nhắc lại những kiến thức cơ bản qua các đoạn trích trong truyện Lục Vân Tiên
5 HD học bài (2’)
- Học thuộc đoạn trích, phân tích theo hai nội dung chính
- Chuẩn bị giờ sau: Chương trình địa phương
Sưu tầm những Văn bản viết về quê hương Lào Cai
3 Giáo viên thu bài, nhận xét.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự