Du lịch có trách nhiệm nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo yếu tố xã hội, môi trường bền vững và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến.Trong những năm gần đây, Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Khách du lịch đến Hà Giang tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và thành phần. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Hà Giang đang ở giai đoạn phát triển “nóng”, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn với một số loại hình du lịch chủ yếu là tham quan, ngắm cảnh, du lịch cộng đồng. Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại Hà Giang giai đoạn 20052015; trên cơ sở đó đề xuất một số sản phẩm du lịch có trách nhiệm và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.Việc sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù làm tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch, góp phần gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương, xóa đói giảm nghèo ở vùng đất phên dậu của Tổ quốc.
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT SỐ SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ơ TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Phương Nga Khoa Du lịch - Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt: Bài báo phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang, sở điều tra thực địa tại địa bàn nghiên cứu đề xuất xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh Hà Giang theo hướng phát triển bền vững Từ khóa: Sản phẩm du lịch, du lịch Hà Giang, du lịch có trách nhiệm Đặt vấn đê Du lịch có trách nhiệm nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo yếu tố xã hội, môi trường bền vững và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến.Trong những năm gần đây, Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Khách du lịch đến Hà Giang tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cấu và thành phần Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Hà Giang ở giai đoạn phát triển “nóng”, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn với một số loại hình du lịch chủ yếu là tham quan, ngắm cảnh, du lịch cộng đồng Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại Hà Giang giai đoạn 2005-2015; sở đó đề xuất một số sản phẩm du lịch có trách nhiệm và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.Việc sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù làm tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch, góp phần gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương, xóa đói giảm nghèo ở vùng đất phên dậu của Tổ quốc Khung nghiên cứu lý thuyết Du lịch có trách nhiệm là hướng mới ngành du lịch, nhằm giảm thiểu các tác động xấu của hoạt động du lịch và gia tăng các tác động tích cực của nó Đây là điểm đến tốt cho mọi người tham quan, thước đo sự thành công là thu nhập cao hơn, công việc làm thỏa đáng cho người dân sinh sống tại điểm Cốt lõi của du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc của du lịch bền vững, với mục đích tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường, bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học, tôn trọng tính xác thực của văn hóa cộng đồng, đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài cho các bên liên quan Một sản phẩm du lịch đối với người du lịch là sự tổng hợp của những trải nghiệm có được suốt kì nghỉ,trong đó có thể bao gồm các yếu tố nơi lưu trú,nhà hàng, các điểm hấp dẫn văn hóa và tự nhiên cùng các lễ hội và sự kiện Theo UNEP, mọi sản phẩm du lịch bao gồm ba thành tố [3]: - Sự trải nghiệm: Lễ hội, các sự kiện và hoạt động cộng đồng, ẩm thực và giải trí, mua sắm,an toàn, dịch vụ - Cảm xúc: các nguồn lực về người, văn hóa và lịch sử, lòng hiếu khách - Vật chất: sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, nơi lưu trú, nhà hàng Các điểm hấp dẫn sản phẩm du lịch có thể bao gồm các yếu tố thiên nhiên, lịch sử, di sản văn hóa, môi trường nhân tạo và người dân tại các điểm đến, các hoạt động leo núi, chèo thuyền và tham gia một khóa học nấu ăn Chính vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch là quá trình phát triển những tài sản của một điểm đến thành sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm Quá trình đó phản ánh nhu cầu thư giãn, giải trí của khách du lịch Áp dụng phương pháp du lịch có trách nhiệm yêu cầu tập trung vào việc khuyến khích các nhóm có liên quan và đưa được những hành động rõ ràng và khả thi mà các nhóm đó có thể đảm nhận trách nhiệm và cùng làm việc để đạt được kết quả có lợi chung Phương pháp nghiên cứu và đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp điều tra xã hội học kết hợp nghiên cứu lý thuyết, số liệu của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Giang để phân tích thực trạng phát triển du lịch của tỉnh, từ đó đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương Các bước thực hiện điều tra được tiến hành sau: * Xác định mục đích đối tượng điều tra - Về đối tượng điều tra: khách du lịch (quốc tế và nội địa) tại một số điểm du lịch chủ yếu khai thác; các cán bộ quản lý ngành du lịch tại địa phương (sở VH- TT- DL), cán bộ tại các điểm du lịch, ban quan lý cao nguyên đá Đồng Văn - Mục đích điều tra: + Khách du lịch: Điều tra về đặc điểm cấu khách, tâm lý khách, nhu cầu của khách + Đối với các cán bộ quản lý: tìm hiểu về chính sách phát triển du lịch, thực trạng và định hướng phát triển du lịch của địa phương, các biện pháp đã thực hiện để phát triển ngành du lịch tại địa phương * Chọn mẫu: - Chọn mẫu điều tra: thông qua thực tế số lượng khách đến, xu hướng, đặc điểm, luồng khách Cách thức chọn mẫu được dựa sở thực tế số lượng khách du lịch đến Hà Giang, với cách chọn mẫu xác định, công thức tính số lượng mẫu sau: n N N (e)2 (1) (Trong đó: n: cỡ mẫu; N: số lượng tổng thể, e: sai số tiêu chuẩn cho phép: ±3%, ±5% , ±7%, ±10%) Với cách chọn mẫu ở các điểm du lịch chủ yếu của tỉnh, số lượng mẫu lớn đảm bảo tính chính xác và đại diện đủ theo tính chất của điều tra Các điểm điều tra là các điểm du lịch được khai thác, có số lượng khách du lịch khá lớn, đảm bảo tính khách quan của phiếu điều tra Thiết kế bảng hỏi Việc thiết kế bảng hỏi phải đảm bảo yêu cầu thể hiện được các yêu cầu về nội dung, hình thức thể hiện Mỗi câu hỏi đặt phải thể hiện được mục đích của người hỏi, thông tin thu nhận được dùng dể làm gì… Các câu hỏi diễn đạt dễ hiểu, nên sử dụng nhiều câu hỏi có câu trả lời nhanh Thực điều tra Tác giả tiến hành điều tra tại các thời điểm đông khách du lịch nhất (tháng 8, 9) của Hà Giang với số lượng phiếu điều tra lớn: 150 phiếu điều tra tại các điểm du lịch( dốc Bắc Sum, thị trấn Tam Sơn, Núi Đôi, tượng Thạch Sơn Thần, Sủng Là, Phố Cáo, dinh thự họ Vương, cột cờ Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, thị trấn Mèo Vạc, làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô lô chải) thuộc huyện thuộc cao nguyên đá; ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Phân loại số liệu Với mục tiêu điều tra và phân tích khác nhau, việc tổng hợp tài liệu được tiến hành thông qua phương pháp phân loại thống kê theo các tiêu chí: cấu khách theo giới tính, độ tuổi, sở thích của du khách… Trên sở các số liệu thu thập được, tổng hợp, việc phân tích số liệu được vận dụng theo phương pháp phân tích thống kê, phương pháp toán kinh tế 3.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có ranh giới phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,556 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Lào Cai và Yên Bái Tổ chức lãnh thổ du lịch theo Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Giang thuộc vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ Hà Giang có vị trí du lịch thuận tiện giao lưu khu vực và quốc tế, nằm các hành lang du lịch quan trọng của quốc gia.Hà Giang có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, độc đáo và nổi bật Trước hết phải kể đến cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan đồi núi đa dạng, động thực vật với nhiều loài đặc hữu, hệ thống sông ngòi, suối nước khoáng… tạo nên tính chất đa dạng của tiềm du lịch nơi Hà Giang là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc Trong số 22 tộc người ở Hà Giang đều thuộc tộc người tiêu biểu cho vùng văn hóa Việt Bắc và vùng cao biên giới phía bắc Mông, Dao, Tày, Nùng, Giấy, La Chí, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Pu péo… Các tộc người có đặc trưng văn hóa, truyền thống lịch sử lâu dài sinh sống bằng các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với một phần săn bắn hái lượm điều kiện địa hình miền núi cao Nét văn hóa truyền thống của các tộc người Hà Giang vừa mang sắc thái chung của vùng văn hóa miền núi cao phía bắc, vừa mang sắc thái địa phương những đặc thù của điều kiện tự nhiên, quá trình giao lưu các tộc người địa bàn quy định Sự đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn là sở để xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù, với các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch tham quan, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Kết quả nghiên cứu 4.1 Kết quả phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang Trong 10 năm trở lại (2000 - 2015) lượng khách du lịch đến Hà Giang không ngừng tăng với tốc độ tăng trưởng khách khá nhanh đạt 24,46%, năm 2015 tổng khách du lịch đến Hà Giang đạt 763.000 nghìn lượt khách Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận vùng Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên thì số lượng khách du lịch đến Hà Giang còn thấp Năm 2015 số khách du lịch đến Hà Giang chiếm 9,9% tổng số khách của toàn vùng So với các tỉnh tiếp giáp là Tuyên Quang thì số khách đến Hà Giang bằng 2/3, tương đương với lượng khách đến Cao Bằng, mặc dù tài nguyên du lịch của Tuyên Quang, Cao Bằng có thể đánh giá hấp dẫn so với Hà Giang Như vậy so với một số tỉnh vùng và toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thì lượng khách du lịch đến Hà Giang còn thấp Hà Giang là một những tỉnh núi cao, biên giới, có tài nguyên du lịch đặc biệt dẫn khách quốc tế Tuy nhiên điều kiện giao thông lại khó khăn, số lượng khách đến Hà Giang còn ít Khách du lịch quốc tế đến Hà Giang hiện tại chủ yếu từ Trung Quốc, ngoài có số ít khách quốc tế từ Hà Nội và các tỉnh lân cận Các năm 2011, 2012 kể từ cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là thành viên mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, khách du lịch quốc tế tăng nhanh Số liệu cho thấy, năm 2000 khách quốc tế đạt 13.796 lượt, chiếm tỷ trọng gần 46% tổng số khách du lịch đến Hà Giang; năm 2005 đạt 31.868 lượt, chiếm 46%; năm 2012 đạt 126.859 lượt, chiếm 30% tổng số khách; năm 2015 khách quốc tế đạt 146.000 lượt Theo số liệu thống kê của ngành du lịch Hà Giang, tổng thu từ du lịch của tỉnh những năm qua đã có sự tăng trưởng Năm 2000 mới đạt 17 tỷ đồng, năm 2005 đạt 95 tỷ năm 2010 đạt 308 tỷ đồng, năm 2012 đạt 327 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 30%/năm, năm 2014 đạt 600 tỷ đồng, năm 2015 đạt 708 tỷ đồng, tăng trưởng 35,3% so với năm 2000 Trong đó, doanh thu từ khách quốc tế tăng 36% năm 2015 so với năm 2010, từ khách nội địa tăng 35% (năm 2000 là 12 tỷ đồng, 2015 tăng lên 600 tỷ đồng) Nguồn thu chủ yếu của du lịch Hà Giang vẫn chủ yếu từ khách nội địa (gấp 2,3 lần so với khách quốc tế năm 2015) Số lượng khách du lịch đến Hà Giang hiện chủ yếu tiêu dùng sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch thăm quan và du lịch cộng đồng Sản phẩm du lịch hiện tập trung khai thác chính là thăm quan, ngắm cảnh, trải nghiệm cao nguyên đá Đồng Văn Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010, được coi là sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Giang Với giá trị đặc biệt về mặt địa chất, cảnh quan, sinh vật, khảo cổ kết hợp với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc điều kiện thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến cao nguyên đá Với kiệt tác của thiên nhiên Núi Đôi, đèo Mã Pì Lèng, sông Nho Quế, hẻm vực Tu Sản, tượng Thạch Sơn Thần, vườn đá trải rộng toàn vùng… là điểm tham quan thu hút tất cả khách du lịch đến cao nguyên đá Văn hóa của đồng bào Mông (90% dân số của cao nguyên đá) với nhà trình tường đất, hàng rào đá, lễ hội, ẩm thực, phiên chợ, truyền thống canh tác hốc đá, trang phục… là điểm hấp dẫn du khách Hàng năm lễ hội hoa tam giác mạch là sản phẩm nổi bật của Hà Giang, nhiên mới chỉ dừng lại ở việc khai thác sản phẩm theo chiều rộng, chưa vào chiều sâu của sản phẩm Loại hình du lịch văn hóa – lịch sử gắn với giá trị địa(du lịch cộng đồng) được khai thác khá tốt Sự đa dạng của văn hóa tộc người vùng núi đá, núi đất Hà Giang tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn hóa tại địa phương Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, các tộc người có những đặc điểm về trang phục, ẩm thực, lễ hội truyền thống, phương thức canh tác độc đáo mà không phải nơi nào có Điều này thể hiện sức trường tồn, khả thích nghi của người với thiên nhiên, đó chính là điều hấp dẫn du khách tìm về với văn hóa nguồn cội Hà Giang với 22 dân tộc khác nhau, nền văn hóa bản địa còn khá nguyên vẹn, giữ gìn được nét đẹp truyền thống của dân tộc: mái nhà lá cọ của đồng bào Tày có từ hàng trăm năm, trang phục của người Dao đỏ rực rỡ khắp núi rừng, hàng rào đá của Mông tạo nét đặc biệt, hình thức thổ canh hốc đá, sự huyền bí của lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, sự linh thiêng của lễ hội cầu mưa của dân tộc Dao… tất cả tạo nên sức quyến rũ đặc biệt với du khách bốn phương, là sản phẩm du lịch độc đáo của Hà Giang Trên sở phân tích lượng khách đến, doanh thu từ du lịch và các sản phẩm du lịch hiện khai thác, bài viết đề xuất một số sản phẩm du lịch có trách nhiệm nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch bền vững 4.2 Đê xuất một số sản phẩm du lịch có trách nhiệm hướng tới phát triển bên vững Du lịch tự hào gắn với điểm du lịch cột cờ Lũng Cú Cột cờ Lũng Cú là một bốn điểm địa đầu Tổ quốc Đến Hà Giang du khách không thể không đến địa danh hấp dẫn này Trên quãng đường khoảng 20km từ quốc lộ 4C vào, du khách chinh phục 286 bậc đá lên độ cao 1700m, đặt chân lên đỉnh Lũng Cú, đứng dưới lá cờ đỏ vàng phần phật tung bay Lịch sử chép rằng sau đại phá quân Minh, vua Lê Lợi đã cho treo cái trống thật to ở núi (có sách còn chép từ thời Lý, thái úy Lý Thường Kiệt đã cho dựng trống ở nơi đây), dùng tiếng trống ấy truyền tin về sự an nguy của vùng biên ải Mỗi có nguy, tiếng trống lại dồn dập vang xa hàng mấy dặm, thức tỉnh lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền từng tấc đất tấc sông Tiếng trống của cha ông xưa lá cờ đỏ vàng ngày là một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền đất nước Đứng dưới lá cờ đỏ vàng phần phật tung bay nơi địa đầu Tổ quốc, du khách có những cảm xúc thiêng liêng khó tả Đây là một trải nghiệm đặc biệt, để khám phá, để hiểu được tiếng nói của cha ông, của những thế hệ trước đã bảo vệ và gìn giữ sông núi ngày Cao nguyên đá với bốn mùa hoa rực rỡ Giữa bạt ngàn đá lạnh lẽo, xám xịt là rực rỡ của sắc hoa bốn mùa tạo nên hình ảnh cao nguyên đá vừa hoang sơ, vừa ấm áp đối với du khách Với sắc hoa bốn mùa, bài viết đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề - Mùa xuân với rực rỡ hoa đào, hoa mận khắp núi rừng, với lễ hội của đồng bào các dân tộc, là nét chung của đồng bào miền núi phía Bắc, lại có nét riêng của vùng núi Hà Giang nền cao nguyên đá Tạo không gian cho người yêu thích hội họa, nhiếp ảnh đến thưởng thức vẻ đẹp cao nguyên xuân về; thu hút các studio đến chụp ảnh dịch vụ cưới; thưởng thức rượu đào, rượu mận; trải nghiệm lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc - Mùa hạ đỏ rực hoa gạo hòa quyện với màu xanh non của lá ngô mọc hốc đá, tạo ấn tượng mạnh cho du khách Điểm nhấn cho mùa này là hình ảnh ngô hốc đá Du khách đến được tìm hiểu về quy trình thổ canh hốc đá, trải nghiệm cách trồng ngô, nấu rượu ngô; dịch vụ chụp ảnh với ngô hốc đá tạo ấn tượng cho khách du lịch - Tháng 10, 11 là mùa hoa Tam giác mạch kết hợp với màu vàng của cúc dại là một sản phẩm du lịch đặc thù của riêng Hà Giang, là thời điểm thu hút lượng khách đông nhất năm đến Hà Giang Du khách đến Hà Giang mê mải triền hoa Tam giác mạch, thưởng thức món ăn, đồ uống từ Tam giác mạch, ngắm vẻ đẹp thuần khiết của hoa Sang đông lại là màu vàng của hoa cải với hồng của hoa đào, màu tím của hoa bạc hà, dập dìu giữa bộ váy áo sặc sỡ của đồng bào Mông tạo nên nét độc đáo của cao nguyên đá đông về, tạo sự thu hút của du khách bốn phương với Hà Giang Với ý tưởng về hoa cao nguyên, xây dựng các cafe Hoa, du khách thưởng thức vẻ đẹp của hoa cao nguyên đồng thời tìm hiểu về các loài hoa, trưng bày các sản phẩm về hoa, là điểm sinh hoạt văn hóa độc đáo cao nguyên Ruộng bậc thang Hoàng Su Phi Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được khai thác với hai sản phẩm đặc trưng: - Ruộng bậc thang mùa nước đổ: sản phẩm này cho phép du khách ngắm nhìn ruộng bậc thang mùa nước giữa núi rừng điệp trùng; trải nghiệm công việc làm ruộng cùng bà dân tộc thiểu số, sinh hoạt cuộc sống thường ngày cùng đồng bào - Ruộng bậc thang mùa lúa chín: thăm quan, trải nghiệm mùa lúa, sử dụng dù lượn, flycam cho du khách ngắm nhìn toàn cảnh Hoàng Su Phì mùa lúa chín Văn hóa dân tộc Mơng cao nguyên đá Với điều kiện sống khắc nghiệt, người Mông cao nguyên đá có kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo, là nền tảng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của vùng - Lễ hội chợ tình Khau Vai là nơi gặp gỡ và chuyện trò của đôi trai gái người Mông độ xuân về Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch Tuy nhiên để chợ tình Khau Vai là một sản phẩm du lịch độc đáo, cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa của lễ hội này Về thời gian tổ chức năm lần, nét đẹp văn hóa của người Mông lễ hội cần được giữ gìn, tránh bị mai một - Chợ phiên vùng cao đá mang đầy sắc màu với bộ váy áo của cô gái người Mông là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch - Thổ canh hốc đá: phương thức canh tác độc nhất vô nhị ở Việt Nam, là sản phẩm du lịch đặc trưng của người đồng bào dân tộc Mông Sản phẩm này thể hiện sự kiên cường, thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt nơi cao nguyên hùng vĩ Khai thác sản phẩm này, khách du lịch được trải nghiệm việc trồng ngô hốc đá vào tháng 2, tháng hàng năm; tham gia nấu rượu ngô cả năm, tự nấu món mèn mén, thưởng thức sản phẩm từ ngô Xây dựng quán ăn với các sản phẩm từ ngô, đáp ứng nhu cầu ăn hàng ngày của khách du lịch, đồng thời khai thác giá trị về vật chất và tinh thần của ngô hốc đá 4.3 Đánh giá của khách du lịch vê một số sản phẩm du lịch đê xuất Trên sở khảo sát 150 khách du lịch vào thời điểm tháng 8, năm 2016 cho thấy, các sản phẩm du lịch đề xuất đối với địa bàn tỉnh Hà Giang được đánh giá sau: 92 100 90 80 70 61.3 60 Người % 50 40 30 28 25 18.7 16.7 20 3.3 10 Hứng thu Khá hứng thu Bình thường Không hứng thu Hình 1: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của khách du lịch với sản phẩm du lịch “Văn hóa dân tộc Mông cao nguyên đá” Với sản phẩm “Văn hóa dân tộc Mông cao nguyên đá”, có 80% số khách được hỏi sẵn sàng sử dụng sản phẩm này Đặc biệt, số lượng khách hứng thú với sản phẩm trải nghiệm với ngô hốc đá chiếm 91% số khách sử dụng sản phẩm Với 3,3% số khách không hứng thú tập trung chủ yếu là khách có tuổi cao, mục đích du lịch là thăm quan Về cấu khách, 30/30 khách quốc tế được hỏi đều hứng thú với sản phẩm du lịch này, họ đến từ các quốc gia Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản… Khách nội địa, mức độ hứng thú thấp Trong số 120 người được hỏi có 75% số người tham gia sử dụng sản phẩm du lịch này (trong đó 100% người được hỏi khá hứng thú) Điều này cho thấy, với các sản phẩm du lịch trải nghiệm, khách nội địa còn e dè Nguyên nhân chủ yếu là mục đích thăm quan là chủ yếu Sản phẩm du lịch “Hoa cao nguyên đá” được sự hứng thú đặc biệt với khách du lịch Với mục đích du lịch thăm quan, thưởng thức vẻ đẹp của hoa cao nguyên đá, trải nghiệm không khí lành, cảnh sắc cao nguyên mùa hoa đến Với sản phẩm này, 90% số người được hỏi (136/150 người) sẵn sàng sử dụng sản phẩm, đó chủ yếu là khách nội địa, với độ tuổi chủ yếu từ 25 – 40 tuổi Sản phẩm du lịch “ Ruộng bậc thang mùa lúa” có 64,6% (97/150 người) khách được hỏi sử dụng sản phẩm Trong đó khách quốc tế là 70%, khách nội địa là 53,2% Số khách nội địa đến Hoàng Su Phì còn e ngại về chất lượng đường giao thông và lựa chọn đến một số điểm du lịch khác Mù Căng Chải hay Sapa Với sản phẩm du lịch tự hào gắn với điểm du lịch cột cờ Lũng Cú là điểm du lịch hấp dẫn với 93,5% khách du lịch nội địa được hỏi Đây là sản phẩm làm điểm nhấn cho du lịch cao nguyên đá Đến cột cờ Lũng Cú, khách du lịch nội địa được thể hiện rõ tình yêu với đất nước, trách nhiệm với chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giáo dục trách nhiệm công dân với thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên Qua kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, các sản phẩm du lịch đề xuất được sự hưởng ứng của đa số khách du lịch Tuy nhiên, điều kiện về giao thông, chất lượng dịch vụ nên mức độ sử dụng sản phẩm còn thấp Kết luận và kiến nghị Với việc xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng du lịch có trách nhiệm góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch hiện có của Hà Giang Các sản phẩm này khai thác giá trị tự nhiên và văn hóa đặc thù của Hà Giang theo hướng phát triển bền vững Tuy nhiên, để khai thác và phát triển mạnh sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang cần thực hiện một số nội dung sau đây: - - Cải thiện hệ thống giao thông vận tải, chất lượng đường bộ cần được nâng cao Đội ngũ lao động trực tiếp ngành du lịch cần được đào tạo bài bản, thường xuyên có các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và các hộ kinh doanh du lịch Đặc biệt, thái độ của người dân đối với hoạt động du lịch cần tích cực và có nhận thức đúng về vai trò của du lịch tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng Để phát triển du lịch bền vững, cán bộ và người dân địa phương cần nhận thức rõ ý nghĩa của văn hóa truyền thống, có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ môi trường tự nhiên TÀI LIỆU THAM KHẢO Sở Văn hóa – Thể thao- Du lịch Hà Giang, Báo cáo tổng kết năm 2014, phương hướng năm 2015 ngành du lịch, Hà Giang, 2015 Sở Văn hóa – Thể thao- Du lịch Hà Giang, Báo cáo tổng kết năm 2015, phương hướng năm 2016 ngành du lịch, Hà Giang, 2016 3 Tổng cục Du lịch, Chương trình ESRT, Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm, Hà Nợi, 2013 Proposed a number of tourism products responsible in Ha Giang province Nguyen Thi Phuong Nga – Hanoi University of Industry, ngatn129@gmail.com The article analyzes the current situation of tourism development in Ha Giang province, based on fieldwork in the study area proposed some specific tourism products in Ha Giang province in the direction of sustainable development Key words: Tourism of Ha Giang; responsible tourism; tourism products ... nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn là sở để xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù, với các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch tham quan, du lịch cộng đồng, du lịch. .. của du lịch Hà Giang vẫn chủ yếu từ khách nội địa (gấp 2,3 lần so với khách quốc tế năm 2015) Số lượng khách du lịch đến Hà Giang hiện chủ yếu tiêu du ng sản phẩm du lịch. .. đặc biệt với du khách bốn phương, là sản phẩm du lịch độc đáo của Hà Giang Trên sở phân tích lượng khách đến, doanh thu từ du lịch và các sản phẩm du lịch hiện khai