1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 9 bài 4: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

5 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Mục tiêu - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập - Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học

Trang 1

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I Mục tiêu

- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập

- Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học

- Học sinh có ý thức khi tóm tắt văn bản tự sự

*Trọng tâm kiến thức kĩ năng

1 Kiến thức

- Biết các yếu tố của thể loại tự sự(nhân vật, sự việc, cốt truyện ) Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự

- Hiểu các yếu tố của thể loại tự sự(nhân vật, sự việc, cốt truyện ) Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự

- Phân tích các yếu tố của thể loại tự sự(nhân vật, sự việc, cốt truyện ) Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự

2 Kĩ năng

- Biết tóm tắt văn bản tự sự theo mục đích khác nhau

- Hiểu tóm tắt văn bản tự sự theo mục đích khác nhau

- Phân tích tóm tắt văn bản tự sự theo mục đích khác nhau

II Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

III Đồ dùng dạy học

1 GV: Đọc tài liệu, soạn bài

2 HS: Đọc, tập thực hiện các yêu cầu SGK

IV Phương pháp

- Vấn đáp, thuyết trình, động não

- KTDH - ĐBT

V Các bước lên lớp

1 Ổn định (1’)

2 Kiểm tra (4’)

H Hãy cho biết yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự ?

TL: Sự việc, cốt truyện , nhân vật

Trang 2

3 Tiến trình tổ chức các hoạt động

Hoạt động của thầy và trò T.g Nội dung chính

HĐ1 Khởi động

Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn

bản tự sự, vậy tóm tắt ăn bản tự sự như

thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm

nay

HĐ2 Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS hiểu sự cần thiết của

việc tóm tắt VB tự sự

- GV yêu cầu HS đọc 3 tình huống sgk

H* Trong cả 3 tình huống, người ta đều

phải tóm tắt văn bản Hãy rút ra nhận

xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản

tự sự?

- HS nêu nhận xét

- GV chốt

- GV: Trong thực tế, không phải lúc nào

chúng ta cũng có thời gian và điều kiện

xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên

văn tác phẩm văn học, vì vậy, có thể nói

1’

27’ I Sự cần thiết cuả việc tóm tắt văn bản tự sự

1.Bài tập

a

- Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học đã học để người không đi xem nắm được, do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim

- Buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, do đó một khi

đã tóm tắt được tác phẩm thì người học

sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc -hiểu và phân tích

- Đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình

Trang 3

việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu

cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra

- Cho hs thảo luận nhóm 5’ để tìm các

tình huống khác – KT ĐBT

- Các nhóm trình bày

- Nhận xét

- GV đưa ra một số tình huống khác

- Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô

giáo chủ nhiệm về một hiện tượng vi

phạm nội quy của lớp mình (sự việc gì,

Ai vi phạm, Hậu quả )

- Con kể lại vắn tắt cho mẹ nghe về một

thành tích nào đó của mình vừa được

nhà trường tặng giấy khen (làm được

việc gì, tác dụng của việc làm ấy, có ai

giúp đỡ hay không ?)

- Chú bộ đội kể lại một trận đánh (sự

việc diễn ra như thế nào, những ai tham

gia, kết quả? )

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu

bài tập

H Các sự việc đã được nêu đầy đủ

chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng

không? Nếu có thì đó là sự việc gì? tại

sao đó lại là sự việcquan trọng cần phải

nêu?

b Các tình huống khác

II Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự

1 Bài tập

a BT1

- 7 sự việc là tương đối đủ

- Thiếu 1 sự việc quan trọng: một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ vào bóng của Trương Sinh trên tường và nói đó chính

là người hay đến với mẹ vào những đêm trước đây; nhờ việc này trương Sinh

Trang 4

H Vậy, các sự việc trên đã hợp lí chưa?

- Sự việc 7: Một đêm trương Sinh cùng

con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con nói

rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa!” Chàng

hỏi đâu? nó chỉ bóng chàng ở trên vách:

“đây này!” bấy giờ chàng mới tỉnh

ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc

trót đã qua rồi!

Sự việc 8:Trương Sinh nghe Phan lang

kể, bèn lập đàn giải oan bên bờ Hoàng

Giang, Vũ Nương trở về “ngồi trên

chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc

ẩn lúc hiện

H Viết văn bản tóm tắt Chuyện người

con gái Nam Xương trong khoảng 20

dòng

- HS tự viết

- Trình bày

- GV nhận xét, bổ sung

H Nếu phải tóm tắt ngắn gọn hơn, em

sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít

nhấtmà người đọc vẫn hiểu được nội

dung của văn bản?

- Hoạt động nhóm 5’

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhận xét, bổ sung

- GV cho HS đọc bài tham khảo

H Qua tìm hiểu các bài tập, em hiểu

tóm tắt văn bản là gì?

- HS nêu ý kiến của mình

- GV kl

hiểu ngay ra rằng vợ bị oan - Nghĩa là chàng biết sự thật từ trước khi gặp Phan lang

- Sự việc thứ 7 chưa hợp lí, cần sửa lại như sau:

+ Giữ nguyên sự viêc 1 đến 6 + Sự việc 7: Một đêm qua rồi + Sự việc 8: Trương Sinh nghe Phan Lang lúc hiện

(phương án 2: giữ nguyên 1 – 4, đưa

“một đêm ” lên 5, 6-7-8 tiếp theo)

b BT2: Viết văn bản tóm tắt

c BT3: Tóm tắt ngắn gọn hơn

Trang 5

HĐ3: HD HS luyện tập.

- Mục tiêu: Có kĩ năng tóm tắt VB tự

sự

- HS tóm tắt miệng trước lớp về một

câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà

em đã được nghe hoặc đã được chứng

kiến

- HS làm bài tập và trình bày

- GV nhận xét, bổ xung

10’

2 Ghi nhớ SGK/59

- Tãm t¾t v¨n b¶n tù sù

III Luyện tập

- Tóm tắt một câu chuyện trong cuộc sống

4 Củng cố 1’

- GV chốt lại những kiến thức cần nhớ trong tiết học

5 HDHS học bài 1’

- Nắm vững ghi nhớ, làm bài tập 1(59)

- Chuẩn bị tiết Miêu tả trong văn bản tự sự, Tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa

Ngày đăng: 17/05/2019, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w