1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lí địa phương tỉnh Lâm Đồng

23 2,8K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 360 KB

Nội dung

NONG NGHIEP Với chủ trưởng phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đ

Trang 1

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so vớimặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu

tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng

- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận

- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc

Trang 2

thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng đông cách cảng

biển Nha Trang 210Km

ĐỊA HÌNH

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam

- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m)

- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m)

- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên

ĐỊA CHẤT

Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến

Đệ Tứ Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau Các đá xâm nhập trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông

Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi

Cao lanh có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ

bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfatalumin,

Sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit

kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chấtphụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của

Mỹ và châu Âu

Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công

nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụgia sản xuất xi măng

Liên đoàn địa chất 6 đã tổng hợp được 165 điểm khoáng sản, trong đó có 23 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm quặng Các mỏ và điểm quặng được chia ra thành 7 nhóm

Trang 3

 Than: than nâu, than bùn

 Kim loại: sắt, wolfram, chì – kẽm, antimoan, nhôm, thiếc, vàng

cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năngkhai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu

mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%)

Khi1 hau

Trang 4

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độcao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bìnhnăm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có nhữngbiến động lớn trong chu kỳ năm

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%,

số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng vàphát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đớingay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùngđồng bằng đông dân

DA TOC DAN CU

Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn 649.412người, chiếm 61,47% Mật độ dân số 118 người/km2

Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau

cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% , cònlại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh

Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng.Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân

cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ cáctỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàngnăm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng

NONG NGHIEP

Với chủ trưởng phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt làcác giống mới, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, tập trung thâm canh, nâng caochất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vàtiêu dùng trong nước Phát triển và ổn định vùng nguyên liệu các loại cây công nghiệp dài ngày với

Trang 5

trình độ thâm canh ngày càng cao, đồng thời chú trọng các loại cây lương thực, thực thẩm gắn vớiđẩy mạnh đầu tư thâm canh để không ngừng tăng năng suất, sản lượng cây trồng; phát triển chănnuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến nhằm nângcao chất lượng cà gía trị sản phẩm chăn nuôi Hiện nay, trong phát triển kinh tế của tỉnh, nôngnghiệp là một trong những ngành đạt được thành tựu lớn trong những năm đổi mới kinh tế nóichung và 5 năm 2001-2005 nói riêng

Thời kỳ 5 năm 2001-2005, tuy gặp nhiều khó khăn về thiên tai hạn hán, lũ lụt và dịch cúm giacầm bùng phát năm 2004, 2005; biến động bất lợi của thị trường tiêu thụ chè do ảnh hưởng củachiến tranh Irắq; giá một số sản phẩm nông sản, nhất là giá cà phê có những năm thấp hơn giá trịsản phẩm, cùng với giá vật tư phân bón liên tục tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.Nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhiều chính sách đã được ban hành, nhiều dự

án được triển khai thực hiện nên sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt được một số kết quả nhấtđịnh:

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2005, tăng 7,53% Đây là tốc độtăng khá cao vì sản xuất nông nghiệp có đối tượng là cây trồng, vật nuôi, phụ thuộc vào đất đainên việc mở rộng quy mô diện tích là có giới hạn, mặt khác lại phụ thuộc lớn vào yếu tố thời tiết,khí hậu, giá cả, thị trường nên khó có bước phát triển đột biến được Trên cơ sở phát huy thếmạnh cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành những vùng chuyên canh tương đối tập trung vềcây công nghiệp như cà phê, chè, vùng rau, hoa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng đượcnâng lên làm cơ sở cho phát triển công nghiệp chế biến Ngành nông nghiệp có mức tăng giá trịtăng thêm hàng năm 7,88%, đóng góp từ 60-69% GDP (giá SS 1994), là ngành thu hút lực lượnglao động khá lớn khoảng 63% Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã chú trọng ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năngsuất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng Hiệu quả sản xuấttrên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên, qua kết qủa sơ kết chương trình 50 triệu đồng/ha/năm

do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động, tính đến nay toàn tỉnh có trên 8.000 ha canhtác đạt doanh thu trên 50 triệu đồng/ha/năm Thông qua đầu tư thâm canh, ứng dụng kỹ thuậtcông nghệ sinh học vào sản xuất đã nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích: vùngchuyên canh rau-hoa-dâu tây ở Đà Lạt-Lạc Dương có trên 100 mô hình trồng rau, hoa, dâu tây đạtdoanh thu từ 50 triệu đồng trở lên, trong đó có trên 50% đạt doanh thu từ 150-480 triệuđồng/ha/năm; vùng chuyên canh chè chất lượng cao, tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài hiện có 500 ha chè đạt doanh thu từ 150-180 triệu đồng/ha, cá biệt có doanh nghiệpđầu tư nước ngoài đạt 2-3 tỷ đồng/ha/năm Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng chuyên mônhoá cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển tổng hợp các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụnhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất Đã xuấthiện nhiều mô hình sản xuất mới và có hiệu quả kinh tế-xã hội trong nông nghiệp như kinh tếtrang trại, kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông - lâm kết hợp với nhiều thành phần tham gia, kể cảđồng bào dân tộc Tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh tăng mạnh trong thời kỳ 2001-2005, từ 716trang trại năm 2000 tăng lên 1.978 trang trại năm 2005, gấp 2,76 lần so năm 2000 Đến năm 2005,các trang trại đã sử dụng tổng số vốn 455.128 triệu đồng và 8.389 ha đất để sản xuất kinh doanhtạo ra 392.339 triệu đồng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ Thu nhập bình quân một trang trạitrong năm 2005 đạt trên 148 tỷ đồng, gấp 3,47 lần so năm 2000, bình quân hàng năm thời kỳ2001-2005 thu nhập một trang trại tăng 28,27%

* Trồng trọt:

Quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các năm do điềuchỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa trên diện tích có khả năng nông nghiệpchưa sử dụng và tăng vụ, trồng xen, trồng gối Đến năm 2005, diện tích gieo trồng cây hàng nămđạt 97.134 ha, tăng 19.550 ha so năm 2000, quy mô diện tích cây hàng năm tăng liên tục trong 5năm với mức tăng bình quân mỗi năm 4,6% Diện tích cây thực phẩm tăng nhanh từ 21.816 hanăm 2000, tăng lên 32.719 ha năm 2005, bình quân hàng năm tăng 8,4%; trong đó cây rau các loại

và cây hoa tăng nhanh, diện tích rau từ 18.879 ha năm 2000 tăng lên 29.378 ha ( tăng 10.499 ha)

và cây hoa từ 962 ha năm 2000 tăng lên 2.270 ha (tăng 1.308 ha) Riêng diện tích gieo trồng câylương thực ổn định ở mức 50.000 đến 51.000 ha trong 5 năm

Đối với cây lâu năm, khác với thời kỳ 1996-2000, diện tích gieo trồng luôn luôn biến động theochiều hướng ngày càng tăng do hiệu qủa sản xuất cao và giá trị mang lại lớn như cây cà phê, chè,

Trang 6

điều Nhưng thời kỳ 2001-2005, thực hiện chủ trương của Chính phủ điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêuđịnh lượng đến năm 2010, theo đó không mở rộng diện tích những cây trồng kém hiệu quả do cung đãvượt cầu như cà phê, hạt tiêu… đồng thời thực hiện chủ trương của tỉnh tập trung thâm canh các câytrồng dài ngày hiện có trên địa bàn tỉnh nên diện tích gieo trồng cây lâu năm tương đối ổn định ở mức

165 đến 170 ngàn ha Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm năm 2005 đạt 171.254 ha, tăng 7.093

ha, chủ yếu do tăng diện tích cây ăn qủa còn diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng không đáng

kể (2005 tăng 47 ha so 2000) Sự biến động diện tích gieo trồng một số loại cây công nghiệp dàingày như sau:

- Cây cà phê phát triển chậm lại và xu hướng giảm dần do giá cà phê không ổn định, đặc biệtnăm 2001, 2002 giá cà phê chỉ còn 6-8 ngàn đồng/kg, thấp hơn chi phí đầu tư Diện tích từ124.359 ha năm 2000, xuống còn 117.538 ha năm 2005, giảm 6.821 ha

- Diện tích cây chè tăng chậm và ổn định trong những năm gần đây Năm 2000 diện tích 21.616

ha, đến năm 2005 diện tích đạt 25.535 ha, tăng 3.919 ha

- Cây dâu tằm, cây điều diện tích xu hướng tăng lên do giá cả ổn định ở mức cao có lợi chongười sản xuất Năm 2005, diện tích dâu tằm tăng 2.743 ha và diện tích điều tăng 2.764 ha sonăm 2000

Diện tích gieo trồng qua các năm :

và 38,37 tạ/ha ước năm 2005 Sản lượng lương thực có hạt tiếp tục tăng một cách ổn định chủyếu do tăng năng suất cây trồng và đưa các giống mới vào sản xuất đại trà; tỷ lệ giống lúa mới vàlúa cao sản hàng năm chiếm trên 50% diện tích và giống ngô lai chiếm khoảng 90% diện tích gieotrồng Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 215.877 tấn, tăng 38,33% so năm 2000, bìnhquân mỗi năm thời kỳ 2001-2005 tăng 6,7%; trong đó sản lượng lúa tăng từ 102.055 tấn năm

2000 lên 129.721 tấn, tăng bình quân 4,9%/năm và sản lượng ngô từ 54.005 tấn năm 2000 tănglên 86.156 tấn năm 2005, tăng bình quân 9,8% hàng năm Sản lượng lương thực tăng, đã khắcphục được tình trạng thiếu ăn trong dân cư, khắc phục dần tình trạng đói giáp hạt, ổn định đờisống xã hội

Sản lượng các loại nông sản hàng hóa tiếp tục tăng, nhất là các loại cây có giá trị kinh tế như cây cà phê, chè và cây rau và hoa Sản lượng cà phê năm 2005 ước đạt 211.804 tấn, tăng trên26,6% so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 4,8%; tuy nhiên mức tăng không ổn định qua cácnăm do sản lượng cà phê chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, giá cả; cá biệt năm 2002 sảnlượng cà phê giảm gần 38% so năm 2001 (giảm 67.576 tấn) do hạn hán

Cây chè, tuy diện tích tăng chậm nhưng tương đối ổn định trong những năm gần đây, song sảnlượng tăng bình quân hàng năm đạt 5,3%, từ 125.7179 tấn năm 2000, lên 161.938 tấn năm 2005 Ngoài 2 loại cây có quy mô lớn như cà phê, chè, một số cây trồng có giá trị kinh tế cao đang tiếptục ổn định và phát triển như dâu tằm, điều, hồ tiêu Sản lượng dâu tằm năm 2005 đạt 48.964 tấn,gấp hơn 2 lần so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 15,22%; sản lượng điều năm 2005 đạt4.833 tấn, gấp 4,9 lần so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 37,3%

Trang 7

Sản lượng cây rau: giá cả một số chủng loại rau, nhất là các loại rau thương phẩm trong nhữngnăm gần đây ổn định và tăng cao nên cây rau có xu hướng phát triển mạnh cả về quy mô diệntích cũng như sản lượng với những chủng loại mang tính phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡngnhư : Sú, lơ, cải thảo, cà rốt, khoai tây, sà lách, cà chua Đến năm 2005, diện tích rau đạt 29.378

ha, tăng 55,61% so năm 2000, sản lượng rau thương phẩm tăng nhanh, đạt 748.111 tấn năm

2005, tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 là 11,59% Ngoài các giống rau truyền thống,

đã đưa vào nhiều chủng loại rau cao cấp, có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu; sản lượng rau an toàn ngày càng tăng để cung cấp cho một số thịtrường cao cấp ổn định ở trong nước

* Chăn nuôi:

Song song với trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm cũng giữ mức ổn định, một số loại tăngmạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như đàn bò sữa, đàn heo Trong chănnuôi, đàn trâu tăng chậm do diện tích chăn thả bị thu hẹp và việc thay thế dần sức kéo bằng máymóc cơ giới Theo kết qủa điều tra 1/10 hàng năm, đàn trâu năm 2005 có 17.756 con, tăng 245con so năm 2000

Đàn bò tăng mạnh từ 57.402 con năm 2000 tăng lên 93.012 con năm 2005, bình quân mỗi nămtăng 10,13% Việc cơ giới hoá trong nông nghiệp cũng làm giảm bò cày kéo, nhưng nuôi bò lấythịt và bò lấy sữa phát triển mạnh trong những năm gần đây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng củanhân dân Đàn bò sữa trong 2 năm gần đây tăng mạnh do thực hiện chủ trương phát triển bò sữabằng các chương trình hỗ trợ nông dân mua con giống, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua thoảthuận với Công ty sữa Việt Nam để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi cho nông dân vớigiá từ 2.500 đồng/lít Đến năm 2005, đàn bò sữa có 3.260 con, tăng 57% so năm 2004

Đàn heo phát triển ổn định, tăng đều qua các năm thời kỳ 2001-2005 do tình hình giá cả heo hơitrong các năm qua tương đối cao, trong lúc nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ gia cầm giảm dodịch cúm gia cầm bùng phát nên nông dân chú trọng đầu tư chăn nuôi heo; mặt khác các mô hìnhkinh tế trang trại ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất trong đó có chăn nuôi Đàn heophát triển theo hướng heo siêu nạc, giống heo tốt có tỷ lệ nạc cao chiếm từ 30-40% trên tổng đàn.Tổng đàn heo năm 2005 ước đạt 339.855 con tăng 70,77% với 140.837 con so năm 2000, tốc độtăng bình quân trong 5 năm đạt 11,3%

Đàn gia súc, gia cầm trong 3 năm đầu thời kỳ 2001-2005 phát triển mạnh từ 1.569 ngàn contăng lên 2.949 ngàn con năm 2003 Song trong 2 năm 2004, 2005 do xảy ra dịch cúm gia cầm

H5N1 ở nhiều nước trên thế giới và nhiều tỉnh trong nước; tuy Lâm Đồng là địa phương chỉ xảy radịch cúm gia cầm cục bộ ở một số địa bàn nhưng do tâm lý tiêu dùng nên các sản phẩm từ giacầm tiêu thụ chậm, thậm chí có thời điểm không tiêu thụ được ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất

và đời sống các hộ chăn nuôi gia cầm, vì vậy tổng đàn gia cầm giảm mạnh so năm 2003 Đến năm

2005, đàn gia cầm còn 1.819,8 ngàn con, giảm 1.129,2 ngàn con so năm 2003, giảm 110,6 ngàncon so năm 2004

* Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp:

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giaiđoạn 2002-2005 Trong 4 năm qua cơ cấu cây trồng từng bước được chuyển đổi, trên cơ sở khaithác sử dụng hợp lý quỹ đất hiện có, thông qua phân tích đặc điểm đất đai, khí hậu, thời tiết vùngsinh thái để xác định cây trồng vật nuôi thích hợp cho từng vùng, lập quy hoạch phát triển tậptrung, chuyên môn hóa sản xuất Theo hướng đó, trong thời gian qua, quy hoạch sản xuất nôngnghiệp được hình thành tương đối đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng địa phương trongtỉnh Đến nay tỉnh đã xác định nhóm cây trồng chủ yếu và hình thành các vùng cây công nghiệp,cây lương thực và cây thực phẩm Đối với cây hàng năm, điều chỉnh chuyển dần một số diện tíchcây lương thực năng suất thấp sang cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày Đối với câylâu năm, ưu tiên phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, điều dâu tằm trên cơ sở

ổn định diện tích hiện có các loại cây để đầu tư thâm canh kết hợp khai thác diện tích đất trống,vùng gò đồi trồng cây lâu năm, xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung chủyếu

Từ năm 2002-2004, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng là 18.244 ha, trong đó chuyểndiện tích cà phê là 11.849 ha, chuyển một số cây trồng khác kém hiệu qủa là 6.395 ha sang trồngchè, điều, rau hoa, cây ăn quả, hỗ trợ mua bò đực giống Zê bu là 100 con Tổng vốn nhà nước

Trang 8

đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi là 23.097 triệu đồng Riêng năm 2005 kếhoạch hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là 6.408 triệu đồng, gồm hỗ trợ chuyển đổigiống chè 105 ha, giống cà phê 110 ha, giống dâu tây 1 ha, giống dâu tằm 105 ha, giống điều ghép

160 ha, giống cây ăn qủa 150 triệu đồng, giống lúa cao sản 40 tấn, giống cây bơ ghép 2000 cây,giống cá tôm 167 triệu trứng giống tằm 500 hộp, bò đực lai sind, Zê bu 70 con, nhập cây giống mới

174 triệu đồng Trợ giá thuộc chương trình hàng chính sách miền núi 2.908 triệu đồng, hỗ trợchương trình thuỷ sản chăn nuôi 1.000 triệu đồng Đến nay, hầu hết các chương trình đã hoànthành khâu thủ tục về hồ sơ thiết kế dự toán, đã và đang triển khai thực hiện

Tỷ trọng cơ cấu cây trồng qua các năm như sau :

Trong 5 năm 2001-2005, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng ổn định, đầu tư thâm canhdiện tích cây lâu năm và tăng diện tích cây hàng năm Tỷ trọng diện tích cây lâu năm từ 67,2%năm 2001, giảm xuống từ 65,14% năm 2002, 64,59% năm 2003, 64,2% năm 2004 xuống còn63,81% năm 2005; tỷ trọng cây hàng năm tăng từ 32,8% năm 2001, lên 36,19% năm 2005 Trongcây hàng năm, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng diện tích cây thực phẩm vàgiảm tỷ trọng diện tích cây lương thực

Đi đôi với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời đã từng bước chuyển đổi cơ cấu mùa vụ Một

số diện tích gieo trồng cây lương thực, thực phẩm ở các vùng trũng, vùng thường bị ngập úng doảnh hưởng của thiên tai đã chuyển đổi gieo trồng các loại cây trồng khác Cơ cấu mùa vụ gieotrồng cây lương thực nói chung và cây lúa nói riêng cũng được thay đổi phù hợp hơn với điều kiện

tự nhiên và thời tiết từng vùng, từng địa phương Sự thay đổi mùa vụ đã tạo điều kiện mở rộngdiện tích gieo trồng, hạn chế sâu bệnh và phòng chống thiên tai, là một trong những nhân tố gópphần làm tăng năng suất cây trồng

Do tác động của cơ sở vật chất kỹ thuật, chọn bước đi thích hợp đã tạo cơ sở vững chắc chosản xuất nông nghiệp giữ ổn định và phát triển mạnh Cơ cấu sản xuất cũng được bố trí, điềuchỉnh dần phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác từng vùng và phát triển của trình độsản xuất, khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên nông nghiệp, cụ thể cơ cấu giữa trồng trọt và chănnuôi, giữa lương thực và nông sản hàng hoá, làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng phongphú, đa dạng, đạt giá trị cao Trong 5 năm 2001-2005, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sựchuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chănnuôi và dịch vụ Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp từ 83,48% năm 2001giảm xuống còn 80,19% năm 2005, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên từ 14,63% năm 2000 đến17,53% năm 2005 và hoạt động dịch vụ nông nghiệp từ 1,89% năm 2001 tăng lên 2,28% năm

Trang 9

2 Chăn nuôi 14,63 16,09 14,99 17,14 17,53

Các thông số về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm thểhiện nông nghiệp vừa phát huy thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (trồng trọt) vừa phát triểntoàn diện cả về chăn nuôi Tỷ trọng của 2 ngành này trong thời kỳ vừa qua luôn ở mức cân đối với

tỷ số: Trồng trọt 80-84%, chăn nuôi 14-18% Trong trồng trọt, tập trung vào các nhóm cây trồngchính: Cây công nghiệp tập trung ở cây cà phê, cây chè, cây dâu tằm, điều; cây lương thực chủyếu là cây lúa; cây thực phẩm tập trung vào rau, đậu các loại và các loại hoa

* Công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp:

Công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi 5 năm qua đã được quan tâm đầu tư củaTrung ương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh và các thành phần kinh tế do vậy số công trìnhđược đầu tư xây dựng khởi công mới, tu sửa nâng cấp nhiều hơn so với 5 năm trước Chươngtrình thực hiện kiên cố hoá kênh mương đạt hiệu quả cao với 29 công trình, tổng chiều dài kênhmương kiên cố hóa là 190,386 km Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 263 công trình thuỷ lợi lớn,vừa và nhỏ có năng lực tưới theo thiết kế là 26.618 ha cây trồng các loại Năng lực tưới thực tếcác công trình nâng lên rõ rệt so với năng lực thiết kế, đến năm 2005, tổng diện tích các loại câytrồng được tưới 64.000 ha, trong đó lúa đông xuân 10.000 ha, lúa hè thu sớm 5.500 ha, lúa mùa18.900 ha, cây công nghiệp và cây ăn qủa 22.600 ha và rau hoa 7.000 ha

LAM NGHIEP

Tài nguyên rừng :

Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa Rừng ở Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía Nam như

Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa,

lồ ô có tố độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có 1 số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3

lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác

Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan Diện tích đất có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000-70.000 ha, thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có phần đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc và rừng quốc gia Cát Tiên, ở đây có trên 544 loại thực vật, 44 loài thú, gần 200 loài chim và có sự xuất hiện những độngvật quý hiếm như loài Tê giác Zava

Tình hình sản xuất lâm nghiệp qua 5 năm (2001-2005):

Sản xuất lâm nghiệp qua 5 năm đã từng bước chuyển dịch theo hướng giảm khai thác; tăng cường công tác lâm sinh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho nhân dân, gắn với việc đưa đồng bào dân tộc tham gia vào làm nghề rừng để tạo cho họ ổn định cuộc sống, gắn bó thật sự với rừng tiến tới không còn nạn phá rừng làm nương, rẫy nhằm xây dựng vốn rừng, duy trì và bảo vệ tài nguyên

Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 5 năm 2001-2005 đã có nhiều đổi mới về cơ chế

tổ chức quản lý nhằm mục đích giữ rừng và phát triển vốn rừng, chuyển từ hoạt động lâm nghiệptruyền thống sang hoạt động lâm nghiệp xã hội Sắp xếp lại các lâm trường và các ban quản lýrừng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các lâm trường, làm tốt vai trò nòng cốttrong sản xuất lâm nghiệp, thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm góp phần xóađói giảm nghèo tại các địa phương trong tỉnh Phát triển lâm nghiệp đã gắn với tạo việc làm chohàng chục ngàn hộ nông dân, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân ở vùng xa, vùng sâu,vùng đồng bào dân tộc Bằng các nguồn vốn và các hình thức đầu tư khác nhau như: vốn dự án

661, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và vốn của các thành phần kinh tế đã đầu tư trồng rừng,

Trang 10

khoanh nuôi rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, từng bước nâng cao độ che phủ của rừngtrong toàn tỉnh

Thực hiện chủ trương hạn chế khai thác, tách đơn vị khai thác khỏi đơn vị quản lý bảo vệrừng nên khối lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên ngày càng giảm; giai đoạn 2001-2002 bình quânkhoảng 30.000 m3/năm, giai đoạn 2004-2005 bình quân khoảng 15.000 m3/năm Khối lượng gỗrừng trồng khai thác ngày càng tăng (năm 2000 khoảng 4.000 m3/năm, năm 2005 khoảng 40.000

m3/năm) Sản lượng gỗ khai thác các loại xu hướng giảm dần, đặc biệt giảm mạnh từ năm 2003đến nay Sản lượng gỗ khai thác các loại giảm từ 79.788 m3 năm 2003 xuống còn 45.258 m3 năm

2005, giảm 34.530 m3; trong đó các đơn vị lâm nghiệp khai thác từ 63.220 m3 năm 2003 giảmxuống còn 35.046 m3 năm 2005, giảm 28.174 m3 Bình quân thời kỳ 2001-2005, sản lượng gỗkhai thác mỗi năm là 59.561 m3, mức khai thác gỗ bình quân hàng năm phù hợp với yêu cầu pháttriển tự nhiên về năng suất rừng và đủ đáp ứng yêu cầu địa phương, góp phần bảo tồn một khốilượng lớn diện tích rừng tự nhiên

Công tác giao đất, giao rừng để quản lý bảo vệ có chuyển biến tích cực Trong những nămqua, tỉnh đã đầu tư giao khoán quản lý bảo vệ rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho đại

bộ phận đồng bào dân tộc Tính đến năm 2005 đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng được 299ngàn ha giao cho khoảng gần 12 ngàn hộ nhận khoán với mức thu nhập từ 1,2 đến 1,5 triệuđồng; trong đó có 9.405 hộ đồng bào dân tộc nhận khoán 230,717 ngàn ha Trong tổng số diệntích rừng được giao khoán bảo vệ, nguồn vốn ngân sách tỉnh 168.285 ha; giao khoán bằngnguồn vốn dự án 5 triệu ha rừng 106.074 ha; giao khoán bằng chính sách hưởng lợi 10.444 ha

Để khôi phục lại vốn rừng bị giảm sút, bằng nhiều nguồn vốn ngân sách cấp thông qua

chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, vốn trồng rừng nguyên liệu giấy (liên doanh giữa các đơn vị chủ rừng với Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai), vốn dự án IPDP, vốn các đơn vị và

cá nhân… đã đầu tư thực hiện trồng rừng tập trung 5 năm 2001-2005 đạt 14.937 ha, bình quân mỗi năm trồng rừng đạt 2.987 ha Trong đó chương trình 327(nay là 5 triệu ha rừng) đã trồng mới2.458 ha rừng trồng tập trung

Nhờ kết qủa đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau với nhiều thành phần kinh tế tham gia trồngrừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng nên trong 5 năm 2001-2005 độ che phủ của rừng được nâng lên từ 63% năm 2000 lên 64% năm 2005

CONG NGHIEP

Sản xuất công nghiệp:

Thời kỳ 2001-2005, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, ảnh hưởng của dịchSars, giá cả nguyên liệu đầu vào biến động tăng làm tăng chi phí đầu vào các sản phẩm… nhưngngành công nghiệp đã sắp xếp lại sản xuất, phát triển theo chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọngđiểm từng bước nâng cao năng lực sản xuất và trình độ công nghệ Sản xuất công nghiệp đã từngbước thay đổi, thích ứng dần với cơ chế quản lý mới đi vào thế phát triển ổn định Để thích ứngvới cơ chế mới, ngành công nghiệp đã tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới doanh nghiệp nhà nước,quá trình sắp xếp lại gắn chặt với quá trình xây dựng mới, gắn xây dựng nhà máy chế biến vớiviệc phát triển vùng nguyên liệu, lựa chọn những doanh nghiệp có điều kiện phát triển, đáp ứngnhu cầu thị trường để đầu tư mở rộng quy mô, đồng thời giải thể những doanh nghiệp quy mônhỏ, làm ăn thua lỗ Với phương châm đó, số lượng doanh nghiệp đã giảm xuống từ 26 doanhnghiệp năm 2001 xuống 22 doanh nghiệp năm 2005 Trong đó doanh nhiệp nhà nước địa phươngquản lý từ 13 doanh nghiệp năm 2001 còn 11 doanh nghiệp năm 2005, giảm 2 doanh nghiệp (giảm15,38%)

Tổng hợp chung về cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp :

1 Cơ sở sản xuất ( cơ sở ) 6.455 5.754 6.330 6.154 6.364

Trang 11

đa dạng hoá về thành phần và tăng về số lượng (trừ thành phần kinh tế cá thể) Do được đầu

tư cơ sở sản xuất phát triển, năng lực sản xuất tăng, thu hút lực lượng lao động xã hội tham giavào sản xuất công nghiệp ngày càng tăng Cụ thể, năm 2001 có 21.951 lao động đến năm 2005 có23.470 lao động tham gia, tăng 1.519 lao động so năm 2001

Do được tăng cường đầu tư, năng lực sản xuất tăng nhanh, đổi mới trang thiết bị và quy trìnhcông nghệ mới, thay thế dần máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu Kết hợp với đổi mới cơ chếquản lý đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và pháttriển

Trong thời kỳ 2001-2005, gía trị sản xuất công nghiệp (CĐ 94) tăng bình quân 17,8% hàng năm,trong đó năm 2001 tăng 11,2%; 2002 tăng 7,03%; 2003 tăng 10,29%; 2004 tăng 19,88% và ướcnăm 2005 tăng 43,86%, tăng mạnh do tính bổ sung thêm giá trị điện của công ty Hàm Thuận-Đa

Mi (theo Quyết định của Bộ Công nghiệp) Cả 3 ngành công nghiệp đều tăng, trong đó côngnghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng mạnh; bình quân hàng nămthời kỳ 2001-2005, ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 13,47%, ngành công nghiệp chế biếntăng 19,70% và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng 49,54%

Đối với kinh tế nhà nước, tuy số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, song giá trị sản xuấtcông nghiệp bình quân thời kỳ 2001-2005 tăng 27,31%, trong đó doanh nghiệp nhà nước Trungương quản lý tăng 42,92% và doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý tăng 4,6% Năng lựcsản xuất cũng tăng mạnh, nhất là các ngành công nghiệp chủ yếu ở địa phương, điển hình nhưchế biến hạt điều tăng từ 656 tấn năm 2000 lên 1.480 tấn năm 2005, tăng 125,61%; chế biến chè

từ 5.782 tấn năm 2000 tăng lên 6.813 tấn năm 2005, tăng 17,83%; khai thác bauxite từ 16.200 tấnnăm 2000 tăng lên 68.100 tấn năm 2005; sản xuất quần áo may sẵn từ 371 ngàn cái năm 2000tăng lên 546 ngàn cái năm 2005, tăng 47,17%; sợi tơ tằm từ 121 tấn lên 512 tấn năm 2005, tăng323,14% Tổng nguồn vốn dùng vào sản xuất kinh doanh đến thời điểm 31/12/2005 là 2.762.919triệu đồng, chiếm 71,9% tổng nguồn vốn các doanh nghiệp công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá CĐ 1994:

1 Giá trị sản xuất (tr đồng) 1.098.948 1.1176.233 1.297.305 1.555.156 2.237.324

- Công nghiệp khai thác mỏ 34.974 39.410 45.457 53.127 64.297

- Công nghiệp chế biến 996.997 1.070.634 1.179.046 1.428 218 1.683.504

- CN SX, PP điện, nước 66.977 66.189 72.802 73.811 489.523

2 Tốc độ phát triển (%) 111,20 107,03 110,29 119,88 143,86

3 Tốc độ PTBQ 2001-2005 117,80

- Công nghiệp khai thác 119,70

- Công nghiệp chế biến 113,47

- CN SX, PP điện, nước 149,54

Công nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, chủng loại sảnphẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Tỷ trọng giá trị công nghiệpngoài nhà nước tuy có giảm dần từ 86,65% năm 2000 xuống còn 71,29% năm 2005 song vẫnchiếm tỷ lệ lớn (bình quân thời kỳ 2001-2005 chiếm 65,3%) trong tổng giá trị sản xuất toàn ngànhcông nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước (CĐ 1994) từ 671.360 triệu đồng năm

Ngày đăng: 31/08/2013, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w